Friday, 2024-05-17, 5:53 PM
Welcome Guest

3V CLUB

[ New messages · Members · Forum rules · Search · RSS ]
Diễn Đàn 3V » DIỄN ĐÀN 3V » TÀI LIỆU THUYẾT MINH 63 TỈNH THÀNH » LÂM ĐỒNG (thuyết minh về thành phố hoa !)
LÂM ĐỒNG
phuocdeptraiDate: Friday, 2010-11-19, 9:24 AM | Message # 1
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Lâm Đồng

Lâm Đồng là một trong năm tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, Việt Nam và là tỉnh duy nhất ở Tây Nguyên không có đường biên giới quốc tế.

Địa lý

Lâm Đồng phía bắc giáp tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông, phía đông giáp Khánh Hòa và Ninh Thuận, phía nam là tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai và phía tây là tỉnh Bình Phước.
Địa hình tỉnh Lâm Đồng gồm hai cao nguyên: Lâm Viên và Di Linh. Cao nguyên Lâm Viên có đỉnh Bi Dúp cao 2.287 m.
Tỉnh lỵ của Lâm Đồng là thành phố Đà Lạt.

Các đơn vị hành chính

Lâm Đồng có 2 thành phố thuộc tỉnh và 10 huyện:
• Thành phố Đà Lạt (tỉnh lỵ) 12 phường và 4 xã
• Thành phố Bảo Lộc 6 phường và 5 xã
• Huyện Bảo Lâm 1 thị trấn và 13 xã, huyện lỵ là thị trấn Lộc Thắng
• Huyện Cát Tiên 1 thị trấn và 11 xã, huyện lỵ là thị trấn Đồng Nai
• Huyện Di Linh 1 thị trấn và 18 xã , huyện lỵ là thị trấn thị trấn Di Linh
• Huyện Đam Rông 1 thị trấn và 8 xã, huyện lỵ là thị trấn Bằng Lăng[cần dẫn nguồn]
• Huyện Đạ Huoai 2 thị trấn và 8 xã, huyện lỵ là thị trấn Đạ M'ri
• Huyện Đạ Tẻh 1 thị trấn và 10 xã , huyện lỵ là thị trấn Đạ Tẻh
• Huyện Đơn Dương 2 thị trấn và 8 xã, huyện lỵ là Thạnh Mỹ
• Huyện Lạc Dương 1 thị trấn và 5 xã, huyện lỵ là thị trấn Lạc Dương
• Huyện Lâm Hà 2 thị trấn và 14 xã, huyện lỵ là thị trấn Đinh Văn
• Huyện Đức Trọng 1 thị trấn và 14 xã, huyện lỵ là thị trấn Liên Nghĩa
Lâm Đồng có 149 đơn vị hành chính cấp xã gồm 118 xã, 18 phường và 13 thị trấn

Dân số, dân tộc

Dân số tỉnh Lâm Đồng là 1.145.587 người (theo số liệu năm 2004). Mật độ dân số: 115 người/km², bao gồm:
• Thành phố Đà Lạt: 188.467 người – mật độ: 469 người/km²
• Thành phố Bảo Lộc: 153.362 người – mật độ: 659 người/km²
• Huyện Lạc Dương: 28.159 người – mật độ: 18 người/km²
• Huyện Đơn Dương: 89.717 người – mật độ: 144 người/km²
• Huyện Đức Trọng: 160.371 người – mật độ: 144 người/km²
• Huyện Lâm Hà: 149.219 người – mật độ: 93 người/km²
• Huyện Bảo Lâm: 107.561 người – mật độ: 71 người/km²
• Huyện Di Linh: 154.000 người – mật độ: 92 người/km²
• Huyện Đạ Huoai: 34.841 người – mật độ: 68 người/km²
• Huyện Đạ Tẻh: 45.291 người – mật độ: 89 người/km²
• Huyện Cát Tiên: 40.014 người – mật độ: 92 người/km²
• Huyện Đam Rông, mới thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 2005, có dân số là 30.633 người
Tổng số người lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 535.568 người. (Theo số liệu thống kê năm 2004, nguồn: [2])
Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009 dân số tỉnh Lâm Đồng là 1.186.786 người.

Dân tộc

Lâm Đồng là một trong những tỉnh có số lượng dân tộc thiểu số khá đông, thuộc nhiều bộ tộc khác nhau như là: Người Cơ Ho, người Mạ, Ra Glai... Đáng kể nhất là người Cờ Ho, họ là dân tộc có số dân đông nhất so với các dân tộc khác. Họ định cư ở nhiều vùng khác nhau của Lâm Đồng, tập trung đông nhất là ở huyện Di Linh. người Kơ-ho lại chia ra thành nhiều chi họ khác nhau như: họ người Srê, họ người Jrài...

Kinh tế

Lâm Đồng có diện tích trồng Trà lớn nhất Việt Nam. Tuy nhiên một phần lớn doanh thu của tỉnh là nhờ vào phát triển du lịch và xuất khẩu cà phê.
Ước tính GDP/người năm 2010 là: 19.000.000 đồng)
Giao thông
Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines có các chuyến bay thẳng nối Đà Nẵng, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tới sân bay Liên Khương, nằm ở ngoại ô thành phố Đà Lạt. Và hiện nay đang được nâng cấp để thành sân bay quốc tế.
Lịch sử
• 1 tháng 11 năm 1899, chính quyền Pháp lập tỉnh Đồng Nai Thượng (Province du Haut Donnai), tỉnh lỵ đặt tại Di Linh (Djiring)
• Năm 1903, bãi bỏ tỉnh Đồng Nai Thượng, chuyển thành đại lý hành chính Di Linh, do đại diện của Công sứ Bình Thuận cai trị
• Năm 1913, nhập đại lí Đà Lạt với đại lý Di Linh, gọi chung là đại lý Di Linh và vẫn thuộc tỉnh Bình Thuận
• 6 tháng 1 năm 1916: thành lập tỉnh Lâm Viên, gồm đại lý Đà Lạt mới lập lại và đại lý Di Linh, tách từ tỉnh Bình Thuận. Tỉnh lỵ đặt tại Đà Lạt. Tỉnh Lâm Viên còn được gọi là Langbiang hay Lâm Biên
• 31 tháng 10 năm 1920: xóa bỏ tỉnh Lâm Viên, một phần lập ra thành phố Đà Lạt, phần còn lại lập lại tỉnh Đồng Nai Thượng, tỉnh lỵ đặt tại Di Linh. Năm 1928 chuyển tỉnh lỵ tỉnh Đồng Nai Thượng về Đà Lạt
• 8 tháng 1 năm 1941, lập lại tỉnh Lâm Viên, tỉnh lỵ đặt tại Đà Lạt. Tỉnh lị tỉnh Đồng Nai Thượng chuyển về Di Linh
• 19 tháng 5 năm 1958, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đổi tên tỉnh Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng, đồng thời tách một phần đất sáp nhập với thành phố Đà Lạt, thành lập tỉnh Tuyên Đức. Tỉnh Lâm Đồng gồm 2 quận Bảo Lộc (Blao) và Di Linh. Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam nhập tỉnh Lâm Viên với tỉnh Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng. Như vậy tỉnh Lâm Đồng do Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đặt bao gồm 2 tỉnh Lâm Đồng và Tuyên Đức do Việt Nam Cộng hòa đặt.
• Tháng 2 năm 1976, sáp nhập tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Tuyên Đức thành tỉnh Lâm Đồng mới.

Du lịch - Thắng cảnh

Lâm Đồng có nhiều thắng cảnh nổi tiếng như các thác nước tại huyện Đức Trọng và những thắng cảnh thiên nhiên tại Đà Lạt như Hồ Than Thở, Hồ Xuân Hương.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, do không được quan tâm bảo trì đúng mức, cảnh quan nhiều thắng cảnh đang bị phá hủy. Ngày 10 trong 17 thắng cảnh quốc gia xuống cấp, trong đó có ba ngọn thác ở huyện Đức Trọng đã được xếp hạng quốc gia tại Lâm Đồng đã biến mất gồm: thác Gougah, thác Liên Khàng và thác Bảo Đại [1]. Lý do là vì các đơn vị được giao đầu tư thiếu năng lực và chỉ lo khai thác kinh doanh bán vé [1]. Ông Đinh Bá Quang - Trưởng phòng Quản lý di sản văn hóa (Sở VH-TT-DL) Lâm Đồng cho biết: "Theo quy định, hằng năm các đơn vị trích từ 3 - 5% lãi suất kinh doanh để tu bổ, tôn tạo và tổ chức các hoạt động văn hóa tại di tích. Thế nhưng thực tế qua kiểm tra thì các điểm này không thực hiện được như vậy"[2] .


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Friday, 2010-11-19, 9:25 AM | Message # 2
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Lịch sử Đà Lạt

Cao nguyên Lang Biang trước năm 1893 là địa bàn cư trú của các tộc người Thượng. Người Việt đầu tiên có ý định khám phá vùng rừng núi Nam Trung Bộ là Nguyễn Thông, nhưng do nhiều lí do nên cho tới cuối đời ông vẫn không thực hiện được ý định của mình. Vào hai năm 1880 và 1881, bác sĩ hải quân Paul Néis và trung úy Albert Septans có những chuyến thám hiểm đầu tiên vào vùng người Thượng ở Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ, và họ được coi là hai nhà thám hiểm đầu tiên đã tìm ra cao nguyên Lang Biang. Hành trình của Paul Néis và Albert Septans mở đường cho nhiều chuyến đi khác như A. Gautier (năm 1882), L. Nouet (1882), thiếu tá Humann (1884).

Ngày 3 tháng 8 năm 1891, bác sĩ Alexandre Yersin thực hiện chuyến thám hiểm đầu tiên với ý định tìm đường núi từ Nha Trang vào Sài Gòn, nhưng chuyến đi này bất thành. Từ 28 tháng 3 đến 9 tháng 6 năm 1892, Yersin thực hiện một cuộc thám hiểm từ Nha Trang, băng qua vùng cao nguyên Đắk Lắk để đến Stung Treng, nằm bên bờ sông Mê Công (thuộc địa phận Campuchia).

Tháng 1 1893, Yersin nhận nhiệm vụ từ toàn quyền Jean Marie Antoine de Lanessan, khảo sát một tuyến đường bộ từ Sài Gòn xuyên sâu vào vùng người Thượng và kết thúc ở một địa điểm thuận lợi trên bờ biển Trung Kỳ. Yersin còn phải tìm hiểu về tài nguyên trong vùng: lâm sản, khoáng sản, khả năng chăn nuôi... Từ ngày 8 tháng 4 đến ngày 26 tháng 6 năm 1893, Yersin đã thực hiện ba chuyến đi quan trọng. Và 15h30 ngày 21 tháng 6, Yersin đã phát hiện ra cao nguyên Lang Biang, trong nhật ký hành trình, ông ghi vắn tắt "3h30: grand plateau dénudé mamelonné" (3h30: cao nguyên lớn trơ trụi, gò đồi nhấp nhô).

Với nhu cầu tìm một vùng đất có khí hậu ôn hòa, gần giống với châu Âu để xây dựng khu nghỉ mát, trạm điều dưỡng, toàn quyền Paul Doumer viết một bức thư hỏi ý kiến của Yersin, và Yersin đã trả lời là cao nguyên Lang Biang. Tháng 3 năm 1899, Yersin cùng toàn quyền Doumer thực hiện một chuyến đi lên cao nguyên Lang Biang và chuyến đi này có ý nghĩa quyết định về việc thành lập một trạm điều dưỡng ở đây.

Ngày 1 tháng 11 năm 1899, Doumer ký nghị định thành lập ở Trung Kỳ tỉnh Đồng Nai Thượng (Haut-Donnai) và hai trạm hành chính được thiết lập tại Tánh Linh và trên cao nguyên Lang Biang. Đó có thể được xem là văn kiện chính thức thành lập trạm điều dưỡng trên cao nguyên Lang Biang – tiền thân của thành phố Đà Lạt sau này.

Ngày 20 tháng 4 năm 1916, vua Duy Tân đã ra đạo dụ thành lập thị tứ, tức thị xã (centre urbain) Đà Lạt, tỉnh lị tỉnh Lâm Viên. Đạo dụ này được Khâm sứ J.E. Charles chuẩn y ngày 30 tháng 5 năm 1916.

Trong hai thập niên 1900 và 1910, người Pháp đã xây dựng hai tuyến đường từ Sài Gòn và từ Phan Thiết lên Đà Lạt. Hệ thống giao thông thuận lợi giúp Đà Lạt phát triển nhanh chóng. Vào năm 1893, vùng Đà Lạt ngày nay hầu như hoang vắng. Đến đầu năm 1916, Đà Lạt vẫn còn là một khu thị tứ nhỏ với độ 8 căn nhà gỗ tập trung hai bên bờ dòng Cam Ly, chỉ có 9 phòng khách sạn phục vụ du khách, đến cuối năm này mới nâng lên được 26 phòng. Cuối năm 1923, đồ án thiết kế đầu tiên hoàn thành, Đà Lạt đã có 1.500 dân.

Ngày 31 tháng 10 năm 1920, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định chuẩn y đạo dụ ngày 11 tháng 10 cùng năm của vua Khải Định về việc thành lập thành phố (commune- thành phố loại 2) Đà Lạt cùng với việc tỉnh Đồng Nai Thượng được tái lập. Nhằm biến Đà Lạt thành một trung tâm nghỉ mát ở Đông Dương, Nha giám đốc các sở nghỉ mát Lâm Viên và du lịch Nam Trung Kỳ được thành lập. Đứng đầu thành phố là một viên Đốc lý, đại diện của Toàn quyền Đông Dương. Năm 1928 chuyển tỉnh lỵ tỉnh Đồng Nai Thượng về Đà Lạt. Năm 1936 một Hội đồng thành phố được bầu ra. Năm 1941, Đà Lạt trở thành tỉnh lỵ tỉnh Lâm Viên (Lang Bian) mới tái lập. Thị trưởng Ðà Lạt kiêm chức Tỉnh trưởng tỉnh Lâm Viên.

Trong thời gian Thế chiến thứ hai, những người Pháp không thể về chính quốc nên họ tập trung lên nghỉ ở Đà Lạt. Nhiều nhu cầu rau ăn, hoa quả của người Pháp cũng được Đà Lạt cung cấp.

Ngày 10 tháng 11 năm 1950, Bảo Ðại ký Dụ số 4-QT/TD ấn định địa giới thị xã Ðà Lạt.

Theo Ðịa phương chí Ðà Lạt (Monographie de Dalat), năm 1953, thị xã Ðà Lạt là thủ phủ của Hoàng triều Cương thổ, có diện tích là 67 km², dân số: 25.041 người.

Sau Hiệp định Genève năm 1954, dân số Đà Lạt tăng nhanh bởi lượng người di cư từ Bắc vào Nam. Dưới chính quyền miền Nam, Đà Lạt được phát triển như một trung tâm giáo dục và khoa học.

Năm 1957, Đà Lạt trở thành tỉnh lỵ tỉnh Tuyên Đức. Thị xã Ðà Lạt có 10 khu phố.

Nhiều trường học và trung tâm nghiện cứu được thành lập: Viện Đại học Đà Lạt (1957), Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt (1959), Thư viện Đà Lạt (1960), trường Đại học Chiến tranh Chính trị (1966), trường Chỉ huy và Tham mưu (1967)... Các công trình phục vụ du lịch được tiếp tục xây dựng và sửa chữa, hàng loạt biệt thự do các quan chức Sài Gòn, nhiều chùa chiền, nhà thờ, tu viện được xây dựng... Đà Lạt cũng là một điểm hấp dẫn với giới văn nghệ sĩ.

Sau 1975, với sự rút đi của quân đội và bộ máy chính quyền miền Nam, nhưng được bổ sung bởi lượng cán bộ và quận đội miền Bắc, dân số Đà Lạt ổn định ở con số khoảng 86 ngàn người. Du lịch Đà Lạt hầu như bị lãng quên. Những năm cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990, hàng loạt khách sạn, nhà hàng được sửa chữa, nhiều biệt thự được đưa vào phục vụ du lịch... Đà Lạt trở thành một thành phố du lịch quan trọng của Việt Nam với nhiều lễ hội được tổ chức.

Cuối năm 1975 Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định Đà Lạt sẽ trở thành 1 trong 4 thành phố trực thuộc Trung ương, nhưng ngay sau đó đã điều chỉnh lại. Tháng 2 năm 1976 Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra Nghị định hợp nhất tỉnh Tuyên Ðức và thành phố Ðà Lạt thành tỉnh Lâm Ðồng. Ðà Lạt trở thành tỉnh lỵ tỉnh Lâm Ðồng.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Friday, 2010-11-19, 9:31 AM | Message # 3
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Đà Lạt và Những huyền thoại tình yêu

Đến với Đà Lạt, du khách không chỉ bị mê hồn bởi những cảnh quan thiên nhiên, mà còn say sưa trong những huyền thoại tình yêu gắn liền với những cảnh quan ấy. Người dân Đà Lạt vẫn kể về những huyền thoại, như những thác nước vẫn ngày đêm chảy và không bao giờ cạn.

* Thiên tình sử núi Lang Bian

Ngày 21-6-1893, đoàn thám hiểm người Pháp do bác sĩ Alexandre Yersin dẫn đầu đến thác Prenn sau đó đặt chân lên cao nguyên Lang Bian và đã tìm ra được "xứ hoa đào"! Nhưng truyền thuyết về ngọn núi kiêu dũng và thơ mộng này có từ rất lâu mà người dân bản địa nơi đây vẫn lưu truyền và kể lại trong mỗi mùa xuân về.

Một già làng Cơ Ho ngồi bên đống lửa, vừa uống rượu cần vừa chậm rãi kể. Ngày xưa, xưa lắm, vùng La Ngư Thượng - tức Đà Lạt bây giờ đất đai màu mỡ, khí hậu quanh năm mát mẻ. Có nhiều bộ tộc sống ở nơi đây và có hai bộ tộc mạnh nhất là Lạch và Srê. Tộc Lạch có một tù trưởng đẹp trai, khỏe mạnh với một sức mạnh phi thường có thể thắng hàng nghìn thú dữ. Thiếu nữ trong làng không ai "bắt" được chàng về làm chồng vì nghĩ mình không xứng, chàng tên là Lang. Ở bộ tộc Srê có một người con gái mà nhan sắc của nàng làm núi rừng phải nghiêng ngả, thú dữ phải bỏ chạy. Vì nhan sắc tuyệt trần đó nên có hai con rắn hồ tinh ghen ghét và kiên quyết hãm hại nàng. Một hôm nàng vào rừng hái quả thì bị bọn chúng tấn công. Chàng Lang đi săn, thấy người gặp nạn đến cứu, giết chết bọn yêu quái và giải thoát cho nàng, nàng tên là Bian. Cũng từ đó chàng Lang và nàng Bian đem lòng yêu mến nhau cho dù họ khác bộ tộc và cách xa nhau mấy con suối. Họ cùng đi dạo trên những quả đồi La Ngư Thượng, say sưa ngắm trăng và chàng Lang trao cho nàng Bian chiếc vòng cầu hôn.

Tin lan truyền và đến tai Bạp (cha) của Bian, ông không chấp nhận mặc dù Bian đã nài nỉ, khóc lóc, ông kiên quyết rằng: "Trước đây người Lạch và Srê có thù oán nên con gái Srê không được bắt chồng người Lạch. Giàng (Trời) đã ghi trong luật tục Bạp không có quyền thay đổi". Bian tuyệt vọng và kiên quyết không bắt ai làm chồng nữa và thề sẽ trọn đời mang trong mình chiếc vòng cầu hôn của Lang.

Ngày hôm sau, Bian vượt qua nhiều cánh rừng để báo tin cho Lang biết. Họ đau khổ khôn cùng. Bian khóc, nước mắt nàng tuôn trào hòa vào con thác khiến cho nó gầm rú ngày đêm như khóc than cho mối tình tuyệt vọng của hai người. Lang và Bian ngồi yên lặng bên nhau suốt ngày này qua ngày khác mặc cho nắng gió sương đêm. Thế rồi sau một đêm giông tố họ đã qua đời, các bộ tộc vô cùng thương xót. Trước xác hai con, hai già làng bắt tay nhau xóa mọi hận thù và tập hợp các bộ tộc khác thành dân tộc Cơ Ho. Người dân thương cảm hằng năm cứ đắp hai nấm mộ cao lên. Giàng thương xót phủ hoa lá thành một ngọn núi xinh đẹp: núi Lang Bian như một thiên tình sử của hai người mãi hiện hình trong tâm tư những người Cơ Ho.

* Hồ Than Thở - những chuyện tình bi tráng

Trai gái hôm nay yêu đương không thành, thường đến hồ Than Thở để giải tỏa những sầu muộn và như một "tập tục" của những mối tình dở dang thời hiện đại. Không phải ngẫu nhiên mà họ "thở than". Chuyện kể rằng có hai người yêu nhau từ thuở học trò, chàng tên là Tâm, nàng tên là Thủy. Tình yêu gắn với nhiều mộng ước nhưng Tâm phải xa Thủy. Khi nàng nhận được tin Tâm thì đó lại là tin tuyệt vọng: chàng vui duyên mới. Nàng đau khổ ra đi cùng mối tình trong trắng, mượn hồ Than Thở kết liễu đời mình. Câu chuyện được học sinh trường Trần Hưng Đạo sưu tầm vào năm 1970. Sau khi Thủy chết, người đời thương xót đắp cho nàng nấm mộ bên hồ với hai câu thơ trên bia:

"Mây xanh nước biếc dù thay đổi
Ngàn năm Thủy vẫn ở trong Tâm"

Đến nay, lớp rêu phong thời gian phủ kín bia mộ có ghi câu thơ của mối tình bi thương này. Nhưng khi thăm hồ nhiều đôi uyên ương vẫn tặng cho người bạc mệnh những chùm hoa trắng.

Câu chuyện thứ hai mang tính lịch sử bi tráng. Có một nghĩa sĩ Tây Sơn tên là Hoàng Tùng yêu một người con gái tên Mai Nương. Khi giặc Thanh xâm lược, Hoàng Tùng ra trận, tin báo về cho Mai Nương là chàng tử trận. Nàng buồn rầu, nhớ lại buổi chia tay bên hồ và kiên quyết chết theo người tình.

Một tháng sau Hoàng Tùng trở về thì người xưa không còn nữa, chàng nguyện suốt đời ở vậy cho trọn mối tình chung. Mấy năm sau triều Tây Sơn sụp đổ, Nguyễn Ánh trả thù một cách đê hèn. Hoàng Tùng đau đớn tình riêng vận nước, tuyệt vọng đi theo tiếng gọi tình yêu của Mai Nương bên hồ Than Thở. Từ đó mỗi sáng, mỗi chiều ngàn thông bên hồ lại nổi lên khúc nhạc bi ai than thở cho đôi trai tài gái sắc vì nước trọn tình yêu nên người đời gọi hồ này là hồ Than Thở.

* Thung lũng Tình Yêu và tình yêu hiện đại

Cũng thật là một cái tên đầy lãng mạn dành cho thung lũng này, nhưng cái tên đó lại không được dệt nên từ những chuyện tình huyễn hoặc cổ tích mà hoàn toàn "trần thế". Đứng trên đồi thông nhìn xuống, mặt hồ Đa Thiện như một con tim. Xa xa là đỉnh núi Lang Bian ẩn hiện trong sương mù, mặt hồ phẳng lặng thấp thoáng những con thuyền nhỏ khiến ta hình dung ra một bức tranh thủy mặc rất gợi tình. Có cây xanh non, nhiều học sinh, sinh viên thường hay đến cắm trại nên họ gọi thung lũng này là thung lũng Tình Yêu với ý nghĩa yêu thiên nhiên, đất nước.

Cách lý giải thứ hai, thung lũng gần biệt thự Bảo Đại và là nơi chứng kiến cuộc tình của hoàng đế cuối cùng này với người mỹ nữ (đồng thời là cô gái của cảm hứng bài hát "Ai lên xứ hoa Đào") nên thung lũng được gọi là thung lũng Tình Yêu (Vallée Amour). Sinh viên đại học Đà Lạt thấy đây là nơi hẹn hò lý tưởng của những lứa đôi nên cũng biến thành nơi thổ lộ tình yêu của mình.

Còn bao nhiêu huyền thoại tình yêu gắn với nhiều danh thắng khác, Đà Lạt mộng mơ có lẽ là vì vậy. Mùa xuân này nếu có "Ai lên xứ hoa Đào" sẽ được tắm mình trong nền huyền thoại ấy, nếu ai chưa một lần đến cũng mong hình dung ít nhiều về xứ lạnh mộng mơ...


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Friday, 2010-11-19, 9:48 AM | Message # 4
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Vườn hoa thành phố

Vườn hoa thành phố nằm ở cuối hồ Xuân Hương, bên cạnh đồi Cù thơ mộng, cách trung tâm thành phố Đà Lạt 2 km. Ngày xưa, đã từng được nhắc đến với tên gọi vườn hoa Bích Câu, từ năm 1986 đã được nâng cấp lên thành công viên hoa thành phố Đà Lạt. Vườn hoa hiện đang là nơi trưng bày bộ sưu tập về hoa lớn nhất và đầy đủ nhất của Đà Lạt với hàng trăm giống hoa khác nhau.

Ngoài các giống hoa truyền thống mà du khách đã biết như: cẩm tú cầu, hồng, hồng ry, xác pháo, mimosa; tại vườn hoa còn có hàng chục giống hoa mới được du nhập vào Đà Lạt từ 10 năm nay như các loại: cúc, hồng, đồng tiền, đỗ quyên, trà my...


Nơi đây có một khu vườn địa lan, phong lan khá lớn và thuộc loại đẹp nhất của Đà Lạt đáp ứng nhu cầu thưởng thức, mua bán trao đoi của khách hàng. Vào dịp tết nguyên đán hàng năm, đây là nơi diễn ra hội hoa xuân tập hợp những nghệ nhân chơi hoa, địa lan, phong lan, cây cảnh, tiểu cảnh - non bộ của Đà Lạt và các tỉnh thi tài.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
thanbai3vDate: Friday, 2010-11-19, 9:56 AM | Message # 5
Thiếu Tướng
Group: Quản Lý Diễn Đàn
Messages: 254
Reputation: 5
Status: Offline
SÂN KHẤU NHẠC NƯỚC CAM LY

Lần đầu tiên một sân khấu nhạc nước hiện đại, quy mô lớn được xây dựng ngay dưới chân thác Cam Ly, một thắng cảnh nổi tiếng của Đà Lạt (Lâm Đồng).

Thác Cam Ly chỉ cách trung tâm TP Đà Lạt gần 3 km, là dòng thác đẹp nổi tiếng của Đà Lạt. Vào mùa mưa, nước từ thượng nguồn (hồ Xuân Hương) đổ về tạo thành màn sương trắng xóa phủ lên triền đá nhấp nhô trông rất thơ mộng. Thác Cam Ly đã từng đi vào ký ức của nhiều thế hệ, đi vào thơ ca, nhạc họa... làm say mê lòng người lữ khách.

Khoảng 15 năm gần đây, khi đô thị Đà Lạt không ngừng phát triển, nhiều khu dân cư lần lượt mọc lên dọc theo hai bên suối Cam Ly đã làm cho dòng thác này bị ô nhiễm trầm trọng. Ông Phạm Xuân Sinh, Giám đốc khu du lịch thác Cam Ly cho biết công ty đang có phương án xây dựng một phao cao su để ngăn nước bẩn đổ xuống thác; kèm theo đó sẽ thiết kế hệ thống bơm nước sạch lên thượng nguồn để tạo dòng thác trong lành.

Sân khấu nhạc nước Cam Ly có 24 hiệu ứng, các ca sĩ chỉ cần đưa bài hát trước 3 ngày sẽ lập trình xong phần mềm nhạc nước “múa” phụ họa khi ca sĩ hát. Vốn đầu tư cho công trình văn hóa nghệ thuật này khoảng 20 tỉ đồng.

Dù phương án làm trong sạch dòng thác chưa được triển khai, nhưng sau khi được thuê mặt bằng (trong 5 năm) và được phép của Bộ VH-TT-DL, Công ty công nghệ giải trí Tết bắt tay xây dựng công trình nhạc nước đầu tiên ngay dưới chân thác Cam Ly. Nhiều người cho rằng đây là một sự mạo hiểm.

Thế nhưng anh Trần Trọng Tân, chủ nhân của sân khấu nhạc nước Cam Ly lại rất tự tin: "Cam Ly là một trong những dòng thác đẹp nhất ở Đà Lạt, tôi mê Cam Ly từ rất lâu, tôi muốn "đánh thức" Cam Ly bằng một sân khấu nhạc nước hiện đại bậc nhất Việt Nam". Theo anh Tân, Đà Lạt ban ngày thì đầy ắp chương trình cho du khách tham quan, nhưng về đêm không có sân chơi nào cả, nên anh muốn tạo ra một sản phẩm du lịch mới cho phố núi này. Tân cũng từng là thành viên của ban nhạc của nhạc sĩ Lê Hựu Hà. Anh đã bỏ ra 3 tháng để nghiên cứu và lập trình thành công chương trình nhạc nước riêng của mình.

Suốt 7 tháng qua, Tân cùng với công nhân biến triền đồi thung lũng đầy cỏ dại trở thành khán đài 2.500 chỗ ngồi, cùng với nhà hàng hình cung (300 chỗ ngồi) uốn cong theo dòng suối Cam Ly được lắp kính trong để du khách có thể vừa ngồi thưởng thức các món ăn vừa xem nghệ thuật nhạc nước.

Hiện nay, Tân và đội ngũ kỹ thuật viên đang cho chạy thử chương trình nhạc nước với những tác phẩm đặc trưng Đà Lạt như: Đà Lạt gió và mây, Đà Lạt lập đông, Thiếu nữ mùa xuân, Thương về miền đất lạnh, Ai lên xứ hoa đào, K'Bing ơi... để phục vụ cho chương trình âm nhạc Những dòng sông hò hẹn, sẽ được truyền hình trực tiếp đến nhiều tỉnh thành phía Nam.


Một tay làm chẳng nên non
Ba tay chụm lại lên sòng tiến lên
 
thanbai3vDate: Friday, 2010-11-19, 9:57 AM | Message # 6
Thiếu Tướng
Group: Quản Lý Diễn Đàn
Messages: 254
Reputation: 5
Status: Offline
Ngất ngây rượu cần Nam Tây Nguyên

Nhiều người cũng đã thưởng thức rượu cần Tây Nguyên, nhưng ít ai biết đến thứ “nguyên liệu chính hiệu” để làm nên nó: Men rừng! Thứ “men” mà từ lâu như sợi chỉ dệt nên những tấm ui (phụ nữ thường làm xà rông) - tự nó lưu truyền đời này qua đời khác, gắn chặt với đời sống cộng đồng bà con bản địa và làm nên một loại “Thức uống tâm linh” của bản làng - rượu cần.

Chị Đường Dẫu Hà, ngụ tại Tà Nung (Đà Lạt), người có công khôi phục lại thương hiệu rượu cần của địa phương trước đây cho biết: “Để làm được một choé rượu cần phải trải qua rất nhiều công đoạn. Các loại gạo, nếp, sắn…nói chung ngũ cốc có tinh bột đều làm được rượu. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là tạo ra mùi hương”. Để tạo nên mùi hương đặc trưng cho rượu cần, nhiều người sử dụng gần 30 vị thuốc như sa nhân, đinh hương, quế, thảo khấu… tạo ra hương vị cay, đắng, ngọt, thơm… Nhưng, đó vẫn mới chỉ là loại rượu cần thương phẩm. Muốn có một ché rượu cần ngon đúng nghĩa, theo đồng bào dân tộc Cil ở thôn Măngline (Đà Lạt) thì cần phải có loại men rừng. Nhưng loại men này không mấy người làm được.

Vào mùa xuân, khi cây atisô rừng bắt đầu ra hoa và cho nhựa…, những người làm rượu cần vào tận rừng sâu để tìm rễ và bông của loại cây này (đây là hương liệu chính của rượu cần) mang về phơi khô và giã thành bột để làm men (đồng bào K’Ho gọi là “dòng”). Anh Păng Til Mút cho biết: “Đây là loại men có tính độc mà đồng bào còn gọïi là “pơ ngai”. Loại men này có thể gây chết người ở liều lượng cao. Tuy nhiên, ở liều lượng nhỏ, nó chỉ làm cho tâm hồn ngất ngây mà thôi. Kế đến lấy bột men trộn đều với cơm gạo, nếp hoặc bắp..., sau đó giã thành bột và tạo thành những “vú men” cỡ như cái chén đem hong trên bếp lửa và sau một thời gian ngắn sẽ hoá thành men có màu trắng đục. Đây mới chính là loại men rừng dùng để làm rượu cần đúng nghĩa.

Điều đặc biệt, việc làm rượu cần còn phụ thuộc rất nhiều vào những chiếc choé. Choé càng cổ rượu càng ngon vì ruột những chiếc choé cổ không tráng men dễ dàng để cho men rượu bám và lên men. Theo đồng bào dân tộc bản địa ở đây, để cho “ra lò” một choé rượu cần ngất ngây men rừng như vậy ít nhất phải mất 6 tháng. Khi đó, trị giá của ché rượu cần trở thành “vô giá”… Đó cũng chính là niềm vinh hạnh của người được mời thưởng thức những ché rượu này, nhưng nghịch lý của loại rượu chính hiệu này lại không “sống” được bên cạnh những ché rượu cần thương phẩm.

* THỨC UỐNG TÂM LINH


Không phải ngẫu nhiên mà rượu cần trở thành một thức uống tâm linh của đồng bào dân tộc ít người ở vùng Nam Tây Nguyên. Bởi rượu cần được làm từ men của rừng, uống ở rừng, “tắm” trong không gian văn hoá của lễ hội của rừng… Rượu chỉ dùng trong một không gian văn hoá tâm linh, văn hoá lễ hội xung quanh bếp lửa, nhà dài…với những nghi thức mời rượu huyền ảo trong tiếng cồng, chiêng mênh mang, vang vọng ở chốn đại ngàn.

Mặc dù chưa có một tài liệu nào chính thức nói về nguồn gốc ra đời của rượu cần, nhưng theo các già làng cho biết, thuở xưa xuất phát từ việc cúng bái thần linh, một số người dùng “men” được chế biến từ cây rừng trộn với cơm hèm, ủ vào trong những quả bầu khô để dâng cho thần linh. Sau lễ, mọi người đập bầu và chia nhau phần cơm để “mút” (từ của dân tộc bản địa Đà Lạt), và cụ Nhím (cách gọi trân trọng của đồng bào ở đây dành cho con vật thiêng: Nhím rừng) thấy được mới bày cho cách ủ rượu cần, và cách dùng cần để uống, cũng vì vậy mà người dân tộc có thói quen trước khi uống rượu cần đều mời thần linh và cụ Nhím uống trước. Hiện nay, một số bôn làng ở Di Linh, Đơn Dương vẫn còn giữ thói quen mỗi khi uống rượu cần thường buộc một sợi lông Nhím vào cần để ghi nhớ công lao của Cụ Nhím.

Đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng Nam Tây Nguyên này xem rượu cần là “thức uống tâm linh”, bởi nó vừa có thần thánh, lại vừa có con người hiện hữu bên ché rượu. Cái đẹp của rượu cần chính là ở nghi thức mời rượu, mỗi tộc người có một cách mời rượu khác nhau, từ đó góp phần tạo nên văn hoá cho rượu cần.

* CÁCH THƯỞNG THỨC RƯỢU

Không ít người đã từng nếm thử rượu cần, nhưng để lĩnh hội hết cái hồn, cái men nồng ngất ngây của rượu cần thì quả là không dễ. Tôi có may mắn, đã từng được uống và cũng không bao giờ quên cái lần uống đầu tiên - khi về công tác tại vùng đồng bào dân tộc ít người tại Tà Nung (TP. Đà Lạt) ấy. Với tôi, lần uống rượu cần đầu tiên đó, nó say đắm đuối như mối tình đầu, vừa êm dịu, vừa ngất ngây, diệu vợi… Và tôi, tôi đã bay tận cùng trong cái nắng hanh hao nhuộm vàng sắc hoa dã quỳ của buổi chiều mùa khô Tây Nguyên trên những ngôi nhà trầm mặc. Trong không gian của ngôi nhà dài huyền ảo lung linh mặt người, rồi ánh lửa hồng bùng lên thay cho ánh hoàng hôn tắt lịm, tôi như ngất ngây với thứ thức uống là lạ, ngọt lừ, dìu dịu say lúc nào không biết, bên tai chỉ còn nghe văng vẳng tiếng cồng ầm ừ, tiếng chiêng vang vọng, tiếng khèn bức bối dội âm ba vào vách núi hoà lẫn với tiếng thác đổ, tiếng tác tác của con nai hoà lẫn với tiếng của đại ngàn xanh ngát màu xanh.

Đồng bào dân tộc ít người ở vùng Nam Tây Nguyên thường hay có cách đãi khách quý bằng rượu cần. Ché rượu cần được mang ra để ở giữa nhà sàn, chủ nhà cầm cần bằng hai tay hơi nâng lên như tế lễ để đưa cần cho người được tiếp đãi cắm cần vào ché. Nếu khách đông, mỗi người sẽ chuyền cần cho nhau bằng hai tay từ phải qua trái, nếu cầm một tay phải cầm tay phải vì đối với người đồng bào dân tộc thiểu số cầm tay trái là khinh họ. Người chủ nhà phải uống trước một ly để chứng tỏ rượu không có độc tiếp đến mới mời khách. Thường thì khi được mời, khách phải uống cạn ống nước đầu tiên, theo truyền thống, uống tình cảm là xoay vòng; uống thân thiện, tri kỷ thì cùng uống, còn uống hoà giải - phải có kèm theo con gà, hoặc vòng cườm để làm chứng, người chịu lỗi uống trước, gà sẽ được làm thịt và lấy giò để cho già làng xem người có lỗi thành thật hay không. Riêng trong lễ đâm trâu, thì mọi người thi nhau uống, mỗi làng sẽ đại diện một người, ai uống nhiều hơn thì làng đó thắng.


Một tay làm chẳng nên non
Ba tay chụm lại lên sòng tiến lên
 
thanbai3vDate: Friday, 2010-11-19, 9:59 AM | Message # 7
Thiếu Tướng
Group: Quản Lý Diễn Đàn
Messages: 254
Reputation: 5
Status: Offline
VƯỜN TƯỢNG NGHỆ THUẬT ĐÀ LẠT

Thành phố sương mù Đà Lạt có thêm một điểm dừng chân mới cho lữ khách đến tham quan và đặc biệt dành cho những ai muốn tìm hiểu về bộ môn mỹ thuật đầy tính sáng tạo này.


Nằm ở lưng chừng đồi, trong khuôn viên rộng khoảng 2.400m2 bên ngôi biệt thự tĩnh mịch cổ kính, nơi cách đây hơn bốn thập kỷ là chốn sinh hoạt ca hát giải trí nổi tiếng một thời của văn nghệ sĩ Đà Lạt. Đó chính là vườn tượng nghệ thuật sắp đặt của điêu khắc gia Phạm Văn Hạng (hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam và TP.HCM) toạ lạc trên rừng thông Yên Thế, cách trung tâm Đà Lạt chừng 5,5km.

Khác với những điểm tham quan khác, du khách vào đây không có thuyết minh hay hướng dẫn mà tự nhìn ngắm thoải mái và tự do, đó cũng là chủ ý của chủ nhân khu vườn tượng này, bởi nghệ thuật không thể nói hay hướng dẫn cụ thể.

Vừa bước vào khu vườn, trước mắt du khách hiện ra là một thiếu nữ nằm nghiêng xoã tóc ngâm mình trong làn nước, được rải lên nhiều hoa thơm cỏ lạ, và xung quanh hơn chục tác phẩm lộ thiên nằm rải rác một cách ngẫu nhiên, tinh tế. Chúng được chế tác bằng đá, bê tông, hàm chứa nhiều ý nghĩa nhưng tất cả đều ẩn chứa ước vọng của nhân loại cho hoà bình.

Vào bên trong biệt thự là phòng trưng bày - nơi gặp gỡ của hơn hai mươi bức chân dung bằng đồng, hơn chục bức tranh sơn dầu, hình ảnh của các văn nhân hào hoa, văn nghệ sĩ, nhà văn vang bóng một thời như Alexandre Emile John Yersin, Trịnh Công Sơn, Đoàn Chuẩn, Văn Cao, Dương Thiệu Tước, Bùi Xuân Phái, Trần Văn Khê, Nguyễn Tuân... Bên cạnh là một tập thơ được viết trên "trang giấy" bằng đồng rất lạ và hay cùng nhiều tài liệu về mỹ thuật Việt Nam đương đại.

Sau khi dạo qua một vòng bên ngoài lẫn trong, du khách có thể "cảm" hết giá trị nhân văn mà tác giả muốn gửi gắm thông qua từng chi tiết trong mỗi tác phẩm và càng giá trị hơn cho những ai có cùng tâm hồn đồng điệu.


Một tay làm chẳng nên non
Ba tay chụm lại lên sòng tiến lên
 
thanbai3vDate: Friday, 2010-11-19, 10:00 AM | Message # 8
Thiếu Tướng
Group: Quản Lý Diễn Đàn
Messages: 254
Reputation: 5
Status: Offline
Về thăm làng gà

Từ Đà Lạt xuống đèo Prenn xuôi theo quốc lộ 20 khoảng 15km, bạn sẽ đến với làng K’Long (hay còn gọi là làng Gà) - một ngôi làng nhỏ nằm dưới chân Núi Voi, tại xã Hiệp

Làng Gà là nơi định cư chủ yếu của các gia đình người K’Ho trên núi rừng Tây nguyên. Hằng ngày họ sống trong yên bình với công việc chủ yếu là lên nương, làm rẫy, lao động miệt mài kiếm sống cùng niềm tin sắt đá vào chế độ mẫu hệ thiêng liêng, vào thiên chức cao cả của người mẹ. Và đây cũng chính là khởi nguồn cho sự hình thành của cái tên rất độc đáo - làng Gà.

Theo những người dân ở đây, làng Gà được bắt nguồn từ câu chuyện tình yêu đầy cảm động của đôi trai gái người K’Ho. Vì tình yêu, người con gái đã không tiếc thân mình đi tìm cho bằng được một con gà chín cựa để làm lễ vật cưới chồng. Người con gái ấy đã lao vào rừng sâu kiếm tìm trong vô vọng và cuối cùng chết bên sườn núi.

Cảm động trước tình yêu của nàng sơn nữ, dân làng đã dựng lên một con gà chín cựa bằng đá khổng lồ để tưởng nhớ. Tượng gà sừng sững như lời nhắc nhở hãy bỏ những thủ tục hà khắc để đôi lứa đến với nhau, cùng nhau xây dựng cuộc sống tốt đẹp.

Lời kể về chú gà đã đi từ làng này qua làng khác và trở thành một truyền thuyết đẹp ở xứ cao nguyên Lâm Viên này.

Hằng năm sau khi thu hoạch xong vụ mùa dân làng thường tổ chức lễ hội, mọi người tập trung dưới pho tượng Gà khổng lồ đánh cồng chiêng, uống rượu cần và cầu nguyện cho dân làng sống trong sự bình yên mưa thuận gió hòa, cầu nguyện cho tình yêu đôi lứa mãi mãi không xa cách.

Hình pho tượng này cùng truyền thuyết “voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao” đã tô thắm thêm những vẽ đẹp độc đáo của dân tộc Việt Nam với ước mơ chinh phục thiên nhiên. Hiện mỗi năm làng Con Gà của người K’Ho là điểm đến thú vị của rất nhiều du khách trong và ngoài nước.


Một tay làm chẳng nên non
Ba tay chụm lại lên sòng tiến lên
 
thanbai3vDate: Friday, 2010-11-19, 10:02 AM | Message # 9
Thiếu Tướng
Group: Quản Lý Diễn Đàn
Messages: 254
Reputation: 5
Status: Offline
Sống cùng mạo hiểm

Mây bay lơ lửng trên đầu, tưởng chừng giơ tay ra là đã bốc được từng nắm. Bên dưới là vực sâu hun hút. Làm bạn với những đỉnh đá cheo leo là nghề của những HLV ưa sống cùng mạo hiểm. Vực "tử thần"

Từ trên đỉnh Langbiang (Đà Lạt), 15 thành viên chúng tôi từng người một (hoặc từng đôi) leo xuống vách đá dựng đứng cao 30m, trước khi bám vào nhau di chuyển những chặng tiếp theo.

Suốt mấy tiếng đồng hồ sau đó, anh Trần Xuân Đức - HLV khá nổi tiếng tại Đà Lạt về các môn mạo hiểm như leo núi, vượt thác - cùng với một nhân viên tên Cường bám trên mỏm đá, cẩn thận kiểm tra dây đai và nhắc lại cách di chuyển đúng kỹ thuật cho từng người.

Tôi thoáng liếc xuống bên dưới, một cảm giác rợn ngợp chợt ập đến vì độ chênh vênh, hun hút... Một vài người kinh hãi kêu ré lên. Có người chần chừ, định bỏ cuộc. Có người phải "đề - pa" mấy lần. Có người đi chéo dây nhau và bị treo tòn ten trên vách đá.

Nhưng, nhờ những lời động viên, hướng dẫn tận tình của anh Đức, của Cường từ trên cao vọng xuống và của cả những HLV từ dưới chân núi vọng lên, mọi hành khách đã đi trọn vẹn cuộc hành trình với cảm giác mạnh và đầy ấn tượng.

Bạn Nguyễn Thùy Trang - Cựu sinh viên ĐH Sư phạm TPHCM - đã phá "kỷ lục". Chỉ trong nửa tiếng, Trang đã 2 lần leo trên vách đá thẳng đứng ấy. Trang cho biết: "Thật tuyệt diệu. Tôi đã chế ngự được sự sợ hãi của tôi. Không chỉ rèn luyện sức khỏe, tôi thấy mình tự tin, dũng cảm bội phần".

Với 28 tuổi đời, anh Đức đã có thâm niên 10 năm gắn bó với môn leo núi, vượt thác. Những năm gần đây, anh là Giám đốc chi nhánh Cty Du lịch Hồng Bàng (Youth Action Tour) tại Đà Lạt.

Nhân viên chính thức của chi nhánh này là 6 người có tuổi đời dưới 30. Hoàn toàn không có nữ vì "nghề này mạo hiểm và phải mang vác rất nặng, cô nào chịu nổi".

Thu nhập từ giám đốc cho tới nhân viên cũng khá thất thường, mùa có, mùa không và dao động từ 1 triệu - 2,5 triệu đồng/tháng. Bản thân giám đốc còn phải bằng mọi cách để "phấn đấu" sắm được bộ đồ nghề ngon lành như bây giờ: khoảng 15 bộ thiết bị leo núi an toàn, hiện đại nhập từ Mỹ; 1 bộ tính sơ sơ đã mất 250 USD...

"Phần lớn khách Tây thích khám phá những trò mạo hiểm, càng mạo hiểm họ càng khoái. Trong khi đó, khách nội địa còn rất ít, chỉ có một số tour như trên do Cty Du lịch Lửa Việt TP. HCM giới thiệu, phối hợp thực hiện" - Đức cho biết.

Chặng đường Đức và các cộng sự thường dẫn khách đi tour dài chừng 7km, vượt qua cái vực rất nguy hiểm ở thác Datanla mang tên là vực "tử thần", sau đó băng qua đèo Prenn. Có người nghe nhắc đến vực "tử thần" đã sợ xanh mặt nhưng đối với những người đam mê leo núi, vượt thác như anh Đức thì chuyện đi lại như vậy như cơm bữa.

Thậm chí, có những HLV vào mùa vắng khách hoặc đã giải nghệ song vì quá nhớ rừng, nhớ thác đã tự lên tour để thưởng thức thú mạo hiểm một mình. Đón đầu... nguy hiểm

Để tránh những rủi ro trong nghề, các HLV và hướng dẫn viên phải có kinh nghiệm và thông thuộc đến từng đặc điểm nhỏ của địa hình. Đặc biệt, họ phải có khả năng dự báo thời tiết cũng như phán đoán những biến động bất thường xảy ra để mà đối phó.

Họ phải luôn bình tĩnh và cẩn thận từng ly từng tí. Có khi trong 3 ngày, thành viên CLB Vietwings chỉ thực hiện được một chuyến bay dù biểu diễn. Đó chỉ là một trong ví dụ nhỏ trong rất nhiều lần anh Long phải "stop" kịp thời và tỉnh táo trước những biến đổi không thuận lợi của thời tiết. Mặc dù, anh phải lỉnh kỉnh cùng biết bao dụng cụ, vượt mấy trăm cây số từ TP. HCM lên Đà Lạt với mong muốn được bay.

Trên vách núi Langbiang Còn với những nhóm leo núi, vượt thác, HLV cũng không ít lần buộc hủy bỏ hoặc thay đổi lộ trình vượt thác sau khi con mắt từng trải của họ phát hiện màu nước, bọt thác... khác thường, báo hiệu cơn lũ sắp về. Những lúc ấy, họ phải nhanh chóng sơ tán khách lên điểm cao, rồi quày quả trở lại tải ba -lô và đồ đạc của cả đoàn.

"Thú thật, những lúc ấy chúng tôi rất lo nhưng không thể bộc lộ cho khách biết. Khổ nhất là phải thương thuyết cấp bách với một số khách lừng khừng không chịu đi, vì họ cho là không có chuyện gì xảy ra. Nhưng đến khi lũ cuồn cuộn đổ về chỉ sau đó 5 - 10 phút, mọi người mới vỡ lẽ..." - Một HLV kể.

Trên thực tế, cũng có một số HLV, hướng dẫn viên không tránh được những sự cố. Giám đốc Cty Dã ngoại Lửa Việt Nguyễn Văn Mỹ trong một lần đưa khách đi tour ở Tam Cốc (Ninh Bình) đã bị... lạc trong núi. Nguyên nhân là thời gian kết thúc buổi leo vách đá đã chậm hơn 2 tiếng đồng hồ do có những khách mất bình tĩnh không đi được.

Anh Mỹ kể, lúc đó trời tối mịt, nếu lỡ những người dẫn đầu như anh mà trượt chân té thì kéo theo cả "dây chuyền" rớt xuống vực... Cũng may lần ấy có mặt chuyên gia người Pháp Didier Rexach - Người được xem có công truyền bá, phổ biến những môn thể thao hấp dẫn trên tại VN từ những năm 1990. Ông đã tìm kế thoát hiểm.

Nhưng, cũng có sự cố không thể nào cứu vãn nổi. Đó là trường hợp của anh V., một vận động viên, HLV đã bị tử nạn tại vực "tử thần" Datanla cách đây 8 năm. Do sơ suất, chân anh V. đã bị mắc kẹt dưới đá trong khi nước lũ bất thần ập đến...

Tuy vậy, sự hiểm nguy hay rủi ro rình rập vẫn không ngăn nổi lòng đam mê khám phá mạo hiểm của những người HLV, hướng dẫn viên và những vận động viên tự do.

Nhiều thanh niên bây giờ thường kể nhau nghe giai thoại về ông Nguyễn Phiếm (Đà Lạt) mê leo núi, vượt thác, nhảy dù đến nỗi một thời từng... "chôm" mì tôm, cá khô của nhà và "trốn" vợ hằng tháng ròng để vào rừng thỏa chí tang bồng!

Bây giờ, ông Nguyễn Phiếm đã bước vào tuổi ngũ thập nhưng vẫn say mê những môn thể thao ấy như ngày nào. Ông cho chúng tôi biết hiện ông đang xây dựng đề cương lập Phòng Du dịch lữ hành liên kết với một tập đoàn kinh doanh lớn để thu hút đông đảo khách hàng trẻ VN - chứ không chỉ toàn khách Tây - đến với những tour du lịch hấp dẫn này; làm sao qua đó nhiều thanh niên bỏ được tệ đua xe trái phép, sử dụng thuốc lắc... mà vẫn có được "cảm giác mạnh".

Không chỉ vì mục đích kinh doanh, những lời tâm huyết gan ruột ấy còn như là một trách nhiệm, một hiến kế làm phong phú đời sống tinh thần giải trí cho giới trẻ. Long "loco" ngang dọc cánh dù

Những người hiểu biết về môn dù lượn không xa lạ gì với Long "loco", nghĩa là Long... điên. Đó là biệt danh của anh Phạm Duy Long (sinh 1969, ngụ tại TP. HCM) - Phụ trách CLB Biểu diễn dù lượn Vietwings.

Một số người bạn thân của anh giải thích: "Không điên sao được khi mà anh ta đã đánh đổi rất nhiều thứ để đeo bám với cái sự... bay". Còn Long "loco" thì khẳng định: "Tôi thích cái biệt hiệu đó, dẫu rằng tôi... không điên. Có chăng đó là khát vọng, đam mê của tôi".

Đồ nghề do Long tự tích cóp, mày mò mua sắm. Trong đó, một chiếc dù "bèo" nhất cũng đã 600 USD, còn những chiếc "tàm tạm" đã lên tới 3.300 USD.

Ít ai biết rằng, Chủ nhiệm CLB Vietwings vốn đam mê nghề phi công lại là một người bị bệnh tim từ nhỏ. Anh tự tìm tài liệu học tập, mày mò bay một mình trên nhiều địa hình: Hạ Long, Phan Thiết, Vũng Tàu, Tây Ninh, Núi Sam - Châu Đốc, Tam Đảo, Ba Vì... Tuy nhiên, Langbiang chính là nơi Long "loco" cảm thấy có nhiều "cảm hứng bay" nhất.

Ngoài việc tiếp cận và học hỏi ở HLV Stephane Bulkaen - Vận động viên nhảy dù có hạng đến từ Pháp, Long "loco" còn sang Canada học về nghề phi công. Phần lớn thời gian anh dành để kiên trì luyện tập.

Nhiều người dân ở Đà Lạt đã quen với hình ảnh của Long "loco" vì mỗi ngày anh leo núi 2 lần, với cái ba lô to đùng. Vì thế, có người còn gọi anh là Long "solo" (bay đơn).

Trong thời kỳ tập luyện, anh nhiều lần bị trặc chân, thậm chí gãy chân do chọn điểm đáp sai. Nhưng sau đó, người ta thấy chàng trai này gỡ bột ra để bay tiếp.

Theo Long, môn dù lượn có vẻ như xa xỉ và khó "nuốt", song thực ra khách từ 8 tuổi cho đến... 80 tuổi vẫn có thể tiếp thu và thực hiện một cách khá dễ dàng, miễn sao họ tuân thủ các nguyên tắc an toàn và không có bệnh lý phức tạp trong cơ thể...

Được biết mới đây, một số nhà báo nước ngoài đã sang quay phim Long "loco" lúc anh đang dọc ngang với cánh dù trên đỉnh Langbiang với dự định sẽ phát trong chương trình Discovery.

Khá nhiều vận động viên và phi công đến từ các nước: Nga, Mỹ, Ý, Đức, Pháp, Nhật... đã đến bay biểu diễn vài chiêu vui cùng Long "loco" và xem CLB của anh như là điểm đến thú vị.


Một tay làm chẳng nên non
Ba tay chụm lại lên sòng tiến lên
 
thanbai3vDate: Friday, 2010-11-19, 10:03 AM | Message # 10
Thiếu Tướng
Group: Quản Lý Diễn Đàn
Messages: 254
Reputation: 5
Status: Offline
Nhâm nhi Cà phê run

Đối với người hay uống cà phê thì chất lượng, giá cả, vị trí luôn được nhắm tới. Tại Đà Lạt bạn có thể thưởng thức ly cà phê… run.

Thường du khách luôn có sở thích được ở gần, được đi chơi ở khu trung tâm Đà Lạt nên phần đông cũng thích uống cà phê sáng hay tối ở quanh khu Hoà Bình.

Ở các đường gần chợ Đà Lạt như Nguyễn Chí Thanh, Phan Bội Châu, Trương Công Định hay Nguyễn Văn Trỗi đều có khá nhiều quán cóc dành cho người lao động Đà Lạt, đặc biệt là khu vực quanh bến xe Tùng Nghĩa (gồm đầu hai đường Phan Bội Châu và Nguyễn Văn Trỗi).

Trong ký ức của người yêu Đà Lạt và lên Đà Lạt nhiều lần có lẽ không thể quên được quán cà phê Tùng nằm ở ngay khu Hoà Bình chỉ phục vụ với một loại nhạc cổ điển, hoà tấu dành cho người sành nhạc lại sành cà phê. Chất lượng cà phê ở đây đã được khẳng định từ cách đây hàng chục năm.

Du khách nước ngoài cũng hay ghé vào quán này. Vào ban đêm, nếu muốn có một không gian lý tưởng và cảm giác lạ, du khách có thể ghé quán cà phê cáp treo. Ở đây du khách có thể vừa thưởng thức cà phê vừa đi cáp treo.

Nhưng nếu có thời gian rảo bộ thì nên đến quán Valentin ở đường Hồ Tùng Mậu (bên khách sạn Palace) nơi đây có nhạc tuyển rất hay phù hợp nhiều đối tượng và có vị trí đẹp có thể ngắm tháp ăngten bưu điện vào ban đêm và ngắm một phần phố xá trung tâm vào ban ngày.

Hay quán Bích Đào (gần Dinh Bảo Đại) có nhạc tuyển và khung cảnh đẹp, yên tĩnh.

Nếu muốn có cảm giác mạnh, khách có thể ghé vào hai nhà hàng bên bờ hồ Xuân Hương là Thủy Tạ và Thanh Thủy. Ở đây sẽ có món “cà phê run” khi ngồi ngoài trời vào nửa buổi chiều trở về khuya. Đặc biệt lưu ý du khách là do có vị trí “chiến lược”, diện tích lại nhỏ, nên giá cả ở hai nhà hàng này, nhất là Thủy Tạ có cứng hơn nhiều so với các quán bên ngoài.

Nhưng bù lại, vào hai tối trong tuần nhà hàng có phục vụ du khách món “âm nhạc dân tộc” do chính một số nghệ sĩ của Đà Lạt biểu diễn, hoặc du khách có thể yêu cầu được nghe đàn dương cầm.

Nếu là người từ TP HCM lên vốn đã quen với thương hiệu cà phê Trung Nguyên thì đã có quán cà phê Trung Nguyên ở dưới dốc đường 3 tháng 2 (tầng trệt và lửng của khách sạn Golf 2) hoặc một số quán cà phê Trung Nguyên ở khu vực xung quanh ĐH Đà Lạt.

Hiện nay Đà Lạt có thêm rất nhiều quán cafe đẹp, lịch sự có phục vụ ăn nhẹ, ăn sáng như An Tiến ở đường Lê Hồng Phong, Đà Lạt Phố ở đường Hoàng Văn Thụ, Hương Ca ở đường Trần Phú, Nam Giao, Nguyễn Đình ở đường Chu Văn An.

Đối với người thích có vị trí đẹp để ngắm trời đất Đà Lạt (phù hợp với phần đông du khách) thì không gì lý tưởng bằng dãy quán cà phê lưng chừng dốc lên khu Hòa Bình.


Một tay làm chẳng nên non
Ba tay chụm lại lên sòng tiến lên
 
thanbai3vDate: Friday, 2010-11-19, 10:04 AM | Message # 11
Thiếu Tướng
Group: Quản Lý Diễn Đàn
Messages: 254
Reputation: 5
Status: Offline
Vị mát Atisô

Atisô là loại cây sử dụng được hầu như tất cả các bộ phận, đặc biệt bông atisô có thể chế biến nhiều món ăn vừa ngon miệng, vị mát, vừa là thuốc.

Cây atisô có nguồn gốc từ miền nam châu Âu, được người Pháp đưa vào VN từ thế kỷ 19. Loại cây này khi trồng ở nơi khí hậu lạnh mới ra bông. Hiện bông atisô tươi vẫn là loại rau cao cấp, giá chợ 40.000đ - 50.000đ/kg, (tùy vào loại bông non hay loại bông già). Bông atisô chế biến được nhiều món ăn khác nhau, từ hấp, nấu canh đến làm gỏi hay nấu súp.

Cách làm đơn giản, ít tốn thời giannhất là bông atisô hấp. Bông atisô mua từ chợ về, cắt bỏ bớt những cánh hoa già ở cuối bông, gần với phần cuống. Tuy nhiên, vẫn có những người chuộng loại cánh hoa già bởi vị đắng, nhân nhẫn của nó nên giữ lại, để hấp chung. Giữ vòi nước lạnh chảy đều, cẩn thận rửa từng bông, từng cánh vì bụi và sâu bọ có thể sẽ ẩn rất sâu bên trong. Sau khi để ráo nước, cho bông atisô vào nồi hấp rộng. Phần dưới nước nấu sôi với lá đinh hương, vài lát chanh tươi và nguyệt quế để thơm nồng hương cho món ăn. Cài loại giỏ hấp bằng tre, nếu không, có thể thay thế bằng xửng nhôm, cho atisô vào đậy kín, hấp nhỏ lửa trong vòng khoảng 25-45 phút. Thời gian nấu phụ thuộc vào lượng và trọng lượng của các bông, canh sao cho bông vừa chín tới, đừng để quá mềm, nhũn sẽ mất ngon.

Bông atisô chín, cùng lá đinh hương, nguyệt quế sẽ tỏa mùi thơm ngát, thanh thanh, rất dễ chịu. Atisô hấp có thể dùng nóng hoặc lạnh (bằng cách để nguội, cho vào tủ lạnh khoảng 2 giờ). Khi ăn, tách từng cánh hoa ra, nhúng phần cùi thịt trắng ăn với bơ hoặc sốt mayonnaise. Sau khi ăn hết phần cánh hoa, người ta cắt phần vỏ cứng bên ngoài để “khai thác” thêm phần tim bông atisô. Dùng muỗng nạo lấy lớp mềm bên trong. Lớp mềm này ăn rất ngon, có thể để nấu tiếp thành món súp, cùng với bơ, tỏi tây, hẹ tây, khoai tây chín nghiền nát, thêm vào vài lá thảo mộc như húng, ngò tây, và hạt tiêu.

Món ngon tuyệt vời nhất của atisô, có lẽ là chân giò hầm (hoặc chỉ chọn móng). Bông atisô loại non, rửa sạch, chẻ dọc, bỏ phần nhụy hoa bên trong. Phần cuống hoa giữ lại, cắt mỏng. Giò heo (hoặc móng) rửa sạch, chặt miếng vừa ăn ướp nước mắm, bột nêm khoảng 30 phút cho ngấm, sau đó cho vào hầm với nước sôi. Khi giò heo hơi mềm, thì cho bông atisô và cuống hoa vào tiếp tục hầm đến khi giò heo mềm rục, nêm nếm lại vừa ăn, cho thêm hạt tiêu và ngò. Món này dùng nóng cùng nước mắm sống với ớt sừng trâu cắt lát, rất mát, thích hợp vào những ngày nắng nóng bức.


Một tay làm chẳng nên non
Ba tay chụm lại lên sòng tiến lên
 
thanbai3vDate: Friday, 2010-11-19, 10:06 AM | Message # 12
Thiếu Tướng
Group: Quản Lý Diễn Đàn
Messages: 254
Reputation: 5
Status: Offline
Phong phú mứt ở xứ hoa - Đà Lạt


Ở xứ hoa đào, tên gọi mỹ miều cho Đà Lạt, không chỉ nổi tiếng bởi trăm sắc hương hoa, bạt ngàn rừng thông hay sương mù lãng đãng mà còn nổi tiếng bởi các loại mứt. Đó là “khúc biến tấu” các loại trái cây với màu sắc quyến rũ và hương vị ngất ngây...


Giữa cái lành lạnh của Đà Lạt, mứt trái cây và trà nóng là “số dách”. Đưa tay lấy miếng mứt, cắn một miếng. Vị ngọt cứ quẩn quanh đầu lưỡi. Hương thơm nồng xông lên mũi. Nuốt vào, mứt đi đến đâu đều kích thích các giác quan. Một cảm giác ngọt ngào và lạ lẫm.

Mứt Đà Lạt khác với nhiều nơi bởi có nhiều trái cây lạ và phong phú. Khi thưởng thức, bưng chén trà nóng hổi cho vào miệng một ngụm. Ngậm lại một chút để thưởng thức. Đã! Chỉ một chữ thôi đủ diễn tả cho miếng mứt đi trước, ngụm trà theo sau ở xứ sở sương mù này.

Thưởng thức mứt phải cắn nhẹ nhàng. Miếng nhỏ cũng phải cắn ra để thưởng thức hết vị ngọt, thơm của nó. Nhai cũng phải từ tốn. Trong một chuyến lên xứ hoa đào, một “tín đồ” mứt Đà Lạt đã dạy chúng ta thưởng thức loại đặc sản này như thế.


Nếu nói có mứt là đến Tết thì Đà Lạt Tết quanh năm. Lúc nào Đà Lạt cũng sẵn sàng hàng chục tấn mứt để phục vụ du khách. Đâu đâu cũng bày bán mứt. Chỉ riêng chợ Đà Lạt, có đến 200 gian hàng bán mứt. Đó là chưa kể hàng trăm gian hàng lớn nhỏ nằm rải rác ở khu trung tâm thành phố, các khu du lịch và trên QL20 vào ra Đà Lạt.

Ban đầu, người địa phương chỉ sử dụng các loại trái cây địa phương làm mật, mứt. Vào thập niên 1950-1960, nghề làm mứt bắt đầu phát triển. Trái cây nào cũng làm mứt được. Đến nay, có ít nhất 30 loại mứt xuất hiện trên thị trường tại Đà Lạt và hệ thống siêu thị ở các nơi khác trong cả nước. Mỗi loại trái cây “biến tấu” thành 2-4 loại mứt với đủ trạng thái giòn, dai, dẻo, chua, cay, khô...


Mứt Đà Lạt đạt đến đỉnh điểm của nhu cầu thưởng thức -ngon và đẹp. Mỗi món có vị ngon riêng và món nào cũng đẹp. Mứt mơ màu vàng ươm như mật. Mứt dâu đỏ tươi. Mứt thanh đào xanh mướt. Mứt khoai lang vàng nâu mượt mà...

Sắc màu rộn rã của món ăn đã kích thích từ con mắt đến đầu lưỡi của du khách. Nhìn là muốn thưởng thức ngay. Khách tha hồ thử và sẽ vui lòng mở “hầu bao” để có trên tay một bọc mứt to tướng đủ các loại mứt mang về làm quà. Mứt Đà Lạt không chỉ ngon và đẹp mà còn có tấm lòng của người dân Đà Lạt nên món ăn thêm đậm đà, nhớ mãi...


Một tay làm chẳng nên non
Ba tay chụm lại lên sòng tiến lên
 
thanbai3vDate: Friday, 2010-11-19, 10:08 AM | Message # 13
Thiếu Tướng
Group: Quản Lý Diễn Đàn
Messages: 254
Reputation: 5
Status: Offline
ĂN ĐÊM Ở ĐÀ LẠT

Trong kí ức người dân phố núi xa nhà lẫn du khách phương xa có một Đà Lạt mờ sương ngạt ngào hương vị Việt…
Giả sử bạn là vị khách lữ hành lạc đường với túi tiền không quá lớn nhưng dạ dày không hề nhỏ, hãy để hương vị đầy lôi cuốn của những món ăn kéo bước chân bạn khám phá phong vị ngọt ngào, bí mật, quyến rũ từ những món ăn Đà Lạt.

Nhắc đến ăn đêm Đà Lạt không thể không nhắc đến chợ Âm Phủ. Cái tên nghe có vẻ rùng mình lại được đặt khá sát với thực tế. Chợ xuất hiện từ thủa đèn đường còn chưa có, những người bán đồ ăn khuya tụ tập ở dọc cầu thang từ khu Hòa Bình xuống chợ Đà Lạt. Mỗi gánh hàng có một ngọn đèn hột vịt thắp bằng dầu lửa, ánh sáng-vì tích kiệm nên chỉ vừa đủ để khách thấy trong gánh có những gì mà lựa chọn. Đêm buông xuống dần, giữa màn sương trắng mờ, nhìn từ xa khu chợ đêm chỉ có những đốm sáng bập bùng, le lói, lập lòe. Chợ thủa ấy họp cả đêm, người đến không phân biệt sang hèn, đủ mọi thành phần xã hội tìm đến để xua đi cái lạnh run người xứ núi.
Chợ Âm Phủ giờ sáng và phong phú, đa dạng các dịch vụ mua bán hơn trước rất nhiều.

Chợ Âm Phủ hiện nay được quy hoạch lại rộng lớn hơn về hình thức và phong phú hơn về danh sách các món ăn phục vụ du khách. Đủ các thức ba miền như bún bò Huế, mì Quảng, phở Bắc, hủ tiếu Nam Vang… với giá từ 7.000- 10.000 VNĐ/tô. Món bánh mì xíu mại cũng rất đáng quan tâm bởi vị cay nồng của nước sốt cùng tiếng giòn tan của bánh mì nướng trong miệng.Những nồi ốc luộc nóng hổi hay khô cá, khô mực làm mồi uống vài ly rượu gạo, rượu thuốc …là cái thú nhâm nhi hàn huyên với bạn bè vô cùng thú vị. Nếu thấy chưa chắc dạ có thể gọi thêm tô phở bò để thử cái thú đua với cái lạnh sao cho mỡ bò không kịp đóng bờ trên vòm miệng.

Quanh khu Hòa Bình cũng có những quán ăn đêm đã đi vào tiềm thức của người Đà Lạt và du khách thập phương. Chỉ đi qua thôi cũng thấy nức mũi mùi nước phở, nước ninh xương ngọt lừ, mùi hành phi vàng ươm, mùi gừng nướng ớt cay nóng bỏng, chan vào bát thấy nồng nàn hương hành hoa, ngò chín tái . Miến gà Nga ở đường Nam Kì Khởi Nghĩa hay phở hiếu ở Trương Công Định, mì Quang Thanh đường Phan Đình Phùng, hoành thánh mì cạnh rạp Ngọc Hiệp, bún bò đường Ấp Ánh Sáng …là những quán có tiếng là du khách nào đi qua cũng bị dụ dỗ.

Vừa lững thững dạo quanh Đà Lạt, vừa gặm bắp nướng phết mỡ hành hay nhâm nhi miếng khoai lang chiên, chuối chiên thơm lừng, uống ly sữa nóng ấm ngát mùi đậu xanh, đậu nành hay đậu phộng ở các gánh sữa nằm rải rác trên các con dốc dẫn vào khu Hòa bình hay ven bờ hồ Xuân Hương là cái thú của những người dạo phố đêm Đà Lạt. Nhiều ngươi vẫn nhớ lắm hàng sữa đậu của ông già với chiếc áo len đỏ cũ ở gần hồ Xuân Hương có chiếc cassette “cổ lai hy” luôn vang tiếng hát Khánh Ly hay lạ. Các thức bánh ngọt ăn kèm như bánh su, bánh pía, bánh nướng nhân thơm, nhân dừa cũng được bày rất bắt mắt để khách ăn lót dạ. Bất kì chỗ bán thức ăn nào cũng kèm thêm trà gừng nóng miễn phí, cái vị cay nồng đầu lưỡi nhưng ngọt dịu cuống họng, uống đến đâu nóng đến đấy làm xuyến xao bao du khách mỗi khi gió lạnh về.

Đêm Đà Lạt, ngồi sát bên nhau hít nức mũi hương vị ngạt ngào trong làn khói bốc nghi ngút của các hàng, quán ăn, thấy ấm sực khi áp tay vào tô canh nóng hay thở ra khói sau mỗi lần cay xé lưỡi. Để rồi bất chợt ngỡ ngàng, từ lúc nào không còn thấy Đà Lạt lạnh nữa, mà ấm nồng lắm lắm tình người hòa quện vào từng món ngon xứ núi.


Một tay làm chẳng nên non
Ba tay chụm lại lên sòng tiến lên
 
thanbai3vDate: Friday, 2010-11-19, 10:10 AM | Message # 14
Thiếu Tướng
Group: Quản Lý Diễn Đàn
Messages: 254
Reputation: 5
Status: Offline
Hồ suối vàng Đankia

Mùa Noel trời lạnh, sương giăng, còn gì vui thú hơn nếu được cùng người bạn tri kỷ tay trong tay bên bếp than hồng, xoay những que thịt nướng thơm nồng giữa không gian hoang liêu bên hồ Đankia.

Hồ Suối Vàng Đankia thuộc huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. Mãi đến mùa đông năm nay tôi mới đến thăm Suối Vàng Đankia cùng một nhóm bạn. Suối Vàng quả thật tuyệt đẹp.

Đường vào quanh co nhưng yên bình và tĩnh mịch, không gian thoáng rộng đa chiều. Có lẽ đây chính là hình ảnh của vùng cao nguyên xưa, nơi bác sĩ Yersin từng đặt chân đến và ngây ngất trước vẻ đẹp thiên nhiên quyến rũ rồi phát kiến ý tưởng biến nơi này thành trung tâm nghỉ dưỡng.

Cả cung đường Suối Vàng dài gần 20km được bao phủ bởi những tán thông mượt màu xanh biếc, bầu trời cao rộng thoáng đãng. Bên đường những đóa hoa dại vàng, tím nở vương khắp lối đi.

Giữa lưng chừng đường đã nghe tiếng vó ngựa từ rất xa vọng lại rồi dần gần hơn, ngựa được kìm cương thắng gấp khi đến sát nhóm du khách. Người nài ngựa đội chiếc nón cao bồi, mặc quần chẽn như người vùng Viễn Tây Hoa Kỳ nhảy phắt xuống đất, nở nụ cười tươi tắn chào mời nhóm du khách rong ruổi lưng ngựa. Ai cũng thử dạo mát một vòng, người đã quen ngựa thì thích thú phấn khích, kẻ thượng mã lần đầu lại sợ hãi nhưng sự tò mò còn lớn hơn, rồi cũng thong dong thư thái.

Hồ Suối Vàng gồm có hai hồ là Ankoret và Đankia và là nguồn cung cấp nước ngọt chủ yếu cho người dân toàn thành phố Đà Lạt.

Tiếc là ngày tôi đến mùa khô nên đành bỏ lỡ dịp chiêm ngưỡng ngọn thác bảy tầng hay còn gọi là thác Ankoret đổ tràn xuống đập nước hùng vĩ tung bọt trắng xóa. Nước hồ cạn nên thác chơ vơ rêu xanh đá buồn nhưng những người du khách lại mặc sức bước chân trần trên đỉnh đập mát lạnh. Trên đỉnh đập cao, phóng tầm mắt ra xa về phía con sông Đa Dung và đỉnh núi Liang Biang hùng vĩ, tôi chợt nhận ra mình nhỏ bé vô ngần giữa trời đất mênh mông và thấy tâm hồn như được chắp cánh giữa thiên nhiên xinh đẹp lạ kỳ…


Trời dần về chiều càng lạnh và sương giăng dày đặc. Cả nhóm quây quần nhóm bếp than hồng nổ tí tách… lôi từ trong túi đã chuẩn bị từ sáng, nào thịt heo, bò, đùi, cánh gà… ướp sẵn gia vị, xiên que… đặt lên bếp nướng. Tất cả cùng ra sức quạt thổi lửa.

Chỉ chốc lát mùi thơm của các loại thịt nướng bốc lên ngào ngạt làm cái bụng cứ đánh ùng ục, tuyến nước bọt nấc lên thành tiếng.

Độc đáo nhất là món trứng nướng mà một người trong nhóm đã kịp bắt chước mấy gánh hàng rong ở Đà Lạt. Trứng gà để nguyên vỏ, đặt lên bếp than hồng nướng cho đến khi vỏ đen lốm đốm nhưng mở ra trong ruột lòng đào thơm phức và bùi ngọt vô cùng.

Cả nhóm chuyền tay nhau vài chén rượu nồng cho thêm ấm lòng. Chỉ chốc lát tôi đã thấy hồn mình lâng lâng, phiêu diêu khó tả. Không biết bởi sương chiều, gió lạnh, bởi không gian diệu kỳ Đankia hay bởi ánh mắt đen lay láy đang dán chặt vào tôi đăm đắm từ phía bên kia bếp lửa hồng…


Một tay làm chẳng nên non
Ba tay chụm lại lên sòng tiến lên
 
phuocdeptraiDate: Friday, 2010-11-19, 10:10 AM | Message # 15
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Biệt điện Trần Lệ Xuân ở Đà Lạt

Những ngôi biệt thự nằm len lỏi trên những đồi thông của thành phố Đà Lạt đã trở nên rất quen thuộc nhưng cũng thật lạ lùng với nhiều du khách.


Khu vườn Nhật Bản

Chắc hẳn nhiều người đến Đà Lạt đã từng được nghe những cái tên như “ngôi nhà ma” hay “biệt thự hoang vu” không người ở với biết bao câu chuyện được kể với độ rùng rợn và ly kỳ cao; nhưng có lẽ nhiều người chưa biết nhiều về ngôi biệt điện của Trần Lệ Xuân tại Đà Lạt, một ngôi biệt điện không kém phần xa hoa lộng lẫy nhưng cũng đầy bí ẩn. Theo nhiều người dân sống xung quanh khu biệt điện đó kể lại thì nó rất nổi tiếng, nổi tiếng đến độ sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ thì người dân đã đổ xô đến để xem. Vậy điều gì đã khiến ngôi biệt điện này nổi tiếng đến thế?

Trước hết chủ nhân của ngôi biệt điện này không ai khác là Ngô Đình Nhu và Trần Lệ Xuân (em trai và em dâu của Ngô Đình Diệm - tổng thống chính quyền Sài Gòn giai đoạn 1955-1963), đôi vợ chồng giàu có và đầy quyền lực thời bấy giờ. Sự giàu có ấy chỉ được tiết lộ khi báo chí nước ngoài thời ấy cho biết tài sản của Lệ Xuân lên đến 18 tỉ USD, ám chỉ số tiền gửi trong các ngân hàng nước ngoài từ năm 1956, khi gia đình họ Ngô bắt đầu lên nắm quyền tại miền Nam.

Trong Việt Nam nhân chứng, Trần Văn Đôn viết về khu biệt thự lộng lẫy này như sau: “Họ (ông bà Nhu) có xây một khu nhà ở trên Đà Lạt, gồm ba ngôi nhà có hồ tắm, sân đánh tennis. Xây mãi không xong vì bà Nhu đổi ý kiến hoài nên đến ngày đảo chính 1-11-1963 vẫn chưa hoàn thành”.

Biệt thự Bạch Ngọc

Đỗ Mậu - một tướng quân đội Sài Gòn - viết qua hồi ký như sau: “Tướng Đôn và bà Nhu là đôi bạn chí thân từ năm 1948. Tướng Đôn biết rõ sự nghiệp và cuộc đời của bà Nhu cũng như ngôi nhà của bà ta tại Đà Lạt. Tướng Đôn quên kể cái vườn hoa rộng lớn có thể được gọi là bát ngát trong sân trước, quên cả rừng thông trên ngọn đồi của lâu đài được sắp đặt và vun xới công phu, quên cả cái hồ sen hình địa đồ Việt Nam mà bà Nhu đã mời kỹ sư Nhật Bản đến Việt Nam hai lần để thiết kế và xây cất cái hồ đặc biệt đó”.

Trên thực tế, bây giờ người ta vẫn gọi khu biệt thự ở số 2 Yết Kiêu, Đà Lạt là khu biệt điện Trần Lệ Xuân. Khu này được xây dựng trên một quả đồi có tên là Lam Sơn với diện tích hơn 13.000m2 đất, với các hạng mục chính như sau:

Biệt thự Bạch Ngọc và hồ bơi nước nóng, nơi giải trí của gia đình Lệ Xuân. Tọa lạc ngay trên một quả đồi, khu biệt điện hiện lên lộng lẫy hơn khi có một hồ bơi nước nóng với sức chứa hơn 300m3 nước để xua đi cái lạnh của thành phố cao nguyên này. Nơi đây còn là một không gian đầy lãng mạn, từ vọng lâu của biệt điện có thể phóng tầm mắt ngắm những đồi thông xanh ngắt chập chùng.

Biệt thự Lam Ngọc

Biệt thự Lam Ngọc được trang bị hiện đại bậc nhất thời đó. Có phòng làm việc, hội họp, phòng nhảy, phòng trang điểm của Lệ Xuân, nhà được trang bị lò sưởi kiểu Pháp. Trong biệt thự này có đường hầm thoát hiểm nội bộ và hầm trú ẩn với nắp hầm được làm bằng một loại thép đặc biệt đạn bắn không thủng, bên dưới hầm được thiết kế rộng rãi, đủ chỗ cho hơn mười người trú ẩn.

Biệt thự Hồng Ngọc thường gọi là biệt thự Trần Văn Chương. Ngôi biệt thự này Trần Lệ Xuân xây cho bố đẻ là Trần Văn Chương khi ấy đang làm đại sứ của chính quyền Diệm ở Mỹ. Công trình chưa hoàn thành thì chế độ Diệm bị lật đổ.

Vườn hoa Nhật Bản nằm phía sau biệt thự Lam Ngọc (do kỹ sư Nhật thiết kế nên gọi là vườn hoa Nhật Bản). Trong vườn hoa Nhật Bản có hồ nước, khi bơm nước đầy hiện rõ hình bản đồ Việt Nam. Và hai khu nhà dành cho đơn vị bảo vệ, canh gác. Vườn hoa Nhật Bản có thác nước, nhiều loài hoa đẹp và được chăm sóc rất công phu.


Biệt thự Hồng Ngọc

Sau cuộc đảo chính 1-11-1963, tài sản gia đình họ Ngô bị tịch thu, khu biệt điện Trần Lệ Xuân được chế độ Sài Gòn dùng làm khu bảo tàng sắc tộc Tây nguyên. Sau 30-4-1975, khu biệt điện này được giao cho Sở Du lịch Lâm Đồng quản lý. Năm 1984, tỉnh Lâm Đồng giao lại cho Cục Lưu trữ nhà nước (nay là Cục Văn thư và lưu trữ nhà nước) quản lý để làm nơi bảo quản khối tài liệu mộc bản triều Nguyễn.

Kể từ tháng 8-2006, khu biệt thự Trần Lệ Xuân trở thành trụ sở chính của Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV.

Ngày nay, biệt điện Trần Lệ Xuân không còn bí ẩn nữa khi được trùng tu, tôn tạo để giữ lại vẻ đẹp diễm lệ xưa. Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV, cơ quan chủ quản khu biệt điện, đã khai trương khu trưng bày triển lãm tài liệu lưu trữ quốc gia ngay trong khuôn viên biệt điện, mở cửa đón các nhà nghiên cứu, du khách trong và ngoài nước, những người quan tâm đến lịch sử và văn hóa Việt Nam.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
Diễn Đàn 3V » DIỄN ĐÀN 3V » TÀI LIỆU THUYẾT MINH 63 TỈNH THÀNH » LÂM ĐỒNG (thuyết minh về thành phố hoa !)
Search:

Bình Chọn
Rate my site
Total of answers: 22
Tin Nhắn
200
Site friends
  • Create a free website