Friday, 2024-05-17, 7:06 PM
Welcome Guest

3V CLUB

[ New messages · Members · Forum rules · Search · RSS ]
Diễn Đàn 3V » DIỄN ĐÀN 3V » TÀI LIỆU THUYẾT MINH 63 TỈNH THÀNH » LÂM ĐỒNG (thuyết minh về thành phố hoa !)
LÂM ĐỒNG
thanbai3vDate: Friday, 2010-11-19, 10:11 AM | Message # 16
Thiếu Tướng
Group: Quản Lý Diễn Đàn
Messages: 254
Reputation: 5
Status: Offline

Trần Lê Gia Trang

Cảnh quan nơi đây còn khá nguyên sơ, thiên nhiên hào phóng đã ban tặng rừng nguyên sinh núi Voi hùng vĩ cùng khí hậu cao nguyên tuyệt vời, hòa quyện với những công trình nghệ thuật tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ. Qua tiếp xúc, chúng tôi được biết chủ nhân khu du lịch văn hóa - nghệ thuật này là ông, bà Trần Ngọc Thành, một gia đình thuần tín Phật giáo. Có thể nói đây là một điển hình cho mô hình kinh tế văn hóa của người phật tử trong thời đại mới.

Khu du lịch văn hóa - nghệ thuật này được khởi công xây dựng từ năm 2006 với hàng trăm nhân công, ngày đêm miệt mài làm việc đã biến nơi đây từ một vùng đồi hoang, sơ thành cảnh quan thật tuyệt mỹ. Toàn bộ khu du lịch được kiến tạo trong diện tích khoảng trên 40hécta, với nhiều hạng mục công trình quy mô, mang đậm nét văn hóa truyền thống, nhiều ý tưởng độc đáo như: suối Thanh Lương và Dân Sinh, thác Bảy tầng, thác Tam Bảo, hồ Định An, nhà Thủy tạ, Vọng Nguyệt lầu, Nghinh Phong cát, cùng nhiều công trình nghệ thuật khác đang hòa mình vào thiên nhiên. Từ núi Voi hùng vĩ, những mạch nước ngầm âm thầm hội tụ thành dòng suối Thanh Lương đổ xuống thác Bảy tầng như một nhạc khúc nghìn năm bất tận làm nao lòng thi nhân mặc khách khi đến vãng cảnh chốn này. Thật là:

“Trên dòng nước mát thác Thanh Lương.
Vọng lại âm thanh thật diệu kỳ,
Bóng bọt tung bay trên phiến đá.
Nghìn năm nhạc khúc nước trôi đi”.

Nằm soi bóng bên hồ Định An là thư viện trung tâm mang đậm nét kiến trúc Á Đông, bên trong tôn trí tượng Phật Thích Ca, các vị tổ sư Thiền tông và Đức Thánh Trần Hưng Đạo. Đặc biệt là phòng trưng bày tranh thêu tay nghệ thuật với đường kim mũi chỉ hết sức độc đáo và tinh xảo; tất cả đều được thể hiện hết sức sinh động bởi khối óc sáng tạo và bàn tay tài hoa của nghệ nhân Trần - Lê. Thông qua các hệ thống địa đạo là nơi vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng của du khách. Tất cả đều được thể hiện hết sức sinh động trong lòng núi. Dưới những rạng thông xanh thấp thoáng bên sườn đồi là những Bungalow tiện nghi và xinh xắn, là không gian riêng tư ấm áp cho một mái ấm gia đình.

Đan xen với những công trình xây dựng mỹ thuật có biết bao tiểu cảnh, cây kiểng, bonsai, hòn non bộ, thác nước nhân tạo hay Thạch Hoa viên với những kỳ hoa dị thảo giữa sa thạch hàng ngàn năm tuổi, tất cả hòa quyện như một bức tranh thủy mặc sống động. Từ trên đỉnh cao đồi vọng cảnh của khu du lịch, du khách có thể phóng tầm mắt nhìn bao quát cả một khu đồi bạt ngàn cây xanh, như thể đang đứng trước một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ. Với cảnh quan tuyệt đẹp và khí hậu trong lành được thiên nhiên ưu đãi, cùng với sự đi lên của một thành phố Đà Lạt thơ mộng, khu du lịch văn hóa - nghệ thuật Trần Lê Gia Trang sẽ là một địa chỉ quen thuộc, để lại ấn tượng khó phai trong lòng du khách bốn phương mỗi khi có dịp dừng chân trên phố núi đầy sương để thưởng ngoạn chốn này...


Một tay làm chẳng nên non
Ba tay chụm lại lên sòng tiến lên
 
thanbai3vDate: Friday, 2010-11-19, 10:12 AM | Message # 17
Thiếu Tướng
Group: Quản Lý Diễn Đàn
Messages: 254
Reputation: 5
Status: Offline
XQ - ĐÀ LẠT SỬ QUÁN

XQ ngày nay được biết đến như một thương hiệu nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước trên thế giới về sản phẩm tranh thêu tay trên lụa của công ty.

Nghệ nhân Hoàng Thị Xuân xuất thân từ một gia đình gốc Huế đã thừa hưởng những kỷ xảo tinh tế của nghề thêu cung đình xưa. Kết hợp cùng chồng, anh Võ Văn Quân – bác sĩ ngành X quang , một nghệ sĩ với đầu óc sáng tạo và những cố gắng kiên trì đã vạch hướng đi mới cho ngành nghề, kết hợp những tinh hoa của nghề thêu với tính nghệ thuật của hội hoạ, tạo sắc màu mới cho tranh thêu Việt Nam.

Từ năm 1990 – 1992, anh chị bắt đầu sáng tác những tác phẩm tranh thêu với chủ đề “Về một quê hương, về một đời người”.

Cuối năm 1992, anh chị Xuân - Quân lên Đà Lạt mở lớp dạy nghề và đào tạo nghệ nhân thêu, đưa nghệ thuật thêu mới mang tính phổ cập dân gian.

Đầu năm 1994, anh chị thành lập tổ hợp tác thêu lụa XQ Đà Lạt với 20 nghệ nhân.

Ngày 30-1-1996, chính thức thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn XQ Đà Lạt.

Sau 10 năm hoạt động, Công ty đã đạt được một số thành quả sau:

Về phương diện xã hội:

Tranh thêu tay XQ có mặt trên toàn quốc từ Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Sài Gòn, Đà Lạt,… giải quyết việc làm cho hơn 2.000 người lao động từ phổ thông đến trình độ đại học, được cán bộ lãnh đạo Trung ương, tỉnh, thành phố, giới văn nghệ sĩ, khách hàng trong và ngoài nước yêu thích, đánh giá cao về giá trị văn hoá và nghệ thuật.

Anh Quân là một trong ba người đầu tiên được trao giải thưởng “The Guide Award” tôn vinh những người có công với nền văn hoá du lịch của Việt Nam.

Về phương diện kinh doanh:

Tranh thêu tay XQ được đánh giá cao qua các cuộc triển lãm ở nưóc ngoài : Genève (1997), Pháp (1998), Thuỵ Sĩ (2001), Nhật (2004), Singapore (2005) và nhận được nhiều giải thưởng lớn trong nước.

Với mong muốn phổ biến và phát triển hơn nữa ngành nghề cổ truyền dân tộc, Công ty XQ đã thành lập các trung tâm tranh thêu lụa tại nhiều nơi: XQ Cố đô (1994), XQ Sài Gòn (1995), XQ Đà Nẵng (1997), XQ Nha Trang (1999), XQ Hà Nội (2003).

Tại Đà Lạt, Công ty XQ có 4 cơ sở:

* Trung tâm nghệ thuật và thủ công nghệ (56-58 Khu Hoà Bình).

* Trung tâm thời trang XQ Đà Lạt (44 Khu Hoà Bình).

* Trung tâm sản xuất (lầu 3 chợ Đà Lạt).

* XQ - Đà Lạt sử quán.

XQ - ĐÀ LẠT SỬ QUÁN


XQ - Đà Lạt Sử Quán chính thức khai trương ngày 29-12-2001, tạo một quảng trường cho nghệ sĩ, nghệ nhân XQ sáng tạo, đồng thời gìn giữ, phát huy hơn nữa một ngành nghề truyền thống dân tộc. Sự ra đời của XQ - Đà Lạt Sử Quán cũng dựa trên triển vọng nhu cầu du lịch vì một chuyến du lịch đúng nghĩa là sự giao lưu giữa ước mơ và hiện thực,du khách cần những chuyến du lịch đến ký ức, đến các nền văn minh, đến những câu chuyện của con người, trở về với những huyền thoại, quê hương, đất nước, thơ ca, âm nhạc, hội hoạ,…

Với nghệ sĩ, nghệ nhân XQ, XQ - Đà Lạt Sử Quán là một cái quán kể lại những câu chuyện có liên quan đến nghề thêu và người phụ nữ, đồng thời phối hợp các loại hình nghệ thuật, từ sắp đặt đến trình diễn, thư pháp, thơ ca, hội hoạ, kiến trúc, và đặc biệt là nghệ thuật thêu để gợi những âm hưởng của ký ức, hiện tại và tương lai.

XQ - Đà Lạt Sử Quán toạ lạc ở đường Mai Anh Đào, với diện tích hơn 2ha, được kiến trúc thành hai không gian khá riêng biệt để du khách tham quan, tìm hiểu văn hoá và thưởng lãm nghệ thuật.

Không gian tìm hiểu văn hoá ngành nghề (tham quan với sự hướng dẫn, giới thiệu của nghệ nhân XQ)

Khu vực truyền thống : kể lại những câu chuyện, những ký ức liên quan đến sự tồn vong của ngành nghề.

Khu vực bản sắc : khắc hoạ chân dung nghệ nhân XQ với những nét đẹp trong văn hoá tinh thần, tâm hồn của người phụ nữ làm nghề thêu. Đây là nơi tổ chức những nghi lễ thiêng liêng trong lễ hội giỗ Tổ nghề thêu (12 tháng 6 âm lịch hằng năm).

Khu vực phát tích : giới thiệu ba nghệ thuật thêu đặc sắc : nghệ thuật thêu tranh chân dung, nghệ thuật thêu tranh hai mặt, nghệ thuật thêu tranh phong cảnh.

Khu vực nghệ thuật người địa phương : giới thiệu những huyền thoại kỳ diệu trong nền văn hoá thành phố Đà Lạt.

Bảo tàng tranh thêu XQ : trưng bày những tác phẩm đặc sắc đã trở thành di sản và niềm tự hào của nghề thêu.

Không gian tham quan tự do, miễn phí :

Phòng trưng bày tranh Hương vị thời gian : nơi cảm nhận được giá trị thời gian đến, thời gian đi, thời gian ở lại trong mỗi tác phẩm tranh XQ.

Trung tâm thời trang Đà Lạt đất lạnh : tôn vinh vẻ đẹp quý phái của người phụ nữ qua những trang phục thêu tay.

Café nghệ thuật : nơi du khách có thể trở thành một thi sĩ, một hoạ sĩ hoặc ca sĩ.

Khu phố Tóc bạc : giới thiệu nghi thức uống trà của nghệ nhân XQ, tổ chức chương trình nghệ thuật trình diễn “Đêm yêu đương của người thợ thêu” vào những ngày nghỉ cuối tuần, hằng năm tổ chức chương trình “mùa xuân các thế hệ”.

Phố ẩm thực : giới thiệu những món ăn dân gian ba miền được chế biến qua đôi bàn tay khéo léo của nghệ nhân XQ.

Tham quan XQ -Đà Lạt Sử Quán, thưởng lãm nghệ thuật thêu và các chương trình nghệ thuật, du khách sẽ tìm lại được những giá trị đã làm nên văn hoá dân tộc Việt Nam như tình mẹ, tình bạn, lòng trắc ẩn, tình hữu ái …


Một tay làm chẳng nên non
Ba tay chụm lại lên sòng tiến lên
 
phuocdeptraiDate: Friday, 2010-11-19, 10:29 AM | Message # 18
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
"Lâu đài mạng nhện" - chốn thiên thai giữa... cõi trần

Nằm trên con dốc thoai thoải ở đường Huỳnh Thúc Kháng thuộc phường 4, ngôi nhà kỳ dị ẩn hiện trong sương sớm Đà Lạt như một lâu đài đầy bí ẩn. Cũng chính vì vẻ ngoài xù xì và kiến trúc khác lạ như thế mà du khách đến Đà Lạt đều mong muốn được khám phá công trình kiến trúc độc đáo có một không hai này.

Hằng năm, công trình kiến trúc này thu hút hàng chục ngàn du khách đến tham quan bởi vẻ đẹp bí ẩn và kỳ quái của nó. Đến Đà Lạt mà chưa đến Lâu đài mạng nhện thì xem như chưa biết gì về Đà Lạt cả.


Lâu đài mạng nhện thu hút khách du lịch bằng phong cách rất riêng của nó.

Được xây dựng từ năm 1990, trên diện tích hơn 1.600m2 bắt nguồn từ ý tưởng đưa con người trở lại gần gũi, yêu mến với thiên nhiên và không nên tàn phá thiên nhiên một cách vô tội vạ. Ngôi nhà kỳ dị (tên gọi ban đầu là Biệt thự Hằng Nga) là một công trình kiến trúc phá cách bằng những hình khối tự do, những đường cong uốn éo theo hình thù của những gốc cây, những chiếc rễ...

Bước qua cánh cổng gỗ xù xì, du khách viếng thăm sẽ ngỡ ngàng với những cảnh vật hiện ra trước mắt. Phía bên trái là phòng trưng bày hình ảnh và những dòng cảm xúc của du khách thập phương khi đến tham quan công trình này. Tiếp đến là lối đi dẫn lên những căn phòng nhỏ của công trình, trông chúng giống như những gốc cây cổ thụ to đùng, còn lối đi là những rễ cây chằng chịt.

Những căn phòng được thiết kế một cách ngẫu hứng

Vào trong công trình, du khách như lạc vào một mê cung, mà ở đó từng con đường dẫn tới một phòng nhỏ khác nhau. Ngôi nhà này có nhiều tầng, mỗi tầng là một phòng nghỉ với đầy đủ tiện nghi hiện đại. Mỗi phòng được thiết kế mang tên một loài thú hoang dã như phòng cọp, phòng gấu, phòng quả bầu, phòng kangaroo, phòng thỏ, phòng chim trĩ...

Các dụng cụ trong căn phòng ngủ cũng rất đặc biệt, đa số đều được làm bằng gỗ và chúng phải... xù xì, gân guốc, kỳ dị như chính kiến trúc bên ngoài của ngôi nhà này vậy. Cầu thang liên thông giữa những căn phòng này giống như những dây leo khổng lồ ôm lấy thân cây cổ thụ. Những ô cửa lồi, lõm như những mắt cây trông rất ngộ nghĩnh.

Từ khu nhà bên trái, du khách theo lối đi vòng vèo để xuống gian giữa của ngôi nhà - nơi đặt phòng thờ cố Tổng Bí thư Trường Chinh và phu nhân. Hẳn mọi người sẽ ngạc nhiên bởi tại sao trong ngôi nhà kỳ quái này lại có phòng thờ cố Tổng Bí thư, đơn giản bởi chủ nhân của ngôi nhà này là kiến trúc sư Đặng Việt Nga, con gái thứ hai của cố Tổng bí thư Trường Chinh.

Phía bên phải của công trình này là nhà tổ kiến đang được xây dựng dở dang, ở dưới là khu vườn với những lối đi nhỏ có dây leo chằng chịt và mạng nhện nhân tạo giăng khắp nơi. Lồng trong khu cảnh đó là cỏ cây, hoa lá, những chiếc cầu nhỏ, những bức tượng với nhiều chất liệu khác nhau... tất cả tạo cho du khách tham quan có cảm giác như đang lạc vào một khu rừng đầy bí ẩn nào đó.

Nhiều khách du lịch nước ngoài khi đến tham quan công trình này đã hết sức ngạc nhiên và thích thú, nhiều người đi ba, bốn vòng để ngắm nhìn hết mọi góc cạnh độc đáo của ngôi nhà. Đứng từ nơi cao nhất của ngôi nhà, du khách có thể thu vào tầm mắt những mái nhà nhấp nhô ở khu trung tâm Đà Lạt, những rặng thông già, những con đường vắng với hoa dã quỳ vàng rực bên những con dốc thoai thoải.

Trong không khí bãng lãng của sương khói Đà Lạt vào một buổi sớm mai, ta vô tình bước ngang qua ngôi nhà này, hãy dừng chân ngắm nhìn và chiêm ngưỡng để thấy hết vẻ đẹp bí ẩn của một công trình độc đáo có một không hai ở Việt Nam. Sau nhiều năm không được thừa nhận, mới đây, chính quyền tỉnh Lâm Đồng đã chính thức công nhận đây là một công trình kiến trúc có tính nghệ thuật độc đáo và cho mở cửa để du khách trong và ngoài nước đến tham quan.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Friday, 2010-11-19, 10:45 AM | Message # 19
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Trà Ô Long trên đồi bauxite

Mười năm trước, khi giá cà phê rớt thảm chỉ còn 4.000 đồng/kg, ở xã Lộc Phát (thị xã Bảo Lộc, lâm đồng) có một đại lý thu mua cà phê của nông dân bị đổ nợ đến 3 tỉ đồng. Hai vợ chồng chủ đại lý thay vì “chạy làng”, bỏ trốn như thường thấy ở Tây nguyên thì đi “vái lạy” bà con thương tình cho khất nợ. Thế rồi họ cầm cố hết tài sản còn lại làm vốn, vào vùng sâu ở huyện Bảo Lâm tìm đất trồng trà để mong trả cho hết nợ...

Nhìn những trang trại trà Ô Long mênh mông do người Đài Loan đầu tư khắp cao nguyên Bảo Lộc, Di Linh, ông Nguyễn Bình Đông và bà Trần Thị Kính thầm ao ước. Nhưng muốn trồng trà quy mô lớn thì họ phải vay vốn và vay thật nhiều...

Nước mắt phải tính bằng thùng phuy

Đã có lúc, trong năm 2008, cái trang trại quá rộng vượt khỏi sức chịu đựng của đôi vợ chồng nông dân nghèo vốn liếng. Khi ấy, vì giá trà đọt xuống quá thấp, họ đành phải chọn cách bin (chặt ngang cho bụi trà “ngủ” suốt năm) tới 55ha trà đang độ sung sức cho đọt để không tốn chi phí nuôi dưỡng, bởi nếu không hi sinh như thế mỗi tuần họ phải đổ vào các đồi trà 50-70 triệu đồng. Bà Kính ngậm ngùi bảo rằng nếu có thể đong được thì nước mắt họ đổ xuống trang trại trồng trà này “phải tính bằng thùng phuy”.

Những vùng đất màu mỡ lý tưởng cho cây trà phát triển ở Bảo Lộc, Bảo Lâm, Di Linh... đã được các doanh nghiệp Đài Loan và các công ty hoạt động bằng vốn nước ngoài “xí phần” thông qua những dự án thuê đất dài hạn. Hai vợ chồng lang thang khắp các vùng xa tít của huyện Bảo Lâm với hi vọng tìm thấy những mảnh đất đã bị người khác chê vì quá xấu. Một ngày nọ, họ đến vùng đồi núi hoang vu ở cuối xã Lộc Ngãi, nơi ngay bên dưới lớp đất là quặng bauxite.

Đất càng xấu giá càng rẻ. Những tháng ngày kế tiếp, họ la cà đến các làng hỏi thăm và tìm mua lại những mảnh đất ấy. “Phải trồng được trà giống như các đại gia, như các ông chủ Đài Loan, với các giống trà cao cấp Kim Tuyên, Ngọc Thúy, Tứ Quý, Ô Long. Có vậy mới bán được trà với giá cao, mới nhanh trả xong nợ!” - ông Đông kể.

Cứ vậy, từ mảnh đất bauxite hoang tàn nhỏ lẻ đầu tiên, họ mua gom dần thêm những mảnh đất khác xung quanh khi có người muốn “tống” (bán) nó đi, bằng tiền cóp nhặt được từ những luống trà trồng năm trước và từ những ký heo hơi, kể cả những tấn phân heo họ có được. Trang trại trồng trà rộng đến 111ha hiện nay của ông Đông - bà Kính được mua gom từ 56 “chủ đất”!

Suốt 10 năm qua, vợ chồng họ gần như chưa nghỉ ngơi bao giờ. Thời gian đầu họ dựng lều trên đồi, làm quần quật cả ngày để mong sớm có trà đem bán trả nợ, bởi lúc này tổng số tiền vay nợ đầu tư trồng trà cao cấp đã lên đến 20 tỉ đồng! Lãi mẹ đẻ lãi con, nợ mới chồng lên nợ cũ...

Trong khi ở các trang trại trồng trà Ô Long cao cấp của các doanh nhân Đài Loan có đầy đủ phương tiện kỹ thuật, trà được bón bằng phân vi sinh tốt nhất, bằng cả sữa bò tươi (pha ngâm để xịt lên lá cho trà tươi tốt, mỡ màng) thì ở trang trại của ông Đông - bà Kính, chủ nhân phải vắt sức làm việc như công nhân, phải mò mẫm kỹ thuật trồng sao cho trà tươi tốt, không bị sâu bệnh. Trà của họ cũng được “tắm” sữa nhưng là thứ sữa tươi đã bắt đầu chuyển mùi hoặc thứ sữa bột quá đát mà họ săn lùng được với giá thật rẻ.

Đồng trà sinh thái

Lâu nay hình ảnh thường gặp trên “vương quốc trà” Bảo Lộc là những nương trà thẳng tắp, ngút ngàn chỉ cao quá bụng người. Nhưng khi lạc vào vùng trà của đôi vợ chồng Đông - Kính, người ta đi giữa những luống trà rợp bóng cây xanh.

Ban sơ, tiền thân của những đồi trà ở Tây nguyên là những cánh rừng, nhưng giờ đây chỉ trang trại trồng trà của đôi vợ chồng Đông - Kính còn dáng vẻ của rừng nhờ rừng cây được gìn giữ. “Giữ lại cây xanh cũng là cách để vườn trà có tình hơn, êm ái hơn và cũng để cho con suối dưới kia còn có nước” - bà Kính 54 tuổi (kém chồng một tuổi), chưa học hết tiểu học, bày tỏ. Không chỉ giữ lại cây rừng nguyên sinh, họ còn trồng thêm rất nhiều thông và hàng trăm ngàn cây muồng đen, hàng vạn cây gió bầu để có bóng mát cho trà. Ông Đông gọi nương trà của mình là “đồng trà sinh thái”.

Trên các luống trà đọt ra tươi tốt là những phụ nữ dân tộc Châu Mạ đeo gùi hái trà - hình ảnh đông vui, nhộn nhịp không thua kém bất cứ trang trại lớn nào do người nước ngoài đầu tư, quản lý vào vụ thu hoạch. Chỉ khác là vợ chồng chủ nhân ăn mặc tuềnh toàng, hòa mình trong dòng người hái trà hăng ngày. Họ chỉ nhận người Châu Mạ làm việc vì “trong các buôn làng vùng sâu này bà con ta vẫn còn quá thiếu việc làm” như lời ông Đông.

Dạo bước trong “đồng trà sinh thái” ấy, ta cảm nhận được tức thì sự yên bình, thanh sạch. Trên các sườn đồi, có lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm bằng ống tưới nhỏ giọt ngầm trong đất hay hệ thống tưới phun tự động để những luống trà luôn được mát mẻ. Công đoạn tưới chỉ diễn ra vào mờ sáng hoặc đêm về để nước không mau bốc hơi. Nước được hút từ suối lên, chứa trên hồ treo ở đỉnh đồi để lắng lọc sạch trước khi tưới. Với hàng vạn mét dây đường ống và 14 chiếc máy nổ đặt ở nhiều vị trí nhưng công việc tưới trà có khi chỉ cần một người.

Ngoài phân bón vi sinh và thuốc trừ sâu vi sinh, chất dinh dưỡng chính cho trà là bã đậu nành, bánh dầu phộng, rong biển, sữa bò (mỗi tháng sử dụng ít nhất 300 hộp)... Đây đó trên các lối đi trong trang trại là những thùng rác với dòng chữ “Làm ơn bỏ rác vào thùng”. Bên trong khu nhà ở cho công nhân có tủ thuốc với những thứ thuốc men thường dùng và y cụ sơ cứu. Kho chứa phân bón, thuốc trừ sâu, khu tắm giặt của người lao động nằm tách biệt với chỗ ngủ, chòi nghỉ...

Trên hết là trà trồng ra được thu hái ở nông trang Đông - Kính chất lượng không thua kém bất cứ đồng trà Đài Loan nào ở Bảo Lộc, Bảo Lâm, Di Linh hay Cầu Đất (Đà Lạt). Chính một số doanh nhân trồng trà người Đài Loan khi nghe đồn, tìm vào đây tham quan cũng ngỡ ngàng và thán phục trước một nông trang trà với bản sắc riêng độc đáo.

Gặp chuyên gia về cây trà hàng đầu của VN hiện nay - tiến sĩ Phạm S (phó giám đốc Sở NN&PTNT Lâm Đồng), ông bảo: “Đây là nông trang tuyệt vời, một mô hình mẫu mực cho nền canh nông hiện đại. Chúng tôi đang đề xuất cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn GlobalGAP (tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm) cho nông trại trà của họ”.

Giấc mơ danh trà

Khi những luống trà đầu tiên ra đọt, hai vợ chồng chở từng bao bán cho một hãng trà nổi tiếng ở Bảo Lộc. Chuyện mua bán không trôi chảy, những lứa trà sau đó họ tìm đến những trang trại của các ông chủ Đài Loan cũng trên địa bàn Bảo Lâm. Trà “sinh thái” Đông - Kính thế là thành trà Đài Loan!

Chỉ mấy năm sau, do được nhìn tận mắt quy trình trồng và chăm bón đồng trà của đôi vợ chồng Đông - Kính, Công ty chế biến nông sản Phương Nam ở Bảo Lộc mới đồng ý bao tiêu tất cả trà của họ. Trà Ô Long vừa hái phải được đưa vào nhà máy chế biến ngay để giữ tinh chất và hương thơm. Đồng trà Đông - Kính cách xưởng chế biến của Phương Nam hơn 35km. Cuối năm 2007, họ đem trang trại của mình thế chấp, vay tiền sắm hai chiếc xe tải nhẹ Isuzu để chở trà vừa hái đem chế biến ngay. Năm 2008 đầy khó khăn, trà rớt giá trong khi giá phân bón tăng vọt, họ phải bán đi một chiếc để nuôi đồng trà...

Tháng 8-2009, màu xanh đã trở lại với đồng trà sinh thái ấy sau gần một năm bị “kềm” phát triển. Những cô gái Châu Mạ cho biết từ khi có đồng trà của ông bà Đông - Kính, mỗi ngày họ có được từ 7-10kg gạo, không còn cảnh ngồi không và cũng không phải sang tận xã Lộc Tân để hái trà cho các ông chủ Đài Loan.

Đi trong không khí nô nức ấy, bà Kính vẫn chạnh lòng: “Cứ mỗi lần ra thị xã Bảo Lộc, ngang phố trà đoạn trên quốc lộ 20, nhìn thấy nhãn hiệu các danh trà, chúng tôi cứ ao ước giá đồng trà của mình cũng có được một nhãn hiệu như thế. Bán hàng tinh như họ chắc chắn phải thu lợi được nhiều hơn bán trà đọt thô như chúng tôi”.

Còn ông Đông cho biết xây dựng một nhà xưởng ngay tại nông trang như mô hình làm trà trên thế giới còn quá xa vời với vợ chồng ông, nhưng khả năng thanh toán hết nợ đã rõ dần. Riêng tôi biết trong số các danh trà kia, có hãng không trồng lấy một cây trà nhưng vẫn sống khỏe và vẫn nổi tiếng suốt mấy chục năm qua chỉ nhờ mua trà của nông dân về chế biến, đóng gói, đưa ra thị trường...


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Friday, 2010-11-19, 10:52 AM | Message # 20
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Nghệ thuật kiến trúc ngôi nhà chung của Chúa và Yàng

Nhà thờ Cam Ly (Đà Lạt) được xây dựng nǎm 1959, là một công trình kiến trúc độc đáo dành cho đồng bào công giáo các dân tộc thiểu số, với hình dáng của nhà rông Tây Nguyên cùng hình tượng các loài vật linh thiêng và quen thuộc...

Trong số gần 100 công trình kiến trúc công giáo xuất hiện ở Đà Lạt từ thập niên 20 đến thập niên 60 của thế kỷ vừa rồi, nhà thờ Cam Ly được xây dựng riêng cho đồng bào các dân tộc thiểu số vì thế mang một sắc thái độc đáo, khác hẳn với các giáo đường dành cho người Kinh. Những người tạo tác nên ngôi nhà thờ đã thể hiện sự "hội nhập vǎn hóa" qua nghệ thuật kiến trúc khi cho gương mặt chúa trời hòa nhập với gương mặt của Yàng (trời) mà những người dân nơi đây đã nghìn nǎm sùng bái.

Khai sinh ra ý tưởng về ngôi nhà chung của Chúa và Yàng là linh mục người pháp Boutary và người thể hiện thành công ý tưởng này là nhà thầu Nguyễn Thanh Hồ. Công trình được khởi công vào cuối nǎm 1959 và hoàn thành tám nǎm sau đó. Cách không xa dòng thác Cam Ly, trên một quả đồi thơ mộng mà diện tích ban đầu khoảng 20 ha, nhìn bên ngoài toàn bộ giáo đường tựa như một ngôi nhà rông của đồng bào Tây Nguyên. Hai mái nhà nhìn ngang giống như lưỡi rìu, dốc đứng 17 m được lợp bằng 80.000 viên ngói với tổng trọng lượng tương đương 90 tấn. Để chịu đựng được sức nặng của ngôi nhà với cột, kèo, giằng bằng bê-tông, sắt và gỗ, móng của công trình đã được gia cố hết sức kỹ lưỡng. Riêng phần móng nhà thầu đã phải cật lực làm trong vòng nửa nǎm.

Trước cổng chính nhà thờ là hai hình tượng hổ và phượng hoàng - những loài vật quen thuộc trong hiện thực và trong ý thức của đồng bào thiểu số. Hổ tượng trưng cho sức mạnh và phượng hoàng thể hiện sự tinh khôn. Mặt khác, các nhà tạo tác cũng ngầm ví von các cư dân Thượng bản tính gần với tự nhiên vốn như chúa sơn lâm nhưng đã trở nên tốt lành, thanh dịu như chim phượng nhờ các tín điều tôn giáo. Cùng tư duy đó, nội thất thánh đường còn xuất hiện nhiều hình ảnh các loài vật khác thể hiện bản tính của chúng, như sự trong sáng của nai, sự gần gũi của chim và cá... Đặc biệt bên cung thánh bằng gỗ thông dưới chân thánh giá có treo ba đầu trâu theo thứ tự cao thấp. Trâu là linh vật mà người thiểu số ở Tây Nguyên thường dùng làm vật phẩm để "giao tiếp" với Yàng của họ, trong trường hợp này là kính dâng Thiên Chúa như một thông điệp biểu lộ lòng sùng kính.

Sau ba khung cửa lớn là nội thất giáo đường với diện tích gần 400 m2, một không gian vừa u huyền, thâm nghiêm vừa khoáng đạt, phóng túng. Cảm giác đó có được là do hiệu quả các giải pháp kiến trúc. Nối với những bức tường lửng có độ cao khoảng 3m được xây bằng đá chẻ là hệ thống cửa kính mầu xanh-nâu-vàng trong các khung gỗ. Các khung cửa liền nhau và giáp mái này cùng với 20 vì kèo tương ứng đều cách điệu hoa vǎn Tây Nguyên mà chủ đạo là hình vuông và hình tam giác - tượng trưng cho mặt trǎng và mặt trời trong môtip bản địa về quan niệm vũ trụ. Đối xứng phải trái là 16 bức tranh đá trong đó có 14 bức diễn tả các chặng thương khó của Chúa Jesus và ngày ngài thọ nạn, phục sinh...

Ở ngôi nhà chung của Chúa và Yàng, cùng với nghệ thuật sắp đặt và các giải pháp kiến trúc, các nhà tạo tác đã kết hợp hài hòa và thành công giữa tư duy mộc mạc, tự nhiên của đồng bào các dân tộc thiểu số với triết lý tôn giáo nhân bản và sâu sắc.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Friday, 2010-11-19, 10:55 AM | Message # 21
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Huyền thoại "Nữ chúa rừng xanh"

Với người Kơ Ho ở vùng Đồng Nai Thượng, Nữ chúa rừng xanh - Ka Nhỗi đã trở thành nhân vật huyền thoại. Cuộc kháng chiến chống Pháp của nghĩa quân chân trần Ka Nhỗi cũng đi vào lịch sử như một huyền thoại.

Đã thành thông lệ, cứ đến tháng 8 hàng năm là tôi về lại quê hương của Nữ chúa rừng xanh. Đó là một làng quê của người Kơ Ho ven trục lộ 20 cách Đà Lạt 80 km, có tên gọi là Dongr Dor (nay thuộc xã Đinh Lạc, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng). Đồng Nai Thượng là cái nôi của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ và là quê hương của những huyền thoại về người đàn bà tóc trắng, thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa...

NHỮNG DÒNG TƯ LIỆU

Trong cuốn "Vấn đề dân tộc ở Lâm Đồng" do Sở VH-TT Lâm Đồng xuất bản năm 1983 viết: "Với nội dung là đoàn kết, đấu tranh chống ngoại xâm, phong trào Mọ Kộ (tên gọi khác của Ka Nhỗi - Nữ chúa rừng xanh) ở Lâm Đồng (Đồng Nai Thượng) lúc bấy giờ đã tập hợp được 10.000 đồng bào các dân tộc trong tỉnh tham gia chống Pháp... Cùng với sự chuẩn bị về tài chính, vũ khí, họ cũng đã bắt đầu chú ý về mặt tổ chức. Phong trào có tính chất tự quản đối với bộ máy của bọn thực dân trong vùng đồng bào dân tộc ít người...". Sử ghi là thế. Đọc nghe khô khốc, Nhưng K'Sen, vị cận thần của Nữ chúa rừng xanh kể cho tôi nghe thì hấp dẫn hơn nhiều. Trong đêm tuyên thệ, Nữ chúa rừng xanh đứng đó. Mái tóc dài của bà buông thõng, trắng xóa, ánh mắt rực lửa căm hờn thẳng nhìn về phía trước: "Rạp nen an se, Bo Krong... Chau go! Cau lec mu, lec mac, hat mong, dhau yô, choujoh... Trâu đã giết! Hỡi thần linh, đến uống đi! Đến uống nào, hãy đến đây tất cả... Hỡi các thần! Hãy giết hết bọn thực dân Pháp xâm lược! Để cho người Thượng, người Chăm, người Việt Nam cùng nhau chung sống trong hòa bình, ấm no, hạnh phúc". Tôi đọc tiếp những dòng trong cuốn sách nói trên: "Nếu bỏ đi những yếu tố hoang đường, lời cầu nguyện ấy có nội dung động viên đoàn kết các dân tộc ở Việt Nam đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm, cùng nhau xây dựng cuộc sống mới, một cuộc sống đoàn kết, tương trợ, bình đẳng giữa các dân tộc...". Còn đây là cách diễn đạt của già làng K'Sen: Sau lời tuyên thệ, nước thánh Da Yơn được phân phát cho nghĩa quân. Có nghĩa là sức mạnh được truyền vào đôi tay - đôi tay rắn, truyền vào đôi chân - đôi chân khỏe. Đoàn quân nguyện một lòng giữ yên núi rừng Tây Nguyên. Một vạn nghĩa quân Kơ Ho dưới sự chỉ huy của Nữ chúa rừng xanh tuyên thệ trước núi rừng rằng không đội trời chung với giặc Pháp. Họ quyên góp tiền xu để làm mũi tên đồng, quyên góp và sản xuất hàng tấn lương thực để nuôi quân, chuẩn bị kháng chiến chống Pháp.

Sau báo cáo "Cuộc bạo loạn của người Thượng tại Đồng Nai Thượng" của Công sứ Pháp tại tỉnh Đồng Nai Thượng gửi Khâm sứ Trung kỳ, thực dân Pháp tổ chức cuộc bao vây căn cứ Dongr Dor nhiều ngày đêm liền. Mọ Kộ và toàn bộ ban tham mưu của nghĩa quân bị bắt. Khâm sứ Trung kỳ kết án Nữ chúa rừng xanh và "đồng bọn" - trong đó có K'Sen (tài liệu của Pháp ghi là K'Soun), vị cận thần của Nữ chủ tướng - hai mươi năm tù khổ sai, đầy ra Côn Đảo.

continuet.....


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Friday, 2010-11-19, 10:57 AM | Message # 22
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
MỐI TÌNH THÁNH THIỆN

Tháng 8 mưa phân vân. Trên đường Đà Lạt đi Di Linh - quê hương của Nữ chúa rừng xanh, tôi cứ lo ngại là sẽ không gặp được già làng K'Sen, vị cận thần của Ka Nhỗi duy nhất còn sống sót. Làng bản của Nữ chủ tướng chìm trong khói lam. K'Sen đón tôi bằng câu hỏi mở đầu thay cho lời chào: "Mày đã viết về tình cảm của chị Ka Nhỗi chưa?". Tôi thật khó trả lời. Bởi chuyện tình của Nữ chúa rừng xanh thì tôi đã được nghe kể nhiều lần. Đêm nay cũng vậy, bên bếp lửa nhà sàn, K'Sen lại nâng cần rượu. Ông "kéo" một hơi thật dài như uống cả con suối Đạ Sar vào lồng ngực cuộn sóng, K'Sen lại kể cho tôi nghe về chuyện tình của Nữ chúa rừng xanh: Ka Nhỗi không những là một chủ tướng dũng cảm mà ở bà còn có một mối tình thánh thiện. Bà có độc nhất người con gái tên là Ka Nhung. Ka Nhung đã chết khi lên 7 tuổi. Tuy có con nhưng Ka Nhỗi chưa một lần kết hôn. Ka Nhung chính là sản phẩm của một mối tình đẹp, mối tình duy nhất trong đời Nữ chúa rừng xanh.

Thời xuân sắc, Ka Nhỗi từng làm cho đám trai làng ngây ngất bởi làn da trắng, mái tóc rất dài và rất trắng của mình. Bởi nuôi ý định dấy nghĩa nên Mộ Kộ chưa chọn chàng trai nào "ưng cái bụng" để bắt làm chồng theo phong tục của người Kơ Ho. Thế rồi một hôm, gia đình Ka Nhỗi tổ chức lễ đâm trâu. K'Jéo là người làng bên tự nguyện sang giúp bố Ka Nhỗi làm cọc nêu. Đó là một chàng trai khỏe mạnh, thông minh và có nhiều tài vặt. Lễ xong, Ka Nhỗi mời K'Jéo ở lại uống rượu cần và ăn thịt trâu nướng suốt đêm. Nửa khuya rượu nhạt, mọi người đã say và đi ngủ, còn lại bên bếp lửa là K'Jéo và Ka Nhỗi. Chàng cất tiếng: "Cồng ditini tầm tạ. Trạ di tor... Trao người thương yêu nhất/ Cái vòng tay bỏ vào tay/ Cái bông tai đeo vào tai/ Còn con khỉ đeo lục lạc". Giai điệu của bài Lảh lông (dân ca Kơ Ho) mới trữ tình làm sao. Núi rừng tĩnh phắc. Dòng suối Đạ Sar ven làng cũng dường như quên trôi về sông lớn. Chỉ còn có hai con tim cùng gõ nhịp và ngọn lửa bập bùng chứng dám. Ka Nhỗi dạn dĩ hẳn lên: "Ngăn gư di oh... Chơ gư di got... Chàng cười vui đứng vững/ Khiến tôi cũng vui đứng vững? như cọc nêu, như cây tre xưa/ Chàng về gió nổi lên/ Và con suối chiều nay không cạn nước". Và cứ thế, lời trong lời, câu trong câu. Điệu Lảh lông trữ tình thắt chặt đôi trai gái vào nhau như sợi dây rừng buộc vào cọc nêu ngoài sân. Sáng hôm sau, họ chia tay nhau với lời hẹn: "Đêm, ta lại đến. Em hãy chờ cửa nhé!". Như vậy, người con gái Kơ Ho ấy đã biết yêu lần đầu, biết chờ mong và biết rằng ngày dài hơn ông mặt trời đi từ đỉnh núi phía đông sang đỉnh núi phía tây. Thời gian gần trôi. Đôi trai gái quyện vào nhau như ngọn Đăng Kér soi bóng xuống sòng Đạ Brăng - nơi hẹn hò của đôi uyên ương. Và chỉ có ngọn Đăng Brăng và dòng Đạ Brăng mới hiểu được rằng: Nằm xuống đây em ơi/ Đôi ta như bóng với hình, em ơi/ Tay đặt trong tay nắm chặt/ Đã yêu thương nhau ta nhắc/ Trọn đời có chửa có con/ Đừng như nước trôi đi mất".

Với người Kơ Ho, quan hệ tiền hôn nhân không có gì ràng buộc, nhưng để lại "hậu quả" là sự vi phạm luật tục. Khi biết mình có mang, Ka Nhỗi thưa với người cậu - người đóng vai trò quyết định trong hôn nhân của dân tộc Kơ Ho: "Cậu hãy sang nhà K'Jéo và nói với cha mẹ "nó" là cháu sẽ bắt K'Jéo về làm chồng". Tại nhà K'Jéo, người cậu mắc phải một cản lực: Bố mẹ K'Jéo từ chối lời cầu hôn của Ka Nhỗi (ở cộng đồng người Kơ Ho, người con gái chủ động trong hôn nhân) vì Ka Nhỗi là người bạch tạng - tóc trắng, da trắng. Cản lực đó về sau còn lây lan sang cả gia đình Ka Nhỗi. Đôi trai gái đau khổ đến tột cùng vì không thể "trao vòng" cho nhau được. Chỉ duy nhất con chim Bling trên đỉnh Đang Két là thấu hiểu nỗi lòng của hai người: Đêm, nó bay về làng báo mộng với già làng rằng chỉ nên "phạt trâu" K'Jéo mà thôi, không nên ruồng bỏ họ, vì lời thề của K'Jéo và Ka Nhỗi đã được thần núi Đăng Két và thần suối Đa Brăng nghe thấy. Trước hội đồng già làng, K'Jéo chấp nhận hình phạt "đền trâu" cho nhà Ka Nhỗi để giữ trọn lời hứa thủy chung với người mình yêu suốt đời. Sau mối tình đầy nước mắt đó, K'Jéo không chấp nhận lời cầu hôn của bất kỳ người con gái nào khác. Một thời gian sau, ông chết vì bệnh tương tư(?). Còn về phần Mọ Kộ, sau mối tình với kết quả là sinh hạ một người con gái (bị chết năm lên 7 tuổi), bà bị quấn vào cuộc dấy nghĩa của nghĩa quân Kơ Ho. Mặc dầu vậy, Ka Nhỗi vẫn không quên lời thề hôm nào bên dòng suối Đạ Brăng: Những lời tỏ tình của các chàng trai đều bị bà từ chối. Đến cuối đời, vị thủ lĩnh của quân kháng Pháp người Kơ Ho chết trong đơn độc, không chồng, không con đưa tiễn. Mối tình duy nhất của Nữ chúa rừng xanh cũng theo bà xuống mồ và bị chôn chặt từ bấy đến giờ...

Giọng của già làng K'Sen trầm lắng. Chóe rượu cần nhạt hẳn. Gió đêm đuổi nhau trong vườn, lá khô khua lào xào. Tiếng gà nhà ai cất lên bên kia suối Đạ Sar. Một ngày mới bắt đầu.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Friday, 2010-11-19, 10:58 AM | Message # 23
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
PHÂN VÂN MƯA THÁNG TÁM

Trời sáng hẳn. Tôi đề nghị anh K'Nhẽo - cháu gọi Ka Nhỗi là dì ruột: "Chúng ta hãy đến thăm mộ của Nữ chúa rừng xanh". K'Nhẽo không một thoáng do dự. Chúng tôi băng qua một cánh đồng có tên là Đạ Brăng (vốn xưa là suối Đạ Brăng). Vườn cà phê nhà ai xanh um trên đồi Đăng Két (là núi Đăng Kér trước đây). Nắng lấp lóa che vạt rừng thiêng trên đồi Đăng Kér thành những sợi vàng mỏng manh. K'Nhẽo phăng phăng bước tới khu rừng thiêng. Còn tôi thì chậm rãi nối gót. Đồi Đăng Kér là đây. Dòng Đạ Brăng là đây. Nơi hò hẹn của đôi uyên ương ngày ấy là đây. Nhưng lúc này, con suối Đạ Brăng đã biến thành đồng ruộng, núi Đăng Kér thành rẫy cà phê. May mà một khu rừng rừng thiêng trên đỉnh còn được giữ lại. Ngôi mộ của Ka Nhỗi nằm trong khu rừng thiêng, bên cạnh một gốc cây cổ thụ. Người cháu ruột của Nữ chúa rừng xanh - anh K'Nhẽo - khom xuống nhặt những cọng cỏ trên nấm mộ dì, xếp lại những chum ché theo tục "chia của" của người Kơ Ho. Trong tôi, buồn vui lẫn lộn: Vậy là khi trở về với đất, Nữ chúa rừng xanh đã tìm đến địa chỉ "hò hẹn" trước kia. Nhưng giá như dòng suối Đạ Brăng kia và ngọn núi Đăng Kér này - những địa danh gắn liền với tên tuổi vị nữ thủ lĩnh quân kháng Pháp của dân tộc thiểu số Kơ Ho - Lâm Đồng - được giữ lại, tránh khỏi những thúc bách về miếng cơm manh áo của con người? Trong thoáng chốc ngậm ngùi, thương cảm trước mộ Nữ chúa rừng xanh, tôi chợt phân vân: Sự thật thì Nữ chúa rừng xanh là ai? Vì sao cuộc khởi nghĩa của bà (cuối năm 1938) cận kề Cách mạng tháng Tám vụt lóe lên như ánh lửa rừng rồi vội tắt ngấm, chìm vào lãng quên? Và có thật nó chỉ là phong trào tự phát của cộng đồng dân tộc thiểu số tỉnh Đồng Nai Thượng mà thôi?

Trong những tài liệu mà tôi đọc được đều khẳng định phong trào Mộ Kộ kề Cách mạng Tháng Tám không có sự lãnh đạo của lực lượng nào khác. Tức nó là phong trào tự phát. Tuy nhiên, qua nhiều lần tiếp xúc với dân làng và tiếp xúc với vị cận thần của Nữ chúa rừng xanh là K'Sen thì trong câu chuyện kể gần như là huyền thoại của họ, tôi "nhìn thấy" thấp thoáng bóng dáng một nhân vật người Kinh. Và, người Kinh này cũng rất... huyền thoại. Trong trí nhớ của dân bản, người Kinh ấy có dáng hơi gầy, da trắng, mặc khố như đồng bào Thượng, nói giọng Bắc miền Trung. "Không ai được biết tên ông vì nguyên tắc hoạt động bí mật lúc bấy giờ". Đêm hôm qua, già làng K'Sen đã nói với tôi như vậy. Nghĩa quân chỉ nhìn thấy ông từ xa trong một vài lần rất hiếm hoi khi ông đến bàn định, hội ý kín với Mộ Kộ, và chỉ duy nhất với Mộ Kộ mà thôi. Nơi gặp gỡ của hai người là đại bản doanh của nghĩa quân - một khu rừng nguyên sinh bên cạnh suối Đạ Sar, làng Dongr Dor. Ngay như K'Sen, tuy là người thân tín, là cận thần, lại là em ruột của Nữ chủ tướng, nhưng cũng chỉ được đứng ở "vòng ngoài" làm nhiệm vụ canh gác chứ không được đến gần, không được tiếp xúc. Và, vào năm trước khi Mộ Kộ chết (bà chết năm 1973 sau khi đi tù ở Côn Đảo về), người "cấp trên" ấy vẫn còn đến gặp Mộ Kộ - ở lần gặp này cũng vậy, như thuở Mộ Kộ còn hoạt động: xong là ông vội vàng đi ngay. Dẫu thế, dân làng Dongr Dor vẫn đủ thời gian để nhận ra "Người Kinh mặc khố" ấy. Nhờ vậy, trong trí nhớ của những người già ở làng Đồng Đò (cách gọi chệch của Dongr Dor) ngày nay, trong đó có già làng K'Sen "người Kinh mặc khố" năm nào không thể lẫn với ai được. Nếu hiện còn sống, nay ông khoảng 90 tuổi. Nhưng tiếc thay, kể từ khi Ka Nhỗi mất, nhân vật "người Kinh mặc khố" chưa một lần xuất hiện trở lại Đồng Đò.

Vậy nhân vật nói trên là ai? Công việc tiếp theo để trả lời câu hỏi này hẳn là của nhà làm sử. Có thể rồi đây, sự cố gắng của các sử gia sẽ làm sáng tỏ vấn đề đó. Và biết đâu, nếu đọc được những dòng này, thì "người Kinh mặc khố" kia sẽ "tự thú" nếu ông hiện còn sống? Và cũng biết đâu, tính chất cuộc cách mạng do Ka Nhỗi lãnh đạo ở tỉnh Đồng Nai Thượng vào cuối thập kỷ 30 sẽ được thay đổi, sẽ được đánh giá lại, được nhìn nhận lại?

Hình như trong tôi đang có thoáng phân vân ở thời khắc Tháng Tám trên quê hương của Nữ chúa rừng xanh?

***

Dongr Dor - quê hương của Nữ chúa rừng xanh - nay đã trở thành vùng định canh định cư trù phú. Hơn 700 người con cháu của bà đã thực sự giã từ không gian cư trú cổ lạc hậu. Như vậy là sau bao nhiêu năm chiến tranh, sau bao cuộc lang bạt vô phương trong những cánh rừng già, cháu con của Nữ chúa rừng xanh lại về tề tựu bên dòng suối Đạ Char, bên cánh đồng Đạ Brăng, bên ngọn đồi Đăng Kér - nơi mà gần 60 năm trước, người con gái của dân tộc Kơ Ho Lâm Đồng dấy quân đuổi Pháp, mong mang lại ấm no cho mọi người. Những sợi nắng ban mai lấp lóa chẻ mỏng khu rừng thiêng trên đồi Đăng Kér...

Rời nơi an nghỉ cuối cùng củ Nữ chúa rừng xanh, tôi và người cháu của bà - anh K'Nhẽo - trở lại nhà. Già làng K'Sen, cận thần của Nữ chúa rừng xanh vẫn ngồi đó bên ánh lửa bập bùng, bên chóe rượu cần đã nhạt và bên linh hồn của một người đã đi vào huyền thoại. Từ đêm qua đến giờ, K'Sen chưa chợp mắt. Ông ngồi lặng thinh ở đó như từng ngồi như vậy từ bao nhiêu năm nay rồi. K'Sen im lặng nhìn vào bếp lửa. Tôi nhìn vào mắt ông. Ở nơi "dấu chân chim" lấp lánh một hạt ngọc hiếm hoi của tuổi già cằn cỗi. Nếu tôi không nhầm, ông đang nghĩ về Nữ chúa rừng xanh?

Tác giả: KHẮC DŨNG
Tốt nghiệp khoa Sử - Trường ĐHTH Đà Lạt
Hiện là phóng viên Báo Lâm Đồng.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Friday, 2010-11-19, 11:00 AM | Message # 24
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Ga Đà Lạt những điều chưa biết

Ga Đà Lạt hiện lên với một kiến trúc độc đáo, một hình ảnh rất quen thuộc đối với người Đà Lạt. Từ cổng đi vào ta dễ dàng bắt gặp toàn cảnh nhà ga với một lối kiến trúc như hình đỉnh núi: ba đỉnh chóp hình tam giác như những đỉnh núi Lang Biang vây quanh xứ lạnh này.

Ga Đà Lạt được gắn liền với tên tuổi một kiến trúc sư người Pháp tên là Moncet. Năm 1932, kiến trúc sư Moncet cùng đồng nghiệp của mình là Reveron đã thiết kế và thi công ga hỏa xa Đà Lạt. Sau 5 năm thi công (vào năm 1936), nhà ga hoàn thành.

Tuy vậy, theo một tư liệu lịch sử cho biết dự án xây dựng tuyến đường sắt từ Tháp Chàm đi Đà Lạt được toàn quyền Paul Doumer phê duyệt và khởi công xây dựng từ năm 1908, đến năm 1922, Công ty thầu khoán Á Châu được ủy nhiệm nghiên cứu làm đoạn đường xe lửa răng cưa Kroongpha - Dran theo kiểu Thụy Sỹ, với đoạn đường sắt răng cưa dài khoảng 10km, vượt độ cao 1.000m của đèo Sông Pha với độ dốc 12% để đến đất Dran của Lâm Đồng.

Kể từ khi có nhà ga Đà Lạt thì số lượng khách du lịch đến với thành phố du lịch và nghỉ dưỡng ngày càng nhiều. Theo tư liệu, mỗi ngày có ba đôi tàu thường xuyên hoạt động trên tuyến đường sắt Đà Lạt - Tháp Chàm. Khi đó, trên mỗi chuyến tàu, ngoài toa vận chuyển hàng hóa còn có 3 toa chở khách, và những toa chở khách này cũng được phân ra theo 3 hạng khác nhau.

Sau khi người Pháp rời Việt Nam, việc chạy tàu từ Đà Lạt đi Tháp Chàm vẫn được duy trì. Đến thời Mỹ chiếm đóng, tuyến đường sắt này chủ yếu phục vụ việc vận chuyển thiết bị cho chiến tranh nên đã bị quân giải phóng cắt đứt và nhà ga này ngừng hoạt động năm 1972. Sau giải phóng, tuyến đường sắt này được khôi phục và chính thức kéo còi vào ngày 19-5-1975, nhân kỷ niệm ngày sinh nhật Bác.

Ga Đà Lạt có thể coi là đặc biệt bởi nó không hề giống với bất cứ một dinh thự hay công sở nào lúc bấy giờ, và cũng không giống với bất cứ lối kiến trúc của một nhà ga nào khác ở Việt Nam. Nhà ga có chiều dài 66,5m, rộng 11,4 m, cao 11m. Ga Đà Lạt là nhà ga có độ cao cao nhất Việt Nam vì nó nằm ở độ cao 1.500m so với mặt nước biển, và lúc bấy giờ nó cũng được xem là nhà ga đẹp nhất Đông Dương và cả nước Pháp. Hiện nay ở nước ta ngoài ga Hải Phòng thì ga Đà Lạt là nhà ga cổ kính nhất còn lại ở Việt Nam.

Ở Việt Nam hiện nay, loại tàu hỏa chạy bằng hơi nước chỉ còn lại vài chiếc, chủ yếu là ở Hà Nội. Ở miền Nam chỉ duy nhất có ở Đà Lạt. Chiếc đầu máy chạy bằng hơi nước này được sản xuất tại Nhật vào năm 1932. Theo tính toán của các kỹ sư thì để chiếc đầu máy này chạy được phải cần đến một nhiệt độ 3.000C, đun 12m3 nước để tạo ra một sức kéo 700 tấn. Tuyến đường ray mà con tàu này chạy cũng độc đáo không kém: đường sắt răng cưa, một đường sắt độc nhất vô nhị ở Việt Nam.

Vào năm 1960, dưới chế độ Việt Nam cộng hòa, khối tài liệu mộc bản với hơn 35.000 tấm được chứa trong 3 toa mỗi toa nặng khoảng 25 tấn, nên đã phải dùng đến toa tàu hỏa có răng cưa để vận chuyển khối mộc bản lên cao nguyên này. Khối tài liệu mộc bản triều Nguyễn được hình thành dưới triều Nguyễn bao gồm những tác phẩm chính văn, chính sử; những áng văn ngự chế của các vị hoàng đế triều Nguyễn... Sau khi nhà Nguyễn sụp đổ thì toàn bộ những ván khắc in mộc bản này được chuyển về Đà Lạt.

Ngày nay, tuyến đường sắt này chỉ còn 17 km đi từ ga Đà Lạt đến ga Trại Mát, và được đưa vào tuyến du lịch trên những toa tàu và đầu tàu cổ kính. Khi một cột khói đen bốc lên, những bánh răng cưa bắt đầu chuyển bánh. Những du khách hiếu kỳ có dịp ngắm phong cảnh Đà Lạt bên ngoài những ô cửa sổ với ngút ngàn đồi thông chập chùng và khung cảnh bầu trời Đà Lạt trong veo.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Friday, 2010-11-19, 11:02 AM | Message # 25
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Những đường hầm bí mật ở thành phố Đà Lạt

Đường hầm khách sạn Palace

(BNS) Đà Lạt - thành phố du lịch hơn 100 tuổi nổi tiếng với du khách trong, ngoài nước suốt nhiều thập niên qua. Tuy vậy, thành phố này vẫn còn nhiều điều bí mật chưa được khám phá. Một trong những bí mật ấy là những đường hầm xuyên các tòa nhà nổi tiếng mà ngay cả những người dân đang sống ở thành phố này, không mấy người biết đến.

KHÁCH SẠN (KS) PALACE

Đường hầm nối từ cổng phụ của KS lên đến phòng khách cửa chính, chiều dài khoảng 40m, rộng 2m, nền đá, tường đúc xi măng, theo hình chữ Y, khá sạch sẽ và thông thoáng. Từ điểm bắt đầu đến hai ngã: một dẫn ra cửa chính KS, một đi lên nhà bếp - tầng trệt của KS. Trên nóc hầm có lắp đặt hệ thống bóng điện chiếu sáng. Hai bên đường hầm gắn các đường ống dẫn điện và nước (tách biệt) khá thẩm mỹ và an toàn. Trong tầng hầm có kho chứa rượu và quầy bar (mở cửa từ 16 giờ chiều đến 22 giờ đêm để phục vụ du khách). Ông Phạm Thành Trung - Tổng giám đốc Cty DRI (tập đoàn Accor của Pháp) - “ông chủ” của KS Palace cho biết: ngay từ khi xây dựng KS (năm 1922), người Pháp đã tính toán đến đường hầm này. Vì KS được xây trong thời chiến nên trước hết nó là con đường an toàn để thoát thân, đề phòng xảy ra bất trắc. Một lẽ khác, đó là sự tận dụng khuôn viên để các nhân viên phục vụ đi lại. Ở đây, những chuyện “bếp núc” như đến các phòng thay trang phục, chuyển thực phẩm nấu ăn... không lộ thiên như các KS, nhà hàng khác. Điều này cũng chứng tỏ tính hiện đại, chuyên nghiệp của chủ KS và các nhà thiết kế xây dựng từ cả trăm năm trước.

ĐỊA ĐẠO BÍ MẬT Ở DINH I

Đường hầm Dinh I băng qua hướng bắc

Dinh I nguyên là tổng hành dinh của cựu hoàng Bảo Đại và cũng là nơi nghỉ dưỡng của Ngô Đình Diệm. Tòa nhà này là của một viên công sứ người Pháp, Bảo Đại mua lại (vào khoảng cuối năm 1951 đầu năm 1952), sau đó xây dựng thành dinh thự trên một quả đồi. Phía sau dinh, dưới chân đồi cách khuôn viên tòa dinh thự chừng hơn 200m có một đường hầm bí mật được đào xuyên qua quả đồi, có ngã rẽ vào Dinh I thông đến phòng khách Dinh II (Dinh Toàn quyền). Hầm có chiều dài gần 3 cây số, cửa hầm ngụỵ trang trong một căn nhà xây nhỏ. Ông Nguyễn Đức Hòa (SN 1927), từng là người hầu cận thân tín của cựu hoàng Bảo Đại và sau được tin dùng mấy đời “nguyên thủ quốc gia” kể: “Khi chúng tôi được lệnh đến sửa sang lại tòa nhà đã phát hiện ra đường hầm bí mật này. Đức Kim Thượng (vua Bảo Đại) dặn phải tuyệt đối giữ bí mật, không ai được hé răng. Đường hầm do Nhật đào để chuẩn bị cho cuộc đảo chính Pháp năm 1945, nhằm bắt sống Toàn quyền Đông Dương và quan Tây trong các biệt thự. Do địa hình dốc uốn lượn, địa đạo nằm chếch về hướng bắc băng qua Dinh I, qua Sở Điện lực tỉnh (cách đó chừng 700m), rẽ nhánh vào 4 biệt thự trên đường Paul Doumer (nay là đường Trần Hưng Đạo). Tại các ngã rẽ này đều có một khu vực được đào rộng hơn bình thường, xuyên mặt đất và được ngụy trang bằng các cành cây phía trên, dường như là căn cứ của các Bộ tham mưu của Nhật. Cửa hầm rộng 3m, cao 1,8m, cách mặt đất 2m. Khi phát hiện ra đường hầm này, Bảo Đại mừng lắm và cho đặt một xe du lịch ngay cửa hầm, phòng khi bất trắc thì được đưa vào xe lánh nạn. Cạnh đó, “ngài” cho xây dựng một sân bay. Thẳng hướng cửa hầm lên và lối đường hầm băng qua, Bảo Đại cho xây dựng vườn Thượng uyển làm nơi đãi tiệc và dạo chơi. Không biết lính Nhật đào từ bao giờ và chở đất đá đi đâu mà người Pháp không phát hiện được. Năm 1956, Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống, ông ta chọn Dinh I làm nơi nghỉ dưỡng; ông Hòa được điều về phục vụ tại đây nên có điều kiện biết rõ hơn về đường hầm này. Vốn tính tò mò, nhiều buổi trưa ông Hòa cùng mấy người bạn mang theo đèn pin, lén xuống hầm đi sâu vào bên trong. Họ phát hiện rễ cây đâm tua tủa xuống đường hầm (người Nhật không chặt rễ cây, sợ cây chết, quân Pháp nghi ngờ), dơi làm tổ ở đó, ông Hòa cùng mấy người bạn bắt về làm thịt ăn. Năm 1958, Dinh Độc Lập bị thả bom, ông Diệm sợ quá vội xuống lệnh yêu cầu đổ bê-tông “kiên cố hóa” đường hầm bí mật để phòng thân nhằm khi có biến động. Đích thân ông ta cho gọi nhà thầu Phan Xứng đến giao thực hiện nhiệm vụ “tuyệt mật” này. Đoạn đường địa đạo bí mật nối vào Dinh I chưa khai thông, giờ bị xới lên “nối” tới tầng 2 (của Dinh), cửa hầm ngay trong phòng ngủ, cạnh đầu giường của tổng thống. Phía trước được ngụy trang bằng một giá sách, chỉ cần đẩy nhẹ sang một bên là bước vào cánh cửa dẫn xuống đường hầm. Bên dưới đường hầm có 3 phòng: phòng nghỉ ngơi và làm việc của tổng thống, phòng điện đài cơ yếu và phòng bảo vệ. Trên nóc dãy phòng này và bốn bề được kè đá, đóng cửa sắt cẩn thận. Ông Hòa - người duy nhất biết rõ về đường hầm này luôn bị căn dặn phải ghi nhớ 3 điều: “không biết, không nghe, không thấy”. Ông kể: Cứ mỗi lần quản gia ông Diệm báo “ngài sắp lên” là tôi lại phải mất mấy ngày chuyên tâm lau dọn đường hầm cho sạch sẽ. Và khi nào cũng vậy, vừa đặt chân đến dinh là ông Diệm vội vàng xuống kiểm tra an toàn của đường hầm bí mật trước tiên.

Nghe nói để xây dựng lại đường hầm này, ông Diệm đưa gần hai chục người từ Huế lên ăn ở tại chỗ và hì hục làm trong suốt gần hai năm liền. Sau đó, họ bị đưa đi đâu không rõ. Không ngoại trừ khả năng họ bị xử tử bí mật để đảm bảo an toàn*

ĐƯỜNG HẦM DINH II
Dinh Toàn quyền được xây dựng từ năm 1933 với sự tham gia thiết kế của kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát - nguyên Chủ tịch Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam. Tại Dinh này, ngoài đường hầm nối từ Dinh I còn có một đường hầm bí mật khác được đào ra phía sườn đồi, hướng tây nam, dài chừng 500m, do Toàn quyền Jean Decoux khi về đây đã cho xây dựng nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối ông ta và gia đình. Đường hầm này khá kiên cố, được đổ bê-tông cao hơn 1m, rộng 1,5m, cửa hầm nằm phía sau nhà khách của dinh. Sau đó, Ngô Đình Nhu và Trần Lệ Xuân đến ở, đã xem đường hầm là “sự quý giá” Toàn quyền để lại. Năm 1964, tướng Nguyễn Khánh lên nắm quyền ở miền Nam đã chọn Dinh II làm tổng hành dinh trong mùa nghỉ mát và lệnh cho tu bổ lại các đường hầm cũng mục đích hòng để thoát thân nếu chẳng may có đảo chính.

Tại trụ sở UBMTTQ tỉnh Lâm Đồng (xưa là nhà Ngự Lâm Quân của vua Bảo Đại) và Bảo tàng Lâm Đồng (nguyên là nhà của Đại phú hào Nguyễn Hữu Hào - cha đẻ của hoàng hậu Nam Phương) cũng có đường hầm. Theo lời ông Hòa thì hầu hết các biệt thự lớn ở Đà Lạt đều có đường hầm do Nhật đào để bắt sống các quan Pháp thời đó. Hơn 60 năm trôi qua, nhất là sau năm 1975, nhiều đường hầm bí mật ở đây bị sập, hư hỏng nặng, người ta cho dùng đất đá lấp lại. Đến nay, các đoạn đường hầm kể trên hầu như không còn dấu tích.

Giá mà các đường hầm bí mật kể trên được phát hiện, xem xét đúng giá trị lịch sử và đầu tư phục hồi cho du khách tham quan thì chắc chắn Đà Lạt sẽ thu hút được nhiều du khách hơn nữa.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Friday, 2010-11-19, 11:04 AM | Message # 26
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Truyền Thuyết Thác PONGUOR (ĐÀ LẠT)

Về tên gọi thác PonGour có hai truyền thuyết như sau :

Thứ nhất : PonGour là tên một người Pháp, phiên âm từ tiếng bản địa (K’Ho : PON - GOU, với nghĩa là ông chủ vùng đất sét trắng). Qua một số tài liệu địa chất của người Pháp, vùng này có nhiều Kaolin.
Như vậy PO N-GOU có nghĩa là ông chủ hay ông vua Kaolin.

Thứ hai : Do tác giả Nguyễn Hồng Nhật nêu lên năm 1984, hiện nay khá phổ biến được nhiều người nhắc đến POUGOUR, xuất phát từ ngôn ngữ K’HO, có nghĩa là bốn sừng tê giác ( PO N: bốn, GOUR: sừng) giả thuyết này lấy từ một chuyện cổ trong kho tàng chuyện cổ K’HO, CHÀM, CHURU. Nội dung chuyện cổ như sau:

Ngày xưa vùng đất PHÚ HỘI – TÂN HỘI - TÂN HÀ do nàng KANAI làm chủ, KANAI là một tù trưởng (bộ tộc trưởng) nữ trẻ xinh đẹp, có sức mạnh hơn cả thanh niên dũng sĩ K’HO-CHURU, nàng lại có quyền lực chinh phục thú rừng, đặc biệt là loài Tây U (tê Giác) do đó bộ tộc của nàng có đến bốn con tê giác to lớn khác thường, chúng được dùng để khai phá núi rừng, đồi suối để làm rẫy và đánh giặc bảo vệ buôn làng. Thuở ấy giặc PRENN (Châm) ở PANDURANGA (Ninh Thuận ngày nay) thường đến quấy phá, bắt bớ dân địa phương về vương quốc Châm để làm xu, làm phu (một hình thức nô lệ) hoặc đi lính chống lại người YUAN (Kinh).

Một lần, dân của bộ tộc KANAI bị lính PRENN bắt đi khá nhiều, căm giận trước cảnh ấy, nàng KANAI đã kêu gọi các bộ tộc Tây Nguyên như: STE, CHIL , MA , NỐP nổi dậy chống người PRENN, nàng đã tự mình cưỡi tê giác cùng đoàn quân Tây Nguyên xuống đánh phá vương quốc PANDURANGA, để báo thù. Nàng KANAI chiếm được bốn thành của người PRENN, cứu được hàng trăm dân K’HO bị người PRENN bắt đi làm nô lệ trước đây. Nhưng qua chiến thắng này nàng KANAI mới thấm thía nỗi nhân tình thế thái, một số người K’HO, MẠ đã theo giặc PRENN chứ không chịu về Tây Nguyên quê hương cũ mặc dù họ đã có gia đình tại quê nhà.

Đau buồn trước nghịch cảnh ấy, nàng KANAI quyết trừng trị những ai bội nghĩa quên tình và sau đó KANAI phải xây dựng cuộc sống cho buôn làng, KANAI cùng bốn con tê giác ngày đêm ủi núi sau đồi để tạo dựng một vương quốc thủy chung cho người K’HO của nàng, POUGOUR là dấu vết của bốn con tê giác cắm xuống núi rừng Tây Nguyên để mở ra một kỷ nguyên văn hoá cho các dân tộc tại đây…


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Friday, 2010-11-19, 11:05 AM | Message # 27
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Thiền viện Trúc Lâm


Thiền viện Trúc Lâm cách trung tâm thành phố Đà Lạt 5 km về hướng Nam, đến đường dẫn vào hồ Tuyền Lâm phóng tầm mắt về phía trước thấy thiền viện Trúc Lâm thấp thoáng trên đầu núi Phụng Hoàng trầm hùng, kỳ vỹ. Thiền viện bắt đầu được xây dựng vào năm 1993 đến năm 1994 thì hoàn thành, bản thiết kế do kiến trúc sư Vũ Xuân Hùng và kiến trúc sư Trần Đức Lộc vẽ.

Thiền viện được chia ra làm năm khu vực: khu vực ngoại viện, khu tịnh thất hòa thượng, hòa thượng viện trưởng, khu nội viện tăng và khu nội viện ni.
Đây là một công trình kiến trúc độc đáo bên cạnh hồ Tuyền Lâm. Đi lên từ phía hồ Tuyền Lâm là một con đường dốc có 140 bậc thang bằng đá, hai bên là những rặng thông cao vút dẫn qua ba cổng tam quan để vào chính điện.

Chính điện có diện tích 192 m2, bên trong thờ tự đơn giản, nhưng mang đầy ý nghĩa của nhà Phật. Giữa điện thờ tượng đức Phật bổn sư Thích Ca Mâu Ni cao khoảng 2 mét, tay phải cầm cành hoa sen đưa lên. Bên phải đức Phật là bồ tát Văn Thù cưỡi sư tử, bên trái là bồ tat Phổ Hiền cưỡi voi trắng sáu ngà.

Chung quanh phía trên chính điện là các bức phù điêu chạm khắc tám tướng thị hiện của đức Phật và các bao lam, án thờ bằng gỗ được chạm khắc rất công phu. Hành lang phía trước chính điện là hàng cột gồm bốn cột tròn giả gỗ. Trần được lợp bằng ngói tráng men sáng loáng, mái ngói uốn nhẹ toát lên nét khiêm cung của người Việt, nét thanh thoát của nhà thiền.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Friday, 2010-11-19, 11:08 AM | Message # 28
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Nhà thờ Domain De Marie

Nhà thờ Domain De Marie tọa lạc trên một một ngọn đồi thoáng đẹp, các trung tâm thành phố Đà Lạt 1 km về hướng Tây Nam. Nhà thờ còn có tên là nhà thờ Mai Anh vì trước đây khu vực này có rất nhiều cây mai anh đào.

Từ một nhà nguyện của nữ tu dòng Bác Ái, năm 1943 nhà thờ này được xây dựng lại theo lối kiến trúc độc đáo hơn bất cứ nhà thờ nào khác ở Đà Lạt.

Nét đặc trưng của nhà thờ là có tượng Đức Mẹ đứng trên quả địa cầu tạo theo mẫu người phụ nữ Việt Nam do Jon Chère, kiến trúc sư người Pháp thiết kế. Tượng cao 3 mét, nặng 1 tấn được làm vào năm 1943 là quà tặng của phu nhân toàn quyền Đông Dương Decoux. Đây cũng là nơi yên nghỉ của phu nhân toàn quyền Đông Dương - an táng ở hành lang phía sau của nhà thờ.

Ngày nay các nữ tử bác ái thánh Vinh Sơn tham gia vào nhiều hoạt động xã hội mang tính từ thiện như: chăm sóc trẻ em chậm phát triển, giúp đỡ các cô nhi, chữa trị bệnh cho người nghèo... Đến thăm nhà thờ Domaine De Marie, du khách sẽ được chiêm ngắm dàn hài tiên khá hiếm nở hoa thật đẹp.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Friday, 2010-11-19, 11:08 AM | Message # 29
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Dinh I - dinh tổng thống
Dinh I nằm cách trung tâm thành pho Đà Lạt 4 km về phía Đông Nam, theo đường Trần Hưng Đạo đến ngã ba Trại Hầm rồi rẽ phải đi tiếp đường Trần Quang Diệu, du khách sẽ đến được dinh I. Dinh có kiến trúc độc đáo mang dáng vẻ cổ kính, uy nghi mà tao nhã khiến ai đã một lần đến đây đều nhớ mãi.

Nguyên đây là cơ ngơi của một người Pháp được Bảo Đại mua lại từ tháng 8 năm 1949 và cho xây dựng thành tổng hành dinh của chính phủ hoàng triều cương thổ. Đến thời Ngô Đình Diệm được gia cố thành một lâu đài tráng lệ và kiên cố.

Dưới tòa nhà chính có một đường thoát hiểm, cửa chính đường hầm nằm ngay cạnh phòng ngủ của Ngô Đình Diệm. Một phần đường hầm nổi trên mặt đất có đường thoát hiểm thông ra phía sau dinh, nơi có sân tráng nhựa cho máy bay trực thăng đỗ dài khoảng hơn 100 mét. Hiện nay dinh đã mở cửa cho du khách tham quanvà thuộc quyền quản lý của liên doanh DRI.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Friday, 2010-11-19, 11:09 AM | Message # 30
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Dinh II - dinh toàn quyền

Dinh II là dinh thự mùa hè của toàn quyền Decoux hay còn gọi là dinh toàn quyền. Tọa lạc trên một đồi thông có diện tích 16 hecta ờ đầu đường Trần Hưng Đạo, cách trung tâm thành phố 2 km về hướng Đông Nam.

Ở đây phong cảnh rất đẹp, có thể nhìn thấy mặt hồ Xuân Hương thấp thoáng qua những tán lá thông, xa xa là đồi Cù với những dải cỏ non xanh biếc. Dinh được xây dựng từ năm 1933 đến năm 1937, gồm 25 phòng được bài trí cực kỳ sang trọng.

Decoux còn xây dựng những đường hầm bí mật rất kiên cố, được nối vào hầm chứa rượu với bề ngang khoảng 1,5 mét và cao hơn 1 mét có nhiều ngóc ngách được đổ bê tông chắc chắn.

Dưới thời Ngô Đình Diệm, dinh II trở thành nơi nghỉ mat của gia đình cố vấn Ngô Đình Nhu. Hiện nay, dinh II là nhà khách của ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
Diễn Đàn 3V » DIỄN ĐÀN 3V » TÀI LIỆU THUYẾT MINH 63 TỈNH THÀNH » LÂM ĐỒNG (thuyết minh về thành phố hoa !)
Search:

Bình Chọn
Rate my site
Total of answers: 22
Tin Nhắn
200
Site friends
  • Create a free website