Friday, 2024-05-17, 5:26 PM
Welcome Guest

3V CLUB

[ New messages · Members · Forum rules · Search · RSS ]
Diễn Đàn 3V » DIỄN ĐÀN 3V » TÀI LIỆU THUYẾT MINH 63 TỈNH THÀNH » THỦ ĐÔ HÀ NỘI (trái tim Việt Nam)
THỦ ĐÔ HÀ NỘI
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-25, 10:46 AM | Message # 1
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Thuyết minh Thủ đô Hà Nội

THỦ ĐÔ HÀ NỘI

Hà Nội nằm ở vị trí trung tâm đồng bằng Bắc Bộ. Hà Nội có diện tích 3.324,92 km², dân số 6,233 triệu (2008) ,khoảng cách dài nhất từ phía bắc xuống phía nam là trên 50km và chỗ rộng nhất từ tây sang đông 30 km. Điểm cao nhất là núi Chân Chim: 462 m (huyện Sóc Sơn); nơi thấp nhất thuộc xã Gia Thụy (huyện Gia Lâm) 12 m so với mặt nước biển. Hà Nội nằm hai bên bờ sông Hồng, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ trù phú và nổi tiếng từ lâu đời, Hà Nội có vị trí và địa thế đẹp, thuận lợi để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học và đầu mối giao thông quan trọng của cả nước.

Trong những năm qua, nền kinh tế Thủ đô Hà Nội cùng cả nước đạt được nhiều chuyển biến tích cực. Với chính sách mở cửa, tăng cường hội nhập nền kinh tế quốc gia vào đời sống kinh tế khu vực và quốc tế, các hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam có nhiều khởi sắc. Đặc biệt, ngành du lịch đã phát triển rất nhanh và trở thành một ngành kinh tế quan trọng của cả nước nói chung cũng như Hà Nội nói riêng.

Ngoài chức năng hành chính, chính trị, kinh tế và văn hoá, Hà Nội còn là một trung tâm du lịch có sức hấp dẫn của cả nước. Du lịch là một trong nhiều thế mạnh của Thủ đô.

Hà Nội, thành phố với bề dầy lịch sử ngàn năm văn hiến chứa đựng tiềm năng du lịch to lớn vị trí Thủ đô của Hà Nội có ý nghĩa đặc biệt đối với việc phát triển du lịch. Nằm ở trung tâm Bắc Bộ, giữa vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ với kết cấu hạ tầng tương đối phát triển, thành phố có nguồn tài nguyên du lịch tiềm tàng, đặc biệt là tài nguyên văn hoá - lịch sử.

Trải qua bao biến động thăng trầm Hà Nội lưu giữ được nhiều di tích văn hoá - lịch sử có giá trị đối với hoạt động du lịch. Các di tích lịch sử, nghệ thuật, kiến trúc tạo thành bộ sưu tập quý giá trong kho tàng di sản văn hoá của Việt Nam.

Cho đến nay, Hà Nội có trên 300 di tích được công nhận di tích lịch sử văn hoá (trong khoảng 2000 di tích trên địa bàn), đứng đầu cả nước về số di tích được xếp hạng, mật độ trung bình 2 di tích/km2. Nhiều loại di tích có ý nghĩa lịch sử gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước (thành Cổ Loa với sự tích An Dương Vương, khu di tích Sóc Sơn gắn với truyền thuyết chống giặc Ân của Phù Đổng Thiên Vương, khu di tích về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh...), Hà Nội vẫn còn lưu giữ nhiều công trình kiến trúc cổ, gồm hơn 600 ngôi chùa và khu phố cổ. Bên cạnh các công trình kiến trúc cổ còn có nhiều công trình mới được xây dựng như Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, cung Văn hoá Hữu Nghị... cùng hệ thống các viện bảo tàng và nhà hát phong phú, đa dạng (bảo tàng Hồ Chí Minh, bảo tàng Hà Nội, bảo tàng Lịch sử, bảo tàng Cách Mạng...). Tiềm năng du lịch Hà Nội còn thể hiện ở các hoạt động văn hoá - văn nghệ dân gian, nghệ thuật múa rối nước là loại hình sân khấu dân tộc độc đáo hấp dẫn khách du lịch nước ngoài muốn tìm hiểu nền nghệ thuật truyền thống Việt Nam, các lễ hội truyền thống (hội Lệ Mật, hội Triều Khúc...), các làng nghề truyền thống (đúc đồng Ngũ Xã, gốm sứ Bát Tràng, Cốm Vòng....). ẩm thực Hà Nội được du khách trong nước và thế giới đánh giá cao (Phở bò, Chả cá Lã Vọng, bánh cuốn Thanh Trì, Giò chả...).
Hà Nội đặc biệt với “mùa thu vàng” đã làm rung động biết bao tâm hồn thi sĩ... Hà Nội còn được gọi là thành phố “xanh” với các hàng cây thuốc nhiều loại khác nhau như xà cừ, bàng, sấu, phượng, hoa sữa... trải khắp phố phường xanh cả bốn mùa. Trên 300 vườn hoa, công viên và thảm cỏ cùng hệ thống tượng đài, các bể phun nước càng làm tăng thêm vẻ đẹp của Thủ đô. Nói đến Hà Nội không thể nói đến vẻ đẹp của hệ thống sông hồ. Dòng sông Hồng như dải lụa vắt ngang thành phố, hai bên bờ sông có biết bao di tích mà du khách có thể ghé thăm nếu đi du lịch bằng đường thuỷ. Những hồ đẹp và tiêu biểu của Hà Nội là Hồ Tây, Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Thuyền Quang, Hồ Trúc Bạch gắn với huyền thoại thiêng liêng giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Ngoài ra, xung quanh Hà Nội trong bán kính 100 cây số có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như rừng Cúc Phương, động Hương Tích, núi Tam Đảo, đền Hùng, Hoa Lư... Những điểm du lịch này kết hợp với Hà Nội thành vùng du lịch hấp dẫn và Hà Nội trở thành một đầu mối cho toàn vùng.

Có thể nói, một quần thể du lịch phụ cận bao quanh thủ đô cấu thành một Hà Nội phong phú, đa dạng về tiềm năng du lịch, xứng đáng là một trung tâm du lịch lớn của cả nước. Hà nội có nhiều danh thắng nổi tiếng, nhiều đặc sản và hàng thủ công mỹ nghệ với bản sắc riêng. Người Tràng An nổi tiếng duyên dáng và thanh lịch. Với tiềm năng ấy, cộng với một nền văn hoá đậm đà chất Á Đông, du lịch Hà Nội chắc chắn hấp dẫn khách trong nước và quốc tế.

Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước, là nơi hội tụ của 6 tuyến đường sắt, 8 tuyến đường bộ và đường hàng không. Hệ thống giao thông này là cầu nối Thủ đô với các tỉnh trong nước và thế giới.

Hà Nội là đầu mối giao thông đường sắt quan trọng, lớn nhất cả nước. Hội tụ về đây có 6 tuyến đường chính: Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Uông Bí. Mạng lưới đường sắt góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-25, 10:51 AM | Message # 2
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
THÀNH ĐẠI LA

Là một kiến trúc vĩ đại, có đầu tiên ở trên đất này. La Thành không phải là một tên riêng, chỉ có nghĩa là một bức thành lớn bao quanh một bức thành nhỏ ở bên trong. La Thành có từ đời nhà Đường bên Trung Quốc, những căn cứ của những đất đã chiếm được đền đắp lại lần hai, thành ngoài gọi là La Thành.

Suốt cả thời kỳ Bắc Thuộc (111 trước công lịch đến 939 sau công lịch), bọn vua quan phong kiến Trung Quốc sang xâm lược nước ta. Đều đóng căn cứ địa ở bên tả ngạn sông Hương, như Liên Lâu (Tiên Du- Bắc Ninh) rồi đến Long Biên (phía bắc sông Đuống). Đến đời Đường, thường có quân Chà Và ở ngoài bể tràm vào và quân Nam Chiếu ở mạn Vân Nam tràn xuống, kéo đến vây đánh phủ Đô Hộ, hơn nữa nhân dân không chịu nổi sự áp bức bóc lột của bọn xâm lược, cũng thường nổi lên chống đánh. Năm 824, đô hộ là Lý Nguyên Gia, tin theo truyền thuyết phong thủy, cho rằng trước cửa thành Long Biên có dòng nước chảy ngược, nên dân hay nổi lên “ làm phản”. Lý Nguyên Gia bèn rời phủ trị sang địa phận huyện Tống Bình, gần sông Tô Lịch. Lúc đầu chỉ xây một tòa thành nhỏ, sau đó, nhận thấy nơi ấy có địa thế hiểm yếu, liền lập phủ trị vĩnh viễn ở đó, đắp rộng cao thêm thành, làm cho dân ta hồi đó phải phục địch rất khổ sở. Đến năm 866, nhà Đường đổi An Nam đô hộ phủ làm Tinh Hải quân, sai Cao Biền sang làm Tiết độ sứ Cao Biền là một tướng có nhiều tài lược và mưu trí, đã dùng nhiều thủ đoạn để lòe nạt dân chúng, như việc phá những thác ngầm ở dọc sông: đêm đến, hắn cho đục đá đặt thuốc nổ, làm nổ tung những thác ấy, rồi nói phao lên là vì trời giúp vua Đường sai thiên lôi xuống phá thác, làm cho nhân dân sợ hãi. Muốn củng cố thêm căn cứ thống trị, Cao Biền cho đắp lại thành Đại La, bốn mặt dài hơn 1.982 trượng linh 5 thước, cao 2 trượng linh 6 thước. Muốn ngăn ngừa không cho nước sông Tô, sông Hồng tràn vào phủ trị, Cao Biền lại cho đắp một đường đê bao bọc ở ngoại thành, dài hơn 2.123 trượng linh 8 thước, cao 1 trượng, dầy 2 trượng, trong thành cho nhân dân làm nhà ở hơn bốn chục vạn nóc. Đường đê bao ngoài thành gọi là Đại La Thành, cũng gọi là ngoại La Thành. Với Cao Biền, ngày nay ở dân gian ta vẫn còn những truyền thuyết hoang đường, như nói Cao Biền thấy ở đất Giao Châu ta có nhiều kiểu đất đế vương, nên thường cuỡi diều giấy bay đi xem xét, rồi dùng phép thuật phá những nơi có hình thế sơn thủy đẹp và chặn những đất có long mạch bằng cách đào những giếng khơi rất sâu. Vì vậy, ở nông thôn, làng nào có nhiều giếng khơi, người ta vẫn nói đó là do Cao Biền đào ra. Lại như, mỗi khi thấy người nào yếu sức, tay chân cử động rim rẩy, thường vẫn nói câu đã gần thành tục ngữ: “lấy bẩy như Cao Biền dây non”. Người ta giải thích là Cao Biền có phép thuật “tản đậu thành binh” nghĩa là mỗi khi cần có quân lính đi đánh dẹp, không cần mộ người chỉ cần rắc đậu vào một bãi đất trống, rồi ủ kín, đọc một trăm lần thần chú rồi mở ra, mỗi hạt đậu hóa thành một người lính. Có lần Cao Biền đọc thần chú còn thiếu, khi mở ra nhửng hạt đậu thành lính, nhưng đều còn non chưa đủ sức, đứng lên không vững. Lại còn chuyện nói Cao Biền đắp La Thành, mấy lần bắt đầu đều bị sụt lở, một đêm Biền đứng trên vọng lâu nhìn ra, thấy một vị thần cưỡi ngựa trắng chạy đi, chạy lại như bay, rồi bảo Biền cứ theo vết chân ngựa chạy mà đắp thành. Vì vậy, sau khi đắp thành xong, Biền cho lập đền thờ vị thần ấy, ở ngay nơi hiển hiện, gọi là Bạch Mã. Đền thờ ngày nay vẫn còn ở phố Hàng Buồm.

Từ năm 939, chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc, nước ta bắt đầu độc lập tự chủ, nhưng đời Ngô Vương Quyền lại đóng đô ở Cổ Loa, hai đời Đinh, Lê, thì đóng đô ở Hoa Lư, thành Đại La tro nên hoang phế. Mãi đến năm 1010, Lý Thái Tổ mới dời kinh đô đến đó nhưng lại đắp thành khác nhỏ hẹp hơn gọi là thành Thăng Long. Nền cũ của thành Đại La, phần lớn không còn lại dấu vết, chỉ còn nhận thấy những khoảng từ Thanh Nhàn đi lên cửa ô Cầu Dền sang ô Chợ Dừa, rồi thẳng đến ô cầu Giấy, ngược lên đến làng Bưởi. Năm kia, ta đã cho theo dấu cũ ấy, sữa chữa lại nhiều nơi, đắp cao lên làm thành thân đê, đề phòng nạn lụt. Còn phần đê La Thành về phía sông Hồng, từ đời Lý nhập vào với đê Cơ xá và từ Đời Trần đã nhập vào với đê Quai Vạc, chuyên ngăn nước sông Hồng.

Đê Đại La Thành này, khi còn độc lực giữ việc chống nước lụt cho nội thành, thường bị sạt lở. Năm 1243, đời vua Thái Tôn nhà Trần, nước sông Hồng lên to quá, phá vỡ một đoạn thân thành, làm cho nội thành bị ngập lụt. Cũng từ đó, các đời vua Trần mới nghĩ đến việc đắp đê quau vạc suốt từ đầu nguồn trở xuống cho đến nền bể, dọc hai bên sông Hồng.

Bài thơ “Điếu Cổ La Thành” của nhà thơ Tế Xuyên, đời cuối Lê đã mai mỉa đã tâm xâm lược của Cao Biền, nhọc lòng đắp nên thành ấy, kết cục, bọn phong kiến thống trị Trung Quốc đều phải diệt vong. Sau chiến công trên sông Bạch Đằng năm 939, nước ta hoàn toàn tự chủ. Bài thơ đại ý như sau:

Đại La Thành tôn công xây
Cao Biền tưởng chiếm đất này dài lâu
Nào ngờ mấy chục năm sau
Vùi quân xâm lược dòng sâu Bạch Đằng.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-25, 10:52 AM | Message # 3
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
THÀNH THĂNG LONG ĐỜI LÝ TRẦN

Ở Việt Nam, từ đầu thế kỷ 11, một quốc gia phong kiến đã hình thành, cần phải có nơi hình thế hiểm yếu để làm căn cứ địa cho nền thống trị. Năm 1010, Lý Thái Tở chọn thành Đại La là căn cứ cũ của bọn đô hộ nhà Đường làm kinh đô của đất nước. Sau khi đã thiên đô ra đây, việc trước tiên của vua Lý Thái Tổ là phải đắt ngay một tòa thành. Thành này không theo phạm vi to rộng của thành Đại La, mà thu hẹp lại về phía tây bắc, vì phía này địa thế cao ráo hơn, lại ít ao, chuôm, đầm vũng.

Thành có hai lần, lần ngoài đắp bằng đất, lần trong xây bằng gạch đá, suốt phía bắc và phía tây thành, đều dựa vào bờ sông Tô Lịch. Phía nam đoạn đầu dựa vào sông Kim Ngưu là một nhánh của sông Tô, rồi thì ngược lên theo một đường hình thước thợ, rồi xây thẳng phía đông, lại ít đi ngược lên nối với thân thành phía bắc. Chung quanh thành có 4 cửa: đông là cửa Tường Phù, tây là cửa Diệu Đức, bắc là cửa Quảng Phúc, nam là cửa Đại Hưng.
Sử cũ chép rằng: khi thành vừa đắp xong thì có rồng vàng hiện bên trên cửa Đại Hưng. Vì thế, vua Thái Tổ liền đặt tên thành là Thăng Long.
Năm Thiên Thanh thứ hai (1029) đời vua Thái Tôn, lại đắp thêm một lần thành đất ở ngoài nữa gọi là Phượng Thành.

Trong phạm vi thành Thăng Long này chia làm hai khu: khu chung quanh ngoài gọi là Hoàng Thành, trong khu này có dinh thự các quan lại những hành cung và biệt điện của nhà vua đôi khi đi tuần hành lấy chỗ nghỉ ngơi và nhiều chùa to tháp lớn của các đời vua dựng lên, trong khu này cũng có một số nhân dân có thủ nghệ, chuyên làm các đồ cho vua quan dùng, được ở thành từng phường riêng.

Trong khu này, Lý Thái Tổ lại lập ra điện Hàm Quang trên núi đất ở bờ sông, kiến trúc rất nguy nga, lợp toàn bằng ngói bạc, từ dưới lên cao hàng trăm bậc, hàng năm những đêm trăng trong gió mát, nhà vua cùngcác phi tần ra đó ngự xem bơi thuyền. Hoa Thôn thái đường cũng là một biệt điện để hàng năm sau hai kỳ xuân, thu hội tế ở Thái Miếu, lại họp các người hoàng tộc ra đó ăn yến và vui chơi. Ở phía tây hoàng thành, lại đắp đàn Nam Giao để tế trời, đàn Xã Tắc để tế đất và một khu ruộng gọi là Tịch Điền, để hàng năm cứ đến tháng hai nhà vua lại tu mình cầm cày, cấy ruộng để tỏ ý khuyên nhân dân nên chăm chỉ canh nông.

Khu trong và là khu chính giữa gọi là cung thành, là nơi ở riêng của nhà vua. Cửa chính đi vào khu này, gọi là Đoan Môn trong Đoan Môn có điện Càn Nguyên là nơi hoàng đế coi chầu, điện Tập Hiền để hội họp các quan văn, điện giảng Võ để hội họp các quan võ. Lại mở cửa Phi Long thông ra cung Nghinh Xuân, cửa Đan Phượng thông ra cửa Uy Vũ. Chính giữa làm thêm điện Cao Minh, thềm cao gọi là Long Trì có hành lang vây bốn mặt. Đằng sau điện Càn Nguyên, dựng hai cung Long Hoa, Long Thụy là nơi nhà vua yên tiệc và nghỉ ngơi, hai cung Thúy Hoa, Ngọc Bội để làm nơi ở cho các cung tần mỹ nữ. Các kho chứa hàng thì có một phủ kim ngân châu bái, một kho lụa vải, một kho thóc gạo, và các thực phẩm khác.

Đời Trần vẫn theo thành cũ của nhà Lý, chỉ đắp thêm ở vòng ngoài cao và dày hơn mà thôi. Trong thành dựng thêm cung Thánh Từ để thượng hoàng ở, cung Quan Triều để nhà vua ở. Còn khi hoàng thành lại có thêm dân cư ở đông đúc trong có sáu mươi mốt phường.

Long Thành Dật Sự có ghi lại mấy câu chuyện về thành Thăng Long trong đời Trần, rất có ý nghĩa, xin lược thuật ra sau đây:

Năm Trùng Hưng thứ 5 (1289) sau khi đã đánh đuổi quân Nguyên, thành Thăng Long nhiều đoạn bị quân địch san bằng, vua Nhân Tôn hạ chỉ gấp rút sửa lại thành trì, Hoàng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn can rằng: Việc tu sửa lại thành trì không cần kíp lắm. Việc cần kíp của triều đình phải làm ngay không thể chậm trễ được, là việc ủy tạo nhân dân. Hơn 4 năm, quân giặc hai lần tràn sang quấy rối, từ nơi núi rừng đến nơi đồng ruộng đều bị tàn phá. Vậy mà nhân dân vẫn hướng lòng về triều đình. Xuất tài, xuất lược đi lính và đóng thuế, làm nên một lực lượng mạnh cho triều đình chống nhau với quân giặc. Nay nhà vua đã được trở về yên ổn. Việc phải làm trước hết là hú ý đến ngay nhân dân, những nơi nào bị tàn phá, tuy tình hình nặng nhẹ mà cứu tế, nơi nào bị tàn phá quá nặng có thể miễn tô thuế. Có như thế nhân dân mới nức lòng, càng quy hướng về triều đình hơn nữa. Người xưa đã nói: “Chúng chí thành thành” nghĩa là “ ý chí của quần chúng nhân dân là một bức thành kiên cố, đó mới là cái thành cần sửa chữa ngay, xin nhà vua xét kỹ.

Vua Nhân Tông đã vui vẻ nghe theo lời can của Hưng Đạo Vương.
Cũng như sau khi đánh thắng quân Nguyên, vua Trần liệu thế vua Nguyên thế nào cũng đem lại quân sang báo thù, liền sai sứ giả là Đào Tử Kỳ sang triều đình nhà Nguyên xin giảng hòa. Vua Nguyên sai thượng thư Trương Lập Đạo tiếp kiến, trách hỏi về tội nước nhỏ sao lại dám chống thiên triều, bằng những câu rất kiêu ngạo như sau:

Lúc đầu thiên triều chỉ mượn đường sang đánh Chiêm Thành, đã trái mệnh không cho mượn, hỏi tội lại không tạ tội dám đem quân chống lại. Vua tôi nước ngươi, thực thư ếch ngồi đáy giếng, coi trời nhỏ, được bao nhiêu sức người, nếu quân thiên triều lại tới, chỉ một cái đạp nữa là san bằng?
Trương Lập Đạo còn nói nhiều câu hỗn xược, nhưng Đào Tử Kỳ đã lần lượt đáp lại bằng những lời vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn như những câu sau đây:

Các ông là nước lớn, chúng tôi là nước nhỏ, chúng tôi chỉ muốn yên ổn, bao giờ chúng tôi lại có sinh sự chỉ vì các ông cậy người đông, sức mạnh đến chục đè đầu, đè cổ chúng tôi. Vì lẽ phải giữ mình, chúng tôi phải chống lại, người xưa đã nói “sư trực vi tráng, khúc vi lão” nghĩa là “việc chiến tranh vì lý thẳng thì thắng, lý cong thì thua”. Chúng tôi vì tự vệ nên chúng tôi thắng, các ông vì ăn cướp nên các ông thua, đó là lẽ tất nhiên, không thể lấy thế mạnh yếu nước to nhỏ mà bàn được. Cái thành Thăng Long kia chỉ là vật nhỏ mọn đề phòng những kẻ trộm cướp vặt phá tan có khó gì. Còn như chống với kẻ địch bênngoài đến chụa vạn quân cướp nước chúng tôi đã có một tòa thành vững vàng như núi không kẻ nào phá được là sức mạnh của toàn thể quân dân chúng tôi.

Thấy Đào Tử Kỳ có vẻ ngang ngạnh, chúng bắt giam lại, định lại mang quân sang đánh nước ta một lần nữa. Nhưng vì vua Thế Tổ nhà Nguyên là Hốt Tất liệt bị bệnh chết, chúng phải bãi binh và phải giảng hòa với nước ta. Bấy giờ Đào Tử Kỳ mới được tha về.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-25, 10:53 AM | Message # 4
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
THÀNH THĂNG LONG ĐỜI LÊ

Năm 1428, Lê Lợi đánh đuổi nhà Minh, lên làm vua, cũng đóng quân ở Thăng Long, nhưng gọi là Đông Kinh, còn thành vẫn theo khuôn khỗ cũ. Năm 1430 vua Lê cho dựng điện Kính Thiên trên núi Nùng, ngay trên nền cũ chính điện của đời Lý. Núi Nùng chỉ là một gò đất cao nổi lên trên một bãi đất phẳng, bốn bề vuông vắn. Sách địa kiểm ký nói trong ruột núi Nùng có một lỗ thông mãi xuống dưới đất sâu, là nơi phát tiết của khí hậu, nên ngày ưa gọi nơi ấy là Long Đỗ, nghĩa là rốn rồng.

Đến đời vua Thánh Tôn, khoảng niên hiệu Quang Thuận (1460 – 1469), đắp thêm lần thành ngoài cho to rộng hơn trước và theo nếp cũ của hai đời Lý Trần, đắp rộng thêm Phượng Hoàng ra tám đặm. Niên hiệu Hồng Đức (1470-1497), phần hoàng thành trong vẫn để nguyên, riêng có phần thành đất đắp bao bên ngoài, lúc thì đắp thêm ra, lúc thì lại xén bớt đi, lại có lúc thì phá bỏ hẳn, để nguyên rõ lần thành xâygạch ở bên trong.

Trong khu cung thành, kiến trúc thêm nhiều cung điện to lớn. Bên trong cửa đoan môn có điện Thị Triều, là nơi vua nhà ra ngự đại triều hàng tháng, trong điện Thị Triều là điện Kính Thiên, là nơi nhà vua họp với các quan khi có việc quân quốc trọng đại. Bên hữu điện Kính Thiên là điện Chí Kinh, bên tả là điện Vạn Thọ, bên hữu cửa Đoan môn là Tây Tràng An, bên tả là Đông Tràng an, giữa có hồ nước hình tròn, có dòng uốn khúc thông ra sông Tô Lịch, gọi là Ngọc Hà. Về cuối đời Hồng Đức, vua Thánh Tôn tuổi già thường chăm nghiên cứu đạo thần tiên, nên ở trước điện vạn Thọ, có xây một cái đài cao mười hai trượng, gọi là Thừa Lộ Đài, trên đài có hình một cô tiên đứng, tay phải giơ cao cái bát ngọc để đón lấy những giọt nóc ( do hơi nước gặp lạnh đọng lại) để pha vào thuốc bổ cho vua uống.

Khu Hoàng Thành bên ngoài, về phía đông, đằng trước có thái miếu, thờ các tổ tiên nhà vua, đằng sau có Đông Cung, là nơi cho hoàng thái tử ra nghe các quan sư phó giảng học, về phía đông có Khán Sơn (tức là quả núi đất trong vườn Bách Thảo ngày nay), qua Khán Sơn có trường Giảng Võ qua phía tây nữa là điện Linh Lang (đền Vua Phục) và trường thị hội. Chung quanh thành vẫn để bốn cửa như cũ, nhưng đều đổi tên khác: cửa Tường Phù đổi tên là cửa Đông Hoa, cửa Quảng Phúc đổi là cửa bắc, cửa Đại Hưng đổi gọi là cửa Nam, cửa Diệu Đức đội gọi là cửa Bảo Khánh.

Đến đời vua Tương Dục (1509-1515) về phía tây bắc lại đắp thêm thành mới, rộng bao cả đền Trấn Võ vào trong. Những đoạn thành nào đắp ngang qua sông Tô Lịch, đều xây cống đá vững chắc, cho nước sông lưu thông và thuyền bè đi lại được dễ dàng. Lại đắp thêm một lần thành đất ở bên ngoài nữa, chu vi hơn hai nghìn trượng, từ đông nam đến tây bắc.

Phía tây bắc thủ đô, bên ngoài hồ tây, chỗ ngã ba, sông Tô gặp sông Thiên phủ có cát bồi dần dần dòng sông cũ mắt hẳn, trở thành bãi đất phẳng như ngày nay. Ở khu này các đời vua nhà mạc lập nhiều cung điện, dinh thự, như viện Nghinh Xuân và Trường Thi ở Quảng Bá. Năm 1593, Trịnh Tùng đánh đuổi nhà Mạc, rước vua lê trở về Thăng Long, hạ lệnh phá hết những lớp lũy đất do nhà Mạc đắp lên. Theo sát bên ngoài lớp hoàng thành cũ, Trịnh Tùng cho đào ba lần ngòi sâu, trên các bo ngòi trồng tre kín mít.

Có một điều mỗi khi đọc sử nhiều người vẫn tự hỏi là; khi trịnh Tùng đã giúp vua Lê Trung Hưng thành công, tại sao không ở trong thành, lại lập riêng một khu ở bên ngoài, gọi là vương phủ ( dân gian gọi là phủ chúa). Khu này rất rộng bao quát cả phường Báo Thiên và một phần mấy phường ở chung quang ước chừng từ đầu phố nhà thờ, phố Hàng Trống xuống đến cả khu dốc Hàng Rèn ngày nay. Về điều này người ta đã nhận xét được rằng: Trịnh Tùng sau khi rước vua Lê về Thăng Long, dù được vua Lê phong cho tột bậc vương tước, nhưng Tùng cậy công cậy tài, lại có dã tâm muốn thay nhà Lê lên làm vua nước Nam. Tuy vậy, hắn cũng tu đáy lòng dân vẫn còn yêu chuộng nhà Lê, hắn không dámbắt chước họ Mạc trắng trợn cướp ngôi của nhà Lê được. Rồi hắn áp dụng câu “ trăm nhờ phật mà ăn oản”, vẫn giữ tiếng làm tôi nhà Lê, mà thực ra coi vua Lê chỉ là bù nhìn, bao nhiêu quyền hành hắn đều nắm ở trong tay. Hắn lập căn cứ ở riêng ngoại thành, lâu đài cung điện, chẳng những dịch thế với vua lê mà còn hơn vua Lê nữa. Hắn lập một chính phủ riêng, chẳng gọi là triều đình mà gọi là phủ liêu chẳng gọi là lục bộ mà gọi là lục phiên. Cứ thế truyền đời cho con cháu, luôn hơn hai trăm năm, làm nên một quái trạng ở nước ta “ đã có vua lại có chúa”.

Băm cảnh Hưng thứ 46 (1785) vua Lê cho rằng kinh đô nguyên là một khu đất phẳng, cung điện của nhà vua, dinh thực các quan lại, đồn trại của các quân đội ở vào đó mà trong đi ra, ngoài đi vào, không có thành lũy gì để ngăn giữ, liền hạ cho lệnh bắt nhân dân các huyện ở gần kinh kỳ đắp thành đất chung quanh hòang thành, chu vi 7.762 tầm, chung quanh có 21 cửa ô như ô Trúc Bạch, ô Yên Hòa, ô yên Phụ, ô Chợ Dừa, ô cầu Giấy…… thành đất đắp chưa được một năm, quân Tây Sơn từ trong Nam kéo ra thẳng đến Thăng Long, phá tan tành không còn gì nữa. Đến năm 1788, quân Tây Sơn ra lần thứhai, bấy giờ Lê Chiêu Thống đã bỏ chạy, vua Quang Trung lưu lại ở Thăng Long, thấy lần thành gạch đá ở bên trong phần nhiều bị phá hủy nhất là cửa Đông Hoa đến cửa Đại Hưng liền ra lệnh cho lấy gạch đá xây dựng lại theo nền thành cũ, gọi là Bắc Thành.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-25, 10:54 AM | Message # 5
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
THÀNH THĂNG LONG ĐẦU ĐỜI NGUYỄN

Thừa cơ Quang Trung đã mất và dựa vào sức của thực dân Pháp, Nguyễn Ánh tức Gia Long chiếm toàn bộ lãnh thổ nước ta, lên làm vua, đóng đô ở Phú Xuân tức Thuận Hóa (Huế). Lúc đầu một số thần hạ của Nguyễn Ánh như bọn Nguyễn Văn Thành, Đặng Trần Thường, cũng xin đóng đô ở Thăng Long, là kinh đô của các đời vua truyền nối nhau gót ngàn năm đã được coi là chính cống. Nhưng Gia Long không nghe, lấy cớ Thuận Hóa ở giữa nước, lại là nơi căn bản khia cơ lập nghiệp của tổ tiên nhà Nguyễn 300 năm. Nhưng còn một cớ nữa là Gia Long không dám nói ra, là sợ nhân dân miền bắc không thực lòng quy phục. Vì nhận thấy lòng dân Bắc Hà, vẫn còn tưởng nhớ công đức vị anh hùng dân tộc Lê Lợi, cơ nghiệp nhà Lê nhờ đó mấy lần nguy mà vẫn giữ được, còn họ Trịnh chiếm luôn quyền vị thn trị hơn 200 năm, một chuốc lại bị lật đi nữa vì họ Nguyễn đối với nền Bắc chẳng có mảy may công đức gì? Vì vậy năm 1802, sau khi thu phục Bắc Thành, Gia Long lại trở về ngay Thuận Hóa. Rồi đến cuối 1803, Gia Long mới trở lại bắc tuy lấy danh nghĩa là đi tuần thú, nhưng kỳ thực để làm lễ nhận sắc phong vương của sứ thần nhà Mãn Thanh. Ngay từ lúc đầu, Gia Long đã chỉ lấy thành Thăng Long làm lỵ sở của bắc Thành, cử Nguyễn Văn Thành làm tổng trấn.

Đã không đóng quân ở Thăng Long, thì danh xưng và ý nghĩa của thành cũng phải thay đổi. Theo một bản sớ tấu của bọn triều thần đã đón ý Gia Long mà dâng lên, thì cho rằng không có nhà vua ở nữa thì không được gọi là Hoàng Thành và cái tên Thăng Long thì không được dùng chữ long là rồng, vì rồng tượng trưng cho vua, phải đổi chữ long là thịnh, tức là chỉ có nghĩa thịnh vượng thường mà thôi. Việc ấy đã được Gia Long cho thi hành ngay.
Sang năm Gia Long thứ 3 (1804) bọn triều thần dâng sớ nói: thành Thăng Long hiện có dấu ấn của Tây sơn là “ ngụy triều” lại không còn là hoàng thành thì không nên để to rộng như thế nữa. Gia Long nghe theo lời, sang năm thứ tư, hạ chiếu phá bỏ thành cũ, xây dựng thành mối theo kiểu Vauban của pháp- rút hẹp được phạm vi nhỏ, làm thành một hình vuông mỗi bề chỉ dài 1 cây số. Thân thành cả bốn mặt đều xây dựng thứ gạch hộp, chân thành dưới cùng là đá xanh rồi đến đá ong. Theo kích thước ta ngày xưa nói thân thành dài suốt là 1.258 trượng 6 thước 5 tấc, cao 1 trượng, 1 thước, dày 4 trượng.

Chung quanh thành mở ra 5 cửa: chính đông, chính tây, chính bắc và đông nam, tây nam. Cửa nào cũng cao 1 trượng 3 thước, rộng 1 trượng. Trên mỗi cửa đều có xây vòm canh gọi là thú lâu, đều có một cơ binh, ngày đêm thay nhau canh giữ. Ngoài các cửa thành, lại có một hàng thang nhỏ đắp liền trên bờ hào, gọi là Dương Mã Thành. Các Dương Mã Thành đều cao 7 thước 5 tấc, rộng trượng 9 thước và đều có một cửa rộng 1 trượng gọi là Nhân Môn. Ngoài các cửa này,mặt hào đều rộng 8 trượng, còn ơ chung quanh hào thì rộng 5 trượng, bao giờ cũng có nước sâu tới 6 thước.

Trong thành có xây hai tòa chính điện, hành cung, sau các tòa ấy là lầu Tinh Bắc, là nơi chuyên xem xét tình nền bắc. Trước chính điện có xây một con đường cao rộng gọi là dũng đạo, cho xe ngựa chạy thẳng ra cửa ngọ môn. Đoan môn là di tích của đời Lý còn sót lại. Ngoài đoan môn dựng một đình bia, trong bia có kể lễ công trạng của Gia Long và có một cột cờ ở ngay chỗ cửa thành cũ nhà Lý ngày xưa. Cột cờ cao 60 thước, xây bằng gạch gốm, dựng trên tam cấp, dưới cùng mỗi bề dài 42 thước cấp trên cùng mỗi bề dài 15 thước.

Năm Minh Mạng thứ 12 (1831) sau khi đã đổi Bắc Thành tro thành một hành tỉnh như các tỉnh khác gọi là Hà Nội, không được coi là một hoàng thành như trước nữa. Rồi đến năm Minh Mạng thứ 16 (1835), lại chỉ có nói rằng thân thành Hà Nội quá cao, phải hạ thấp bớt xuống 1 thước 8 tấc. Khi đã đổi tên là tỉnh Hà Nội, trong thành có xây dựng thêm các dinh tổng đốc, đề đốc, bố chính, án sát và các kho vũ khí cùng lương thực. Còn hai tòa hành cung chính điện chỉ để làm nơi vua ở khi ra Bắc tuần và là nơi tiếp sứ thần Mãn Thanh.

Về việc Minh Mạng đổi Thăng Long là Hà Nội, theo dư luận bấy giờ thì có hai cớ: một là vì Minh Mạng nhận thấy nhân dân miền Bắc vẫn còn nhớ tiếc nhà Lê, nếu không thay đổi tên Thăng Long đi, khó làm cho lòng dân đều hướng theo về tân triều; hai là mỗi khi có gì giao thiệp, bọn sứ thần Mãn Thanh chỉ đến Thăng Long không chịu đi vào kinh đô mới là Thuận Hóa, một mực nói rằng tu xưa vẫn chỉ thấy Thăng Long là kinh đô của nước “An Nam”. Nay thay đổi, không để cho Hà Nội còn là nơi trung tâm đất nước như ngày xưa, bọn Mãn Thanh không còn vịn vào đó để làm khó dễ nữa. Trong việc đổi Hà Nội trở thành một tỉnh thường, Minh Mạng đã cho phá dỡ một số kiến trúc vật chỉ mới xây dựng từ thời Gia Long, như tòa chính điện đã cho dỡ hết đem về Huế. Ngoài ra còn những thứ đục chạm có vẻ mỹ thuật bằng gỗ đá, cũng đều bắt phải vận tải vào theo, làm cho hàng ngàn dân phu ở dọc đường, thay phiên phục dịch rất là khổ sở.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-25, 10:55 AM | Message # 6
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
CÔNG VIÊN LÊ NIN

Công viên nằm giữa bốn phố: Trần Nhân Tông, Lê Duẩn, Đại Cồ Việt, Nguyễn Đình Chiểu. Công viên có diện tích 52ha, trước 1958 đây là bãi rác của thành phố, ở giữa bãi này có Hồ Bảy Mẫu. Năm 1958, UBND thành phố Hà Nội quyết định xây dựng nơi này thành công viên để làm nơi giải trí cho nhân dân thủ đô. Hồi ấy toàn thể sinh viên- học sinh- nhân dân thành phố đã lao động công ích cho công trình này. Năm 1960 công trình hoàn thành. Ngày 11/1/1960 chủ tịch Hồ Chí Minh đã tới đây trồng một cây đa lưu niệm. Đất nước còn bị chia cắt nên công viên mang Thống Nhất. Năm 1975, đất nước đã nối liền một dải. Ngày 19/4/1980, nhân dịp 110 năm ngày sinh của Lênin, UBND thành phố quyết định đổi tên công viên này thành công viên Lênin. Hàng năm vào mùa xuân có mo hi hoa xuân tụ hội tài hoa các nước về cây xanh đã làm cho công viên đẹp lộng lẫy.

CUNG VĂN HÓA HỮU NGHỊ HÀ NỘI
Nơi đây nguyên là nhà đấu xảo cũ. Năm 1902 chính quyền thực dân Pháp xây tại đây một tòa nhà hai tầng kích thước 100m x 25m dùng làm nơi trưng bày mọi tài nguyên sản phẩm hàng hóa Đông Dương. Năm 1943, máy bay Mỹ danh nghĩa là đánh Nhật đã ném bom phá hủy tòa nhà này. Sau ngày tiếp quản thủ đô 1954 trên đống gạch hoang tàn ta dựng một nhà hát ngoàitrời gọi là nhà hát nhân dân để phục vụ đông đảo nhân dân.

Sau khi đất nước thống nhất, hội đồng TW công đoàn Liên Xô quyết định tặng tổng công đoàn Việt Nam một cung văn hóa cho người lao động và khu vực nhà hát nhân dân được chọn làm nơi dựng cung. Ngày 1/9/1985 công trình hoàn thành, chính thức mang tên cung văn hóa hữu nghị Việt Xô nay đổi thành cung văn hóa hữu nghị Hà Nội.

Với tổng diện tích 3,2ha công trình gồm ba khối nhà chính: nhà biểu diễn, nhà học tập và nhà kỹ thuật. Nhà biểu diễn có 4 tầng cao 26m dài 96m có sân khấu lớn, hai phòng làm hội trường với sức chứa khoảng 1.600 người. Xung quanh nhà biểu diễn là hành lang rộng 6m với hàng cột chữ K để đỡ mái. Tháng 12/1997 cung văn hóa hữu nghị Hà Nội được chọn làm nơi khai mạc hội nghị thượng đỉnh các nước nói tiếng Pháp tại Hà Nội.

CÔNG VIÊN CHI LĂNG
Công viên mang tên một chiến thắng lừng lẫy chống giặc Minh xâm lược ngày 10/10/1427, chiến thắng Ải Chi Lăng, đập tan đạo quân chi viện do Liễu Thăng chỉ huy, dẫn đến giải phóng Đông Đô hai tháng sau đó. Công viên vốn là một cái hồ trong thành Hà Nội. Hồ này là nơi quân lính tắm nên có tên là hồ Voi. Thời Pháp , sau khi phá thành Hà Nội thực dân quy hoạch thành phố cho lấp hồ ra công viên này. Năm 1985, tại đây đã đặt pho tượng Lênin bằng đồng cao 5,2m trên bệ đá hoa cương cao 2,7m.

CỘT CỜ HÀ NỘI
Là một trong những công trình kiến trúc ít ỏi thuộc khu vực thành Hà Nội xây từ thời kỳ vua Gia Long có may mắn thoát khỏi sự phá hủy do chính quyền đô hộ Pháp tiến hành trong ba năm 1894-1897. Với chiều cao đáng kể, cột cờ được nhà binh Pháp khi đó dùng làm đài quan sát và trạm thông tin liên lạc. Cột ờc xây dựng năm 1812 gồm 3 tầng đế và một thân cột. Các tầng đế hình chóp vuông cụt, nhỏ dần, chồng lên nhau, xung quanh xây ốt gạch. Tầng một mỗi chiều 42,5m, cao 3,1m có hai thang gạch dẫn lên. Tầng hai mỗi chiều 27m, cao 3,7m có bốn cửa. Tầng ba mỗi chiều 12,8m cao 5,1m. Trên tầng ba mỗi chiều 12,8m cao 5,1m. Trên tầng này là thân cột cờ hình trụ tám cạnh, thon dần lên trên cao 18,2m mỗi cạnh đáy khoảng 2m. Đỉnh cột cờ được cấu tạo như một lầu bát giác cao 3,3m. Như vậy toàn bộ cột cờ nếu tính cả trụ là 41m.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-25, 11:00 AM | Message # 7
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
LĂNG HỒ CHỦ TỊCH

Song song với việc giữ gìn lâu đài thi hài bác. Trung ương rất quan tâm tới việc xây dựng lăng mộ của Người. Quan điểm yêu cầu xây lăng một được thống nhất trên tinh thần tính hiện đại, dân tộc, trang nghiêm nhưng giản dị và thuận tiện cho nhân dân vào thăng lăng. Lăng nằm gần ở Quảng Trường Ba Đình là trung tâm trong tổng thể các di tích lịch sử: Quảng Trường Ba Đình, khu lưu niệm Bác ở Phủ Chủ Tịch và các khu vực tiếp giáp, đặc biệt sau này có thêm bảo tàng Hồ Chí Minh như một bông sen trắng nổi lên tô đẹp thêm quần thể các di tích đặc biệt về Bác. Vấn đề xây lăng mộ cho bác được các cơ quan cao nhất của Đảng và Nhà Nước ta đặc biệt quan tâm. Bên cạnh đó Đảng và Chính Phuủ Liên Xô hết lòng giúp đỡ, xem đây là một trách niệm lớn lao và quang vinh với Bác Hồ kính yêu.

Từ ngày đầu Liên Xô đã cử các đoàn chuyên gia sang cùng ta trao đổi kinh nghiệm xây lăng mộ, cùng bàn bạc chân tình cởi mở từ bản dự thảo “nhiệm vụ thiết kế” đến giử sang giúp ta trang thiết bị trong lăng. Liên Xô huy động nhiều cơ quan, viện nghiên cứu cùng một tập thể các nhà khoa học tài năng ngày đêm khẩn trương hoàn chỉnh các tài liệu về các phương án thiết kế, với một khối lượng công việc đồ sộ, thể hiện kết quả cao nhất của tri thức khoa học tiên tiến và tình cảm đặc biệt đối với Bác Hồ. Hướng về Bác Hồ kính yêu từ tâm khảm của mỗi người dân Việt Nam, ai cũng muốn góp phần công sức của mình để được xây dựng lăng Bác. Từ tập thể các kiến trúc sư đến những chiến sĩ công binh, từ mỗi người dân đều muốn tìm một kỷ vật gì đó mong được góp phần xây lăng, đến các chiến sĩ quân giải phóng vừa đánh giặc vừa tìm gỗ quý gửi ra miền Bắc xây lăng. Tất cả dân tộc hướng về Bác nhân dân dịp xây lăng đ tỏ tấm lòng thành trước Bác, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc trước công lao trời biển của bác dành cho dân tộc.

Thể theo nguyện vọng của nhân dân để mỗi người dân đều góp ý kiến về việc xây lăng. Trung ương quyết định mở đợt sáng tác mẫu thiết kế lăng và ở các địa phương đều tổ chức trưng bày các mẫu sáng tác để lấy ý kiến nhân dân. Tổng kết đợt lấy ý kiến nhân dân có tới 745.487 lượt người tham gia, trong đó có 34.022 lượt người ghi ý kiến đóng góp. Nhiều thiết kế lăng bác được các tác giả tham khảo kinh nghiệm thế giới và kinh nghiệm trong lịch sử kiến trúc dân tộc. Trên thế giới, có nhiều công trình tưởng niệm lăng một vĩ đại, thể hiện tính dân tộc như mộ các vya Pharaol - thể hiện tính dân tộc sâu sắc Kim Tự Tháp Ai Cập… có phương án lấy chủ đề tư tưởng “Tháp Mười đẹp nhất bông sen”. Bác sinh ra từ làng sen, lăng bác được thể hiện như một khối bông sen cách điệu. Có phương án khá độc đáo: tại khu Ba Đình đắp một quả đồi khoảng chừng một triệu mét khối đất, xây lăng bác trên quả đồi này. Trên đỉnh lăng có thiết kế như một lầu thờ, xung quanh là hồ nước và cây xanh, rất nhiều ý kiến đồng phương án này vì cho rằng nơi tưởng niệm các vua Hùng cùng trên đồi cao, hàng năm nhân dân sẽ đến trồng cây tưởng nhớ Bác. Hơn nữa, quả đồi cao từ xa có thể thấy phần lăng Bác, lầu thơ trong phảng phất “Khuê Văn Các”, đường nét cổ kính phù hợp với những cấu trúc hiện đại. Cuối cùng phương án chính chọn có sự kết hợp nhiều phương án tổng hợp lại: khối chính của lăng đặt trên bệ tam cấp gần gũi thân thuộc phong cách kiến trúc người Việt, thân lăng gợi hình dáng ngôi nhà giản dị 5 gian như bao ngôi nhà của người dân Việt Nam. Bậc tam cấp được làm ở mái lăng có hình vát, gợi lên đường nét kiến trúc cổ kính đình làng nơi hội tụ của mỗi tâm hồn quê hương.

Bàn về vị trí lăng, cũng có nhiều ý kiến phong phú. Có ý kiến đề nghị lăng đặt trong vườn Phủ Chủ Tịch, có người muốn xây lăng gần núi Tam Bảo, hay đền Hùng, hoặc đưa về quê bác Làng Sen. Nhiềy ý kiến đề nghị nên giữ lại đài Ba Đình cũ làm nơi lưu niệm lịch sử, lăng tách khỏi lễ đài, có ý kiến xây lăng quay về hướng nam phù hợp với phong tục làm nhà của nhân dân ta và hợp với tấm lòng bác hướng về miền Nam - thành đồng tổ quốc… nhiều thư từ giử về bày tỏ nhiều nguyện vọng với nhiều ý tưởng rất hay cả về mặt kiến trúc về mặt tình cảm. Có thư đề nghị làm “Núi Bác Hồ”, dùng sức nổ đục quả núi lớn thành pho tượng bác hồ, một công trình điêu khắc độc đáo sẽ trở thành trung tâm danh lam thắng cảnh tập trung những tưởng niệm bác, di tích, bảo tàng về lịch sử dân tộc, về cuộc đấu tranh giu nước và dựng nước…. Cuộc trưng cầu ý dân về xây lăng bác trở thành đợt sinh hoạt chính trị chưa từng có, thể hiện trí tuệ của quần chúng nhân dân vô cùng to lớn, phong phú, sâu sắc và tình cảm đối với bác với cách mạng thật lớn lao.
Mọi mặt chuẩn bị xây lăng đã chín mùi. Ngày 3/11/1971, thủ tướng Phạm Văn Đồng ký quyết định chính thức thành lập ban phụ tránh xây dựng lăng chủ tịch Hồ Chí Minh. Đồng chí Đỗ Mười, Phó thủ tướng làm trưởng ban. Những người được lựa chọn tham gia xây dựng lăng bác hội tụ các điều kiện tốt về tinh thần nhiệt tình, sức khỏe tốt và trình độ chuyên môn cao. Tham gia xây dựng công trình, lực lượng chính, chủ công nòng cốt là bộ kiến trúc và bộ quốc phòng. Giữa lúc không khí hào hứng xây dựng lăng bác đang dâng cao, thì đột nhiên tình hình chiến sự thay đổi. Trung ương nhận định địch sẽ đánh phá Hà Nội, do đó tạm dừng thi công công trình lăng bác một thời gian.

(continute...)


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-25, 11:03 AM | Message # 8
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Trong những ngày điện biên phủ trên không, ở Hà Nội b phận lớn đã kịp thời sơ tán để bảo toàn mọi lực lượng, nhưng ở nơi sơ tán mọi việc chuẩn bị vẫn được tiến hàng khẩn trương. Đặc biệt ôcng tác nghiên cứu các phương pháp thi công khoa học nhanh chóng, hiệu quả nhất. Trong đợt không quân Mỹ đánh phá Hà Nội, phó chủ tịch là một trong những mục tiêu chúng bắn phá của chúng. Một quả tên lửa đã bắn trúng phủ chủ tịch gây ra một số thiệt hại. Cấp trên kịp thời chỉ thị cho đơn vị công binh có biện pháp để bảo vệ an toàn ngôi nhà sàn của bác. Những trận oanh kích ác liệt ở miền bắc nước ta, Mỹ không làm lung lay ý chí quyết thắng của nhân dân Việt Nam, cả trên trận địa, cả trên bàn đàm phán. Ngày 28/1/1973, chúng buộc phải ký hiệp định Paris rút quân khỏi Việt Nam. Tin chiến thắng đồng thời đối với những người vinh dự được lực chọn xây lăng bác là nỗi mừng khôn xiết vì từ nay thực sự được làm nhiệm vụ quanh vinh mà bấy lâu mong chờ. Lực lượng tham gia xây dựng lăng chủ yếu là quân đội, nhưng có một số hạng mục công trình do yêu cầu kỹ thuật bên quân đội không đủ điều kiện theo yêu cầu. Được sự chấp nhận của cấp trên, một bộ phận lớn công nhân kỹ thuật các ngành dân sự được biệt phái vào quân đi để tham gia thi công xây dựng. Các ngành, các địa phương sẵn sằng cả về nhân lực và vật lực luôn sẵn sàng khi đoàn có yêu cầu là đáp ứng được ngay với chất lượng cao. Khi Mỹ ném bom Hà Nội, ta yêu cầu Liên Xô tạm thời ngưng những hoạt động liên quan đến xây dựng lăng. Sau khi Mỹ rút ta tiếp tục trở lại công trình được ngay, nhưng ở Liên xô kế hoạch trong năm họ không đặt ra nên không thể giúp ta được ngay. Đặc biệt những chủng loại thiết bị tối tân, bạn cũng phải đặt mua các nước khác nên phụ thuộc nhiều vào nơi sản xuất. Nhưng trong cái khó ló ra cái khôn. Ta chủ động cử người sáng các công trình xây dựng tìm vay các trang thiết bị cần thiết mà Liên xô đã ký giúp xây dựng lăng, sau đó chính phủ Liên Xô sẽ hoàn trả lại. Do tính cấp bách và quan trọng của công trình nên những cơ sở đó luôn tạo điều kiện thuận lợi cho ta, thể hiện tình cảm lớn của nhân dân Liên xô đối với Bác Hồ. Trong chiến đấu họ hết mình giúp ta, trong xây dựng những công trình quan trọng, bạn cũng dành ưu tiên cho ta. Công trình xây dựng bề bộn, thời gian đầu do chưa quen công việc trong phối hợp nên có phần bỡ ngỡ, nhưng dưới sự lãnh đạo sát sao và tinh thần trách nhiệm của mỗi người ở mức cao nhất, nên những đặc điểm đó nhanh chóng được khắc phục. Học hỏi trao đổi kinh nghiệm và kiến thức ngay trên thực tế công trình. Trên tinh thần vừa làm vừa học, nhanh chóng nắm bắt được những yêu cầu kỹ thuật bậc cao. Có những việc tưởng không phải đi học thời gian lâu mới làm được nhưng ngay ở công trình được sự hướng dẫn của những người có chuyên môn, anh em đã nhanh chóng làm chủ được kỷ thuật. Cả nước hướng về công trình lăng Bác, một công trình đặc biệt quan trọng, như muốn nắm nhủ muôn thế hệ mai sau, thông qua chương trình, tình cảm của thế hệ dựng nước luôn hướng về bác kính yêu làm nên chiến thắng. Vào thời điểm xây lăng bác, tất cả các địa phương đến cơ quan đơn vị khi gặp công việc liên quan đến xây dựng công trình, là dành sự ưu tiên tuyệt đối. Cảng Hải Phòng bề bộn công việc bốc xếp hàng hóa trong nước và quốc tế, nhưng hễ kiện hàng nào phục vụ cho công trình lăng bác là ưu tiên giải quyết trước. Họ xem đó không những là trách nhiệm của thành phố cảng, mà còn là vinh dự lớn lao được phục vụ Bác Hồ. Ngành đường sắt không những dành những chuyến tàu ưu tiên, mà còn dành những toa đầu, những toa tốt nhất cho công trình. Tỉnh Ninh Bình dành cho công trình những chiếc máy cắt thép tấm duy nhất. Nhà máy cán thép Gia Sàng nhận làm toàn bộ vỏ nhôm bảo ôn ống nước và cho mượn palăng, tời, máy đánh gỉ, máy uốn ống. Bộ tư lệnh phòng không quân cho mượn nhiều loại máy đo lường điện- điện tử. Nhà máy Từ Sơn, cơ khí điện ảnh và xưa xưởng quân giới X10 nhận sản xuất hàng chục vạn bộ bulông đai ốc co chất lượng cao để liện kết các đường ống hơi, ống nước của công trình…… búa đóng cọc và cọc bản thép chưa sang kịp, nhịp độ thi công không thể dừng lại. Công trường đã được su hỗ trợ cọc thép và máy đóng cọc từ Hải Phòng kết hợp với chiếc búa điêzen của bộ xây dựng kịp thời đóng lũy thép bao quanh hố móng công trình. Hai chiếc búa thi nhau hối hả ngày đêm lập nên kỷ lục đóng cọc chưa bao giờ có trong lịch sử xây dựng Việt Nam. Một ngày một máy có thể vượt trên 30 cọc với chất lượng cao nhất, trước sự kiểm tra ngặt nghèo của bộ kỷ thuật. Một thời gian rất ngắn, 1.200 cọc thép được đóng xong, tạo thành bức tường thép vây kín hố móng công trình. Thi công vào thời điểm tháng 8, những cơn mưa xối xả. Những người xây dựng từ công nhân đến cán bộ chỉ huy đẫm mình trong mưa bất kể ngày đêm vất cả khó nhọc. Nỗi lo của họ không phải là những cơn mưa mà là nguyên vật liệu không đủ cho thi công để kịp thời đổ bê tông phần ngầm trước mùa lụt, đám bảo tiến độ thi công của công trình. Thử thách gay go đối với bộ phận vật tư là làm sao huy động cả trong nước và ngoài nước để vật liệu đến kịp công trình. Nhưng rồi như có một sự linh nghiệm, sang bạn, đến các cơ sở của bạn, họ đều nhiệt tâm ủng hộ. Trong nước kết hợp thu gom và khai thác, cuối cùng bài toán khó vật tư đã được giải đáp.
(continute...)


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-25, 11:04 AM | Message # 9
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Công trình xây dựng lăng bác là một công trình mang tính xã hội sấu sắc, hàng vạn lượt người lao động tự nguyện lên công trình như vào ngày hội quần chúng to lớn, các cơ quan đóng ở Hà Nội từ trung ương đến địa phương ai cũng xung phong tình nguyện lên công trình. Nhiều đồng chí lãnh đạo của đảng và nhà nước mặc dầu công việc bề bộn nhưng cũng dành thời gian tham gia lao động với tập thể hòa quyện với nhau trong không khí hăng say quên mình. Thầy trò các trường học….. xung phong lao động xã chủ nghĩa trên công trường. Công trường là ngày hội toàn dân. Do mặt bằng thi công hẹp nên cùng một lúc không thể đáp ứng số lượng người làm được nhiều do đó phải b trí các cơ sở luân phiên nhau. 60 ngày đêm lao động trong không khí đặc biệt sôi động- công đoạn đầu tiên- hố móng lăng bác đã hoàn thành.
Bước tiếp theo công trình đòi hỏi những yêu cầu mới, cần huy động nhân lực, vật lực ở diện rộng hơn cả về trình độ kỹ thuật với tư tưởng độc lập tự chủ, việc gì ta làm được thì tự làm không chờ viện trợ bên ngoài. Trên tư tưởng đó, nhà máy xi măng Hải Phòng tập hợp những cán bộ kỹ sư giỏi ngày đêm gấp rút nghiên cứu loại xi măng mác cao để phục vụ công trình. Quy trình sản xuất với kỷ thuật mới, đến việc chọn lựa loại đá Tràng Kênh, những khối đá có chất lượng cao và tuyển nguyên liệu phụ gia xi măng lấy đất ở vùng Cổ Tháp. Cuối cùng loại xi măng mác cao đầu tiên do Việt Nam sản xuất được ra lò đáp ứng ngay cho công trình lăng bác. Hàng chục tấn xi măng được chuyển tới công trình. Trên mỗi bao bì đều in đậm dòng chữ : “đời đời nhớ ơn Chủ Tịch Hồ Chí Minh vĩ đại”. Chọn đá dăm phục vụ xây lăng, các cán bộ kỹ thuật tìm đến khu vực thác Bà và xác định chất lượng và hình dáng phù hợp nhất với kết cấu bê tông vĩnh cửu. Đồng bào các dân tộc tỉnh Bắc Thái nô nức như ngày hội trên khu vực khai thác đá dăm gửivề xây lăng bác. Mọi người tự hào những viên đá dăm của quê hương mình sẽ tạo nên sự vĩnh hằng xung quanh bác trong giấc ngàn thu. Việc tìm kiếm cát vàng xây lăng được cán bộ kỹ thuật lựa chọn công phu. Theo tài liệu của Pháp khi khảo cứu chất lượng cát xây dung ở Việt Nam chỉ chất nhận cát vàng ở sông Lô là có chất lượng cao nhất. Trên thực tế ta cũng đã nhiều năm khai thác nơi đây để xây dựng nhiều công trình. Nhưng công trình xây lăng bác là công trình đặc biệt, nên việc lựa chọn chất liệu không chỉ qua thông tin quá khứ mà phải kiểm nghiệm trên thực tế khoa học. Khi đưa cát đó kiểm tra thì vẫn còn một số bùn tạp chất, do đó yêu cầu kỹ thuật chưa đát. Cuộc tìm kiếm cát được mở ra diện rộng. Cui cùng phát hiện ra cát vàng ở vùng sông Bôi là cát có chất lượng cao nhất. Đây là loại cát vàng từ sỏi vỡ vụn ra, rắn và sạch, vàng óng ánh, hầu như không có tạp chất. Từng núi cát vàng óng ánh đưoc bà con các dân tộc tỉnh Hòa Bình chất lên để chở hàng đòan xe đưa cát về Hà Nội xây lăng bác.

Quyết tâm của công trình là phải hoàn thành trước mùa mưa lũ những hạng mục công trình cơ bản. Nhưng những yếu tố khách quan chưa lường được ngày đêm gây bao khó khăn cho tiến độ. Một công trình lớn, lại vừa thiết kế vừa thi công, nguyên vật liệu thiếu thốn phải đi gom nhặt khắp nơi. Mặc dầu nơi nào cũng sẵn sàng giúp đỡ vô điều kiện. Công trình đáng trên đà tiến triển, nguyên vật liệu đá đã được chuẩn bị đủ, nhưng bộ phận bảo vệ phát hiện trong đá đang dùng có chất phòng xạ nguy hiểm vượt quá mứa cho phép. Đây là một phát hiện cực kỳ quan trọng, cần có sự kiểm tra bằng các phương tiện hiện đại, nhưng ở nước ta chưa có. Do đó phải cử cán bộ mang mẫu đásang nhờ phương tiện khoa học của bạn giúp. Khi được kiểm tra chính xác, các thông số kỹ thuật cho phép loại đá đó tiếp tục xây dựng không có ảnh hưởng gì cả. Nhưng thời gian thì bị chậm lại rất nhiều so với du kiến.
Việc lắp ráp bảo đảm hoạt động của lăng là một công việc phức tạp. Theo thỏa thuận được ký kết giữa ta và bạn, ta chịu trách nhiệm lắp ráp, ban lo cung cấp máy móc phương tiện. Nhưng trên thực tế cả hai mặt trên đều khó khăn. Về phần ta thì trình độ tay nghề còn yếu chưa đảm đương được những hạng mục công trình khó. Về phía bạn, thì bạn đặt mua máy mãi tới năm 1974 mới đưa sang được. Theo thời hạn thì ngày 2/9/1975 lăng sẽ mở cửa đón đồng bào, đồng chí viếng bác. Khó khăn của ta được bàn bạc kỹ lưỡng để tìm giải pháp khắc phục. Lực lượng kỹ thuật cần bao nhiêu, nơi nào có thể đáp ứng được. Lúc nào bộ quốc phòng phải sẵn sàng tung những át bài chủ của mình mới giải quyết được công việc. Những chiến sĩ công binh ưu tú của bộ tư lệnh công binh được phép tập kết trên công trình trước tết nguyên đán hai ngày. Họ đón tết cổ truyền dân tộc ngay trên công trường với không khí lao động quên mình. Họ hiểu sâu sắc rằng bác là người cho của các lực lượng vũ trang, được xâylăng bác là một vinh dự lớn, một trách nhiệm vẻ vang. Bạn đưa sang giúp ta những chuyên gia kỹ thut giỏi, giàu lòng nhiệt tình với cách mạng Việt Nam và có tình cảm quý mến sâu sắc với Bác Hồ. Công trường rộn tiếng búa, tiếng cười nói hòa trong màu sắc áo lao động, trên nền màu áo xanh nổi bật của những người lính trẻ.
continute...


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-25, 11:05 AM | Message # 10
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Đóng góp sức người sức của để xây dựng lăng bác, như một tiếng gọi thiêng liêng mà mỗi người dân, mỗi địa phương như muốn dành những gì ưu tú nhất của quê hương để được dâng lên người. Các chiến sĩ miền Nam, không được vinh dự đón Bác vào thăm, thương tiếc bác vô hạn, họ đã cầm súng vững vàng hơn để cho ngày độc lập được đến gần. Khi nghe tin xây lăng bác, các chiến sĩ quân giải phóng đã vào rừng tìm gỗ quý gởi ra miền bắc xây lăng bác. Miền đông tìm được cây gỗ quý Nu có đến hàng trămnăm tuổi, có màu vàng tươi, viền xung quanh màu nâu sậm, vân gỗ thanh thoát chỗ góc nướu cuốn xoắn tạo thành những hình mây bay sóng lượn. Cây gỗ được đưa từ Lộc Ninh trên chặn đường gian nan 20 ngày đêm. Trong buổi lễ trao tặng gỗ quý, đồng chí phó tư lệnh Nguyễn Thị Định thay mặt đồng bào chiến sĩ miền Nam nói lên tấm lòng với bác: “ cây gỗ Nu quý giá tượng trưng cho sức sống kiên cường bất khuất của nhân dân miền Nam. Với tấm lòng trung binh vô hạn, đồng bào, chiến sĩ kính dâng lên bác để ghi nhớ công ơn cha già dân tộc”. Bộ đội Trường Sơn cũng gửi cây gỗ Trắc đại thọ ra góp phần xây lăng, rồi các địa phương Quảng Nam- Đà Nẵng đi đầu diệt Mỹ, Tây Nguyên kiên cường… gửi những cây gỗ Trắc đẹp nhất để góp phần làm đẹp thêm ngôi nhà của bác”. Chuyển gỗ ra bắc lăm gian nan vất vả, có khi còn đổ máu hy sinh. Những cây gỗ quý hiếm miền Nam sẽ được chọn làm những hạn mục công trình quan trọng làm đẹp thêm cho công trình, như cửa ra vào lăng, lan can……

Nếu như cả công trình là một trận đánh thì việc đổ bê tông phần ngầm là một đột phá khẩu cực kỳ quan trọng. Theo kinh nghiệm tính toán thì khả năng đổ cao nhất một ngày chỉ khoảng 200m³, muốn hoàn thành công trình đúng thời gian thì phải nâng mức đổ lên 400m³. việc đó ngoài dự đoán của nhiều người. Nhưng đối với các chiến sĩ công binh đã từng dày dạn kinh nghiệm trận mạc, họ hiểu thế nào là khả năng tạo nên chiến thắng mà không một ai, không một lý thuyết nào có thể tính toán được. Khả năng sáng tạo của những người lính cụ Hồ lại một lần nữa được kiểm chứng. Ngoài những công cụ hiện đại như cần cẩu lớn, xe ben chuyển vật liệu, … tất cả tạo nên một sự hợp đồng binh chủng các lực lượng đều là thủ công. Do vậy, năng suất tăng vọt khó ai có thể tin được. Trận chiến thách thức với thời gian đối với các chiến sĩ chỉ là một sự khẳng định thắng lợi của ý chí và sức sáng tạo hoàn thành đúng tiến độ phần ngầm, tạo tiền đề thuận lợi cho những bước tiếp theo.

Phần nổi và phần trang trí mỹ thuật không nặng nhọc nhưng yêu cầu kỷ thuật cao. Công trình lăng bác là một công trình văn hóa nghệ thuật. Phn công việc trang trí chiếm gần hơn một nửa thời gian xây dung đòi hỏi trình độ kỹ thuật và mỹ thuật cao. Nhìn toàn bộ phía trong và ngoài lăng như một khối kiến trúc làm bằng đá. Nhận thấy đất nước ta có nhiều mỏ đá quý cho nên lúc đầu ta nhận hoàn toàn cung cấp đá ốp lát trong và ngoài. Nhưng không ngờ việc cắt xén đá, công đoạn mài đá đòi hỏi hỹ thuật cao, mới có tảng đá bảo đảm chất lượng cao đặc biệt có loại đá bảo đảm đúng yêu cầu thì ta phải nhờ Liên Xô giúp. Hai vạn miếng đá quý được cho từ Liên Xô sang kịp thời. Bên cạnh đó ta cố gắng khi thác những mỏ đá quý như An Dương. Ở nước ta có những mỏ đá quý đặc biệt, màu sắc và độ cứng bảo đảm tốt. Loại đá màu xám đậm có nhiều nét vân hoa tạo nên vẻ tôn nghiêm thành kính của lăng. Dòng chữ “ chủ tịch Hồ Chí Minh” trên nóc lăng được chọn loại đá ngọc Cao Bằng. Cứa chính của lăng được ốp bằng đá đen bóng, như tấm gương phản chiếu trong lung linh, phòng khách và lối lên lễ đài nền và bậc cầu thang cũng lát bằng đá hoa cương. Tường lát bằng đá cẩm thạch, loại đá mềm, mịn. Tường chính mặt tiền sảnh ốp đá hoa cương vân đỏ hồng tươi, làm nền cho dòng chữ “ không có gì qúy hơn độc lập tự do” và chữ ký của bác bằng vàng nổi lên rực rỡ. Phòng bác nằm làm bằng đá cẩm thạch Hà Tây. Những viên đá có hình chữ nhật xếp hình thắng đứng tu chân tường lên đến đỉnh trần, làm ta liên tưởng tới những thanh gỗ lát ở nhà sàn Bác, tạo cảm giác ấm cúng, yên tĩnh, trang nghiêm như thầm nhắc ta hãy nhẹ nhàng giữ yên giấc ngũ Bác. Phía trước bức tường cao được ghép loại đá hồng ngọc, một loại đá trên triền núi trùng điệp Bá Thước tạo nên hình hai là cờ- cờ Đảng và cờ Tổ Quốc trang nghiêm hướng phía đầu bác nằm nghỉ. Những cây gỗ quý được lựa chọn làm thành 200 bộ cửa. Tất cả gỗ được xẻ bằng tay cẩn thận và tiết kiệm, vì mỗi miếng gỗ đều thấm mồ hôi xương máu của của đồng bào miền Nam. Những thợ xẻ gỗ giỏi của miền Nam Hà được huy động để xẻ kịp tời gian. Gỗ xẻ xong còn phải được mang ngâm tẩm chống mối mọt, sấy khô bằng lò sấy hiện đại. Những nghệ nhân nổi tiếng nghề mộc của các tỉnh Nghệ An, Nam Hà, Hà Bắc….. được hội tụ để thi hối tài năng. Đặc biệt có gia đình nổi tiếng làm nghề đóng cửa ở Gia Hòa xin được tự nguyện về làm cửa lăng bác, gia đình nghệ nhân này hàng bao đời nổi tiếng nghề mộc, làm nơi đâu nổi tiếng đến đó. Cánh cửa vào chính là do hai bố con làm. Cửa chốt theo kiểu mộng mòi, có khóa cài cả hai chiều, không cần ke, không cần đóng chốt, khó phân biệt mối ghép…. Tất cả như được kết tụ tinh hoa kỹ xảo truyền thống của nghề mộc cổ truyền dân tộc Việt nam. Các chuyên gia nước ngoài không ngớt lời khen ngợi “đôi bàn tay vàng” của nghệ nhân Việt Nam. Cửa ra vào lễ đài được ốp đá, những cánh cửa tiếp giáp với mưa nắng được phủ lớp nhựa chống nứt. Trang trí trong lăng, ngoài đá, gỗ, còn có các loại kim loại khác như trần làm bằng nhôm, lan can mạ kền, lưới gió, tay vịn bằng đồng. Mỗi vật liệu đưa vào trang trí đều được hội đồng thẩm định chất lượng kiểm tra thu nghiệm chu đáo.
Một công việc không kém phần quan trọng là lắp rắp các trang thiết bị điện, nước, điều hòa thông gió… cho công trình. Trong đó hệ thống điều hòa Liên Xô đặt làm ở nước khác nên phải phụ thuộc ở nhà máy thông báo các thông số kỹ thuật mới tiến hàng việc thiết kế lắp đặt. Mọi công việc đều phải tiến hàng sau các hạng mục công trình khác, lại đòi hỏi kỹ thuật cao, đối với nước ta lại hoàn toàn mới mẻ với tinh thần tự chủ sáng tạo. Những người đảm nhận công việc này không thụ động ngồi chờ mà luôn tự chủ gia công, hoặc gom góp những cơ sở trong nước sẵn có nhưng với điều kiện bảo đảm kỹ thuật. Những sáng tạo, phát minh mới có đội ngũ kỹ sư, công nhân Việt Nam một lần nữa được khẳng định, những ống hơi, bảo tồn ôn, chi tiết ổ điện, chia dây, giá móc… đều tự gia công, khi kiểm tra đều phải bảo đảm tiêu chuẩn. Mỗi múi bàn đều được bàn tay khéo léo của người thợ Việt Nam bàn với trình độ cao nhất. Làm việc trong điều kiện trên công trường nhiều bộ phận cùng thi công, có những lúc phải tranh thủ thi công nhanh. Mục đích cao nhất là chất lượng và tiến đ kịp thời với công trình. Những hệ thống thông gió phải lắp đặt trên những độ cao 21m, những đoạn ống to nặng lại đòi hỏi chính xác cao, khi lặp đặt nếu không huy động trí tu tập thể thì khó có thề thành công nhanh chóng. Sáng kiến dùng tời, lắp đặt theo từng đoạn rồi liên kết với nhau đã tạo nên hiệu quả công việc rất cao ngay cả chuyên gia bạn rất ngạc nhiên đến thán phục. Lắp đặt tổng đài điện thoại và hệ thống camera là những công việc mới và tỉ mỉ, công phu.
Đặc biệt công việc lắp rắp hệ thống điều hòa diễn ra căng thăng vì đây là một trong những công đoạn quan trọng, bảo vệ giữ gìn thi hài lâu dài về sau này, máy móc nhiều chủng loại mới mẻ được sản xuất ở nhiều nước trên thế giới. Có tất cả 17 hệ thống hơi, điều hòa. Có 4 hệ điều hòa trung tâm nặng 160 tấn thuộc loại hiện đại nhất thế giới, hệ thống thông gió bảo đảm một giờ thông được 8m³ khí. Để đưa máy nén nặng 7 tấn của trạm lạnh lên giá, nhờ có sáng kiến mà công việc tăng năng suất lên 200%. Hệ thống cấp thoát nước, đảm bảo nhu cầu nước rất lớn của lăng, phải xây dựng một nhà máy nước riêng, bảo đảm một ngày cung cấp được trên một vạn mét khối nước. Phải lắp đặt một hệ thống bình chứa trên 5.000m³ nước. Ngoài ra công trình còn có những hạng mục đặc biệt như hệ thống báo cháy tự động, hệ thống bảo vệ điều khiển từ xa hệ thống nâng hạ linh cữu bác lắp đặt đặc biệt hiện đại, chính xác, ánh sáng đèn có nhiều tia, khúc xạ bởi các lăng kính hợp lý, hòm kính linh cữu bác đặc biệt trong suốt, kín tuyệt đối. Hệ thống bảo đảm an toàn tuyệt đối trong mọi trường hợp sự cố xảy ra… tất cả những máy móc tinh xảo, phải có trình độ kỹ thuật cao mới hoàn thành công việc được, những người thợ tài hoa của Việt Nam đã lắp đặt thành công.
continute...


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-25, 11:07 AM | Message # 11
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Lăng bác được tôn nghiêm đẹp hơn trên nền quảng trường Ba Đình lịch sử. Nơi đây bác đã khai sinh nước Việt Nam mới, đã chứng kiến bao kỷ niệm với bác với cách mạng. Cùng tiến hành xây lăng bác, đồng thời quảng Trường cũng được tôn tạo lại. Tổng diện tích xây dung toàn bộ là 14ha, riêng phần Quảng Trường trước lăng có diện tích 2,8ha chứa khoảng 10 vạn người chia thành 168 ô vuông trồng cỏ, giữa có lối đi rộng 1,4m xung quanh quảng trường có hè rộng 7m. Tổng diện tích lát hè là 7.800m². Dưới mặt đất có hệ thống thoát nước nối với hai trạm bơm đặt ngầm dưới lòng đất. Đường Hùng Vương đi qua trước lăng làm bằng bê tông cốt thép, có chiều dài 1.060m, đường Bắc Sơn dài 280m, đường Ba Đình dài 400m. Toàn bộ công trình làm lăng quảng trường được giao cho cán bộ, các ngành và địa phương đảm nhận thi công. Bộ xây dựng làm các hạng mục công trình bê tông, hệ thống cấp thoát nước. B giao thông vận tải huy động xe vận tải và làm đường rải nhựa, tổng cục bưu điện thi công hệ thống thông tin, truyền thanh, phát thanh… tổng cục lâm nghiệp phủ màu xanh cho quảng trường, chuẩn bị cây xanh, cây cảnh….đường Hùng Vương trồng Chò Nâu Vĩnh Phú, đường Bắc Sơn trồng hoa Ban giáp lòng đường. Các loại cây được chọn từ khắp mọi miền đất nước cùng hội tụ về đây như thay mặt nhân dân các dân tộc, cho mỗi quê hương được ngày đêm đứng bên bác giữ yên giấc ngủ ngàn thu của Người. Những khóm trúc Pác Bó gắn bó những tháng năm gian khổ cháo bẹ rau măng thời kỳ đầu mới về nước, những cây dầu nước lấy từ chót mũi Cà Mau nơi bác vẫn muốn về thăm lúc người vẫn còn sống. Cây đa lấy từ Tân Trào gắn với kỷ niệm quốc dân đại hội và đội tuyên truyền giải phóng quân ra đời. Những luống cây, cây tre từ quê hương Lê Lợi, những cây quế Trà Mi, cây Lòng Boong xứ Quảng, cây đào được chiết từ cây đào Tô Hiệu. Những cành mai từ miền nam gửi ra. Phía sau lăng được trồng những giống hoa lúc sinh thời bác rất ưa thích như nhài, hương mộc, dạ hương, được kết hợp suốt bốn mùa khoe sắc hương bên bác. Phía hai bên lăng óng ả hàng tre tươi mát ngày đêm rì rào tiếng quê hương. Giống ngọc bút trắng được trồng cạnh hoa tường vi hồng tuơi. Phía trước sát bên lăng là hai hàng vạn quế. Dưới chân lăng hai cây Đại tượng trưng cho sự thanh khiết, trường tồn… những chậu cây thế, cây cảnh nổi tiếng các nơi được đặt trong những bồn đúc riêng đặc biệt do các nghệ nhân ở các địa phương làm nên gửi đến. Bên bác vẫn ngát hương sen của quê hương làng sen, của Đồng Tháp Mười, ngào ngạt hương sen lúc còn sống người vẫn ưa thích ngày ngày vẫn có trong lăng…
Ngày 22/8/1975, sau hơn ba tháng ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, một tin vui đến với đồng bào chiến sĩ cả nước: lăng bác được khánh thành. Tất cả đều sẵn sàng đón bác vào lăng để ai ai cũng ngắm bác, nhìn thấy bác, thỏa lòng mong ước lớn lao trong đời. Bộ phận đón khách được hình thành, 150 chiến sĩ lữ đoàn 144, trước đó được lệnh hành quân lên một khu đồi ở Vĩnh Phú, dựng một mô hình giống như mô hình lăng bác để luyện tập. Những động tác như bồng súng đứng nghiêm, đi đều, đổi gác, khiêng hoa, dẫn khách… được tập đi tập lại thuần thục chính xác từng chi tiết nhỏ, họ là những chiến sĩ tiêu binh ngày đêm giữ yên giấc ngủ của người, là những chiến sĩ bảo vệ anh ninh khu vực lăng, bảo vệ an toàn cho đồng bào chiến sĩ vào lăng viếng bác.
20h ngày 18/7/1975, lần di chuyển thứ sáu thi hài bác, lần di chuyển cuối cùng đưa bác về Ba Đình sau chặng đường dài mất sáu năm vất vả gian nan, đoàn xe đưa bác về nơi yên nghỉ vĩnh hằng dừng bánh trước cửa chính cuả lăng. Bên linh cửu bác, các đồng chí lãnh đạo trong khóe mắt xúc động nước mắt trước một con người vĩ đại nhất của dân tộc.

Hiện nay trên thế giới vẫn còn nhiều lăng tẩm của các nhân vật nổi tiếng về văn hóa, chính trị. Nhưng chỉ có Lênin, Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành và Bác Hồ kính yêu của chúng ta thi thể được ướp xác nguyên vẹn cho đến ngày hôm nay. Theo đánh giá của các chuyên gia về xác ướp của bác có thể để tới 1.000 năm và hơn thế nữa.

Cứ hàng năm từ tháng 10 đến tháng 12, lăng bác lại tạm ngưng tiếp khách đ bước vào thời gian trùng tu kiểm tra lại trang thiết bị, hệ thống máy móc trong lăng.

Được viếng lăng Bác, ta sẽ cảm nhận được những cảm giác xao xuyến lâng lâng khó tả như không muốn nói lời tạm biệt với Hà Nội. Có biết bao du khách đã nghẹn ngào, xúc động và sẽ không bao giờ quên những giây phút được nhìn thấy thi hài của Bác qua lăng kính, đã có bao người miền Nam ra thăm lăng Bác, trong dòng người đó có nhà thơ Viễn Phương. Chính những dòng cảm xúc sâu lắng đó đã bật thành thơ và đã trở thành bất hủ trong lòng người.

Viếng lăng Bác
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rấy đỏ
Ngày ngày hàng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên
Giưã một vầng trăng sáng trong dịu hiền
Dẫu rằng trời xanh biếc là mãi mãi
Biết rằng biển xanh dẫu là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Mai về miền Nam nhớ Bác không nguôi
Muốn làm con chim ca hát quanh lăng
Muốn làm bông hoa hương toả đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-25, 11:09 AM | Message # 12
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
QUẢNG TRƯỜNG BA ĐÌNH

Hà Nội trong trái tim của nước Việt Nam thì quảng trường Ba Đình là trái tim của Hà Nội. Vì tại đây đã diễn ra những sự kiện quan trọng của thủ đô và cũng là cả nước. Nguyên nơi đây vốn là khu vực cửa Tây của thành Hà Nội cổ. Đầu thời Pháp thuộc, thực dân pháthành, làm một vườn hoa nhỏ nơi ơ đây gọi là điểm tròn Puginier. Năm 1945, mới có tên là vườn hòa Ba Đình. Chữ Ba Đình là để gợi nhớ dải đất Ba Đình ở tỉnh Thanh Hóa mới đã nổ ra cuộc khởi nghĩa chống Pháp kéo dài từ tháng 9/1886 đến tháng 1/1887.

Ngày 2/9/1945, nửa triệu đồng bào Hà Nội và phụ cận đã đổ về quảng trường này để dự lễ Độc Lập. Lễ đài dựng giữa quảng trường, bốn mặt hình thang phủ vải đỏ, ở giữa có hình nổi ngôi sao vàng năm cánh.

Ngày 6/9/1969, sáu ngày sau khi Hồ Chủ Tịch qua đời, cũng tại quảng trường này, lễ truy điệu Người đã được cử hàng trọng thể. Mười vạn đồng bào Thủ Đô và các địa phương cùng 34 đoàn đại biểu quốc tế đã tới dự lễ.

Ngày nay, mặt chính của quảng trường – mặt tây là lăng Hồ Chủ TỊch, trước lăng là quảng trường với 320m chiều dài và 100m bề ngang, đủ chỗ cho 20 vạn người dự meeting. Thêm vào đó là 168 ô cỏ bốn mùa xanh tươi mỗi ô rộng 81m², lối đi giữa mỗi ô là 1,4m, ở giữa quảng trường là cột cờ cao 25m. quảng trường Ba Đình đãtrở thành không gian thiêng liêng của thủ đô Hà Nội.

TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

Hởi quốc dân đồng bào cả nước:

“ Tất cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

Lời bất hủ ấy ở trong bản tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1971 cũng nói: “người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn được tự do và bình đẳng vế quyền lợi”.
Đó là những lẻ phải không ai chối cãi được.
Thế mà hơn tám mươi năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bực đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.

Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.

Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ra ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nhà nước của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.

Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của chúng ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của chúng ta trong những bể máu.

Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.
Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống chúng ta suy nhược.
Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều.
Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.
Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.
Chúng đặt ra hàng trăm thu thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng.
Chúng không cho nhà tư sản ta ngóc đầu lên, chúng bóc lột công nhân một cách vô cùng tàn nhẫn.

Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh đồng minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng. Mở cửa nước ta rước Nhật vào. Từ đó dân ta chịu từng xiềng xích Pháp Nhật. Từ đó dân ta vô cùng khổ , nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kỳ hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói.

Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước vũ khí của quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc bỏ chạy hoặc đầu hàng. Thế là, chẳng những chúng không “bảo hộ” đưa ta, trái lại, trong 5 năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật.
Trước ngày mồng 9 tháng 3, biết bao lần Việt Minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng, lại thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn nữa.

Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng. Tuy vậy, đối với người Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo. Sau cuộc biến động ngày 9 tháng 3, Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ.

Sự thật từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng Minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền lập nên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.

Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm nay nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân Chủ Cộng Hòa.

Bởi vì thế cho nên, chúng tôi, lâm thời chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.

Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng, kiến quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp.

Chúng tôi tin rằng các nước đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các hội nghị Têhêrăng và Cựu kim sơn, quyết không thể công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam.

Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! dân tộc đó phải được độc lập.

Vì những lẽ trên, chúng tôi, chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng:

Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã trở thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. "


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-25, 11:11 AM | Message # 13
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
HỘI TRƯỜNG BA ĐÌNH

Đối diện với lăng bác là hội trường quan trọng nhất Việt Nam với 1.200 chỗ ngồi, có cả những phòng để họp tổ hay tiểu ban. Sân khấu rộng 125m² giành cho chủ tịch đoàn trong các hội nghị do hai kiến trúc sư lão thành Nguyễn cao Luyện và Trần Hữu Tiềm thiết kế. Hiện nay chính phủ ta đang có quyết định xây mới một khu hành chánh – lễ tân mới cho quốc gia vì hội trường Ba Đình đã lạc hậu với các yêu cầu mới của đất nước. Hội trường cũ vẫn để lại làm di tích lịch sử.

PHỦ CHỦ TỊCH- NHÀ SÀN BÁC HỒ
Là tòa nhà 4 tầng màu vàng nhạt nhìn ra đường Hùng Vương được xây dựng từ năm 1900 đến 1902. Thời Pháp thuộc đây là nơi ở và làm việc của viên Toàn Quyền Đông Dương do đó còn có tên là phủ Toàn Quyền. Sau khi tiếp quản Hà Nội, bộ chính trị đã đề nghị bác ở tại nhà này. Nhưng bác nói: “ dân hiện nay còn đang đói khổ nhiều lắm mà bác ở trong ngôi nhà sang trọng, quá lớn th này là lỗi đạo với dân” và bác yêu cầu được ở lại trong căn nhà của anh thỡ điện cũ từng làm việc cho viên toàn quyền Pháp. Cũng chính tại cầu thang trước phủ chủ tịch, chiều thứ bảy nào bác cũng cho các cháu thiếu nhi vào đây vui chơi, ca hát cho kẹo và kể chuyện cho các cháu nghe bác còn tự tay uốn nắn các vòng tròn bằng rễ cây để cho các cháu thiếu nhi chơi đùa.

Ngày nay phủ chủ tịch là nơi hội họp và tiếp đón các vị nguyên thủ quốc gia, các vị khách quý đến thăm và làm việc tại nước ta. Đây cũng là nơi đại sứ các nước nguyên thủ quốc gia, các vị khách quý đến thăm và làm việc tại nước ta. Đây cũng là nơi đại sứ các nước trình quốc thư. Kỳ họp thứ 4 quốc hội khóa I (3/1955) đã họp tại đây và Bác Hồ cũng đã chủ trì nhiều cuộc họp hội đồng chính phủ.

Ngày 19/5/1975, phủ chủ tịch đã được nhà nước công nhận là một trong những khu lưu niệm về chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đầu hè 1958, khi tiến hành sữa chữa ngôi nhà chính của phủ chủ tịch, nhà sàn của bác mới được xây dựng. Bác bảo: “nhà mới sẽ làm theo kiểu nhà sàn mà bác đã ở tại Việt Bắc”. Trong khi xây dựng bác lại bận đi công tác xa nên không theo dõi tiến độ thực hiện công trình. Khi bác tro về thì nhà đã xây dựng xong. Bác khen anh em làm nhanh nhưng lại phê bình rằng tốn kém hơn khi bác vẽ ra. Mọi người đã nhận khuyết điểm đó vì ai cũng muốn tô điểm chỗ ở của bá thêm đẹp. Ngôi nhà sàn nhỏ hai gian thoáng dựng trên cột gỗ.tầng dưới có 12 chiếc ghế quanh chiếc bàn rộng là nơi bác hay họp với bộ chính trị. Hiện nay các vật dụng làm việc của bác vẫn để nguyên vẹn như 3 chiếc điện thoại 3 màu khác nhau là phương tiện chính để bác liên lạc với bộ chính trị, cục tác chiến, cục phòng không… block lịch vẫn là ngày 17/8/1969 đó là ngày bác nhưng không làm việc nữa tại ngôi nhà sàn này. Trên bàn chiếc đồng hồ của bác vẫn chạy, tuy bác đã mất nhưng người ta muốn để chiếc đồng hồ vẫn chạy với ngụ ý rằng bác vẫn luôn hiện diện dưới là những bệ ciment bác cho xây dựng để các cháu thiếu nhi đến chơi có chỗ để ngồi.
Tham quan tầng trên của nhà sàn, phòng ngủ du khách sẽ càng cảm nhận rõ hơn sự giản dị của bác qua các vật dụng, mọi thứ đều bình thường đến khó tin. Dưới chân cầu thang có chiếc chuông đồng nhỏ sẵn sàng báo cho bác biết khi có khách đến thăm.

Đến thăm ngôi nhà sàn của bác du khách sẽ được tham quan ao cá, nơi mà hàng ngày bác vẫn tự tay thả thức ăn và chăm sóc những đàn cá như một phần cuộc sống của mình. Cây vù sữa do đồng bào miền Nam gởi ra biếu bác năm 1954, được bác trồng trước cổng nhà như là niềm thôi thúc trong lòng mong muốn thống nhất đất nước, niềm Nam mong bác nỗi mong cha. Ngoài ra trong khu vực này du khách sẽ thấy hai cây dừa rất đặc biệt. Một cây do đồng bào ta ở Thái Lan biếu bác, còn một cây do đồng bào Vĩnh Phú gởi biếu.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-25, 11:11 AM | Message # 14
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
CHÙA MỘT CỘT

Chùa này nằm ở phía tây thủ đô, thuộc thôn Ngọc Thanh, khu Ngọc Hà. Nơi đó nguyên có một cái hồ hình vuông, giữa hồ có một cột đá, cao chừng hai trượng, chu vi chín thước, đầu trụ đặt một tòa chùa ngói nhỏ, hình như một đóa hoa sen dưới nước mọc lên, người ta gọi là chùa Nhất Trụ hay là chùa Chùa Một Cột.

Chùa xây từ năm 1049, tức là năm 1049, tức là năm đầu tiên Sùng Hưng Đại Bảo vua Thái Tôn nhà Lý. Tục truyền khi ấy vua Thái Tôn tuổi đã cao mà chưa có con trai, thường đến cầu tự ở các chùa. Một đêm nằm chiêm bao thy đức phật Quan Âm, hiện trên đài hoa sen trong một cái hồ vuông ở phía tây thành, tay bế một đức con trai đưa cho nhà vua. Sau đó nhà vua quả sinh được con trai. Nhà vua liền sia lập chùa Một Cột để thờ Quan Âm. Khi chùa làm xong, nhà vua triệu tậphàng trăm ngàn tăng ni đứng chầu chung quanh, tụng kinh suốt bảy ngày bảy đêm và lập thêm mộ ngôi chùa lớn ở ngay bên cạnh để thờ chư phật, gọi là chùa Diên Hựu.

Năm 1105,vua Nhân Tôn nhà Lý cho sửa chữa dựng lên một cây tháp bằng đá trắng gọi là tháp Bạch Tuyết, cao 13 trượng ở trước chùa Diên Hựu. Từ tháp Bạch Tuyết vào chùa Một Cột đi bằng một hành lang cầu vồng. Mỗi tháng hai ngày rằm, nhà vua cùng các hậu phi, cung tần và cận thần tới chùa lễ phật. Đặc biệt là hàng năm cứ đến ngày tám tháng tư là ngày phật sinh, nhà vua lại ngự ra chùa trước một đêm, giữ mình chay sạch, ngày hôm sau làm lễ tắm phật. Rất đông tăng ni và nhân dân các nơi toi dự, làm nên ngày hội lớn hàng hăm ở thủ đô. Ngày ấy, trước chùa lại có một lễ hội lớn gọi là lễ phóng sinh. Lễ tắmphật xong rồi, nhà vua, đứng lên đài cao, tay cầm một con chim thả cho bay tới đi rồi các tăng ni và các nam nữ thin tín, đùa nhau mỗi người thả một con, bóng bay rợp trời.

Năm 1922, trường Viễn Đông bác Cổ có sửa chữa lại giữ theo đúng như quy chế cũ.

Đêm ngày 11/9/1954, tay sai của thực dân Pháp, trước khi phải giao trả thủ đô cho chính phủ và nhân dân ta, đã cố ý đặt mìn để phá hoại chùa Một Cột. Ngay sau khi tiếp quản thủ đô, chính phủ ta đã cho chiếu theo đồ dạng cũ, sửa chữa lại ngay, tháng 4/1955, chùa Một Cột lại được hoàn nguyên như cũ. Từ đầu năm 1958, cây b đề của đất phật Ấn Độ kính tặng Hồ Chủ Tịch nhân dịp người đi thăm Ấn Độ được đem trồng trong chùa.

Nói đến chùa Một Cột này, có một việc cần phải nói rõ là: chúng ta đọc sử về đời Lý- Trần vẫn thấy nói đến “ An Nam tứ khí” nghĩa là bốn thứ kiến trúc lớn ở nước Nam, mà quả chuông Quy Điền ( quả chuông ở ruộng rùa) tức là quả chuông ở trước chùa Một Cột là một.

Theo sử cũ chép: cũng về đời nhà vua Nhân Tôn nhà Lý, vào năm Long Phù thu tám (1108) nhà vua cho xuất kho một vạn hai ngàn cân đồng để đúc một quả chuông lớn gọi là Giác Thế Chung ( quả chuông thức tỉnh người đời) để treo ở chùa Diên Hựu, định mỗi khi đánh một tiếng chuông, tiếng sẽ vang đi mấy đặm. Xây một tòa phương đình toàn bằng đá xanh, cao 8 trượng, trên nóc đình bắc những dõng sắt to để treo chuông. Xây đình và đúc chuông, hơn một trăm năm mới xong, hàng ngày các nơi phải thay nhau đưa dân phu đến phục dịch. Thân hình quả chuông không biết to lớn thế nào, nên đánh không kêu. Rồi bao nhiêu lần dồn ép hàng ngàn người xúm vào ra sức vần xoay, lết cục chỉ vật ngã được quả chuông lăn kềnh trên mặt ruộng. lúc đầu người ta còn làm mái che chuông, lâu ngày chẳng ai đoái hoài, mặc cho chuông nằm phơi mưa gió. Nơi chuông nằm lại vốn là một ruộng nước, lòng chuông trở thành cái tổ êm ấm cho từng đàn rùa chui ra chiu vào. Vì vậy chuông lại được mang tên là chuông ruộng rùa.

Bài thơ Vịnh Chuông Quy Điền của một nhà thơ đời cuối Trần đã phê bình việc làm của vua Lý chỉ là vô ích mà lại có hại. Bài thơ thuật theo đại ý như sau:

Hơn vạn cân đồng tốn của kho
Bày trò vua Lý đúc chuông to
Lợi giặc nước gây tai vạ
Phúc được bao nhiêu tội mấy bồ

Về sự tích chùa Một Cột này lại có một truyền thuyết nói rằng: bà Linh Nhân thái hậu vợ vua Thái Tôn nhà Lý, không sinh đẻ, tính lại cả ghen, bà sai thái giám bắt giam 72 cung nữ có nhan sắc thường được chầu hầu nhà vua, giam vào phòng tối ở cung Thượng Dương, tới khi vua Thái Tôn mất, bà lại bắt 72 người ấy chịu chôn sống để chết theo vua. Sau bà hối hận, dựng 72 ngôi chùa để siêu độ các oan hồn. Chùa Một Cột này là một trong 72 ngôi chùa ấy.

Trong thực tế, chùa Một Cột đã qua nhiều lần trùng tu. Một dấu mốc đáng tiếc cho chùa là ngà 11/9/1954, trước khi rút khỏi Hà Nội, Pháp đã cho nổ mìn phá hủy Liên Hoa đài. Khi chính phủ ta tiếp quản Hà Nội đã cho xây dựng lại như lúc đầu. Tháng 4/1955 thì công trình hoàn tất nhưng phần nào đã mất đi những đường nét kiến trúc cổ của chùa.

Cây bồ đề trước chùa là nhân chứng cho mối quan hệ hữu nghị thắm thiết giữa hai dân tộc Việt Nam- Ấn Độ. Cây bồ đề này do tổng thống Ấn Độ Prasat tặng bác năm 1958 trong dịp bác thăm Ấn Độ. Cây này được chiết nhánh từ cây bồ đề tương truyền là nơi đức phật thích ca thành phật cách đây 25 thế kỷ. Có thể nói rằng chùa Một Cột là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Việt Nam tuy quy mô không lớn nhưng chúng ta có thể tự hào về lối kiến trúc cổ độc đáo và mang đậm những dấu ấn lịch sử dân tộc.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-25, 11:13 AM | Message # 15
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
VIỆN BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH

Tọa lạc tại số 3 Ngọc Hà Hà Nội, trong khuôn viên quảng trường Ba Đình, cạnh lăng bác. Được khởi công ngày ngày 31/8/1985 khánh thành ngày 19/5/1990 nhân kỷ niệm ngày sinh 100 năm của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Bảo tàng Hồ Chí Minh là một trong những bảo tàng lớn nhất, đẹp nhất, hiện đại nhất ở nước ta. Bào tàng cao 20,5m gồm 4 tầng với tổng diện tích su dụng là 13.000m². Công trình được thiết kế như một bông hoa sen nở tượng trưng cho phẩm chất thanh cao trong sáng của Hồ Chủ Tịch. Bảo tàng trưng bày các hiện vật, hình ảnh tái hiện cuộc đời của Người từ Làng Sen- Nam Đàn, thi thiếu niên của Bác, đến đời thanh niên Bác ra đi tìm đường cứu nước, đến những năm bôn ba ở hải ngoại, rồi về pắc pó xây dựng cơ sở bí mật lãnh đạo khởi nghĩa và cuộc sống chống Pháp – Mỹ cứu nước.

HỒ TÂY

Hồ Tây tên tuổi rất nổi tiếng trong thơ văn, âm nhạc hướng về thủ đô Hồ Tây nằm ở phía bắc Hà Nội, rộng 466 ha, đường vòng quanh hồ dài 17km, chỗ sâu nhất ở làng Xuân Tảo khoảng từ 3-4m, xung quanh hồ có rất nhiều đền chùa. Các nhà địa lý học đều thống nhất rằng Hồ Tây chính là một phần của con sông Hồng còn sót lại sau khi đã đổi dòng chảy. Hồ luôn lộng gió, bàng bạc những con sóng lăn tăn nên ngày xưa Hồ Tây còn có tên gọi khác rất gợi hình, rất nên thơ “ hồ Lãng Bạc”. Theo truyền thuyết xưa kia, Hồ Tây chính là một quả núi đá có một con yêu tinh 9 đuôi và có nhiều phép thuật thường dụ dỗ trai gái về đó để hãm hại. Long Vương thấy thế cho dâng nước lên trừ yêu tinh, núi sụp thành hồ. Chắc do Hồ Tây đã gắn liền với nhiều bước thăng trầm của lịch sử nên nó cũng đã có rất nhiều giai thoại liên quan đến nguồn gốc của hồ. Vào năm 1125, một vị cao tăng tên là Nguyễn Chỉ Thanh tức Khổng Minh Không đã sang Trung Quốc chữa bện cho hoàng từ nhà Tống khỏi bệnh nặng. Vua Tống tạ ơn cho phép Khổng Minh Không vào kho muốn lấy thứ gì thì lấy và lấy bao nhiêu cũng được. Khổng Minh Không mở cửa kho chứa đồng đem trút hết vào bao rồi ra bo biển thả nón hóa phép thành thuyền về nước. Khổng Minh không dâng vua Lý Nhân Tông số đồng tiền đen đó. Vua cho đúc một quả chuông, khi đánh thử bên Trung Quốc có con trâu bằng vàng nghe tiếng chạy sang Việt Nam tới một khu rừng phía bắc thành Thăng Long thì chuông đứt tiếng, trâu vàng lồng lộn tìm kiếm dẫm nát cả một khu rừng tụt xuống thành hồ. Nhà vua thyvậy sai ném chuông đồng xuống hồ cho trâu khỏi kêu. Tương truyền rằng ai sinh được 10 người con trai thì đến Hồ Tây kéo chuông đồng lên được.

Hồ tây cũng là một trung tâm ăn uống của Hà Nội với rất nhiều địa danh nổi tiếng như: bánh tôm Hồ Tây, thịt cầy Nhật Tân, ốc tần thuốc bắc, hấp xã ớt Quảng Bá, kem nhà Thuyền, chân gà nướng đường Thanh Niên… du khách đã cất công đi hàng ngàn kilômet đến Hà Nội mà chưa một lần hưởng thức các món ăn nổi tiếng tại đây là một thiếu sót rất lớn, muốn khám phá nghệ thuật ẩm thực hà Nội thì chắc chắn Hồ Tây là một địa chỉ không thể thiếu .

Cảnh đẹp Hồ Tây đã được các thi nhân cảm hứng, có lẽ một trong những bài thơ đặc sắc về Hồ Tây là bài phú: “ lạ thay cảnh Tây Hồ” của Nguyễn Huy Lượng rất lý thú, vừa có thể đọc xuôi, vừa có thể đọc ngược.

Đọc xuôi:
Đây vui thật lạ cảnh Tây Hồ
Trước bở khôn thiên kéo vẽ đồ
Mây lẫn nước xanh màu trúc ngọc
Nguyệt lồng hoa thắm vẻ in châu
Cây lá tán rợp tầng cao thấp
Sóng gẫy cầm tàu nhịp nhỏ to
Vầy chốn chốn tiên non nước đủ
Tây Hồ giá ấy dễ đâu so

Đọc ngược:
So đâu dễ giá Hồ Tây
Đủ nước non tiên chốn chốn vầy
To nhỏ nhịp tàu cầm vẫy sóng
Thấp cao tầng rợp tán lá cây
Châu in vẽ thắm hoa lồng nguyệt
Ngọc trúc màu xanh nước lẫn mây
Đồ vẽ khéo thiên thôn bởi nước
Hồ Tây cảnh lạ thật vui đây


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
Diễn Đàn 3V » DIỄN ĐÀN 3V » TÀI LIỆU THUYẾT MINH 63 TỈNH THÀNH » THỦ ĐÔ HÀ NỘI (trái tim Việt Nam)
Search:

Bình Chọn
Rate my site
Total of answers: 22
Tin Nhắn
200
Site friends
  • Create a free website