Friday, 2024-05-17, 6:04 PM
Welcome Guest

3V CLUB

[ New messages · Members · Forum rules · Search · RSS ]
Diễn Đàn 3V » DIỄN ĐÀN 3V » TÀI LIỆU THUYẾT MINH 63 TỈNH THÀNH » THỦ ĐÔ HÀ NỘI (trái tim Việt Nam)
THỦ ĐÔ HÀ NỘI
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-25, 11:14 AM | Message # 16
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
NGHỀ ĐÚC ĐỒNG

Sách lĩnh Nam chính quái và sách Thiền yuyển tập anh đều có chép su tích của một bậc danh tăng, đó là Dương Không Lộ, tu hành tại chùa Nghiêm Quang, chùa này sau đối gọi là Thần quang, tọa lạc tại huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình ngày nay. Trong dân gian, chùa Nghiêm Quang hay chùa Thần Quang được gọi là chùa Keo. Dương Không Lộ vừa là một danh tăng lại cũng là bậc được dân địa phương tôn làm tổ sư của nghề đúc đồng. Ông người làng Hải Thanh ( nay thuộc Nam Định) sinh vào năm nào chưa rõ, chỉ biết rằng ông sống vào khoảng đời vua Lý Nhân Tông (1072-1127), mất vào ngày mồng ba tháng 6 năm 1119.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép chuyện danh tăng Nguyễn Minh Không, tên thật là Nguyễn Chí Thành, người làng Đàm Xá ( nay thuộc Ninh BÌnh), sinh năm 1065, mất năm 1141. Nguyễn Minh Không nổi tiếng nhờ công chữa lành bệnh cho vua Lý Nhân Tông (1128- 1138), cho nên được tôn là Lý Quốc Sư. Trong dân gian, Lý Quốc Sư cũng được coi là một trong những bậc tổ sư của nghề đúc đồng.

Dương Không Lộ và Nguyễn Minh Không đều được tôn là tổ sư nghề đúc đồng có lẽ vì cả hai bậc danh tăng này đều có công đúc chuông đồng và để lại cho đời những kinh nghiệm quý giá về nghệ thuật đúc đồng. Tuy nhiên, nếu xét ở góc độ tu hành, tên tuổi của dương Không Lộ và Nguyễn Minh Không được đời đời biết đến, thì ở góc độ cống hiến cho nghề luyện và đúc đồng, cả hai đều chỉ mới là tổ sư của từng khu vực nhất định mà thôi.

Bậc tổ sư của nghề đúc đồng được dân gian biết đến nhiều nhất vẫn là Sư Khổng Lồ-một nhà sư chỉ có trong kho tàng truyện cổ tích nước ta. Khổng lồ vừa có dáng dấp của một nhà sư lại cũng vừa có hành trang của một đạo sĩ. Chuyện Sư Khổng Lồ tóm lược như sau:

Sư Khổng Lồ là mt bậc chân tu, có nhiều phép thần thông kỳ lạ. Nhà sư cũng là người có tài trí bệnh cứu đời. Một hôm, Sư quyết định đi khắp bốn phương, quyên giáo đồ đồng trong thiên hạ về để đúc chuông. Thế rồi nhà sư đến Trung Quốc. Bấy giờ, thái tử của hoàng đế Trung Quốc chẳng may lâm bệnh nặng, bao bậc danh y được gọi tới để chữa bệnh mà ruốt cuộc vẫn phải bó tay. Nghe tiếng sư hoàng đế liền sai người đến mời, lạ thay sư chỉ mới cho uống vài thang thuốc bệnh của hoàng tử đã khỏi hẳn. Hoàng đế Trung Quốc ra lệnh cho lấy thật nhiều vàng bạc ban thưởng cho sư, nhưng nhà sư một mực từ chối chỉ nói: “ nếu bệ hạ có lòng, xin hãy cho kẻ tu hành này một túi đầy đồng”. Sư chìa ra một cái túi chỉ dà đúng ba gan, hòang đế Trung Quốc cười và nói rằng: “ chỉ một túi ấy không thôi ư? Ta cho phép người vào tất cả mười kho đồng của ta, muốn lấy bao nhiêu cứ lấy”. Sư vào, trút tất cả mười kho đồng lớn mà cái túi ba gang vẫn chưa đầy. Xong nhà sư vác túi lên vai ung dung về nước. Mỗi lần qua sông, không một chiếc thuyền nào có th chịu nổi sức nặng của cái túi ba gan, bởi vậy, sư ngửa cái nón tu lờ mà (nón các nhà sư đội) mà mình đang đội để làm thuyền vượt sông. Về nước, nhà sư đã đem số đồng ấy đúc thành Tứ Đại Khí ( tức là chuông lớn, tượng lớn, tháp lớn và vạc lớn). Chuông lớn vừa đúc xong, chỉ mới thỉnh nhẹ một tiếng mà âm thanh đã vang sang đến tận Trung Quốc. Tiếng ngân kỳ lạ của chuông lớn khiến cho những con trâu bằng vàng để trong kho báu của hoàng đế Trung Quốc tưởng là tiếng trâu mẹ gọi, liền chạy lồng sang nước ta. Chúng chạy qua mãi ở Thăng Long mà tìm vẫn không thấy mẹ và dấu vết những bước chân của đàn trâu vàng đi tìm mẹ ấy chính là Hồ Tây ở Hà Nội ngày nay.
Tác giả của Tứ Đại Khí- Sư Khổng Lồ- được tôn là tổ sư của nghề đúc đồng ờ nước ta. Nhân vật của truyền thuyết dân gian này đã được lịch su hóa. Thi thoảng đó đây cũng có những tấm văn bia để ở một số chùa chiền đã gộp sự tích của Dương Không Lộ, Nguyễn Minh Không và Sư Khổng Lồ vào làm một. Thực ra, Tứ Đại Khí ở nước ta được chế tạo ở những niên đại khác nhau. Đại để xin tóm lược như sau:

Đại khí thứ nhất là chuông lớn, tức là chuông Quy Điền. Chuông này được đúc vào năm 1101, đời vua Lý Nhân Tông. Chuông đúc xong, đánh không kêu, vì thề, bọ bỏ ở một thửa ruộng nằm cạnh chùa Một Cột ( Hà Nội). Thửa ruộng này rất lắm rùa, nên mới có tên chữ là Quy Điền. Chuông bỏ ở ruộng Quy Điền nên mới có tên là chuông Quy Điền.

Đại khí thứ hai là tượng lớn. Tượng này để ở chùa Quỳnh Lâm ( thuộc quảng Ninh). Theo văn hóa của chính chùa này thì tượng được đúc vào cuối thời Lý, tượng cao đến sáu trượng (khoảng 20m). Nếu văn bia chép đúng thì rõ ràng, tượng chùa Quỳnh lâm thuộc vào hàng lớn nhất của thế giới về tượng đồng.

Đại khí thứ ba là tháp lớn, đó là tháp Báo, xây vào năm 1057, đời vua Lý Thánh Tông. Tháp này cao 20 trượng ( tức khoảng 70m) và những tầng trên của tháp đều được đúc bằng đồng. Tháp Báo Thiên có tên gọi đầy đủ là Đại Thắng Tư Thiên Bảo Tháp, nằm trong khuôn viên của chùa Sùng Khánh ( thuộc Thăng Long).

Đại khí thứ tư là vạc lớn. Vạc này để ở chùa Phổ Minh ( nay thuộc Nam Định) nên vẫn thường được gọi là vạc Phổ Minh, được đúc vào thời Trần Nhân Tông. Truyền thuyết kể rằng, miệng vạc rộng đếnnỗi hai người có thể chạy nhảy và đuổi nhau ở trên đó.

Trong suốt hai mươi năm đầu thế kỷ 15 ( từ năm 1407 đến năm 1427), nước ta bị quân Minh đô hộ. Một trong những tội ác không thể dung tha của giặc lúc này là đã đem tứ đại khí nấu chảy để lấy đồng đúc vũ khí đi đàn áp nhân dân ta.

Vậy ông tổ đích thực của nghề luyện và đúc đồng của ta là ai? Những phát hiện khảo cổ học suốt mấy chục năm qua cho thấy rõ ràng, nghề luyện va đúc đồng của nước ta đã xuất hiện cách đây khoảng bốn ngàn năm. Những cục đồng và đặc biệt là xỉ đồng tìm thấy trong văn hóa Phùng Nguyên, tự nó đã nói lên điều đó. Sau Phùng Nguyên, các nền văn hóa tiêu biểu khác nhau như Đồng Đậu, Gò Mun và nhất là Đông Sơn đã chứng tỏ khả năng luyện và đúc đồng tài hoa của người Việt cổ. Trống đồng Đông Sơn là niềm tự hào bất diệt của mỗi chúng ta. Áng sử thi dân gian của người Mường ở nước ta là đẻ đất, đẻ nước đã góp phần phản ánh khá độc đáo về quá trình khai thác quặng đồng, đúc đồng và vận chuyển trống đồng đi trao đổi khắp đó đây của người thời sơ sử. Hàng chục thế kỷ trước Dương Không Lộ, Nguyễn Minh Không và Sư Khổng Lô, tổ tiên ta đã biết đúc đồng với trình độ rất cao. Nhưng tiếc thay, các sáng tác kỹ thuật lại đi trước ngành sử học một bước quá xa, cho nên , hiện tại vẫn chưa có thể tìm ra được tổ sư đích thực của nghề luyện và đúc đồng có… lai lịch rõ ràng và đầy đủ. Thôi thì đành trông cậy ở thế hệ sau.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-25, 11:17 AM | Message # 17
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
CHÙA TRẤN QUỐC

Chùa Trấn Quốc tọa lạc trên một hòn đảo nhỏ giữa Hồ Tây. Cảnh đẹp lâu đời này đã được truyền tụng qua ca dao:

“ Giáo đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”

“Tiếng chuông Trấn Vũ” - tương truyền đây là nơi ngày xưa treo chiếc chuông của Khổng Minh Không- tiếng âm vang xa ngàn dặm. Trong miền Trung thì người ta đọc “ tiếng chuông Thiên Mụ…”. Còn Yên Thái là một địa danh nằm gần phủ Tây Hồ, nơi dân ngày xưa luôn vang tiếng chày giã cói để làm giấy do, một loại giấy đặc biệt để vẽ và viết các loại văn thư chiếu chỉ.
Chùa này nguyên ở trên bờ sông thuộc bãi Yên Phụ, lập nên từ đời Lý Nam Đế (544- 548) gọi là chùa Khai Quốc. Đến thời Đại Bảo vua Thái Tôn: nhà Lê (1440-1442) đổi gọi là chùa An quốc. Đến thời Hoằng Định vua Kính Tôn nhà Lê 91600-1618), bãi Yên Phụ lở gần sát nền chùa, dân làng rời vào địa điểm bây giờ, là một khu đất có hình thế đẹp nhất ở hồ Tây, các cụ ngày xưa vẫn gọi là kiểu đất “ phượng hoàng sà cánh uống nước”. Đời chính hòa vua Hi Tôn nhà Lê đổi gọi là chùa Trấn Quốc. Năm 1842 vua nhà Nguyễn là Thiệu Trị ra Bắc tuần, có tới thăm chùa, đổi gọi là chùa Trấn Bắc, nhưng trong nhân dân vẫn cứ theo lối cũ gọi là chùa Trấn Quốc cho tới ngày nay.

Địa điểm nơi đây, xưa như một hòn đảo ở giữa Hồ Tây, cách hẳn với đất liền, năm Vĩnh Tộ thứ hai, đời vua Thần Tôn nhà Lê, sau khi dân hai làng Yên Phụ và Yên Quang đắp đê Cố Ngự để chắn ngang hồ một số nhà thiện tín trong các phường nhân đó góp tiền thuê thợ đóng cọc rồi đổ đấu đất làm thành con đường từ ngoài để đi vào cổng chùa. Chùa nỳa ở vào nơi phong cành đẹp, đáng có giá trị danh lam, nhưng ngay sau khi ở ngoài bãi dời vào đây, nó đã bị bọn chúa phong kiến mượn tiếng “mến cửa phật” chiếm hẳn làm của riêng, đặt thành hành cung ( nơi ở của bọn vua chúa trong những lúc đi chơi). Nhất là hai đời chúa Trịnh Giang (1729-1740) và chú Trịnh Sâm (1767-1782) là hai tên chúa ác độc, làm nơi hành lạc túng dục của chúng.
Đã thành một cung viện của bọn chúa Trịnh, đáng lẽ chùa cũng bị hóa kiếp trong trận lửa thù tháng chạp năm Bính Ngọ (1786) nhưng may nhờ có công bảo hộ của nhân dân các phường và các làng quanh đó đã chặn được bàn tay phũ phàng của Lê Chiêu Thống và bảo tồn được đền ngày nay. Về việc này trong Long Thành Dật Sư có ghi lại như sau:

“Năm Bính Ngọ tức đời Cảnh Hưng 47 vua Hiển Tôn nhà Lê, Chiêu Thống sau khi nhờ Cống Chỉnh đem quân ở Nghệ An ra đánh đuổi được đồ đảng họ Trịnh rồi, muốn một phen trừ hết căn cứ của kẻ thù. Ngày tám tháng chạp năm ấy, chiêu Thống hạ lệnh đốt hết phủ đệ và tất cả những nơi nào có dính líu đến họ Trịnh. Chùa Trần Quốc này cũng đã bị đoàn quân “ phóng hỏa” rầm rập kéo đến chực châm mồi. Nhưng vì biết trước, nhân dân đã kéo đến hàng ngàn người, đứng chắn giữ chung quang chùa, đồng thanh nói chùa là của công của nhân dân, không phải là của riêng họ Trịnh. Kết cục nhân dân đã hoàn thành bảo vệ được chùa, chỉ riêng có mấy chục lâu phòng dựng trên những bè nổi chung quanh chùa, do chúa Trịnh làm ra cho bọn hoạn quan và các cung nữ ở là bị đốt hết mà thôi”.

Sau đó, chùa Trấn Quốc trở lại một cảnh thiền lâm thanh tịnh, nhiều du khách qua thăm đã có những thơ văn cảm hoài, nhưng đều làm bằng hán văn và cũng một giọng thương tiếc vớ vẩn cho một tàn tích của giai cấp phong kiến đã bị thời gian xóa nhòa, cũng như bài thơ quốc văn “trấn Bắc hành cung” của nữ thi sĩ Thanh Quan vẫn được nhiều người truyền tụng:

“Mấy tòa sen rớt hơi hương ngự
Năm thứ mây phong nếp áo chầu
Sóng lớp phế hưng cõi đã nhộn
Chuông hồi kim cổ lắng càng mau”

Khác hẳn với giọng tiếc thương ấy, bài “Sư đàm kể chuyện” của thi sĩ Ngô Ngọc Du làm năm Quang Trung thứ ba (1790), cho ta thấy rõ thân thế của một phụ nữ ở thời đại phong kiến đã bị vùi dập như thế nào và một phần nào đã phơi bày tội ác của bọn vua chúa ở đó.

Trong khuôn viên chùa còn có cây bồ đề trên 40 tuổi xum xuê cành lá đánh dấu sự hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Ấn Độ. Năm 1959 trong một lần viếng thăm Việt Nam tổng thống Ấn Độ Prasat đã tặng nhân dân ta.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-25, 11:18 AM | Message # 18
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
TƯỢNG TRÊN ĐIỆN PHẬT

Cho tới nay, chúng ta chưa tìm được dấu tích một ngôi chùa nào ở trong thời kỳ Bắc Thuộc và mới hiểu được một chút về phật điện thời Lý. Qua các tư liệu khảo cổ học, chúng ta biết chùa thời Lý ó quy mô lớn, dấu tích tạo hình còn lại có một số tượng tròn và chạm đá, ít thôi. Song đều là những tác phẩm nghệ thuật tạo hình xuất sắc thuộc loại cổ điển với vẻ đẹp chuẩn mực.
Tượng phật thời Lý chắc chắn nhất hiện chỉ còn một pho tượng ở chùa Phật Tích có thể là tượng đức giáo chủ thích ca ở thế ngồi tĩnh tọa kiết già vẫn còn cao hơn 1,8m. Tuy tạc theo công đức tượng phật, song nghệ sĩ xưa đã nữ hóa phật và xây dựng với những vẻ đẹp quý phái lý tưởng mặt trái soan,mày thanh cong, mắt mơ mang, mũi dọc dừa thanh tú, miệng mỉm cười tế nhị, cổ cao ba ngấn, thân hình thon thả, cổ tay tròn lẳn, ngón tay thon dài… tượng ngồi thẳng lưng trên tòa sen để các huyệt khai mở, giúp cho sự giác ngộ nhằm cứu độ chúng sinh. Toàn thân tượng toát ra vẻ đẹp thanh cao, cả ở hình hài và tâm tư. Chiếc áo khóac với những gân lá sen cứ tỏa vào không gian, trôi chảy, chơi vơi. Tượng ngồi bất động trên bệ bát giác, song cứ nhúc nhích, thấu rọi nội tâm từng người đến chiêm bái. Chiếc bệ với đài sen chỉ phù hợp với một pho tượng. Một số chùa khác chưa thấy tượng song cũng có những bệ tương tự, chứng tỏ phật điện thời Lý còn vắng vẻ.
Trong chùa còn các tượng Kim Cương, Hộ Pháp, Người Chim, các con thú như sư tử, voi, tê giác trâu, ngựa vừa có cái đẹp sắc sảo vừa kết hợp nhuần nhuyễn tính trang trí. Tượng sư tử đội tiòa sen còn được gọi là “Ông Sấm”, gắn với việc cầu mưa của cư dân trồng cây lúa”.

Tham gia đắc lực vào tạo hình thời Lý phải kể đến các hình trạm trang trí bệ tượng, tảng kê chân cột, trang trí bia và lan can thành bậc cửa… với các đề tài phổ biến là nhạc công, vũ nữ, rồng, phượng hoa lá và sông… phản ánh một xã hội phn thịnh và ổn định. Sáng tạo đặc biệt ở đây phải kể đến hình rồng mà chính đượng thời đã gọi tên chữ “ Long Xã” tức rồng rắn. Nó lấy thân hình rồng rắn uốn lượn thoăn thoắt thêm vào châm chim, bờm ngựa, mào lửa và các văn xoắn nguồn nước để biểu hiện tập trung về mây mưa, cũng goi lại cội nguồn con rồng cháu tiên của dân tộc. Tất cả những hình chạm nổi trang trí trên đá rắn mà các chi tiết dù nhỏ tí vẫn tỉ mỉ chính xác như chạm bạc,trau chuốt đến óng ả.

Từ thời Trần, phật giáo dần để lại những phật điện khá nguyên với tòa thượng điện ở các chùa Thái Lạc (Hưng Yên), Bối Khê (Hà Tây) và Dâu (Bắc Ninh). Chúng ta tìm thấy nhiều bệ đá hoa sen khối hộp như chiếc án tho song hầu như chưa tìm được pho tượng nào ở chùa- ngoại trừ một số tượng rồng, sấu bậc cửa, nhưng lại tìm thấy không ít hình chạm nổi trang trí trên gỗ thuộc nội thất chùa và một số bia chùa nữa. Những hình chạm này vẫn tập trung vào đề tài nhạc công, vũ nữ và rồng, phượng, song nó thực hơn, mập khỏe hơn, coi phật ở nơi tâm nên chùa là nơi đàm đạo phật pháp của sư tăng và phật tử, thờ phật mà không cần cả tượng, có thể chỉ cần chữ phật viết to như ở mặt bia của chùa Thị Đức.

Thời Lê sơ phật giáo hạn chế, chùa không được chăm sóc, nhưng đôi nơi còn tìm được bia chùa, hình trang trí chạm nổi cũng đơn sơ, có nơi rồng chần chữ phật, có nơi rồng chầu mặt trời, kỹ thuật khắc rạch với thủ pháp nhanh và vì thế lại hoạt. Tượng tròn ở chùa mới tìm được một pho Quan Âm Nam Hải ở chùa Cung Kiệm tạc năm 1440 rất gần giũ người thường.
Phải từ thời Mạc trở đi, chúng ta mới có cái hiểu đầy đủ dần về Phật điện. Lúc này với sự khủng hoảng của Nho giáo thì chiến tranh quý tộc Nam - Bắc triều kéo dài, người ta tìm đến cửa phật để cầu mong được che chở, lại do kinh tế nông ngiệp ổn định, kinh tế hàng hóa phát triển mà chùa làng được xây dựng nhiều dần. Giờ đây với cách thờ phật theo lối: “ thế gian trụ trì phật pháp” đòi hỏi phải có hình ảnh cụ thể về thế giới nhà phật, nên phật điện đã khá đông đúc về số lượng và chủng loại mà tùy từng chùa chúng ta đã tìm thấy bộ ba tượng tam thế, một số tượng Quan Âm Nam Hải, có cả tượng Thích Ca Sơ Sinh, các các thần mây - mưa – sấm - chớp đã được phật hóa thành bộ tứ pháp cũng được thể hiện thành tượng và chiếm vị trí trang trọng trong chùa. Đôi khi cả ngọc hoàng vốn là tối thượng thần cảm đạo giáo cũng hội nhập vào chùa và có trên phật điện. Trong chùa còn tìm thấy không ít tượng Hậu là các vị hoàng hậu. Đức vua và công chúa thuộc hoàng tộc nhà Mạc, là những người thực đã có công cụ thể về việc phục hưng chùa. Do số lượng tượng trong chùa đông nên tam bảo được mở rộng, chùa là trung tâm văn hóa của cả làng xã thì tượng cũng bình dân hơn. Các tượng thuộc thế giới nhà phật bày ở trung tâm phật điện, tuy bị quy định tư thế theo công thức nhưng thẩm mỹ thời đại vẫn mang lại những sáng tạo làm cho các cá nhân bình dị hơn, dáng người lao động bụ bẫm, tính tình đôn hậu, vẻ đẹp phóng khoáng. Các tượng Hậu dù là ông hoàng bà chúa cũng được tạc ở thế ngồi thoải mái, phá đi sự gò bó nghiêm trang.

Ngoài ra, ở chùa thời Mạc còn phải kể đến loại hình chạm khắc trang trí trên đá, gỗ và đất nung. Những hình chạm này tuy với con người còn khoác áo thần tiên, song đó chỉ là các vỏ để đưa người bình dân vào nơi tho cúng thâm nghiêm, còn rất phổ biến vẫn là các hình rồng, phượng nhưng mộc mạc, dễ chan hòa với tất cả loạt các con thú và hoa lá vẫn gặp trong ngày thường, nó nổi khối, vênh cao với chất điêu khắc rõ ràng. Ở nửa đầu thế kỷ XVII với sự tham gia của quý tộc Lê- Trịnh và sự du nhập của các phái Lâm Tế và Tào Động từ Trung Hoa sang, nhiều ngôi chùa “ trăm gian”, “trăm cửa” được xây dựng, thì tượng ứng với việc mở rộng phật điện là sự tăng tiến của các loại tượng phật. Trong chùa, ngoài các loại tượng như ở thời Mạc còn thêm các bộ tượng Di Đà tam tôn ( A Di Đà) ở giữa, Quan Thế Âm Bồ Tát ở bên trái và Đại Thế Chí ở bên phải, Hoa Nghiêm tam thánh ( Phật Thích Ca ở giữa, Văn Thù bên trái, Phổ Hiền bên phải), Tuyết Sơn… như vậy, một phật điện với trung tâm là gian giữa đã được sắp xếp đầy đủ. Tuyết Sơn chưa thành phật, được sắp xếp ở gian bên phải và đối lại ở bên trái là tượng Quan Thế Âm Thiên Phủ Thiên Nhãn, như vậy cho gần đời, sát chúng sinh. Các tượng Hậu phật đã có vẫn được phát triển và có thể đạt tới độ viên mãn hoàn mỹ như các bà Hoàng Ngọc Trúc, Ngọc Cơ, Ngọc Duyên ở chùa Bút Tháp ( Bắc Ninh). Ngoài ra một số cao tăng có công khai sáng cảnh chùa sau khi tịch cũng được nhân dân tạc tượng tho gọi là tượng Tổ được thờ trong nhà tổ, nhiều pho tượng xem là tượng chân dung khá giống và đặc biệt là rất sống động như Tổ Chuyết Chuyết và Minh Hành ở chùa Bút Tháp. Cũng có những cao tăng của quá khứ được truyền thuết hóa với nhiều pháp màu giờ đây được truy tôn là “ Đức Thánh” linh thiêng, tạc tượng thờ trong cung cấm thâm nghiêm.

Chính loạt tượng ở các chùa được tạc ở thế kỷ 17 do sự chỉ đạo của thẩm mỹ qúy tộc, dưới bàn tay tinh khéo của các nghệ nhân, nhiều pho tượng đã tro thành những kiệt tác nghệ thuật cổ dân tộc, mà tiêu biểu là ở chùa Bút Tháp với đủ các loại tượng phật, tượng bồ tát, tượng Hậu, tượng Tổ… cho đến cả Tuyết Sơn đang tìm chân lý và các thị giả hầu cận cũng đều thanh thoát, tinh tế đẹp từ chi tiết đến tổng thể.

Tượng đẹp nên nội thất không cần đến sự trang trí công phu trên các mặt gỗ kiến trúc, song với ngoại thất được xây dựng bằng chất liệu đá như lan can thượng điện, lan can tháp và thành cầu chùa Bút Tháp và bia đá ở khá nhiều chùa đều chạm trang trí nổi cao voi nhiều hình tươi mát, vui mắt, đề tài khi theo tìch truyện, khi là cảnh quen thuộc mà mới lạ, tạo ra chốn thần tiên cao sang để trong đó tàng chứa những bán tượng.

Chuyển qua thể kỷ XVIII, trong sự rối loạn của chiến tranh nông dân, chùa không được phát triển thì tượng phật giáo cũng chững lại, có bổ sung song không được phát triển. Thế rồi khi phong trào Tây Sơn thắng lợi, một nhà nước quân chủ tiến bộ được xác lập, thì chỉ một thời gian ngắn cùng với sự làm lại một số chùa như chùa Tây Phương ( Hà Tây), chùa Kim Liên ( Hà Nội) thành các kiệt tác kiến trúc, thì Phật Diện được bổ sung nhiều tượng mới cũng là những kiệt tác điêu khắc. Loạt tượng thời Tây Sơn ở chùa Tây Phương được đánh giá đạt đỉnh cao của nghệ thuật tạc tượng cổ truyền, là của báu tạo hình mà Việt Nam đóng góp vào bảng giá trị văn hóa dân tộc và nhân loại. Chúng ta gặp nhau ở đây một hệ thống tượng phật bao cả không gian và thời gian, cả phật đã thành và phật sắp thành: A Di Đà, Tuyết Sơn, Di Lặc, đầy đủ các loại bồ tát: Quan Thế Âm, Đại Thế Chí, Văn Thù, Phổ Hiền, trọn vẹn Bát Bộ Kim Cương và nhất là Lịch Đại Tổ từ vị Tổ thứ nhất Ca Diếp đến vị Tổ thứ 20 Đồ Dạ Đa. Nếu các tượng phật và bồ tát mang vẻ đẹp của những mẫu người lý tưởng đã chuẩn hóa, thì các tượng Kim Cương và tượng Tổ lại rất người, đầy cá tính khiến người xem- như nhà thơ Huy Cận phải đặt câu hỏi:

Nào đâu bác thợ cả xưa đâu?
Sống lại cho tôi hỏi một câu:
Bác tạc bao nhiêu hình khổ hạnh
Thật chăng chuyện phật kể cho nhau?
Hay bấy nhiêu hồn trong gió bão
Bấy nhiêu tâm sự, bấy nhiêu đời
Là cha ông đó, bằng xương máu
Đã khổ không yên cả đứng ngồi
(Các vị la hán chùa Tây Phương)

Theo phật thoại các nhân vật này đều là người gốc Ấn Độ, sách Tam Tài đồ hộ của Vương Kỳ (Trung Quốc) viết ở thế kỷ 16 có vẽ hình các vị tổ, các nghệ sĩ Việt Nam ở cuối thế kỷ 18 đã được gợi ý bố cục rồi thể hiện thành tác phẩm tượng tròn của mình với sự Việt hóa hoàn toàn, bám sát tiểu sử nhân vật để phó cho một tâm hồn riêng sắc nét.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-25, 11:19 AM | Message # 19
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
ĐƯỜNG CỔ NGƯ

Vào thế kỷ 17 khi dân làng Yên Hoa ( nay là Yên Phụ) đắp đê ngăn góc Đông Nam Hồ Tây để bắt cá và từ đấy đã tạo nên hai hồ tách biệt đó là Hồ Tây và Hồ Trúc Bạch. Con đường Cổ Ngư ( xưa là đường Cố Ngư) cũng dần dần được hình thành. Ngày nay là đường Thanh Niên. Đây là con đường đầy thơ mộng, hai bên sông nước, ven bờ rợp bóng cây và êm êm những thảm cỏ xanh mượt đã là chứng nhân cho bao trai thanh gái lịch đất Hà Thành này. Vào những buổi chiều cuối thu, trong cái se se lạnh của đất trời. Các đồi trai gái tay trong tay, vai bên vai dìu nhau trên con đường Cổ Ngư thơ mộng, để cùng tận hưởng những phút giây bên nhau, được hít thở bầu không khí trong lành, trao nhau những hơi ấm của cõi lòng và để rồi tiếng sóng lòng cùng rộn ràng, cùng thổnn thức và cùng hòa nhịp với tiếng sóng Hồ Tây.

ĐỀN QUÁN THÁNH
Đền Quan Thánh nhưng tên chính của nó là Quán Thánh. Vì Quán là danh từ để chỉ nơi thờ các vị thiên thần trong hệ thống đạo lão nhưng người ta đã đọc trại thành Quan Thánh và trở thành quen thuộc ngày nay.
ĐềnQuan Thánh thờ Huyền Thiên Trấn Vũ Chơn Quân. Là hình tượng kết hợo giữa một nhân vật huyền thoại Việt Nam- Ông Thánh giúp An Dương Vương trừ ma quấy rối khi xây dựng thành Cổ Loa và nhân vật thần thoại Trung Quốc, tương truyền rằng Ông là vị thần được trời sai xuông trấn giữ phương Bắc có pháp thuật cao cường trừ yêu quái. Đền Quan Thánh xây dựng từ thời Vua Lý Thái Tổ 91010- 1028). Năm 1893, đền Quan Thánh đưa sửa sang và trùng tu lại. Đặc biệt có pho tượng thánh Trần Vũ bằng đồng đen đúc 1677. Tượng nặng 3.600kg cao 3,96m, chu vi 3,48m. Tượng mặt vuông nhìn thẳng râu dài đen nhánh, quần áo màu đen như thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân luôn đề cao cái đẹp và lòng chính trực. Có thể nói rằng, vi những dụng cụ thô sơ vào thế kỷ 17, việc đúc thành công một pho tượng lớn như vậy chứng tỏ rằng ng thuật tạo hình của nhân dân ta đã đạt tới một trình độ khá cao.

Cho đến nay tượng đồng Thánh Trấn Vũ là một trong những pho tượng đồng lớn và cổ xưa nhất còn sót lại một cách hiếm hoi. Nhưng tiếc rằng tác giả của tác phẩm này đã không để lại tên tuổi của mình cho hậu thế chiêm ngưỡng. Trong truyền thuyết dân gian cho rằng người đúc tượng là thợ cả tên Trùm Trọng. Không ai biết cái tên mà người đời ghi nhận có đúng hay không? Người ta nói đó là do học trò của ông Trùm Trọng tạc lại để ghi công ơn thầy và xin được thờ nơi đây.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-25, 11:21 AM | Message # 20
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Văn miếu Quốc Tử Giám

Kính thưa quý khách, điểm đến tiếp theo trong chuyến du lịch đầy ý nghĩa “Hà Nội - những dấu ấn vàng son” của chúng ta hôm nay sẽ là Văn Miếu Quốc Tử Giám – Nơi thờ Khổng Tử, trường Đại học đầu tiên của Việt Nam.
Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại la, lập lên kinh đô Thăng Long - đế đô muôn đời.

Để xây dựng quốc gia độc lập, tự chủ và hưng thịnh cần phải có hệ thống triết học làm nền tảng, một thể chế tổ chức xã hội vững mạnh và một nền giáo dục tiên tiến để đào tạo nhân tài cho đất nước.
Đáp ứng nhu cầu đó, nhà Lý đã chọn Nho giáo, một học thuyết chính trị, đạo đức đã ra đời trước thời đó hơn 1500 năm, đã góp phần to lớn tạo lập nên nước Trung Hoa trật tự, kỷ cương với nền văn hoá phát triển rực rỡ và đã được du nhập vào nước ta từ lâu.

Sự kiện mở đầu cho quá trình lựa chọn đó được trịnh trọng ghi trong Đại Việt sử ký toàn thư :“Năm Canh Tuất, niên hiệu Thần Vũ thứ hai (1070) đời Lý Thánh Tông, mùa thu, tháng Tám, dựng Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và Tứ Phối, vẽ tượng Thất Thập Nhị hiền, bốn mùa cúng tế. hoàng Thái Tử đến học ở đó”. Năm 1075 mở khoa thi đầu tiên để chọn nhân tài và năm 1076 vua Lý Nhân Tông đã cho lập Quốc Tử Giám – Ban đầu đây là trường học dành riêng cho con em trong hoàng tộc, con em các vị đại thần quan lại trong triều đình, sau mới mở rộng đến đến các tầng lớp nhân dân bên ngoài.
Trước khi vào thăm Văn Miếu Quốc Tử Giám, chúng ta hãy cùng dừng lại bên tấm bia nhỏ, tuy nhỏ nhưng nó ghi lại một tập tục rất giàu ý nghĩa: “Cả hai tấm bia đều mang hai chữ “Hạ Mã” và được đặt ở trong toà miếu này. Trước tiên, tấm bia khẳng định: Chỗ này là cột mốc đánh dấu từ đây trở đi chúng ta có địa giới, có giới hạn của một vùng đất thiêng rất đáng quý trọng. Thứ hai, đặt ra một yêu cầu đối với mọi người về việc bày tỏ tấm lòng tôn kính của mình với nơi thiêng liêng này và sự nể trọng của mình đối với nơi trung tâm của Hà Nội – Thăng Long nghìn năm văn hiến. “Hạ mã” tức là dù quyền cao chức trọng đến đâu, cao sang đến đâu, khi cưỡi ngựa qua đây thì đều phải xuống ngựa.

Bây giờ, chúng ta hãy cùng vào thăm Văn Miếu Quốc Tử Giám.
Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám bao gồm Hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám.

• Hồ Văn
Trước mặt Văn Miếu là Hồ Văn với diện tích 12.247m2, giữa hồ có gò Kim Châu, trên gò có dựng Phán Thuỷ đường, là nơi diễn ra các buổi bình văn thơ của nho sĩ kinh thành xưa. Nhà Phán Thuỷ nay không còn nhưng trên gò hiện còn lại một tấm bia dựng năm Tự Đức 18 (1865) trong dịp tu sửa Văn Miếu và nạo vét Hồ Văn do Hoàng giáp khoa Tân Hợi, bố chánh Hà Nội Lê Hữu Thanh soạn. Sau này, trong thời Pháp thuộc, Tứ Trụ bị chia cắt với Hồ Văn bởi phố Quốc Tử Giám chạy ngang, như quý vị đang nhìn thấy. Và do điều kiện thời gian không cho phép, điểm đến chính của chúng ta hôm nay sẽ là khu nội tự Văn Miếu Quốc Tử Giám, còn khu Hồ Văn xin được hân hạn giới thiệu tới quý vị vào một dịp khác.
continute...


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-25, 11:22 AM | Message # 21
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
• Khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Quý khách đang đứng trước “Văn Miếu - Quốc Tử Giám” - Kiến trúc chủ thể của di tích. Chúng ta thường gọi chung chung công trình này là Văn Miếu Quốc Tử Giám, nhưng đây thực chất là hai công trình được xây dựng vào hai thời điểm khác nhau. Công trình thứ nhất – Văn Miếu chính là nơi thờ Văn Tuyên Công hay là Văn Tuyên Vương, chính là Khổng Tử, được Lý Thánh Tông cho xây dựng vào năm 1070. Lý Thánh Tông là Lý gia đệ tam đế - phụ hoàng của Lý Nhân Tông (Lý gia đệ tứ đế). Và chính Lý Nhân Tông là người cho xây công trình thứ 2 – Quốc Tử Giám năm 1076. Do đó chúng ta có một tổ hợp kiến trúc vừa để thờ Khổng Tử, vừa để làm trường Đại học đầu tiên của nền văn hóa và khoa học dân tộc chúng ta. Ghép lại thành Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám được chia làm 5 khu rõ rệt, song liên hoàn với nhau theo một tổng thể kiến trúc hài hoà qua trục đường thần đạo nối từ đầu đến cuối khuôn viên. Khuôn viên có chiều dài 31 thước, chiều rộng 46 thước. Mặt chính của công trình quay về hướng Nam theo quan niệm “Thánh nhân Nam diện nhi trị thiên hạ” (bậc Thánh nhân quay mặt về phương Nam để cai trị thiên hạ).

Khu tiền án là khoảng không gian mở ra phía trước tạo cho Văn Miếu dáng vẻ bề thế, uy nghi. Khu này được bắt đầu bằng tứ trụ (nghi môn) và hai tấm bia Hạ Mã ý nghĩa ở hai bên mà chúng ta vừa thấy.

Quý khách đang đứng trước “tứ trụ” - Cổng chính của Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Trước đây tứ trụ nằm soi bóng xuống mặt Hồ Văn trong xanh theo quan niệm phong thuỷ Á Đông “âm – dương đối ngẫu” thường được thể hiện ở các kiến trúc tôn giáo. Tứ trụ xây bằng gạch, hai cột giữa xây cao hơn, trên có hình hai con nghê chầu vào. Nghê là con vật biểu trưng mang yếu tố huyền thoại, dũng mãnh, thiên biến vạn hóa, tượng trưng cho trí tuệ, là biến thể từ sư tử và chó dữ, có sức mạnh như chúa tể muôn loài. Quan niệm tâm linh cho rằng đây là con vật linh thiêng có khả năng nhận ra kẻ ác hay người thiện. Hai trụ ngoài đắp nổi hình bốn con chim phượng xoè cánh chắp đuôi vào nhau. “Nghê chầu phượng múa” là một môtif trang trí quen thuộc thường được thấy ở các đình miếu cổ thể hiện sự thiêng liêng và vẻ hoa mỹ của di tích quý giá. Những câu đối đề ở Tứ Trụ đều có ý nghĩa ngợi ca đạo học trong chốn nhân gian:

“ Cao vững mấy tầng chở chuyên biết bao đạo lý
Ngóng trông vạn thưở nguy nga một trốn học đường”
“Đông, tây, nam, bắc tư do đạo
Công khanh, phu sĩ, xuất xuất thử đồ”

Kính thưa quý khách, qua cổng Tứ Trụ, quý khách đang bước trên đoạn đầu của con đường thần đạo - đoạn nối giữa tứ trụ và tam quan.
Tam quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám cao 2 tầng, 8 mái mở ra ba cửa biểu trưng cho cách nhìn của nhà Phật về 3 thế giới quá khứ - hiện tại - tương lai. Trên cổng Tam Quan có ba chữ đại tự “Văn Miếu Môn”, đỉnh đắp hình “lưỡng long chầu nguyệt” - một motif trang trí rất có ý nghĩa và khá quen thuộc tại các công trình kiến trúc cổ của Việt Nam. Có rất nhiều cách giải thích khác nhau cho hình tượng nghệ thuật độc đáo này. Rồng là một hình tượng có vị trí đặc biệt trong văn hoá, tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam, là linh vật đứng vào hàng bậc nhất trong tứ linh “long, ly, quy, phượng”. Rồng tượng trưng cho sự phồn vinh và sức mạnh của dân tộc, cho uy quyền tuyệt đối của đấng thiên tử, của nhà nước phong kiến, trang trí rồng chỉ dùng ở những nơi trang trọng như cung vua, các công trình lớn của quốc gia hay các công trình tôn giáo. "Lưỡng long tranh châu" gồm hai con rồng nằm ngang hai bên, ở giữa là "quả cầu lửa" mà theo một số nhà nghiên cứu là “viên ngọc”. Dó đó, nó còn được gọi là "Rồng giỡn hột châu", hoặc là “mặt trời” (nên gọi là lưỡng long chầu nhật), biểu hiện cho sức mạnh vương giả với chí khí tranh hùng tranh bá.

Bên cạnh đó, hình tròn có ngọn lửa còn được giải thích là tượng trưng cho sấm sét, nguồn nước, bản thân rồng cũng gắn liền với mây mưa, mang đến mùa màng tươi tốt. Và như vậy, lưỡng long chầu nguyệt còn biểu trưng cho tín ngưỡng cầu mưa của người Việt - những cư dân nông nghiệp.

Điểm đặc biệt trong motif trang trí “lưỡng long chầu nhật” của người Việt đó là viên ngọc không hoàn toàn chạm vào miệng rồng và rồng không ngậm nó. Viên ngọc là biểu trưng cho nhân văn, tri thức và lòng cao thượng. Điều đó cho thấy dân tộc ta luôn coi tri thức là vô hạn, những đức tính tốt đẹp là điều luôn phải học hỏi, rèn giũa. Đây là điểm khác biệt đối với trang trí rồng - ngọc của Trung Hoa. Rồng Trung Hoa luôn giữ viên ngọc ở chân thể hiện ý muốn làm chủ. Đây phần nào thể hiện sự khác biệt giữa hai nền văn hoá.
Chính nhờ vẻ đẹp cân đối cùng với ý nghĩa sâu xa mà “lưỡng long chầu nhật" trở thành một đề tài trang trí rất phổ biến tại các công trình kiến trúc cổ tại Việt Nam và quý khách sẽ gặp lại nó trong nhiều hạng mục khác của di tích này.

Phía trước cổng tam quan là đôi rồng đá cách điệu thời Lê, bên trong là đôi rồng đá thời Nguyễn. Hai đôi rồng đó là hình tượng biểu trưng cho truyền thống tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta: Các nho sĩ sau khi học thành tài, ra giúp đời, thành danh, quay trở lại thể hiện lòng tôn kính, biết ơn đối với thầy của mình.

Bên trái cổng tam quan đắp hình “long ngư tụ hội” (cá rồng ẩn hiện trong mây) ví như cảnh thanh vân đắc lộ của các nho sinh thành tài. Bên phải là cảnh mãnh hổ hạ sơn (hổ lớn hùng dũng xuống núi) ngụ ý như những bậc thứ giả vững bước vào thời cuộc mới.
continute...


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-25, 11:24 AM | Message # 22
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Hai mặt cổng tam quan đều đắp nổi câu đối chữ Hán với ý nghĩa đề cao kết quả của sự học trong chốn nhân gian. Có câu mang đại ý:

1. Áo mũ xênh xang nhà cửa bá quan như nước chảy
Tam quan bề thế học đường bao lớp tựa núi cao
2. Đại quốc bất dịch giáo, bất biến tục, thả tôn sùng chi, diệc tín tư văn nguyên hữu tự.
Ngô nho yêu thông kinh, yếu thức thời, vô câu cố đã, thượng tư thánh huấn vĩnh tương đôn.
(Nước lớn không thay nền giáo hoá, không biến đổi phong tục màtôn sùng đạo nho và tin tưởng tư văn vốn có ích.
Nhà nho phải thông hiểu kinh sách, phải thức thời, không nên câu nệ, cố chấp, nghĩ rằng lời giáo huấn của thánh hiền mãi mãi được đề cao).
3. Sỹ phu báo đáp vị hà tai, triều đình tuyển cựu tri ân, quốc gia sùng thượng chi ý.

Thế đạo duy trì thị thử nhĩ, lễ nhạc y quan sở tuỵ, thanh danh văn vật sở đô.
(Bậc thánh nhân phải báo đáp như thế nào ân tuyển chọn của triều đình, ý tôn sùng của quốc gia.
Thế đạo phải duy trì như thế đấy, phải thấy nơi này là lễ nhạc, y quan, là nơi tập trung thanhdanh văn vật).

Cổng chính của tam quan chỉ được mở cho các bậc môn quân đi trong các dịp đại lễ. Các môn sinh và thứ dân chỉ đi bằng hai cửa nhỏ hai bên.
Khu nội tự của Văn Miếu thiêng liêng được ngăn cách với không gian bên ngoài bằng hệ thống tường gạch vồ vững chãi và chia thành năm lớp không gian khác nhau. Mỗi lớp không gian lại được giới hạn bởi một bức tường gạch chạy hết chiều ngang và có cửa thông nhau. Năm khu tương ứng với ngũ hành (kim – mộc – thủy – hỏa – thổ) theo quan niệm sự phối tác năm yếu tố cơ bản hình thành lên vũ trụ của triết học phương Đông cổ truyền.

Quý khách đang ở lớp không gian đầu tiên giữa tam quan và cửa Đại Trung được gọi là “khu nhập đạo”. Nơi đây có hai khuôn hồ lớn ở vị trí như hai ao mắt rồng tại các khu đình chùa vùng nông thôn Bắc Bộ. Đường thần đạo chính giữa dẫn vào cửa chính của cửa Đại Trung. Song song với đường thần đạo là hai lối nhỏ dẫn thẳng đến hai cửa nhỏ nằm hai bên phải và trái của cửa Đại Trung mang tên cửa Thành Đức và cửa Đạt Tài với ý nghĩa sâu xa là đạo học sẽ đào tạo môn sinh thành những con người toàn diện có cả đức và tài, có khả năng đem tài đức ra thi thố trong xã hội để phục vụ triều đình và chúng dân muôn nhà. Trong năm lớp không gian của khu Văn Miếu Quốc Tử Giám, không gian khu nhập đạo mà quý khách đang đứng đây có cảnh quan môi trường tươi đẹp và thoáng đạt nhất. Bao gồm một hệ thống cây cổ thụ có tuổi đời vài trăm năm tuổi, các loại cây cho bóng mát và cho hoa nở suốt bốn mùa xuân, hạ , thu, đông. Cửa Đại Trung gồm ba gian, xây trên nền gạch cao, mái lợp ngói mũi hài, có hai hàng cột chống hiên trước và hiên sau, ở giữa là hàng cột chống nóc. Cửa sơn màu đỏ biểu trưng cho sự thành đạt và may mắn.

Qua cửa Đại Trung, chúng ta sẽ đến với lớp không gian thứ ba của Văn Miếu Quốc Tử Giám được tiếp nối bởi gác Khuê Văn và hai cửa nhỏ Bí Văn và Súc Văn ở hai bên. Bí Văn và Súc Văn hàm ý ca ngợi những vẻ đẹp của văn chương: Súc tích, trau chuốt và sáng sủa.

Gác Khuê Văn là lầu gác tám mái một nóc, thể hiện điểm cực dương, được xây dựng vào năm 1805 dưới thời Nguyễn Gia Long do quan tổng trấn Bắc thành – Nguyễn Văn Thành chỉ đạo thiết kế thi công. Gác được xây trên nền vuông cao lát gạch Bát Tràng, với kiểu dáng kiến trúc khá độc đáo: Tầng dưới là bốn trụ gạch, bốn bề trống không, tầng trên là kiến trúc gỗ hai tầng, mái lợp ngói ống, trang trí bốn góc bằng đất nung. Sàn gỗ chừa ra một khoảng để bắc thang lên gác, bốn cạnh có diềm gỗ chạm trổ tinh vi. Bốn mặt gác trổ bốn cửa sổ tròn xung quanh có những thanh gỗ con tiện tượng trưng cho những tia của sao Khuê tỏa sáng.

Tuy ra đời không cùng thời với các hạng mục khác trong Văn Miếu Quốc Tử Giám song như quý khách thấy, kiến trúc gác Khuê Văn rất hài hòa với tổng thể kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám và từ lâu đã trở thành một điểm nhấn kiến trúc thu hút sự chú ý của du khách trong và ngoài nước.

Ba chữ đại tự “Khuê Văn Các” được đề cả ở mặt trước và sau của lầu gác. Xung quanh gác Khuê Văn đều có đề những đôi cấu đối ca tụng vẻ đẹp và ý nghĩa của đạo học và văn chương trong trời đất. Đại ý:

“Sao Khuê sáng giữa trời nhân văn rạng tỏ
Sông Bích đượm sắc xuân đạo học dài lâu”

“Đời thịnh tô điểm nền văn trị
Lầu gác lộng lẫy lưu giữ vẻ đẹp”

“Khuê Văn” theo cách lý giải truyền thống về thiên thể là tên một ngôi sao trong chòm sao sáng nhất của bầu trời gồm 28 ngôi gọi là nhị thập bát tú. Trong sách “hiếu kinh” có ghí: “Sao Khuê chủ về văn chương, văn học, giáo dục, khoa cử”. Cho nên đặt công trình có tính chất biểu trưng, biểu tượng này vào đây, nội dung tư tưởng hoàn toàn phù hợp với Văn Miếu và Quốc Tử Giám.

Về mặt vật thể thì những đường nét kiến trúc và kiểu dáng kiến trúc cũng hoàn toàn hài hòa ăn nhập vào bối cảnh chung của vùng này. Hình mặt trời tượng trưng cho đạo học và những gì thiêng liêng cao cao quý.
Gác Khuê Văn xinh xắn, kiến trúc giản dị, tao nhã, soi mình duyên dáng xuống mặt nước Thiên Quang Tỉnh tức giếng Ánh Sáng Mặt Trời càng làm tăng thêm vẻ đẹp của nó.

Giếng Thiên Quang hình vuông, có lan can gạch bao quanh, quanh năm nước đâỳ, mặt nước phẳng lặng, vừa tạo một nhịp tiếp nối kiến trúc hài hòa nơi trung tâm cho tổng thể kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám, vừa có ý nghĩa như một hồ nước điều hòa không khí. Và giếng Thiên Quang còn đóng vai trò một mặt gương thiên nhiên rộng lớn và sáng tỏ. Theo quan niệm của người xưa, giếng hình vuông tượng trưng cho mặt đất xanh tươi, cửa sổ hình tròn của Khuê Văn Các và các tia sáng xòe rộng xung quanh tượn trưng cho mặt trời rực rỡ. Hàm ý nơi đây là chốn hội tụ tinh hoa của trời đất, ngụ ý đề cao một trung tâm văn hóa giáo dục lớn nhất và danh tiếng nhất của đất nước.
82 bia tiến sỹ ở hai bên khu vực này thực sự là kho tàng vô giá lưu trữ không chỉ là tên tuổi của những người đã đỗ đạt trong các khoa thi thời nhà Lê hơn ba trăm năm, mà nó còn là nơi giữ gìn và biểu đạt cả hệ thống tư tưởng và văn hóa của nước Việt Nam trung cổ và cổ truyền. Trong đó có cả tư tưởng mà đến tận bây giờ tất cả mọi người đều khâm phục, đó là lời của Thân Nhân Trung viết theo lệnh của vua Lê Thánh Tông, khắc trên tấm bia khoa thi năm Đại Bảo 1442 : “hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Điều đặc sắc là những hàng bia ấy soi trên mặt Thiên Quang Tỉnh (Giếng ánh sáng trời). Các sỹ tử cũng như các quan khách từ ngoài vào trong khu chính này đều phải đi qua đây. Và họ phải soi bóng mình xuống tấm gương này để lấy ánh sáng trời “thiên quang” để chỉnh đốn tư tưởng của mình, cũng như là lấy luôn làn nước xanh này làm nơi sửa sang lại y quan áo mũ cho chỉnh tề. Lấy ánh sáng trời mà rèn tạo, thanh lọc những điều gì không xứng đáng ở trong mình trước khi vào nơi thiêng liêng quan trọng nhất ở trong kia.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-25, 11:24 AM | Message # 23
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Vườn bia :
Khu vực vườn bia là một di tích có giá trị bậc nhất ở đây, gồm 82 bia, dựng ở 2 bên phải trái của Thiên Quang Tỉnh, mỗi bên có 41 tấm bia dựng thành hàng nằm ngang quay mặt về phía giếng ( 82 tấm bia này để ghi khắc họ tên, quê quán của 1307 vị tiến sĩ…).

Ý tưởng dựng bia ghi tên các tiến sĩ được khởi sự từ đời Lê Thánh Tông (1484) – một vị hoàng đế tài cao, học rộng quan tâm đến việc xây dựng nền văn hóa dân gian của dân tộc và các đời vua kế tiếp đã cho dựng bia tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giam nhằm mục đích biểu dương các Nho giáo sĩ đỗ đạt và khích lệ việc học hành thi cử. Ở hai khu vườn bia, mỗi bên có một tòa đình vuông, bốn mặt bỏ trống, nền cao giữa các bệ, cửa đều trông thẳng xuống giếng. Đây là hai tòa đình thờ bia. Xưa kia hàng năm xuân thu nhị kỳ trong Văn Miếu làm lễ tế thì ở đây cũng sửa lễ vật cúng bái các vị tiên nho của nước ta mà quý tính cao danh còn khắc trên bia đá. 82 tấm bia tiến sĩ là những di vật quý giá, có giá trị bậc nhất của di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giam, là niềm tự hào của nền văn hóa giáo dục dân tộc đã tạo nên và lưu giữ được một pho “ Sử đá” có giá trị về mọi mặt. 82 tấm bia tiến sĩ là 82 phong cách điêu khắc, tuy kích thước khác nhau nhưng bia nào cũng được dựng trên lưng một con Rùa, cổ ngẩng cao, bốn chân xoài ra trong tư thế đang bò lên. Theo một số cách giải thích thì trong quan niệm của người Việt Nam thì Rùa từ xa xưa đã gắn với đất nước Việt Nam : Đó là thần Kim Quy giúp An Dương Vương xây thành Cổ Loa, trong truyền thuyết Hồ Hoàn Kiếm, Rùa còn là sứ giả của Thủy Vương giúp Lê Lợi đại phá quân Minh… Rùa là con vật được hợp lại bởi cả âm và dương : bụng phẳng tượng trưng cho đất mang yếu tố âm, mai khum tượng trưng cho trời đất – mang yếu tố dương. Ngoài ra, nó còn có ý nghĩa là chịu đựng và sống lâu vĩnh hằng. Bia đá dặt trên lưng Rùa nhằm khẳng định sự trường tồn của trí tuệ, của tinh hoa dân tộc. Đồng thời đó cũng là tấm gương nhắc nhở cho con cháu hôm nay và mai sau cùng học tập, phấn đấu theo gương ông cha ta thuở trước. 82 tấm bia ghi tên 1805 nhân vật, trong đó có 17 trạng nguyên, 19 bảng nhãn, 47 thám hoa, 284 hoáng giáp và 938 tiến sĩ.

Qua văn bia, ta biết rõ được họ tên của các tiến sĩ mà ngày nay danh tiếng vẫn còn lưu truyền mãi như : nhà sử học Ngô Sĩ Liên - tiến sĩ năm 1442; nhà sử học, nhà quân sự, chính trị, văn hóa, nhà thuật học tài năng lỗi lạc Lê Qúy Đôn - khoa thi năm 1752, nhà ngoại giao lỗi lạc Ngô Thì Nhậm tiến sĩ khoa 1775…người đầu tiên được khắc tên trên bia đá là trạng nguyên Nguyễn Trực người xã Bối Khuê, huyện Thanh Oai, Hà Tây, đỗ trạng nguyên khoa Nhâm Tuất niên hiệu Bảo Đại thứ Ba (1442) đời vua Lê Thánh Tông. Người cuối cùng được ghi trên bia đá là tiến sĩ Phạm Huy Ôn vào khoa thi Kỷ Hợi (1779) và cũng là khoa thi cuối cùng được dựng tại bia Văn Miếu – Quốc Tử Giam. Về sau, vào thời vua Gia Long và trong kinh thành Phú Xuân – Huế. Nhìn vào hai vườn bia, ta nhận thấy sự khác nhau giữa các bia – đó là do ở mỗi thời kỳ được khắc lại có những nét kiến trúc riêng cho mỗi loại : Những tấm bia được khắc vào thế kỷ 15 ( 14 chiếc) có trán bằng, mỏng, thấp, có hình hoa lá mây trăng, có ảnh hưởng của tam giáo Đồng nguyên. Trang trí hoa sen - ảnh hưởng của Phật giáo, con Rùa đầu hình chim, mắt có lông mày, mồm như mỏ chim, đầu ngẩng cao, đôi khi có răng, mai trơn, chân rụt lại. Những tấm bia được khắc vào thế kỷ 17 (25 chiếc). Trên bia có xuất hiện sừng tê, ngưu bát bảo ( Đạo giáo), bia có hình mặt nguyệt , kích thước cao. Có thể nói nghệ thuật chạm khắc ở đây đã tiến cao hơn một bậc. Bố cục cân xứng. Những tấm bia loại ba được xây dựng vào thế kỷ 18. Bia to cao, trang trí cách điệu nghệ thuật thì khô cứng, duy nhất có một tấm bia chạm khắc hình người và trâu, rùa có giống đầu Rùa thật, mai cong vồng lên, có gò sống lưng chạm hình sáu cạnh.Ngoài ra còn một số bia ngoại lệ, không thuộc phong cách nào cả.
continute...


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-25, 11:26 AM | Message # 24
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
* Đại Thành Môn:
Qua cửa Đại Thành là khu vực thứ 4 của Văn Miếu – đây chính là khu vực thờ Khổng Tử và các bậc hiền triết, bao gồm Đại Thành, nhà Bái Đường và hai dãy Đông Vũ và Tây Vũ.

Cửa Đại Thành ba gian với hai cột hiên trước và sau giống nhau như cửa Đại Trung, một hàng giữa đỡ xà nóc, ba gian đều được lắp cửa gỗ sơn đỏ trên có họa tiết rồng, mây. Gian giữa treo bức hoành phi đề ba chữ “ Đại Thành Môn". Cửa Đại Thành là cửa của sự thành đạt lớn lao mở đầu cho khu vực của những kiến trúc chính mang một cái tên đầy ý nghĩa về học vấn, đạo đức.

Bước qua cửa Đại Thành là tới một sân rộng lát gạch Bát Tràng. Hai bên chân là hai dãy nhà Tả - Hữu vu. Chính trước mặt là tòa Đại Bái Đường lớn, rộng và thâm nghiêm, trải suốt chiếu rộng nối với đầu hồi của Tả - Hữu vu tạo thành hình chữ U rất cổ kính và truyền thống. Sau Đại Bái Đường là tòa Thượng Điện bằng một tiểu hình vuông. Nếu tách riêng ba cụm kiến trúc này ra thì chúng được xây theo hình chữ Công (I) mà tiểu đình chính là nét giữa Đại Bái và Tòa Thượng Điện là hai nét ngang trên và dưới.

Tòa Bái Đường gồm chín gian với bốn cột chồng mái, chồng rường, bịt hai đầu mái ngói mũi hài, trên đắp nổi hai con Rồng chầu nguyệt. Hai gian đầu hồi mặt trước và mặt sau là cửa gỗ gắn song con tiện, phía dưới là nững bức phù điêu gỗ thời Lê khắc nổi hình Rồng bay cao rất đẹp. Toàn bộ cột gỗ tàu trên mái đều được sơn son thiếp vàn, hai hàng cột ở giữa có trang trí mới đây vào năm 1994 lợp lại ngói, năm 1995 sơn thiếp các kết cấu gỗ. Đây là nơi dùng để tổ chức các nghi lễ lớn. Do vậy, chính giữa tòa Đại Bái đặt một hương án lớn, trên bày đồ thờ. Phía trên hương án có bức hoành phi " Vạn Thế Sư Biểu" tức " Người thày của muôn đời” được làm vào năm 1888 trong lần tu sửa Văn Miếu. Ở gian đầu hồi phía Đông treo bức hoành phi " Cổ kim nhật nguyệt" tức " Ánh sáng muôn thủa" và chuông Bích Ung đều của tư Nghiệp Quốc Tử Giam quân quận công Nguyễn Nghiễm ( cha của đại thi hào Nguyễn Du) – 1768.Nơi đây cũng để thờ Chu Văn An ( 1293 – 1370), ông là một nhà Nho nổi tiếng về đạo đức và tài năng học vấn. Năm 1328 được vua Trần Minh Tông mời về kinh để dạy cho Thái tử và sau đó được bổ giữ chức vụ tư nghiệp Quốc Tử Giam. Sau khi ông mất, vua Trần Nhân Tông ban húy là Khánh Tiết cho thờ tại đây. Tại nơi đặt bàn thờ có hai con hạc đứng trên lưng hai con Rùa ở hai bên – thể hiện cho sự hài hòa âm – dương.

Điện Đại Thành chạy song song với nhà Đại Bái. Điện gồm chín gian, xây kín ba mặt, phía trước có cửa – bức màn đóng kín 7 gian giữa, hai gian đầu hồi có cửa có chắn song có con tiện cố định mang phông cách kiến trúc thời Lê. Điện là nơi thờ Khổng Tử và Tứ Phối. Gian chính là tượng Khổng Tử quay mặt về hướng Nam, phái sau là khám thờ trên có ngai và bài vị "Đại Thành Chí Thánh Tiên Sư Khổng Tử Bài Vị". Tư thế tay của Khổng Tử là thế tay của một người trên khoan thai lắng nghe người dưới trình bày, tâu bẩm một vấn đề nào đó. Trước mặt là mười chiếc giáo, trên chuỗi giáo là phía trái của Khổng Tử có đề chữ “ tránh ra”, trên phía phỉa chuỗi giáo đề chữ “ Một người nghiêm túc". Trên mỗi bàn thờ có hình hai con hạc – Đó là ngựa của Đạo sĩ để lên trời. Trước bàn thời của Khổng Tử có hai con Voi – Đó là biểu tượng cho sức mạnh chân lý tuyệt đối.

Tòa Đại Bái và Điện Thánh là nơi các triều đại Lý, Trần, Lê hàng năm Xuân thu hai lần chọn ngày Đinh thứ hai và thứ tám để tế lễ do vua làm chủ tế hoặc các Hòang Thân, đại thần tế. Khi Kinh đô chuyển vào Huế hàng năm ở Văn Miếu Bắc Thành do quan Tổng đốc tiến hành nghi thức tế lễ. Hai dãy Đông Vu và Tây Vu ở hai bên sân Đại Bái đều gồm chín gian, trước đây mỗi dãy đều xây dựng lại vào năm 1954.

Thưa quý khách chúng ta đã thăm xong điện thánh, sau điện thánh có cổng dẫn sang nhà Thái Học – Khu thứ 5 của di tích này. Và bây giờ chúng ta sẽ đi thăm khu di tích này.

Thưa quý khách! Khu thái học đường này có tuổi đời ít nhất trong năm phần của nội tự bởi mới chỉ được khánh thành vào năm 2000. Ngày tại vị trí này khi xưa là Quốc Tử Giám, có các giảng đường Đông – Tây, chính giữa là nhà Minh Luận kho bí thư( tức thư viện chứa sách và các ván khác in sách), sát phía cuối là dãy nhà cho các sỹ tử ở. Đến thời nhà Nguyễn, kinh đô rời vào Huế(1802) vua Gia Long cho dựng Văn Miếu ở Huế, văn miếu Hà Nội trở thành học phủ của phủ Hoài Đức(sau thuộc Hà Nội) và xây đền Khải Thánh thờ phụ thân của Khổng Tử. Đến năm 1947 toàn quốc kháng chiến toàn bộ khu này bị đốt phá hoàn toàn. Vì vậy Thái học đường ngày nay là kết quả của dự án trùng tu, bảo tồn di tích của Sở Văn hoá Thông tin Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 990 năm Thăng Long – Hà Nội vào năm 2000. Tuy nhiên du khách khi vào thăm khu di tích này sẽ không bị lạc lõng bởi tuy được trùng tu lại nhưng vẫn giữ nét kiến trúc cở bản và dáng vẻ xưa kia của Văn Miếu, đó là quần thể kiến trúc tương tự như khu Đại Thành: Toà nhà trung tâm ở giữa là nơi tôn vinh các danh nhân có công xây dựng Văn Miếu - Quốc Tử Giám cũng như các bậc thầy đạo đức trọng: Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lê Thánh Tông, Chu Văn An…Ngoài ra còn là nơi giới thiệu các tư liệu liên quan đến việc học hành thi cử, giáo dục đào tạo thời phong kiến. Đây cũng là nơi tổ chức các hoạt động văn hoá, khoa học như hội thảo, lễ kỷ niệm danh nhân, trưng bày chuyên đề…Hai bên toà nhà chính là hai dãy nhà làm việc thư viện, trưng bày toàn bộ cồg trình hoàn toàn theo kiểu kiến trúc cổ.
Thưa quý khách! Việc dựng tượng thờ 4 vị danh nhân không chỉ nhằm tưởng nhớ những người có công lập Văn Miếu - Quốc Tử Giám mà còn nhằm tôn vinh truyền thống hiếu học của dân tộc ta.

Thưa quý khách! Vua Lý Nhân Tông (1023 - 1072) là người đặt quốc hiệu Đại Việt và là vị vua có công khai sáng và đặt nền móng cho nền giáo dục nho học khoa cử Việt Nam, mặc dù thời Lý luôn được coi là thời kỳ tam giáo đồng nguyên trong đó Đạo Phật phát triển hơn cả, nhưng để tồn tại, phát triển và củng cố chế độ, thì phải có sự cải tổ phật giáo và phát triển nho giáo. Năm 1070 vua Lý Thánh Tông(1066-1072) cho xây dựng Văn Miếu, đúc tượng Chu Công, Khổng Tử và vẽ tranh 72 vị hiền sĩ để thờ với mong muốn khai hóa cho dân và thể hiện sự coi trọng của nhà vua đối với hiền tài. Vua còn cho hoàng tử đến đây để học hàng ngày. Vua Lê Thánh Tông chính là người sáng lập ra Văn Miếu và là người đặt nền móng cho Quốc Tử Giám ra đời.

Vua Lý Nhân Tông chính là vị hoàng tử được đến học tại Văn Miếu Và sau này là người sáng lập ra Quốc Tử Giám - trường Đại học đầu tiên của nước ta và là người mở khoa thi đầu tiên trong lịch sử khoa cử Việt Nam, đó là kỳ thi “Minh kinh bác học”

Vua Lê Thánh Tông là người đã phát triển Văn Miếu - Quốc Tử Giám đến mức rực rỡ nhất: Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng học hành thi cử và đều đặn mở 3 năm một lần kì thi hội tại kinh đô. Chính vua Lê Thánh Tông là người cho dựng Văn bia tiến sỹ đâù tiên tại Văn Miếu (1484), sáng lập ra hội tao đàn gồm 28 tiến sỹ gỏi thơ văn nhất thời đó.

Thưa quý klhách thật là thiếu xót nếu như đến thăm Văn Miếu mà không tìm hiểu xem hình thức và nội dung thi cử, cũng nhử thầy giáo và sinh viên đã từng học ở đây. Tôi xin được giới thiệu cho quý khách một vài nội dung sơ lược như sau:

Chế độ thi cử của kinh thành Thăng Long từ khi có Văn Miếu - Quốc Tử Giám gồm ba kỳ:

- Thi Hương: Được tổ chức theo một vùng gồm nhiều Trấn hay Lộ do triều đình quy định. Thí sinh tham dự thi hương phải dự 4 kỳ thi: Kinh ngiã, thơ phú, chế chiếu biểu, văn sách.

Dưới thời Lê người đỗ cả bốn kỳ được gọi là Hương cống, đỗ ba kỳ thi gọi là Sinh đồ. Những người đỗ bốn kỳ thi thì được học trong Quốc Tử Giám để thi hội và thi đình. Thi đình diễn ra tại Văn Miếu, đề do nhà vua soạn ra, thí sinh phải làm một bài văn sách để phân tài cao thấp, những người đỗ kỳ thi này được chia làm 3 giáp.

+ Đệ nhất giáp: Trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa(tối đa ba người - tam khôi)
+ Đệ nhị giáp: Tiến sỹ xuất thân.
+ Đệ tam giác: Đồng tiến sỹ xuất thân

Sau khi đỗ được vào học trong Quốc Tử Giám. Bộ máy quản lý của Quốc Tử Giám từ trên xuống dưới là: Quan tế tử, tư nghiệp, tập thể giáo thụ, trực giảng, trợ giáo và minh kinh báo sỹ. Trong lịch sử có nhiều nho sỹ nổi tiếng phụ trách Quốc Tử Giám: Chu Văn An, Nguyễn Phi Khanh....
Học sinh ở đây lúc đầu chỉ là hoàng thái tử, hoàng tử, con vua quan quý tộc. Từ thời Lê, được mở rộng ra bao gồm cả những học sinh xuất sắc có nguồn gốc bình dân. Điều này thể hiện tư tưởng tiến bộ của triều đình trọng người tài. Chương trình học chủ yếu dựa vào sách kinh điển của nho giáo: Tứ thư: Trung dung- luận ngữ Mạnh Tử và Ngũ kinh: kinh dịch, thư, lễ, xuân, thu.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-25, 11:27 AM | Message # 25
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
CHU VĂN AN

Cao sĩ đời Trần, tự Linh Triệt hiệu Tiều Ẩn, quê Quang Liệt, Thanh Đàm ( sau đổi tên là Thanh Liệt, Thanh trì), Hà Đông ( nay thuộc thành phố Hà Nội)
Đồi Trần Minh Tông, ông làm Quốc Tử giám Tư Nghiệp và dạy các con vua. Vào lúc này ông soạn sách Tứ Thư thuyết ước học thuyết của ông là “ cùng lý, chính tâm, trừ tà, cự bế”, chú trọng về phương diện thực hành của Khổng Giáo. Nhiều học trò ông cũng là danh sĩ đương thời như Lê Quát, Phạm Sư mạnh.

Đời Dụ Tông, ông dâng sớ xin chém 7 tên quyền gian, vua không nghe ông từ chức về ở núi Kiệt Đặc, Chí Linh, Hải Dương, dạy học trò, làm nhà ở giữa hai ngọn Kỳ Lân và Phượng Hoàng. Ít năm sau, Trần Dụ Tông có chỉ triệu, nhưng ông từ chối nên vua giận. Bào từ Hoàng thái hậu nói: “ người ấy là bậc cao hiến, thiên tử không có quyền bắt người ta làm tôi được, giao thế nào được chính sự cho người ta”. Tuy từ quan, song chỉ khi nào nhà nước có việc triệu hội ông mới chịu đến.

Năm 1370 ông mất, Trần Nghệ Tông ban ân thụy là Văn Trình, hiệu Khang Tiết, tho nơi Văn Miếu. Ngoài bộ sách Tứ thư thuyên ước, ông còn tập thơ chữ Hán Tiều Ẩn thi tập và tập thơ bằng quốc âm quốc ngữ thi tập ( bị quân Minh đem về Trung Quốc).

Phê bình tiều Ẩn thi Phan Huy Chú cho là ‘ thi cực thanh sảnh u dật, nhàn nhã tự tại, do khả tưởng kiến ẩn cư nhi cao thú dã, lời thơ rất sáng suốt, nhàn nhã tự tại, còn có thể tưởng tượng được cái thú cao ở ẩn”.

NGUYỄN HIỀN
Danh sĩ đời Trần Thái Tông, không rõ năm mất, quê Dương A, Thượng Hiền, Hà Đông ( nay thuộc Hà Tây). Ông nổi tiếng thông minh, hay chữ, ngay từ tuổi trẻ đã được người đời khen là thần đồng. Vào năm Thiên Ứng Chánh bình thứ 16 ( năm 1247) triều đình mở đại khoa thi lấy các Thái học sinh (tiến sĩ), ông vào ứng thi lúc ấy mới có 13 tuổi 9 không biết sách Đại Việt lịch triều đặng khoa lục có chép nhầm chăng, nhưng cũng ghi rõ khoa này Đặng Ma La cũng 14 tuổi. Lê Văn Hưu cũng 17 tuổi). Đây là khoa thi đỗ Tam Khôi đầu tiên và ông là người đỗ trang nguyên khai khoa của khoa cử Việt Nam: trạng nguyên là ông lúc ấy mới 13 tuổi, thứ nhì là Bảng Nhãn Lê Văn Hưu 17 tuổi, thu ba là Thám Hoa Đặng Ma La 13 tuổi.

Về tổ chức khoa cử đời Trần, đây là khoa thứ ba mà cũng là khoa đầu tiên lấy đỗ Tam Khôi. Như vậy ông nghiễm nhiên là Tam Khôi thu nhất trong lịch sử thi cử đời Trần mà cũng là người đỗ trạng nguyên đầu tiên và sớm nhất, trẻ nhất của nền khoa cử nước ta. Ông làm quan đến chức thượng thư, có lúc trông coi Quốc Tử quán và mất tại chức.

NHO GIÁO

Khoảng xấp xỉ 3.000 năm trước đây, Trung Hoa đã có sự phân hóa xã hội khá mạnh mẽ. Lúc đầu từ vài nghìn lãnh địa, qua sự thôn tính lẫn nhau mà dần còn bảy nước. Trong xu hướng ấy, người ta mong có một hình thức tổ chức để bình định thiên ha. Nền tảng lý luận cho sự kiện này được rút ra từ thực tế lịch sử, những gì phù hợp và là điểm nổi trội của quá khứ được các trí thức đương thời kết lại thành chuẩn mực cho mọi xử thế của xã hội. Nho giáo dần hình thành.

Nhưng phải tới tận thời Khổng Tử, dưới sự tổng kết, san định lại của ông và các học trò thì cơ sở lý luận của nho giáo bước đầu mới thực sự hoàn chỉnh. Nhìn chung hệ triết học này khởi đầu nặng nề về yếu tố nhân sinh quan, nhằm mục đích tổ chức xã hội, bình thiên hạ. Yếu tố vũ trụ quan ít được quan tâm. Chỉ từ Khổng Tử, Kinh Dịch được hội nhập vào hệ thống giáo lý này, nho giáo mới trở nên đầy đủ hơn. Đương nhiên, cũng như các hệ triết học khác, nho giáo không phải lúc nào cũng là chuẩn mực ổn định, mà luôn luôn được chỉnh lý và bổ sung để thích hợp voi điều kiện xã hội mới. Vì thế mà có Hán Nho, Tống Nho… nhưng suy cho cùng Nho giáo vẫn phải dựa trên nền tảng của Tứ Thư, Ngũ Kinh…

1. Tứ Thư: bốn bộ sách kinh điển là Đại Học Trung Dung, Luận Ngữ và Mạnh Tử.
- Đại Học: sách dạy đạo người quân tử, gồm hai phần: một phần chép lời Khổng Tử, một phần chép lời Tăng Tử. Nội dung có thể tóm gọn là Tu Thân (sửa mình), Tề Gia (chỉnh đồn việc nhà), Trị Quốc (cai trị đất nước), Bình Thiên Hạ(giữ yên xã hội). Đồng thời người quân tử phải Cách Vật ( thấu hiểu mọi sự vật), Trí Tri (biết tới ngọn ngành), Thành Ý (thành thực), Chính Tâm (lòng phải chính đính)

- Trung Dung: phải ăn ở đúng mực, không thái quá, không bất cập, phải giữ được Trí: để biết rõ sự lý: Nhân – để theo điều thiện; Dũng – để kiên trì vượt khó mà hành thiện.

- Luận Ngữ: ghi lời răn dạy học trò của Khổng Tử bằng những lời đối thoại giữa Khổng Tứ với các triết gia, chính trị gia đương thời. Sách này dạy đạo làm quân tử một cách thực tiễn.

- Mạnh Tử: sách do Mạnh Tử soạn, kế thừa giáo huấn Khổng Tử coi vua chúa là thánh nhân thể theo ý trời mà hành đạo, nên mọi người phải nghe theo. Ý thức Mạnh Tử ít nhiều có tính điều hòa: coi bản chất con người là tốt, kẻ cầm quyền quý tộc phải biết tự chế để xã hội được ổn định. Mạnh Tử đưa ra một số quan điểm tiến bộ: với thuyết nhân chính ( bới đánh nhau, thôn tính, cải thiện đời sống nhân dân), thuyết dân vi quý, quân vi khinh ( trọng dân, nhẹ vua). Ông nói: không có quân tử, ai trị dân, không có tiểu nhân, ai nuôi quân tử.

2. Ngũ Kinh:
- Kinh Thi: gồm những bài ca dao dân gian và nhạc chương nơi triều miếu do Khổng Tử sưu tầm tuyển chọn.
- Kinh Thư: do Khổng Tử sưu tập nội dung ghi về phép tắc, mưu kế, lời dạy dỗ, lời truyền bảo, lời răn tướng sĩ, mệnh lệnh của các vua từ Nghiêu, Huấn tới Đông Chu.
- Kinh Dịch: sách ghi chép về sự hình thành vũ trụ và thế giới nhân sinh thông qua qui luật vận động thường hằng của vũ trụ. Cũng bàn tới thuật tướng số dùng trong bói toán.
- Kinh Lễ: ghi chép các lễ nghi t trong gia đình tớingoài xã hội, triều đình…
- Kinh Xuân Thu: thực chất là lịch sử nước Lỗ do Khổng Tử ghi chép công việc tu đời Lỗ An Công tới Lỗ Ai Công ( từ năm 722 tới 481 trước công nguyên) từ nền tản Tứ Thư Ngũ Kinh các nhà nho đem trí lực của mình ra giúp đời trị nước. Đạo trị quốc này cũng định hình trên nền tảng Tam Cương, Ngũ Thường, Ngũ Luân, Tứ Đức…

Đạo Nho đã một thoi gian dài là hệ tư tưởng chính thống của Trung Quốc, nó ảnh hưởng mạnh mẽ tới các nước xung quanh, trong đó có Việt Nam. Ngày nay vai trò của nó đang được nhiều nhà nghiên cứu của nhiều nước quan tâm, vì tác dụng của nó vẫn còn rõ nét trong thực tại.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-25, 11:29 AM | Message # 26
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
KHỔNG TỬ

Ông là người làng Xương Bình, huyện Khúc Phụ tỉnh Sơn Đông (thuộc nước Lỗ) bên Trung Hoa, dòng dõi người Tống. Ông tổ ba đời sang nước Lỗ. Thân phụ là Thúc Lương Ngột làm chức quan võ nhỏ đã lấy hai vợ, chỉ được một con trai là Mạnh Bì, nhưng què. Gần già mới lấy bà Nhan Thị vào tháng 10 năm Nhâm Tuất thứ 21 đời Linh Vương nhà Chu (năm 522 trước CN) sinh ra Khổng Tử. Do Nhân Thị lên núi Ni Khâu cầu tự, nên ông có tên là Khâu (tự là Trọng Ni). Lên 3 tuổi, thân phụ mất, niên thiếu, Khổng Tử rất trọng những điều giáo huấn. Làm Ủy Lại, coi gạo thóc, sau làm Tư Chức lại coi việc nuôi bò dê để cúng lễ. Ông rất chú ý tới lễ nghi theo Nho Thuật, sớm nổi tiếng. Khoảng năm 28-29 tuổi ông muốn đến kinh sư nhà Chu để học, nhưng không có kinh phí, sau được Lỗ Hầu giúp đỡ đưa đi. Ở đây, Khổng Tử khảo cứu Minh đường của nhà Chu, nơi tế Xã Tắc và những việc có quan hệ tới tế lễ… một cách rất kỳ công. Trở về Lỗ, học trò Khổng Tử ngày một đông, nhưng ông vẫn không được vua Lỗ dùng. Gặp nạn, ông sàng Tề, bị quan đại phu Yến Anh dèm pha, tề hầu không dùng, ông lại về Lỗ. Lúc đó 36 tuổi. Tới 51 tuổi được Lỗ hầu dùng làm quan, tiến tới Đại Tư Khấu rồi Nhiếp Tướng Sự, nước ngày một thịnh. Sau bị tề ly gián, Khổng Tử bỏ quan đi chu du thiên hạ. Mong đem thi hành cái đạo của mình. Ông qua Vệ, sang Tống, tới Tần, về Vệ… nhưng dạo của ông mãi không thành công. Đi về với nước Vệ nhiều lần, vua Vệ vẫn không dùng, mà tuổi ngày mt già. Ông định sang Tấn rồi tới Trần, tới Thái, qua Diệp, đến Sở… ở đâu cũng có duyên cớ để không dung đạo ông, vì đạo lý này phản đối quyền lợi của các vua chư hầu và quan Đại phu. Chủ nghĩa của Khổng Tử cốt ở hành đạo, ai có tài trí thì phải ra giúp đời vì thế chí của ông là muốn làm quan để hành đạo, để giáo hóa và cải cách chính trị. Song sự nghiệp không thành. 68 tuổi trở về Lỗ, đã già, ông không cầu làm quan nữa, ở nhà dạy học, san định sách vở đời trước và làm sách xuân Thu để nói cái đạo về chính trị của mình.

Khổng Tử người cao, mắt lồi, lỗ mũi rộng, lộ hầu, tai bạt, hở răng, mặt có vạch, tay hổ, ngựa rùa, râu rậm, miệng rộng, nói tươi, đi nhanh. Tính ông hòa, trung thực, nghiêm trang, kính cẩn, khoan thai, cẩn thận (nhất là trong tế tực), nhân hậu, thích đàn hát, rất hiếu học và hay suy xét việc đời xưa không hề khinh suất… Ông là một người chí nhân thánh nhưng vẫn khiêm tốn… Ông đem cái đức sáng mà giáo hóa chú không phải đem cái biết mà bảo cho người. Mùa xuân, canh Thân, năm thu 41 đời vua Kinh Vương nhà Chu thì ông mất.

Khổng Tử đã hệ thống hóa những trí thức và tư tưởng trước ông, chủ yếu nhằm các vần đề đạo đức và chính trị, suy xét lẽ biến hóa của trời đất lập thành học thuyết là môn “ nhân sinh triết học” cho trời đất và muôn vật đều đồng một thể, theo cái lẽ tương đối, tương đều hòa mà sinh sinh hóa hóa. “ con người là cái đức của trời đất, sư giao hợp của âm dương, sự hội tụ của quỷ thần, cái khí tinh tú của ngũ hành. Nho đó mà con người hiểu điều phải trái, hay dở… để cùng trời đất chiếm địa vị tôn quý ở vũ trụ (tam tài: thiên địa nhân). Như thế con người phải có tri giác, đề cao thiên lý, lấy thần mình làm chủ tể, giữ cái tâm hư tĩnh tránh vẫn đục, nhằm đạt được cái trực giác mẫn nhuệ, biết rõ cái lẽ ở đời. Là Trung Dung, sinh, nhân, thiên mệnh, quỷ thần, kính và thành, sự sinh tử… từ đó hiểu được đạo của ông là theo con đường lớn mà đi. Đạo ấy gồm cái phải, cái hay, tổng hợp các đức tính tốt mà tạo thành nhân cách hoàn toàn của con người. Ở trong đạo ấy không trái nhau. Dức nhỏ thì phân minh, đức lớn thì đôn hậu mà sinh hóa khôn cùng. Đạo của Khổng Tử chỉ theo lẽ thường cốt xây cái lương tâm sáng suốt, chống cái tư dục ám muội, việc làm là phải hợp thời thuận lý, đó là thu đạo chiết trung, lấy nhân nghĩa lễ trí, hiếu để, trung tín làm đạo thường, lấy chí thiện tức đức nhân làm cực điểm…

Nhìn chung, đạo của Khổng Tử rất thích hợp với Trung Hoa, nó tạo được thế quân bình cho một xã hội đất rộng, người đông đã phân hóa cao. Đạo này được nhiều người tin theo, đã sản sinh nhiều danh nho trong lịch sử, và hiện nay vẫn còn tác động tới tâm tưởng người Trung Quốc, cũng như ở một số nước kề cận chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-25, 11:30 AM | Message # 27
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
HỒ GƯƠM

Thủ đô thân yêu của chúng ta có thể nhắc đến Chùa Một Cột- dáng sen vươn lên từ bùn lầy nghìn năm Bắc thuộc- tiêu biểu cho ý thức tự cường của dân tộc, hay Khuê Văn Các- viên ngọc Minh châu kết tinh của một nền khoa bảng ngàn đời… Nhưng chúng ta nhắc đến Hồ Gươm nhiều hơn cả, nằm trong lòng Hà Nội, thành phố nhân văn, thành phố vì hòa bình, thành phố ngàn năm văn hiến. Tháp Rùa tượng trưng cho khát vọng hòa bình, Nghiên Bút nhắc đến nền văn vật. Chỉ với hai biểu tượng đó, Kiếm Hồ đã xứng đáng là trái tim của Thủ đô rồi! Vì thế, không phải ngẫu nhiên mà chúng tôi chọn nơi đây là điểm đầu tiên cho chương trình vô cùng ý nghĩa này. Hồ Gươm không chỉ là thắng cảnh tô điểm thêm vẻ xinh tươi, duyên dáng của Thủ đô, mà còn là một trong những dấu ấn tiêu biểu của lịch sử ngàn năm văn hiến đất kinh kỳ Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội!

Thưa quý khách, chúng ta đang ở hồ Gươm, nơi chúng ta đang đứng đây có thể nhìn bao quát hồ, ngắm tháp Rùa, đền Ngọc Sơn và những điểm nổi bật quanh bờ hồ.

Trước khi giới thiệu về hồ Gươm, xin mời quý khách hướng ra mặt hồ ngay sau mình và tôi xin tặng quý khách một đoạn thơ trong bài “Lại về” của cố thi sĩ Tố Hữu:

Hồ Gươm xanh thắm quanh bờ,
Thiên thu hồn nước mong chờ bấy nay.
Bây giờ đây lại là đây,
Quốc kỳ đỉnh tháp, sao bay mặt hồ.

Hồn Nước – là tâm hồn đất nước, là linh hồn của đất nước cũng có nghĩa là cái truyền thống, cốt cách của dân tộc Việt Nam. Và hồ Gươm - theo tác giả - chính là cái hình hài vật chất của cái hồn Nước từ nghìn thu xưa lưu lại, để chúng ta tự hào về lịch sử của dân tộc mình. Hồ Gươm có thể nói là một không gian thiêng của Hà Nội và của cả nước ta.

Toàn bộ diện tích của hồ Gươm là 12 ha, dài 700m theo hướng Nam Bắc và rộng 200m theo hướng Đông Tây. Theo con mắt của những nhà địa chất, Hồ Gươn là nón quà của sông Hồng từ xa xưa, thủa sông Cái còn lượn sâu vào đất này từ vài ngàn năm trước. Hiện tượng sông bỏ dòng như vậy rất thường xảy ra.

Thực ra tên gọi Hồ Gươm mới có khoảng một thế kỷ nay. Trước đó tên phổ biến là hồ Hoàn Kiếm. Còn trước đó nữa Hồ còn có nhiều tên gọi khác nhau. Thủa xa xưa do hồ có màu nước quanh năm xanh nên còn có tên là hồ Lục Thủy (nghĩa là Nước Xanh). Chuyện kể rằng khi vua Lê Thái Tổ khởi binh chống quân Minh xâm lược, Vua có bắt được một thanh gươm, vũ khí đó theo vua suốt cuộc trường trinh mười năm và cuối cùng Vua đánh đuổi được giặc, giành lại nền độc lập. Đóng đô ở Hà Nội khi đó gọi là Thăng Long, một hôm vua dong thuyền đi chơi trên hồ Lục Thủy thì có rùa vàng nổi lên, vua tuốt gươm chỉ vào rùa thì rùa liền ngậm cây gươm mà lặn xuống nước. Nghĩ rằng đó là khi trước Trời cho mượn gươm để dẹp giặc, nay giặc tan thì sai rùa thần đến đòi lại gươm trả lại cho Trời. Từ đó vua đổi tên hồ thành hồ Hoàn Kiếm tức hồ Trả Gươm mà ngày nay chúng ta gọi tắt là hồ Gươm. Phải chăng truyền thuyết trả gươm đó muốn nói lên khát vọng hòa bình của cả dân tộc Việt Nam. Khi dẹp xong giặc thì gác vũ khí lại để lo sản xuất làm ăn, vì một nên hòa bình lâu dài. Như đứng trên trụ cao, tượng đài vua Lê đội mũ bình thiên chỉ gươm xuống tuyên bố: “Dân tộc ta sẽ không đúc, rèn vũ khí nữa, chỉ dành công sức tạo nên cuộc sống, nhân danh trăm họ, Trẫm xin hoàn lại thanh gươm chiến thắng”.

Truyền thuyết còn có một ý nghĩa sâu xa nữa, theo dân gian, thanh gươm là biểu tượng của Lửa. nhúng gươm xuống nước là biểu thị của nghi lễ hòa hợp nước lửa. Vâng thưa quý khách, có lẽ chưa ở nơi đâu như mảnh đất này lại được xây dựng trên huyền thoại và truyền thuyết hòa quện suốt chiều dài lịch sử. Từ lúc vua Lý Thái Tổ thấy rồng bay lên khi đậu thuyền ở chân thành Đại La, và đến khi Lê Thái Tổ giữ nước thành công, chuyện trả gươm như gạch nối xứng đáng nhất để tạo nên nét đối xứng tuyệt diệu – Dương: Rồng bay. Âm: Rùa lặn! theo giáo sư Trần Quốc Vượng, bản sắc của Thăng Long – Đại Việt là tổng hòa những giá trị hư và thực, thực mà hư. Huyền mà thực, thực mà huyền!

Thưa quý khách, hồ Gươm được gọi phổ biến với cái tên Hoàn Kiếm từ đó, nhưng cũng có lúc hồ có tên là Vọng, chia hai phần tả-hữu. Theo sử sách, hồ Gươm xa xưa rộng mênh mông, truyền thuyết hồ Gươm có kể tiếp rằng dù sao Vua cũng muốn tìm ra rùa Vàng nên sai quân lính đắp đập ngăn hồ Lục Thủy thành hai nửa, ban đầu cho tát nước từ bên này sang bên kia không tìm thấy rùa, lại tát ngược lại, vẫn không thấy rùa bèn cho là rùa Thần. Sau đó cái đập được giữ lại, nửa hồ phía bắc được gọi là hồ Tả Vọng, phần còn lại phía nam gọi là Hữu Vọng, sau này phần hồ Hữu Vọng bị Tây lấp, hồ Gươm giờ là một phần Tả Vọng. Hồ sau này thời chúa Trịnh còn được dùng làm chỗ tập luyện thủy quân nên còn gọi là hồ Thủy Quân.

Ngày nay hồ Gươm xanh tươi quanh năm với hàng cây được trồng quanh bờ hồ, đã có thi sỹ ví hồ Gươm như sóng mắt biếc và hàng cây xanh như hàng mi của hồ Gươm- hàng mi của đôi mắt người thiếu nữ?

Chắc quý khách đang ngắm nhìn tháp rùa ở phía xa giữa hồ? Vâng thưa quý khách, tháp rùa đã từ lâu trở thành biểu tượng thân thiết của thủ đô Hà Nội, mặc dù tháp chỉ được xây vào nửa cuối thế kỷ 19. Gọi là tháp Rùa vì tháp được xây trên đảo rùa, là gò đất nhỏ nổi lên giữa hồ làm nơi rùa hồ Gươm thường lên phơi nắng hay đẻ trứng, gò đất này các cụ vẫn gọi nó là Quy Sơn tuy chỉ cao hơn mặt nước hồ 60cm (vì theo thuật phong thủy “ cao một tấc thì cũng là một ngọn núi”). Về sự tích xuất hiện tháp Rùa cũng rất lý thú, truyền thuyết kể lại rằng, trên đảo rùa có huyệt quý, nếu đem hài cốt song thân tang vào đó thì con cái đời đời vinh hiển. Năm 1884, Pháp đã làm chủ Hà Nội. Một tên tay sai của thực dân là Bá Kim xin được xây tháp trên gò rùa và lén đặt hài cốt cha mẹ mình vào đó, nhưng sự việc không thành nhưng đã hứa với mọi người là xây tháp nên hắn đành ngậm bò hòn làm ngọt xây nốt tháp rùa. Để thưởng công cho Bá Kim, thực dân Pháp đặt tên tháp là tháp Bá Kim, nhưng nhân dân Thủ đô vẫn gọi là tháp Rùa. Tuy truyền thuyết Bá Kim xây tháp rùa để tang hài cốt cha mẹ chỉ là truyền thuyết dân gian, được lưu truyền và phần nào đó tạo nên tính thiêng liêng, ly kì của tháp Rùa!
Hơi xa một chút nhưng chắc quý khách cũng có thể thấy, tháp rùa được xây theo hình chữ nhật, có ba tầng và một đỉnh.

Tầng một xây trên móng cao 80cm, tầng này hình chữ nhật, mỗi mặt tháp đều có những ô cửa hình vòm, mặt chiều dài có 3 cửa, mặt chiểu rộng có 2 cửa, tổng cộng bên ngoài có 10 cửa. Bên trong tháp tầng 1 còn được phân ra làm ba gian và có 4 cửa thông với nhau. Vậy tổng cộng tầng một có 14 cửa.
Tầng hai cũng tương tự nhưng diện tích nhỏ hơn.
Tầng ba nhỏ hơn nữa, chỉ có 1 cửa hình tròn ở mặt phía Đông.
Tầng đỉnh chỉ như một vọng lâu, vuông vức. trên tường mặt phía Đông có ba chữ Quy Sơn Tháp tức Tháp Núi Rùa.

Như vậy, Tháp Rùa tuổi đã dư một thế kỷ, dù lịch sử không có gì đáng kể, cũng đã là mtj bộ phận hữu cơ cảu hồ Gươm, là một phần của tâm hồn Hà Nội.

Thưa quý khách, ngoài Quy Sơn có Tháp Rùa, hồ Gươm còn có một núi nữa đó là Ngọc Sơn, nói đến Hồ Gươm, nói đến Tháp Rùa thì không thể không nhắc đến Đền Ngọc Sơn. Vâng, thưa quý khách, quý khách có thể dễ dàng nhận ra rất gần bên trái trước mặt của chúng ta là hai chữ Ngọc Sơn được viết sơn màu đỏ trên tấm bình phong của Đền quay mặt phía chúng ta. Cũng thật khó khi đứng xa mà miêu tả quần thể kiến trúc vừa có ý nghĩa sâu xa, vừa có cấu tạo đẹp đẽ này! Tôi xin được giới thiệu đôi nét nổi bật nhất về quần thể đền Ngọc Sơn.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-25, 11:32 AM | Message # 28
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
ĐỀN NGỌC SƠN

Đền Ngọc Sơn tọa lạc trên đảo Ngọc, giữa sóng hồ. đảo có tên là Ngọc vì theo truyền thuyết có tiên xuống tắm. sau này được gọi là Ngọc Sơn vào thời Trần. Ở đây vốn có ngôi đền thờ những liệt sỹ hy sinh trong kháng chiến chống Nguyên Mông. Đền lâu ngày tự đổ. Đến thời Lê Chiêu Thống, có nhà nho tên là Tín Trai xây ngôi chùa đặt tên là chùa Ngọc Sơn. Sau này thời Nguyễn, năm vua Thiệu Trị thứ ba chùa được nhường cho một hội từ thiện đổi làm đền Tam Thánh thờ Văn Xương Đế Quân và gọi là Đền Ngọc Sơn như bây giờ. Năm Tự Đức, nhà nho Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu sửa lại đền, kiến trúc ngày nay còn lại chủ yếu là từ lần trùng tu lớn này!

Về phía bắc hồ Gươm, có một gò đất hình tròn, người ta gọi là hòn ngọc, hay là Ngọc Sơn, diện tích gò rộng chừng vài mẫu. Dưới đời nhà Trần, sau trận đại thắng quân Nguyên, một ngôi đền được dựng trên gò để thờ những anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh. Về sau, đến ấy lâu ngày sụt đổ, đến đời Vĩnh Hựu nhà Lê (1735-1739), chúa Trịnh Giang dựng lên cung Thụy Khánh và đắp hai quả núi đất ở trên bờ phía đông đối diện với Ngọc sơn, gọi là núi Đào Tai và núi Ngọc Bội. Đến cuối đời Lê, cung Thụy Khánh cũng bị Chiêu Thống phá hủy, một nhà từ thiện tên là Tín Trai, nhân nền cũ, lập ra một ngôi chùa gọi là chùa Ngọc Sơn. Năm Thiệu Trị thứ ba 1843, chùa này nhường lại cho một hội từ thiện đi làm đền thờ Tam Thánh. Năm Tự Đức thứ 18 –1865 một nhà văn là Nguyễn Văn siêu đứng ra sửa lại đền này, đắp phụ thêm đất và xây kè đá xung quanh, xây Trấn ba đình để chấn sóng, bắc một cầu từ bờ phía đông đi vào đền gọi là cầu Thê Húc. Trong đền này cũng có thờ tượng đức Trần Hưng Đạo, nhưng nguyên ủy chỉ là do lòng mê tín, thờ phụng để mong tránh họa, được phúc.

Đền Ngọc Sơn ngoài vẻ đẹp về cảnh trí thiên nhiên, chỉ là một đền thường như các đền chùa khác nhưng nếu xem xét kỹ đến sự trang trí và xếp đặt của ngôi đền, còn nhận thấy rất rõ ràng là biểu hiện cả một hệ thống tư tưởng của giới sĩ phu năm, sáu mươi năm về trước, được đào tạo trong khuôn khổ một chế độ khoa cử hàng năm. Người đứng ra sửa lại đền như kiểu cách ta thấy ngày nay là Nguyễn Văn Siêu, một tay kiệt xuất trong làng khoa cư. Khi Nguyễn Văn siêu sửa lại đền, chú trọng nhất là thờ thần Văn Xương ( là vị thần coi việc văn chương khoa cử ở thế gian, khi đi thi, người nào văn dở, văn hay, thi hỏng, thi đỗ đều do thần Văn Xương định đoạt). Vì vậy, trong thời đại lối học khoa cử còn đương thịnh hành, đền Ngọc Sơn hàng ngày ngoài một số người đến vãn cảnh hành hương, còn số đông là những thầy đồ khăn đống, áo dài, lũ lượt đến xin thẻ hay nằm mộng mong thần phù hộ cho sơm có tên trên bảng vàng.

Rải rác khắp trong đền, biết bao thứ nhằm gây thêm tin tưởng cho sĩ phu và rang buộc chặt chẽ họ với chế độ khoa cử đương thời. Ngay cổng vào, xây một cây tháp cao trên nền núi Đào Tai cũ, trên ngọn tháp làm hình cái bút lông, gọi là Tháp Bút, trên cổng phía trong xây một cái bể con hình nghiên mực gọi là đài Nghiên. Còn gì tiêu biểu cho việc “sôi kinh nấu sử” ngày xưa hơn là bút lông và nghiên mực. Sĩ phu ly đó làm trong tiến thân, mà các bạn quần thao cũng lấy đ1o làm mức để kén bạn trăm năm đầu bạc.

Chẳng tham ruộng cả ao liền,
Tham về cái bút cái nghiên anh đồ.

Ở cổng ngoài đi vào đền, hai bức trong trước mặt, người ta lại làm hình một bên bảng rồng, một bên bảng hổ, tượng trưng hai thứ bảng vàng nêu tên những người đỗ trong các kỳ thi, khiến cho sĩ phu hàng ngày qua lại nhìn vào đó đều đặt sẵn một tương lai vinh hiển cho đời mình. Hai bên bảng vàng là một câu đối:

Nhân gian văn tu vô quyền, toàn bằng âm đức
Thiên thượng chủ tư hữu, đan khán tâm điền.

Đại ý nói: học trò đi thi không quan hệ ở văn chương dơ hay hay, cốt là phải có âm đức, thần Văn Xương ở trên trời luôn luôn nhìn xuống, xét xem lòng thiện ác của mỗi người.

Những thơ ca đề ở trong đền phần lớn ngụ ý ấy cả. Những ân đức mà họ khuyên răn hàng ngày phải có, trước hết là phải kính tiếc những giấy chữ, vì chữ là của thánh hiền, không tôn kính là có tội, đã có tội thì thi không đỗ. Muốn để thực hàng việc tôn kính ấy, có một cái đình nhỏ ngay bên cạnh đền trong, gọi là “kính tích tự chỉ đình” để thiêu hóa những giấy có chữ. Rồi họ lại làm ra những quyển kinh âm chất, trong đó kể những chuyện làm như thật, những người vì biết tôn kính giấy chữ đã được vẻ vang như thế nào, trái lại những người không biết tôn kính giấy chự đã bị khổ sở ra lam sao. Do quan niệm như thế, ở thủ đô này năm, sáu mươi năm về trước, hàng ngày ở các đường phố vẫn có những ông, những bà vẻ mặt kính cẩn, vai gánh bồ con, bên ngoài mỗi bồ có đề bốn chữ “kính tích tự chỉ”, nghĩa là kính tiếc giấy chữ, thủng thẳng bước đi, mắt chăm chăm nhìn xuống đất, hễ thấy mảnh giấy chữ nào, hai tay kính cẩn nhặt lấy, bỏ vào bồ, hết ngày lại mang về đền Ngọc Sơn bỏ vào cái đình con làm lễ thiêu hóa. Những ông bà ấy, phần nhiều là những nhà đại phú trong thành phố, chữ “phú” đã có rồi, chỉ còn thiếu có chữ “quý” nữa, nên dốc lòng và đích thân đi làm việc ân đức ấy, để mong cho con cháu đều bảng vàng tên chiềm, để được phú quý dồi dào cả hai.
Trong năm 1997, UBND thành phố HàNội có ý định nạo vét, tôn tạo lại hồ thì cũng năm đó là năm rùa nổi lên nhiều nhất trong lịch sử 41 lần. Rùa ở Hồ Gươm là một trong những giếng rùa rất quý hiếm trên thê giới có tuổi thọ từ 300 đến 500 năm. Năm 1968 nhân dân thành phố Hà Nội đã vớt được một con rùa có chiều dài 2,8m nặng gần 150kg. Và hiện đang được giữ xác trong trưng bày tại đền Ngọc Sơn.

Xuân hạ thu đông, trải qua 4 mùa thời tiết thay đổi hồ Gươm nhuộm đủ sắc mày duyên dáng lúc phẳng lặng như gương, lúc lăn tăn gợn sóng…
Hồ đẹp nhất là vào cuối thu và đầu đông, sương mù tỏa khắp mặt hồ, tháp rùa bồng bềnh trong sương sớm. Từng cây sấu, cơm nguội soi bóng nước lung linh. Quên sao được hồ Gươm vào hè với hàng phượng vĩ, những cây gạo mùa hè đỏ rực. Đó là nét đẹp của quan cảnh quanh hồ thiên nhiên. Cùng hòa quyện vào vẻ đẹp đó, những ngày l lớn, nhất là ngày tết. Voi đủ sắc màu rực rỡ cờ hoa, pháo hoa càng tô điểm cho Hồ Gươm thêm rực rỡ và đầy kiêu hãnh. Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã rất trau chuốt những vần thơ của mình khi viết về Hồ Gươm.

“ Hà Nội có Hồ Gươm
Nước xanh như pha mực
Bên hồ ngọn tháp bút
Viết thơ lên trời cao”.

CÔNG VIÊN INĐIRA GĂNGĐI
Nằm giữa bốn phố Đinh Tiên Hoàng, Lê Lai, Lê Thạch, Ngô Quyền, công viên này nguyên là phần đất của một ngôi chùa cổ- chùa Phổ Giác, tức chùa Tàu của làng Hậu Lâu. Năm 1883, thực dân Pháp chiếm xong Hà Nội, bắt chùa này chuyển tới vườn viện thái y, nay là phố Ngô Sĩ Liên để lấy chỗ xây dựng tòa Đốc Lý, kho bạc, bưu điện và một vườn hoa. Năm 1886 nhân tổng công sứ Pônbe chết, thực dân Pháp lấy tên ông đặt tên cho vườn hoa này. Năm sau, thực dân lại đúc tượng ông đặt tại đây. Năm 1890 lễ khánh thành tượng được tổ chức rùm beng.
Năm 1945, sau đảo chính Nhật, thị trường Trần Văn Lai cho hạ tượng này. Sau cách mạng, vườn hoa đổi tên là vườn hoa Chí Linh. Đó là địa danh một vùng núi phía tây Thanh Hóa một căn cứ của nghĩa quân Lê Lợi. Đạt tên này vì công viên gần Hồ Gươm liên quan đến truyền thuyết về vua Lê trả gươm thần và trên bờ hồ phía tây có tưang và đền vua Lê. Xung quanh hồ, ngoài phố Lê Thái Tổ, có các phố mang tên các danh tướng của vua Lê: Lê Thạch, Lê Lai, Nguyễn Xí, Trần Nguyễn Hãn…

Năm 1984, thắt chặt tình hữu nghị Việt- Ấn công viên mang tên thủ tướng Ấn Độ INĐIRA GĂNGĐI.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-25, 11:35 AM | Message # 29
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Phố Cổ Hà Nội

Việt Nam thi văn hợp tuyển của Dương Quảng Hàm có ghi lại ca dao về 36 sáu phố ở Hà Nội như sau:

Rủ nhau chơi khắp Long thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:
Hàng Bồ, hàng Bạc, hàng Gai,
Hàng Buồm, hàng Thiếc, hàng Hài, hàng Khay,
Mã Vĩ, hàng Điếu, hàng Giầy
Hàng Lờ, hàng Cót, hàng Mây, hàng Đàn,
Phố Mới, Phúc Kiến, hàng Ngang,
Hàng Mã, hàng Mắm, hàng Than, hàng Đồng,
Hàng Muối, hàng Nón, cầu Đông,
Hàng Hòm, hàng Đậu, hàng Bông, hàng Bè,
Hàng Thùng, hàng Bát, hàng Tre,
Hàng Vôi, hàng Giấy, hàng The, hàng Gà,
Quanh đi đến phố hàng Da,
Trải xem hàng phố, thật là cũng xinh.
Phồn hoa thứ nhất Long thành,
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ,
Bút hoa xin chép vần thơ lưu truyền.

Thưa quý khách, khu "Hà Nội 36 phố phường" là một cách gọi không chính xác của khu phố cổ, vì 36 phố phường là một cách gọi ước lệ khu vực đô thị cổ, nằm bên trong và bên ngoài cả khu phố cổ. Đây là một khu vực đô thị có từ lâu đời của Hà Nội nằm ở ngoài hoàng thành Thăng Long. Khu đô thị này tập trung dân cư hoạt động tiểu thủ công nghiệp và buôn bán giao thương, hình thành lên những phố nghề đặc trưng, mang những nét truyền thống riêng biệt của cư dân thành thị, kinh đô. Ngày nay khu phố cổ Hà Nội là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu về Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.
Khu dân cư sinh hoạt và buôn bán sầm uất này đã được hình thành từ thời Lý - Trần, nằm ở phía đông của hoàng thành Thăng Long ra đến sát sông Hồng. Đầu đời đời Lê, trong sách Dư Địa Chí, Nguyễn Trãi cũng đã đề cập đến tên một số phường nghề tại đây. Dưới thời Lê, đặt phủ Phụng Thiên gồm hai huyện là Vĩnh Thuận và Thọ Xương, thì khu này nằm gọn trong bốn tổng Túc của huyện Thọ Xương là Tiền Túc, Hậu Túc, Tả Túc, Hữu Túc. Bên ngoài khu vực là vòng thành Đại La có trổ các cửa ô. Thời Lê, giữa khu này có một số đầm hồ, lớn nhất là hồ Thái Cực. Sông Tô Lịch nối với hào thành, các đầm hồ, thông với hồ Hoàn Kiếm và sông Hồng cũng ở khu vực này. Đến cuối thế kỉ 19 thì các sông hồ đó hoàn toàn bị lấp, nhưng vẫn còn để lại dấu tích qua các địa danh: Hà Khẩu, Giang Khẩu, Cầu Gỗ, Cầu Đông. Thời Lý - Trần, dân cư từ các làng quanh đồng bằng Bắc Bộ tụ tập về khu vực này sinh sống, tạo thành khu phố đông đúc nhất kinh thành. Đến đời Lê, dần dần đã có một số Hoa kiều buôn bán ở đây, hình thành nên các khu phố Tàu. Thời Pháp thuộc, sau khi lấp toàn bộ các đầm hồ, khu phố được chỉnh trang, người Ấn, người Pháp cũng đến đây buôn bán. Hai chợ nhỏ được giải tỏa để lập chợ Đồng Xuân, Đường ray xe điện Bờ hồ - Thụy Khuê cũng chạy xuyên qua đây. Cho đến nay, đây vẫn là khu buôn bán nhộn nhịp nhất của Hà Nội. Tuyến phố đi bộ cũng được mở tại đây.

Đặc trưng nổi tiếng nhất của khu phố cổ là các phố nghề. Thợ thủ công từ các làng nghề quanh Thăng Long xưa tụ tập về đây, tập trung theo từng khu vực chuyên làm nghề của mình. Các thuyền buôn có thể vào giữa phố để buôn bán trao đổi, khiến các phố nghề càng phát triển. Và chính sản phẩm được buôn bán trở thành tên phố, với chữ "Hàng" đằng trước, mỗi phố chuyên môn buôn bán một loại mặt hàng.

Hiện nay, một số phố vẫn còn giữ được sản phẩm truyền thống như phố Hàng Mã, Hàng Tre, Hàng Thiếc, phố Thuốc Bắc, ... Ngoài ra một số phố tuy không giữ nghề truyền thống, nhưng cũng tập trung chuyên bán một loại hàng hóa, như phố Hàng Quạt bán đồ thờ, phố Hàng Buồm bán bánh kẹo, phố Mã Mây chuyên dịch vụ du lịch...

* Phố Hàng Mã ngày xưa chuyên buôn bán đồ vàng mã để thờ cúng, bao gồm tiền giấy âm phủ, vàng giấy âm phủ, sau mở rộng thêm các tượng giấy hình các quan, hình nhà cửa... để đốt cúng cho người âm. Ngày nay phố Hàng Mã tập trung nhộn nhịp vào các dịp lễ, tết Trung Thu, Nguyên Đán với các mặt hàng phong phú về đồ chơi. Ngoai ra, tại đây cũng là nơi bán các hàng trang trí phông màn đám cưới với các hình cắt cô dâu, chú rể làm tự bọt xốp nhiều màu sắc.

* Liên quan đến phố Hàng Mã còn có phố Mã Mây. Phố này nguyên bao gồm hai phố xưa: phố Hàng Mã và phố Hàng Mây. Đoạn phố Hàng Mây nằm giáp phố Hàng Buồm, trên bờ sông Nhị, nơi tập trung thuyền bè miền ngược chở các mặt hàng lâm sản như song, mây, tre, nứa...
* Phố Hàng Bạc do ông Lưu Xuân Tín được nhà vua cho phép mở lò đúc bạc thành nén cho triều đình[2], kéo người trong họ hàng và nguời làng Trâu Khê (huyện Bình Giang - Hải Dương) ra đây mở phường đúc bạc, thành lập trường đúc ở số nhà 58 Hàng Bạc.

* Phố Hàng Đào là nơi buôn tơ, bán vải vóc (chữ vải điều chỉ màu đỏ được đọc chệch thành chữ đào)
* Phố Hàng Lược nối từ phố Hàng Cót đến phố Chả Cá, vốn là nơi có nhiều nhà buôn bán lược: lượcgỗ, lược sừng và sau này là lược nhựa cất cho các cửa hàng xén bán cho các cô làm đồ trang điểm
* Phố Hàng Chai không phải là nơi sản xuất, buôn bán chai lọ; phố này là một đoạn ngõ nhỏ nối phố Hàng Rươi và Hàng Cót, đây là nơi tập trung dân nghèo làm nghề "ve chai", chuyên thu lượm các đồ phế liệu, đồ bỏ (rác)
* Phố Hàng Gà chạy từ phố Hàng Điếu đến phố Hàng Cót, vốn là nơi tập trung các cửa hàng bán đồ gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng, bồ câu, gà tây...
* Phố Hàng Chĩnh được người Pháp gọi là Rue des Vases (phố hàng Vại Chậu), vốn thông ra bờ sông, là bến đậu các thuyền chở vại, chậu bằng sành của làng Phù Lãng, nồi đất, chum vại, tiểu sành từ Hương Canh, bằng gốm từ Thổ Hà

* Phố Hàng Đồng và phố Bát Sứ thời thuộc Pháp có tên chung là Rue des Tasses (phố Hàng Chén). Đoạn Hàng Đồng và Hàng Mã trước thuộc thôn Yên Phú, có nghề gốc bán đồ đồng (chứ không phải đồ đồng nát) như mâm, nồi, đình, bát hương, lọ hoa, hạc thờ...

Khác với nhà cổ Hội An- loại nhà hình ống xuyên suốt từ phố nọ sang phố kia. Trong đó có một dãy phố nằm sát ngay bờ sông Hội An. Nhà ở đây toàn bằng gỗ quý, trong nhà treo hoành phi, câu đối, cột nhà trạm trổ hoa văn rất cầu kỳ, nhà cổ Hà Nội chủ yếu là nhà ống, mái ngói nghiêng, mặt tiền là cửa hàng buôn bán thò thụt không đều. Hình ảnh nhà cổ và mái ngói đã đi vào hội họa, thơ ca. Những ngôi nhà này chủ yếu được dựng vào thế kỉ 18 - 19, trước đó hầu hết là nhà mái tranh, chỉ có một số nhà giàu có, nhà của Hoa kiều mới lợp mái ngói. Thời kì toàn quốc kháng chiến, để tránh đụng độ trực tiếp với quân Pháp và lính Lê dương, người dân và Vệ quốc quân đã đục thông tường từ nhà này sang nhà khác. Khi cần người ta có thể đi từ đầu đến cuối phố qua những lỗ hổng giữa các ngôi nhà mà không cần phải xuống đường. Từ cuối thế kỉ 20, các nhà cổ dần dần biến mất. Thay vào đó là các ngôi nhà ống xây mới phá vỡ cảnh quan vốn có của phố cổ. Tuy vậy, bên trong các ngôi nhà vẫn là hệ thống đường đi chằng chịt.

Trong khu vực phố cổ có rất nhiều di tích lịch sử lâu đời, gồm đình, đền, chùa, hội quán.
* Đình: mỗi phố nghề thường có một đình để thờ tổ nghề hoặc thành hoàng làng nguyên quán. Đình ở khu này đặc biệt là tầng dưới vẫn làm cửa hàng cho thuê, tầng trên mới làm nơi thờ cúng. Qua thời gian, các đình bị lấn chiếm nhiều, rất khó tìm ra dấu.
* Đền: tương tự như đình, nhiều đền cũng chỉ đặt trên tầng, phía dưới làm cửa hàng. Một số đền còn giữ được là: đền Mã Mây, đền Nhân Nội, đền Bà Chúa,
* Chùa: trong khu phố cổ còn một số ngôi chùa, tuy đã bị lấn chiếm nhiều: chùa Cầu Đông, chùa Kim Cổ, chùa Thái Cam.
* Hội quán: khi người Hoa đến buôn bán, đã lập ra hai hội quán: Hội quán Quảng Đông và Hội quán Phúc Kiến.
Tại khu vực khu phố cổ xưa kia có các cửa ô: ô Phúc Lâm, ô Thanh Hà (ô Quan Chưởng), ô Trừng Thanh, ô Mỹ Lộc. Hiện chỉ còn lại ô Quan Chưởng là còn nguyên vẹn.

Bên cạnh các phố nghề, khu phố cổ cũng có một số chợ để tập trung bán các loại hàng hóa phục vụ đời sống, như chợ Đồng Xuân - Bắc Qua, chợ Hàng Da, chợ Hàng Bè.
Sau đây, chúng ta se đi vào thăm quan khu vực phố cổ. Quý khách sẽ đi xích lô vòng qua các con phố cổ và tới thăm ngôi nhà cổ 87 Mã Mây. Xin mời quý khách….

Như đã giới thiệu với quý khách ở trên, khu Phố cổ Hà Nội được hình thành và phát triển theo sự phát triển của kinh kỳ Thăng Long xưa và Thủ đô Hà Nội ngày nay. Khu Phố cổ Hà Nội là một quần thể kiến trúc độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam nói chung và mang tính đặc trưng cho riêng Hà Nội.

Xen lẫn với các công trình tôn giáo, lịch sử, văn hóav.v. là các công trình kiến trúc nhà ở. Những công trình kiến trúc nhà ở chủ yếu được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX dựa trên cơ sở nền móng được hình thành từ những thế kỷ trước. Đó là những ngôi nhà có kiến trúc truyền thống, nhà hình ống và có nhiều lớp nhà; giữa các lớp nhà có sân để lấy ánh sáng và không khí, đây cũng là nơi bày cây cảnh, uống nước, ngắm trăng. Kết cấu chủ yếu chủ yếu của công trình là gỗ, mái lợp ngói với hệ thống vì kèo gỗ và có nhiều hoạ tiết trang trí.

Nhìn vào những ngôi nhà ở này ta vẫn dễ dàng nhận thấy là những ngôi nhà ba hoặc năm gian đã có biến đổi đi, được bố trí thành nhiều lớp cách nhau bằng một sân nhỏ phát triển chủ yếu theo nhu cầu cụ thể cuộc sống một gia đình có người vợ là tiểu thương hay người chồng là thợ thủ công chuyên nghiệp.

Do yêu cầu về việc buôn bán ở thành thị nên việc mở cửa hàng để bán hàng ở những nhà có mặt cửa hàng rộng quay ra phố là một vấn đề quan trọng và tất yếu. Vì vậy, đại đa số các nhà chỉ có bề ngang từ 2m đến 6m, tức là bằng bề rộng một gian trong ngôi nhà 3 hoặc 5 gian khi xưa, nhưng lại được phát triển mạnh theo chiều sâu mà vẫn dùng kết cấu mái cũ của nhà dân gian nên không gian mái sẽ lớn và để tận dụng người ta thường làm thêm những gác lửng leo lên bằng cách để lỗ sàn và gác một cầu thang một vế với độ dốc 70° đến 75° làm bằng gỗ.

continute...


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-25, 11:37 AM | Message # 30
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Gác lửng để chứa hàng dự trữ hay kê giường ngủ nên có độ cao không quá 2, 2m. Nếu cần phát triển hơn nữa về diện tích để ở thì họ phát triển theo chiều cao nhà để thành những tầng nhà hẳn hoi, do đó ta thấy có những nhà chiều ngang chỉ một vài mét nhưng làm cao đến 2, 3 tầng và có chiều sâu đến vài chục mét. Chính vì vậy mà nó được gọi với cái tên là “nhà hình ống”. Kiểu kiến trúc đó nhằm đảm bảo thông gió và lấy sáng tốt cho các buồng - phòng, lớp trong cùng tiếp xúc với sân bếp, khu vệ sinh và chỗ ở của người giúp việc gia đình.

Quan hệ nội bộ các phòng đều là quan hệ xuyên phòng, lợi dụng khoảng không kê đồ sát một mặt tường dọc làm lối đi.

Nhu cầu ở của người dân lúc đó còn đơn giản, họ chưa cần những khoảng không gian riêng tư như ngày nay vì vậy việc xuyên suốt từ không gian phòng này tới phòng khác là đặc trưng nổi bật không gian nhà ở trong khu 36 phố phường.

Để thích nghi với cuộc sống gia đình có vợ buôn bán hoặc chồng làm thợ thủ công, người ta vẩy thêm một mái đua ra phố dùng làm cửa hàng buôn bán.
Có thể thấy ở đây không gian sản xuất, kinh doanh ngành nghề thủ công đan xen dưới cùng một mái nhà cùng với không gian ở. Phù hợp với tập quán của người dân là: ở + sản xuất + kinh doanh buôn bán nhỏ.

Các giai đoạn hình thành và phát triển kiểu nhà ở kiêm bán hàng trong khu Phố cổ Hà Nội (khu “36 phố phường”):
- Nhà xây trước năm 1890 :
Là loại nhà ở cổ truyền thống của khu Phố cổ Hà Nội, loại này có đặc điểm chung sau:
Đây là loại nhà hình ống, phát triển theo chiều sâu, tường nhà nọ liền kề với tường nhà kia. Mặt tiền hướng ra phố bề ngang chỉ khoảng 2 mét đến 5 mét và sâu từ 20 mét đến 60 mét. Bên trong nhà có các sân trong để lấy ánh sáng thông thoáng. Số sân phục thuộc vào chiều sâu nhà thường có phổ biến từ 1 đến 2 sân trong.

Hình dáng kiến trúc phổ biến là nhà lợp mái.? hai đầu đỉnh mái ngói của ngôi nhà là hai khối nhô lên hình chữ nhật, xây bằng gạch gọi là trụ đấu mái. Tường giữa mái nhà nọ với nhà kia xây gạch cao lên 1, 0 mét đến 1, 5 mét hình tam cấp để chống cháy lan, chống thấm cho tường, nhà loại cổ nhất đa phần có 1 tầng, hoặc 1 tầng có gác xép nhỏ ở trên để làm kho chứa hàng.
Tường ngoài gác xép thường bịt đặc hoặc có lỗ hoa để thông thoáng lấy ánh sáng.

- Nhà xây từ 1890 - 1930 :
Đến cuối thế kỷ 19, lịch sử Việt Nam đã có những biến đổi rõ rệt và mạnh mẽ. Nhưng trong khu Phố cổ Hà Nội nhà cửa vẫn còn đủ sức tồn tại, thường của những thương nhân.

Như vậy những ngôi nhà xây trước 1890 có thể coi là nhà cổ truyền.
Nhìn chung những ngôi nhà này được xây dựng vuông góc với đường phố.
Thời kỳ thực dân Pháp xâm lược nước ta và Hà Nội được chọn là trung tâm kinh tế chính trị cho toàn bộ Đông Nam Á. Khu 36 phố phường được mở rộng như một trung tâm buôn bán, do vậy loại nhà có cửa hàng được phổ biến rộng rãi, bắt đầu ở khu Phố cổ, phần lớn là nhà 2 tầng (trong đó 1 tầng dành riêng cho cửa hàng).

Trong nhóm này, một đặc điểm đặc trưng nhất là các cầu thang bằng gỗ hay gạch cổ thay cho những thang gỗ di động trước kia.
Một số ngôi nhà sử dụng gạch đúc sẵn. Đôi khi bê tông được dùng cho mái chảy, không gian cổ truyền là như trước nhưng kỹ thuật xây dựng tiên tiến hơn.

- Nhà xây từ 1931 - 1954 :
Những phương thức xây dựng nhà truyền thống vẫn tương tự như trước,.
-Nhà xây từ 1955 - 1975 :
Do ảnh hưởng của chiến tranh, nhà cửa thời gian này không được phát triển. Vật liệu vẫn là vật liệu cổ truyền như trước.

-Nhà xây từ sau năm 1975 :
Là những nhà có hình thức kiến trúc cổ truyền được xây dựng, cải tạo theo hình thức kiến trúc hiện đại trung bình là 2 tầng với sàn bê tông và bất cứ nơi nào có thể với những góc mái đua thêm để tăng diện tích ở. Những cửa ván gỗ thay bằng cửa sắt kéo. Kỹ thuật đá rửa, gạch ốp lát và kính được sử dụng rộng rãi đôi khi không phù hợp vớikhông gian cảnh quan kiến trúc truyền thống.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, những ngôi nhà truyền thống trong khu phố cổ Hà Nội đã bị biến đổi nên số lượng còn lại không nhiều, nhiều nhà đã thay đổi hình thức mặt tiền tuy nhiên kết cấu mặt bằng và công năng các nếp nhà vẫn cơ bản được gìn giữ. Một trong 14 ngôi nhà (theo số liệu thống kê điều tra về giá trị kiến trúc năm 2001) có giá trị được bảo tồn toàn bộ về mặt giá trị kiến trúc ở phố Mã Mây là ngôi nhà số 87.

Ngôi nhà 87 Mã Mây được xây dựng vào đầu thế kỷ XIX theo kiểu kiến trúc truyền thống Việt Nam với chức năng sử dụng để ở và bán hàng.

Gia chủ nhà 87 Mã Mây trước năm 1945 ở đây và bán hàng gạo, sau năm 1945 đã bán lại cho một gia đình người Hoa ở và bán thuốc Bắc.
Năm 1954, gia đình người Hoa di cư vào Nam, để lại ngôi nhà dưới sự quản lý của nhà nước. Năm 1954, Sở Nhà đất bố trí cho 5 gia đình đến sinh sống tại ngôi nhà này.

Ngôi nhà đã được cải tạo làm thí điểm năm 1999 với sự hợp tác giữa thành phố Hà nội (Việt nam) và thành phố Toulouse (CH Pháp) trong dự án “Bảo tồn, tôn tạo phố cổ Hà nội”.

Hiện nay, thuộc sự quản lý của UBND thành phố Hà Nội là ngôi nhà mẫu của ngôi nhà truyền thống trong khu Phố cổ Hà Nội được bảo tồn tốt.
Nhà 87 Mã Mây là loại nhà ở truyền thống của khu Phố cổ Hà Nội - nhà hình ống, có những đặc điểm kiến trúc của nhà xây dựng thời kỳ năm 1890.
Ngôi nhà có diện tích là 157,6 m2, được xây dựng vuông góc với đường phố ; có chiều dài đất là 28m, chiều rộng mặt tiền 5m và chiều rộng của mặt hậu là 6m. Vì vậy hình thức của miếng đất là "nở hậu", mảnh đất "nở hậu" như vậy sẽ mang lại phúc lộc về hậu vận.

Mặt bằng có cơ cấu không gian kiến trúc kiểu nhà truyền thống phố cổ Hà Nội, đó là :

Nhà 1 - Sân 1 - Nhà 2 -Sân 2- Bếp - Nhà 3 (vệ sinh, kho)

Như vậy không gian kiến trúc của ngôi nhà được phân chia bởi từng lớp nhà và sân:
- Lớp nhà ngoài (lớp nhà 1): tầng 1 để bán hàng, tầng 2 gian tiếp khách và gian thờ.
- Lớp nhà trong (lớp nhà 2): tầng 1 gồm nơi cất giữ hàng hoá và nơi dành cho người giúp việc; tầng 2 là phòng ngủ của chủ nhà với hiên trước có mái là nơi ngồi uống trà hay chơi cờ tướng của gia chủ và hiên sau là sân phơi thuốc bắc.

Hai lớp nhà này được cách nhau bằng sân rộng để lấy ánh sáng và thông thoáng cho toàn bộ ngôi nhà.? sân thứ nhất (sân 1, được gọi là sân khô), gia chủ trang trí bằng các chậu cây cảnh bonsai để mang thêm nét thiên nhiên vào không gian nhà. Sân thứ 2; một phần có mái che là nơi nấu nướng (bếp), phần còn lại của sân là bể chứa nước mưa và sân để giặt giũ (được gọi là sân nước).

- Lớp nhà trong cùng (lớp nhà 3) là khu phụ gồm vệ sinh và kho.
Với cách bài trí không gian như vậy ngôi nhà hình ống này có điều kiện tiện nghi rất tốt về thông gió và lấy sáng. Đây là 1 trong những ưu điểm lớn trong việc bố cục không gian nhà ở truyền thống Việt Nam nói chung và của phố cổ Hà Nội nói riêng trong việc thích nghi và phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương.

* Kết cấu chịu lực chính là gỗ, gồm hệ thống cột gỗ và dầm gỗ, vì kèo gỗ tạo. Tường bao là tường gạch với kỹ thuật xây dựng truyền thống (gạch đặc đúc thủ công xây bằng vữa vôi: vôi và cát, không sử dụng xi măng). Hệ thống kết cấu mái là hệ thống vì kèo gỗ theo kiểu nhà dân gian truyền thống (chồng rường). Mái dốc 2 phía được lợp bằng ngói ta, 2 lớp ngói: lớp ngói lót là ngói chiếu và lớp ngói trên là ngói mũi hài.

* Các chi tiết kiến trúc của ngôi nhà rất đặc trưng của kiến trúc nhà truyền thống phố cổ Hà nội được chú ý đến đầu tiên là mặt đứng chính với hình thức đối xứng, cửa đi chính ở giữa (cửa tâm) và 2 bên là cửa sổ rộng làm nơi bán hàng. Cửa sổ rộng giáp mặt phố là cửa lùa bằng gỗ ván đặc theo chiều đứng tháo ra được; còn các cửa đi là cửa bức bàn có ngõng cửa có then cài. Cửa đi tầng 2 lớp nhà 2 được thiết kế theo kiểu cửa thượng song hạ bản có trang trí hình khắc gỗ tứ quý.

Phía trên cửa đi và cửa bán hàng là phần ô cửa thông thoáng trang trí bằng các con tiện gỗ chạy suốt mặt tiền. Vì vậy khi phần cửa dưới được đóng toàn bộ thì phần cửa thoáng trên chính là để lấy sáng và thông gió cho toàn nhà. Trên tầng 2 có 2 cửa số nhỏ đối xứng. Lan can cầu thang cũng được trang trí bằng con tiện gỗ hình thức giống như con tiện ở ô thoáng mặt tiền. Các lan can ngoài trời được xây bằng trụ gạch và trang trí bằng gạch men hình hoa chanh trạm thuỷ.

Mái hiên trước phòng ngủ tầng 2 có kết cấu vì mái hình thức vì vỏ cua theo kiến trúc của Trung Quốc.

Ở 2 đầu đỉnh mái ngói có hai khối nhô lên hình chữ nhật xây bằng gạch là trụ đấu mái. Tường hồi giáp với 2 nhà liền kề xây cao 1m dật tam cấp để trang trí, giảm chiều cao cũng như để chống cháy lan và chống thấm. Từ bờ nóc mái tới trụ đấu mái, tường giật cấp đều trang trí gờ chỉ.

*Phần nội thất của ngôi nhà được bài trí bởi đồ gỗ cổ đặc biệt là phòng khách và phòng ngủ. Với ý nghĩa phòng khách là nơi trang trọng nên gia chủ đã đặt bàn thờ tổ tiên với hoành phi câu đối và bộ trường kỷ tiếp khách; trên tường treo bộ tứ quý khắc gỗ.

Phòng ngủ cũng được bài trí một cách cẩn thận, gọn gàng để tiết kiệm diện tích với bộ sập gụ, tủ chè và 1 bộ bàn ghế để gia chủ uống nước, ăn và tiếp khách thân thiết. Phía trước và phía sau phòng ngủ có hiên và sân trời là nơi gia chủ ngồi uống trà hay chơi cờ tướng.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
Diễn Đàn 3V » DIỄN ĐÀN 3V » TÀI LIỆU THUYẾT MINH 63 TỈNH THÀNH » THỦ ĐÔ HÀ NỘI (trái tim Việt Nam)
Search:

Bình Chọn
Rate my site
Total of answers: 22
Tin Nhắn
200
Site friends
  • Create a free website