Friday, 2024-05-17, 5:08 PM
Welcome Guest

3V CLUB

[ New messages · Members · Forum rules · Search · RSS ]
Diễn Đàn 3V » DIỄN ĐÀN 3V » TÀI LIỆU THUYẾT MINH 63 TỈNH THÀNH » THỦ ĐÔ HÀ NỘI (trái tim Việt Nam)
THỦ ĐÔ HÀ NỘI
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-25, 11:39 AM | Message # 31
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
*Về trang trí nghệ thuật kiến trúc:
Trang trí nghệ thuật nhà 87 Mã Mây tập trung chính trên vì vỏ cua hiên khối nhà 2 tầng. Đề tài trang trí là các văn thực vật được chạm nổi khối, mềm mại, mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XIX. Ngoài ra nghệ thuật trang trí còn được thể hiện trên diềm mái và hệ thống cửa bức bàn.

Đây là di tích kiến trúc dân dụng nên các hiện vật có trong di tích là đồ gia dụng trong ngôi nhà, đặc biệt là các hoành phi câu đối ở gian thờ và các đồ nội thất bằng gỗ lim.

Thưa quý khách, ngôi nhà mang trong mình giá trị lịch sử, văn hóa nghệ thuật to lớn. Về lịch sử, nó đánh dấu sự hình thành lịch sử kiến trúc của khu Phố cổ Hà Nội. Xét về không gian đo thị và quần thể kiến trúc, ngôi nhà 87 Mã Mây có bố cục không gian đặc trưng cho kiến trúc nhà ở kiêm bán hàng được xây dựng đầu thế kỷ XIX. Với kiểu nhà bám theo mặt phố để tiện lợi cho việc buôn bán, bố cục là nhà hình ống, chia thành nhiều lớp nhà có chức năng sử dụng khác nhau và được thông gió và lấy sáng tự nhiên bằng các sân trời. Mặt tiền được trang trí bằng các con tiện gỗ và các chi tiết kiến trúc đặc trưng của nhà ở thời kỳ bấy giờ như cửa lùa gỗ, cửa tâm, tường hồi xây giật tam cấp, trụ đấu mái xây bằng gạch, chi tiết trang trí diềm mái, v.v... Cùng với nhà số 87, các ngôi nhà khác được xây dựng với cấu trúc không gian của nhà hình ống trong phố Mã Mây đã tạo nên một quần thể kiến trúc độc đáo cho không gian kiến trúc cuả phố cổ Hà Nội. Về kỹ thuật xây dựng, nó đã thể hiện được kỹ thuật và nghệ thuật xây dựng nhà truyền thống Phố cổ Hà Nội. Đó là nghệ thuật xây dựng cổ truyền với các hệ vì kèo gỗ trang trí trạm khắc, kỹ thuật xây tường gạch chịu lực, hệ thống sàn vỉa gạch trên dầm gỗ (lát sàn gạch trên dầm gỗ). Có thể nói, giá trị về phương pháp xây dựng ở giai đoạn lịch sử này đã được gìn giữ cùng với hình thức kiến trúc đã được sáng tạo ra trên cốt cách của kỹ thuật truyền thống đã được sử dụng.

Như quý khách đã thấy, hiện nay ngôi nhà là nơi tham quan giới thiệu kiến trúc truyền thống Phố cổ Hà Nội. Năm 1999, triển lãm giới thiệu về kiến trúc- văn hóa- xã hội của thành phố Toulouse (CH Pháp). Năm 2000, tổ chức triễn lãm “Hà Nội xưa và nay” do Bộ Văn hóa tổ chức kết hợp với Ban quản lý Phố cổ Hà Nội. Đây là nơi thường xuyên tổ chức các cuộc triển lãm về kiến trúc, văn hoá cũng như các cuộc hội thảo nhỏ trong nước và nước ngoài.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-25, 11:41 AM | Message # 32
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
CHỢ ĐỒNG XUÂN

Là chợ lớn nhất thủ đô Hà Nội. Chợ được xây dựng từ năm 1889 trên địa phận phường Đồng Xuân. Ban đầu chợ họp ngoài trời, sau được xây thành chợ với năm cầu khung sắt, lợp tôn tráng kẽm, dài 52m, cao 9m. nằm gần ga đầu cầu Long Biên bên sông Hồng, chợ Đồng Xuân là địa điểm thuận lợi để hàng hóa bốn phương dồn về đây và từ đây tỏa đi các nơi, ở chợ Đồng Xuân hầu như đầy đủ các mặt hàng, ngành hàng phục vụ sinh hoạt và đời sống. Chợ Đồng Xuân là chợ bán buôn lớn nhất miền Bắc. Tháng 7/1994 chợ Đồng Xuân bị cháy rụi và được sửa chữa, xây dựng lại rộng 5.000m² và bắt đầu hoạt động lại từ tháng 12/1996.

NHÀ TÙ HỎA LÒ
Nói về những di tích Cách Mạng ở Hà Nội mà không nhắc đến nhà tù Hỏa Lò làmột thiếu sót. Ở Hà Nội người ta nói: “cho đi Hòa Lò” tức là cho đi tù. Chỗ nhà tù hiện nay là nơi trước đây có số người chuyên làm bếp lò để bán. Do đó sau này thành danh. Nhà tù Hỏa Lò Hà Nội có từ thời thực dân Pháp.
Hỏa Lò là nơi giam giữ cả phường phạm và tù chính trị. Đối với tù chính trị bị kết án 5 năm thì chuyển đi các nhà tù Sơn La, Hà Giang. Từ 10 năm trở đi thì chuyển ra Côn Đảo, dưới 5 năm và bị kết án tử hình thì vẫn giữ tại Hỏa Lò. Nói đến nhà tù của thực dân và đế quốc thì ở đâu mà chẳng dã man, tàn ác. Những cách đàn áp tàn ác bao giờ chúng cũng dành phần cho tù nhân chính trị. Tội ác dã man nhất của bọn chúng là dùng máy chém chặt đầu người. Số máy chém này thực dân Pháp có 2 chiếc mua từ chính quốc mang sang mà ngày nay còn được giữ làm chứng tích cho lịch sử. Và cũng bên những chiếc máy chém này mà người nay còn được lưu truyền về những tấm gương dũng cảm, tuyệt vời của các chiến sĩ cộng sản như Nguyễn Đức Cảnh, Hoàng Văn Thụ, Lương Khánh Thiện, Hồ Ngọc Lân, Nguyễn Hoàng Tân, Trần Đăng Ninh.
Ngày nay xà lim giam giữ các đồng chí vẫn được giữ nguyên như xưa. Trên tường xà lim, còn ghi lại những dòng chữ đậm nét lưu niệm về các đồng chí, dấu tích những hoạt động oanh liệt và vẻ vang của Đảng ta trước cách mạng tháng tám. Chính nhà giam Hỏa Lò là “Hilton Hà Nội”, một khách sạn dành cho các giặc trời mỹ hồi những năm chúng dùng máy bay đánh vào thủ đô ta. Năm 1997, để cải tạo cảnh quanh cho thủ đô Hà Nội, ta phá đỡ một phần nhà tù Hỏa Lò, liên doanh với nước xây dựng cao ốc Hà Nội Tower cao 27 tầng như ngày nay.

MÚA RỐI NƯỚC
Múa rối hầu như dân tộc nào cũng có, còn múa rối nước thì có lẻ chỉ riêng Việt Nam. Ngh thuật múa rối nước xuất hiện từ thời Lý (1009-1225). Chung tích về sự ra đời của rối nước còn lưu lại nhiều nới, ví dụ như nhà Thủy Đình. Văn bia còn ghi lại “ giữa dòng nước lung linh một chú rùa vàng nổi lên đội ba hòn núi…” hay “ chim có sừng họp nhau thành đội…”

Ngày trước nhung người làm nghề múa rối thường tổ chức thành phường rối. Mỗi phường rối có khoảng bảy, tám chục người do một ông trùm đứng đầu để điều hành công việc. Trong một phường chỉ có khoảng 20 người hoạt động nghệ thuật thực sự, số còn lại phục vụ cho phường hoạt động biểu diễn. Phường rối vừa là một tổ chức hoạt động nghệ thuật nghiệp dư, vừa là một tổ chức tương tế. Hàng năm, phường thề giữ bí mật nhà nghề. Lệ không nhận phụ nữ vào phường, sợ khi lấy chồng xa mang theo bí truyền múa rối của phường.

Một vở rối nước thường có nhiều “nhân vật”. Mỗi nhân vật là một tác phẩm điêu khắc dân gian, mang dáng vẻ khác nhau, thể hiện tính cách cũng khác. Con rối được làm bằng gỗ, bên ngoài phủ sơn ta để chống thấm nước. Nhân vật tiêu biểu nhất của rối nước là chú tễu với thân hình tròn trĩnh và nục cười hóm hỉnh lạc quan.

Vùng đống bằng Bắc Bộ có nhiều ao, hồ đã trở thành những sân khấu múa rối nước vô cùng sinh động. Bờ ao, hồ là nơi khán giả quây quần xem biểu diễn vào những ngày hội hè, đình đám. Buổi diễn bắt đầu là chú tểu ra giới thiệu. Với bộ mặt nghịch ngợm, trang phục ngộ nghĩnh, hay tay chỉ trò, miệng hát lời, dón đám, chú tễu mang lại tràng cười sảng khóai ngay từ phút đầu. Ngệh nhân khi biểu diễn phải ngâm mình dưới nước để điều khiển con rối thông quan máy sáo,máy dây. Nhạc đệm cho cuộc diễn là bộ gõ gồm trống, mõ, thanh la…

Kho tàng vở rối nước rất lớn và ngày càng được bổ sung những vở diễn mới có nội dung thích hợp với cuộc sống dương đại và sở thích của khán giả. Ng thuật rối nước Việt Nam là một loại hình sân khấu dân tộc cổ truyền được ưa chuộng trong nước và được giới thiệu ở rất nhiều nước trên thế giới.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-25, 11:42 AM | Message # 33
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
PHỞ

Phở là một món ăn hấp dẫn của tất cả người Việt Nam. Theo những tài liệu nghiên cứu được thì phở đã có gần 100 tuổi. Phở như cây cổ thụ đã bắr rể, đâm chồi, lan tỏa sâu vào lòng đất và khẳng định địa vị độc tôn của nó trong nền văn hóa ẩm thực Việt Nam. Thống kê từ các sách, từ điển có khoảng 17 loại phở từ Bắc vào Nam nhưng thực ra vẫn chưa đủ, có những món phở chưa được thừa nhận chính thức nhưng vẫn có nhiều người mê mẩn như phở mọc, phở thập cẩm…

Phở là món bình dân, ăn vào bt cừ giờ nào cũng được. Phở còn tài tình ở chỗ là mùa nào ăn cũng thấy có ý nghĩa thấm thúy. Người Việt Nam khi còn ẵm ngữa đã được nếm phở rồi. Cái bát phở ấu thơ chưa cần phức tạp, không cần hành hãng, húg làng, chanh chua, ớt cay cho đúng kiểu. Con nhà nghèo, nhiều khi lại không cần cả thịt nữa. Bát phở vẫn là bánh và nước dùng thôi.
Cái cơ bản của phở là làm bằng thịt bò. Có thể có nhiều loại thịt khác nấu ngon hơn thịt bò, nhưng đã là phở thì phải là bò. Muốn có được cái hương vị chính thống của phở bò, ăn một lần pho gà trong đời mình cũng không sao.
An cho đúng cái gu của phở phải ăn thịt chín. Thịt chín thơm hơn thịt tái, mùi thơm miếng thịt chín mới biểu hiện đúng cái hồn của phở. Về mặt thẩm mỹ bao giờ miếng thịt chín cũng đẹp hơn miếng thịt tái. Phở đang phát triển mạnh ở khắp các miền Việt Nam trong đó khởi thủy được người Việt xem như sinh ra trên đất Hà Nội. Vì cho tới ngày nay, phở Hà Nội vẫn giữ được bí quyết khiến nó trở thành độc đáo không nơi nào bắt chước được. Người Việt Nam còn thì còn bát phở, bát phở trong tương lai cũng phải luôn luôn nóng sốt như bây giờ. Phở Việt Nam không thể thành một thứ đồ hộp được, một nghìn lần không thể có sự thô bạo.

CHẢ CÁ
Món chả cá đã có cách đây khoảng 100 năm mà người sáng lập ra món này đầu tiên là gia đình họ Đoàn ở số 14 phố Chả Cá – Hà Nội. Phố Chả cá trước đây gọi là phố Hàng Sơn. Ngày nay ở phố này đã có thêm một vài nhà hàng bán loại đặc sản này, nhưng ngon nhất là nhà hàng chả cá lã Vọng này. Khách có thể dễ dàng nhận ra ngay được nhà hàng vì trước cửa có tượng ông lã Vọng một tay cầm cần câu và một tay xách xâu cá.

Nguyên liệu để làm món này có thể là cá nheo, cá chiên, cá ngạnh, cá quả nhưng ngon nhất cẫ là làm bằng cá lăng. Thịt cá lăng ngọt, bùi đậm, không ngấy, chắc, thơm mà lại ít xương. Cá được lạng lấy thịt, bỏ xương. Riềng nghệ giã nhỏ lọc lấy nước cho thêm nước mẻ, nước mắm ngon rồi đổ cá vào ướp. Cá ướp khoảng 2 tiếng đồng hồ thì đem nướng được.

Điều thú vị nhất của món ăn này là khách hàng có thể tự chuẩn bị cho mình các loại gia vị mà mình thích. Khách ngồi nhấm chén rượu khai vị với đĩa đậu phộng rang đã sát vỏ màu vàng xếp bên cạnh đãi bún trắng phau, rau thơm, rau mùi, húng láng, thì là xanh mướt, hành củ chẻ nhỏ trắng toát như cánh hoa hệ đặt bên cạnh bát mắm tôm vắt chanh đánh ngầu bọt điểm thêm vài lát ớt tươi đang đợi những gắp cá nướng.

Nhà hàng bưng tiếp một cái lò than trên đặt một chão mỡ đang sôi. Chả cá được nướng bằng cặp tre trên bếp than hoa, nướng vừa chín tới được mang ra phục vụ khách. Những cặp cá vuông vắn, vàng ngây đặt là hấp dẫn. Khi ăn, khách tự tay gắp vào chén cho nướng.

CỐM
Hàng năm đến tiết thu khoảng tháng 9 –10 dương lịch khi gió heo may mang theo hơi sương lành lạnh thổi về thì cũng là lúc những bông lúa nếp uốn câu chờ quả chín hạt vì hạt lúa đã căng đầy, sữa lúa đang đông lại, báo hiệu mùa cốm đã về. Hơn ai hết người nông dân biết lúc nào có thể gặt về làm cốm. Lúa được gặt về, tuốt lấy hạt, rang chín, để nguội rồi đổ vào cối đá dùng chày gỗ giã nhẹ tay nhưng nhịp phải nhanh, đều thì hạt cốm mới xanh. Xong một lượt giã sàng bớt trấu, phải giã đủ bảy lượt. Khi xong, cốm được gói trong lá sen giữ cho cốm không bị khô và thấm hương thơm từ sen vào cốm. Cốm là món quà rất sang trọng nhưng cũng rất bình dân, người ta thưởng thức cốm với chuối tiêu, trứng cuốc hoặc những quả hồng chín màu hổ phách. Ăn cốm phải ăn thong thả, nhai kỹ mới cảm nhận hết được hương vị thơm, dẻo của hương lúa non. Cốm còn là nguyên liệu cho rất nhiều món ăn trong danh mục ẩm thực nổi tiếng của người Việt Nam: cốm xào, bánh cốm, chè cốm… cốm ở Việt Nam có lẽ ở đâu cũng có, nhưng dẻo, ngon và có hương vị riêng thì vẫn chỉ có cốm làng Vòng. Làng Vòng cách Hà Nội 5km, làng này đã có nghề làm cốm từ nhiều đời nay, những bí truyền của nghề không nơi nào có được, chỉ khi nào ăn cốm Vòng mới thấy được nét riêng của nó.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-25, 11:43 AM | Message # 34
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
NHÀ HÁT THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Cái tên này mới có tu sau ngày giải phóng thủ đô 1954, trước đó người ta gọi nôm na là nhà hát lớn. Vì thời pháp thuộc, đây đúng là nhà hát lớn nhất Hà Nội do một kiến trúc sư người Pháp tên là F.Lagisquet thiết kết. Nhà hát được xây dựng vào năm 1901. Chỗ này nguyên là một cái hồ sát ngay ô cửa Tây Long, một ô cửa mở qua tòa thành đất bao bọc kinh thành Thăng Long. Do là đất hồ đầm nên sau khi tái vét đã đóng 35 ngàn cọc tre và đổ một lớp bêtông dày gần một mét móng. Cả tòa nhà có đỉnh cao 34m tính từ mặt đường. Ròng rã suốt 10 năm. Nhà hát lớn mới được khánh thành vào mùa kịch năm 1911. Tổng chi phí vào năm đó là 800 ngàn tiền đồng Đông Dương. Kếin trúc nhà hát lớn Hà Nội tương tự nhà hát Opera ở Paris. Phòng khán giả có 780 ch ngồi. Lấy kiến trúc Hy lạp cổ làmmẫu mực, đây là một công trình đáng kể thời Pháp thuộc. Ngày ấy nhà hát chỉ mở cửa từ mùa thu cho đến hết mùa xuân. Do đó trong nội thất không có quạt và thiết bị chống nóng.
Thời Pháp các buổi trình diễn sân khấu giá vé rất cao nên chỉ phục vụ cho người Pháp và một số ít người Việt Nam giàu có. Nhà hát nhìn ra quảng trường không lớn nhưng đẹp vì gắn liền với trục đường Tràng Tiền- Hàng Khay. Đó là quảng trường Cách Mạng Tháng Tám. Tại đây ngày 17/8/1945 nhân dân Hà Nội đã chung kiến su xuất hiện của cờ đỏ sao vàng trên ban công tầng hai của nhà hát. Cũng từ quảng trường này, nhân dân Hà Nội biến cuộc meeting thành cuộc tuần hành ủng hộ Cách Mạng Tháng Tám, rồi lật đổ chính quyền thuộc địa khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa vào ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình lịch sử.

Được sự giúp đỡ của chính phủ Pháp nhân hội nghị Thượng Đỉnh các Nước nói tiếng Pháp được tổ chức tại Hà Nội năm 1997, nhà hát đượccải tạo theo đúng nguyên mẫu ban đầu. Nhà hát có đủ khả năng để trình diễn nhiều loại hình nghệ thuật sân khấu với những trang thiết bị hiện đại.

KHÁCH SẠN HILTON
Là khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao, khởi công xây dựng tháng 4/1997 khánh thành vào ngày 26/2/1999 với tổng số phòng là 296 phòng, 4 phòng họp, 3 nhà hàng sức chứa 1000 người đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tổng giá trị công trình là 64 triệu USD. Năm 1999 khách sạn Hilton được đánh giá là khách sạn có bộ phận yến tiệc tốt nhất Việt Nam.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-25, 11:44 AM | Message # 35
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
ĐÊ YÊN PHỤ

Đê Yên Phụ- một trong những con đê chính dài hơn 1.965km ngăn nước sông Hồng tràn vào Hà Nội. Con sông Hồng đã gắn liền với lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam ta. Hiện nay, đê vừa mới được gia cố sửa sang đoạn đê đi ngang qua thành phố Hà Nội với giá trị khoảng 90 tỷ đồng nhân dịp 990 năm Thăng Long- Hà Nội. Sông Hồng cái nôi của nền văn minh lúa nước mà theo nghiên cứu đã có cách đây hơn 10000 năm qua các di chỉ khảo cổ. Sông Hồng cũng là một con sông nổi tiếng là hung tợn trong lịch sử. Lúc bình thường vào mùa khô sông Hồng có mực nước là 2,6m nhưng vào đỉnh lũ năm 1971 mực nước dâng cao đến 10,8m. Chính con sông Hồng này đã dạy ông cha ta cách trị thuỷ, trồng lúa…

Sông Hồng là con sông lớn nhất Việt Nam với lưu vực rộng 70.700km2, sông được bắt nguồn từ cao nguyên Vân Nam- Trung Quốc, dài 1.126km, đoạn chảy vào nước ta dài 556km với 2 phụ lưu quan trọng là sông Đà và sông Lô. Sông chảy thẳng tắp theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, trong địa phận Việt Nam sông chảy qua các tỉnh: Lào Cai, Vĩnh Phú, Thủ đô Hà Nội rồi đổ ra vịnh Bắc Bộ ở cửa Bà Lạt tỉnh Hà Nam. Lưu lượng nước bình quân là 3.560m3/s và tổng lượng dòng chảy là 112 tỷ m3/năm. Sông Hồng có mùa lũ kéo dài 5 tháng từ tháng 6 đến tháng 10. Trong lịch sử, sông Hồng đã chịu đựng 3 trận lũ lớn vào những năm 1913, 1945, 1971. như đã nói, do sông phát nguyên từ cao nguyên Vân Nam- Trung Quốc với đất đỏ bazan đặc trưng, nó đã mang trong mình lượng đất đỏ phù sa này và đặc biệt vào mùa lũ dòng nước vốn dĩ đã đỏ lại càng đỏ hơn. Chính vì lẽ đó mà từ ngàn xưa con người đã gọi nó là sông Hồng.

ĐÊ SÔNG HỒNG
Ở đồng bằng Bắc Bộ, mặt nước sông Hồng vào mùa lũ thường cao hơn mặt ruộng và các thành phố ở hai bên tới 6m. Từ tháng 6 đến tháng 10 là mùa lũ và nếu không có đê che chở thì năm nào cũng mất trắng vụ chiêm, còn vụ mùa thì trung bình cứ hai năm mất một vụ vì lũ đến sớm muộn thất thường.
Công cuộc chống lũ lụt sông Hồng có liên quan mật thiết tới đời sống của nhân dân ta, nên chắc chắn từ khi dân ta bắt đầu định cư đã phải đắp đê. Theo sử sách ghi lại thì năm 43, ông cha ta đã đắp đê ở thành Thông Nông, cách Hà Nội vài chục km về phía tây bắc. Có lẽ từ đó và những thế kỷ sau đó nữa, ông cha ta chỉ đắp đê quai bảo vệ chống lụt cho những vùng cần thiết. Mãi đến thế kỷ thứ X và XII, công cuộc đắp đê sông Hồng mới được tiến hành một cách quy mô và có hệ thống. Năm 1103, vua Lý Nhân Tông ban hành đạo luật về đê điều lần đầu tiên ở nước ta.

Hoàn thành việc đắp đê sông Hồng, ông cha ta đã làm được công trình thuỷ lợi vĩ đại, biến những khu vực đầm lầy rộng lớn ở châu thổ sông Hồng thành ruộng cấy lúa. Để hình dung được quang cảnh đầm lầy thời đó như thế nào, ta cứ suy ra từ quanh cảnh Đầm Dạ Trạch (Khoái Châu – Hưng Yên) mà Phan Huy Chú đã ghi chép trong sách sử “Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí” như sau: “Đầm ấy vòng quanh không biết mấy dặm, cỏ cây rậm rạp, trong có nền nhà có thể ở được, nhưng bốn mặt đều bùn lầy, người ngựa không đi được, chỉ dùng thuyền độc mộc đẩy sào lướt trên nước và cỏ. Nếu lỡ ngã xuống nước thì bị rắn rết cắn chết luôn”. Trải qua hàng bao thế kỷ, hàng bao nhiêu đời, ông cha ta đã đắp được 1.665 km đê sông Hồng và các nhánh của nó. Tuy nhiên qua các sử sách ghi lại, đê sông Hồng cũng đã nhiều phen bị vỡ. Ví dụ như năm 1995, đê bị vỡ tới 48 nơi, làm lụt ¼ châu thổ. Riêng tính Hà Đông bị 40 triệu km3 nước tràn vào. Làng mạc ruộng vườn bị ngập tới hàng tháng, sâu tới 4m. khắp nơi đều trắng xoá nước ngập, một biển nước mênh mông, chỉ đôi nơi có những ngọn tre nhô lên, đung đưa trước gió. Lụt sông Hồng thật khủng khiếp. Vì vậy từ bao đời nay, nhân dân ta hàng năm phải lo tu bổ đê, canh giữ đê vào mùa lũ để đề phòng mọi sự bất trắc có thể xảy ra.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-25, 11:47 AM | Message # 36
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
CẦU CHƯƠNG DƯƠNG

Cầu Chương Dương là một trong những chiếc cầu thể hiện tinh thần tự lực, tự cường của nhân dân ta. Cầu bắc qua sông Hồng cách cầu Long Biên 645m về phía hạ lưu sông Hồng. Cầu Chương Dương là một loại cầu lớn, vĩnh cửu được khởi công xây dựng tháng 6/1983 và hoàn thành năm 1985, dài 1.213m, rộng 19,5m có 4 làn xe. Cầu có 11 nhịp mỗi nhịp dài 89,28m. Toàn bộ vật liệu xây dựng của cầu có được do chúng ta đã tiết kiệm từ công trình xây cầu Thăng Long.

CẦU LONG BIÊN
Cầu Long Biên là tên đặt sau Cách Mạng Tháng Tám 1945, trước đó cầu có tên của viên toàn quyền Pháp Paul Doumer nhưng dân gian thường gọi là cầu Bồ Đề (bắt ngang qua làng Bồ Đề) cầu Gia Lâm (bắt qua huyện Gia Lâm). Đây là chiếc cầu thép được khởi công xây dựng vào tháng 9.1898 do hãng G.Eiffel thiết kế và hãng Daydé- Pillíe thi công trị giá 10,5 triệu France. Cầu dài 1.682m gồm 19 nhịp đặt trên 20 trụ cao hơn 40. Cầu khánh thành 2.1902. Vào dịp vua Thành Thái cũng ngự giá Bắc Hà để dự lễ thông cầu. Xây cầu này, thực dân Pháp đã hoàn thành tuyến đường sắt quan trọng nhất Đông Dương. Vào năm 1922-1923 cầu được mở rộng phần cho xe ôtô song hành với đường sắt. Đến nay cầu không thay đổi về kết cấu trừ những đoạn bị tàn phá trong thời gian chiến tranh chống Mỹ. Đã 14 lần bom Mỹ phá hỏng 1.500m cầu, đánh gục 9 nhịp và 4 trụ bị hư hỏng nặng. Sau hiệp định Paris qua 41 ngày đêm sửa chữa, ngày 4/3/1973 chuyến tàu đầu tiên vượt qua sông Hồng. Như vậy trên dòng sông Hồng thuộc địa phận thành phố Hà Nội có 3 cây cầu bắc ngang qua đó. Cầu Thăng Long, cầu Chương Dương, Cầu Long Biên.

LÀNG GỐM BÁT TRÀNG
Là một làng nằm cách thủ đô Hà Nội trên 10km về phía đông nam, bên tà ngạn sông Hồng, trước đây thuộc tỉnh Bắc Ninh nay thuộc huyện Gia Lâm- Hà Nội. Nghề gốm xuất hiện ở Bát Tràng vào thế kỷ XV. Thợ thủ công ở đây đã sản xuất hầu hết các loại gốm quý và độc đáo của Việt Nam: gốm men ngọc, gốm men rạn, gốm hoa lam. Các bộ sưu tầm gốm sứ Bát Tràng cho thấy chúng đã đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật đồ gốm sứ ở Việt Nam.
Hiện nay, Bát Tràng có khoảng 1.500 hộ thì có đến 90% số hộ làm nghề gốm. Nếu trước đây, mỗi hộ làm nghề gốm phải tự lo mọi công đoạn sản xuất từ đầu đến cuối thì bây giờ ở làng Bát Tràng đã hình thành hệ thống tổ chức sản xuất- kinh doanh chuyên môn hoá. Có hộ chuyên nghiền trộn đất, có hộ chuyên làm mẫu theo đơn đặt hàng, có hộ chuyên vận chuyển kinh doanh. Hàng năm Bát Tràng xuất khẩu tới 50 triệu sản phẩm các loại. Sản phẩm gốm sứ Bát Tràng nổi tiếng ở trong nước, còn được xấut khẩu sang nhiều nước trên thế giới.

LÀNG RẮN LỆ MẬT
Làng rắn Lệ Mật thuộc thị trấn Gia Lâm, theo quốc lộ 5 chừng gần 1km rồi rẽ trái, đi qua một cánh đồng lúc đến làng Lệ mật. Nơi đây là một làng quê có nghề truyền thống nuôi rắn, bắt rắn cách đây 900 năm.

Vào thăm các gia đình nuôi rắn có hạng như gia đình ông Nguyễn Đặng Pháo và ông Trần Như Bản. Ông Pháo đã có hơn nữa thế kỷ trong nghề. Bốn con trai ông được huấn luyện thuần thục các khâu nuôi, bắt và chế biến các sản phẩm rắn. Công dụng của rắn có nhiều: xương rắn để nấu cao, mỡ rắn bôi vết thương, mật rắn làm thuốc giải cảm, chữa thấp khớp, ung thư, hen, phế quản, rong huyết, tiêu đờm, động kinh… du khách có thể thưởng thức một chút rượu rắn và các món ăn chế biến từ rắn ngay tại làng quê này.

SÂN BAY GIA LÂM
Đây là sân bay dân sự của thủ đô Hà Nội trước năm 1977. Sân bay được xây dựng vào thời kỳ Pháp thuộc 1936 nhằm tăng cường sự kiểm soát của Pháp tại bán đảo Đông Dương. Khi giải phóng thủ đô 10/10/1954 chúng ta vẫn không làm chủ được sân bay Gia Lâm do không quan với các trang thiết bị, máy móc mới ta vẫn phải nhượng bộ cho các sĩ quan Pháp ở lại sân bay nhằm phục vụ các chuyến bay của Uỷ ban bay quốc tế và cũng để chúng ta học hỏi cách điều khiển sân bay. Ngày 1/1/1955, chào mừng bộ chính trị và Bác Hồ trở về tiếp quản thủ đô các chiến sĩ ta đã hoàn toàn có đủ khả năng kiểm soát sân bay, thủ đô sạch bóng bọn xâm lược. Ngày nay sân bay Gia Lâm trở thành sân bay trực thăng phục vụ cho du khách, khảo sát thiết kế.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-25, 11:48 AM | Message # 37
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
QUỐC LỘ 5

Con đường xuyên suốt nối liền Hà Nội và thành phố cảng Hải Phòng dài 106km được xây dựng theo phương thức BOT (building onigazion tranfer) nghĩa là phương thức xây dựng khai thác chuyển giao. Công trình với vốn đầu tư khoảng 3.000 tỷ đồng do Hàn Quốc xây dựng. Quốc lộ 5 rút ngắn thời gian Hà Nội- Hải Phòng chỉ cò 1,5 tiếng so với trước đây là 3 tiếng. Là con đường huyết mạch của hàng hoá Hà Nội và các vùng phụ cận đi nước ngoài. Nhưng bên cạnh đó, một vấn nạn đang được đặt ra hiện nay cho quốc lộ 5 là tình trạng tai nạn giao thông ngày càng tăng, người ta gọi quốc lộ 5 là xa lộ tử thần, nơi có tỷ lệ tai nạn giao thông đứng đầu cả nước. Bởi đây là con đường cao tốc nhưng lại không có cầu vượt khi đi ngang các khu dân sư, ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người dân còn yếu hay đi vào những phầm đường không dành cho mình nên rất dễ gây ra tai nạn. Thời gian khai thác con đường là 10 năm, phương thức hoàn vốn từ việc thu phí cầu đường.

KHU CÔNG NGHIỆP SÀI ĐỒNG
Nằm trên làng Sài Đồng huyện Gia Lâm. Đây là khu công nghiệp rộng khoảng 35ha, 100% vốn trong nước đầu tư: công ty điện tử Hanel. Khu công nghiệp chuyên sản xuất các linh kiện điện tử cao cấp phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Bên cạnh khu công nghiệp Sài Đông là khu công nghiệp Hà Nội- Đài Tư với sự đầu tư vốn 100% của Đài Loan, do công ty Đài Tư đảm nhiệm. Đối diện khu công nghiệp Sài Đồng là khu công nghiệp Deawoo- Hanel nằm trên phần Đông Nam của sân bay Gia Lâm rộng khoảng 27 ha là liên doanh giữa công ty điện tử Hanel và tập đoàn Deawoo Hàn Quốc.

Tính đến hết tháng 12/1999 đã có 38 dự án được cấp giấy phép đầu tư vào 3 khu công nghiệp này vốn đăng ký trên 675 triệu USD thu hút khoảng 6000 lao động, nộp thuế khoảng 10 triệu USD.

KHÁCH SẠN HANOI DEAWOO HOTEL
Tọa lạc trên đường Kim Mã cạnh công viên Thủ Lệ là khu khách sạn 5 sao Hà Nôi Deawoo và khu văn phòng cao cấp Deaha. Deawoo là một trong những khách sạn lớn nhất tại Việt Nam hiện có tất cả 411 phòng, khu thể thao, massage, phòng hội nghị đạt tiêu chuẩn quốc tế… vốn đầu tư 177 triệu USA cao 18 tầng. Giá trung bình từ 150-200 USD và phòng Suite là 1300USD cho một đêm. Chính tại khách sạn này đã từng chứng kiến rất nhiều các hội nghị Thượng Đỉnh được tổ chức tại Việt Nam như: hội nghị Thượng Đỉnh Các Nước Nói Tiếng Pháp, hội nghị thượng đỉnh ASEAN… khu văn phòng cao cấp Deaha gồm hai dãy, 5 tầng, 193 phòng chiếm diện tích khoảng 45.0002.

CÔNG VIÊN THỦ LỆ
Được khởi công xây dựng ngày 19.05.1975. Tọa lạc ở phía tây thành phố trên một khu đất rộng 20ha thuộc một làng cổ tên là Thủ Lệ có từ thời nhà Lý thế kỷ XI. Nhân dân thủ đô đã đóng góp hàng chục vạn ngày công để đào đắp và xây nên hồ Thủ Lệ. Trong công viên hiện nay có nuôi rất nhiều loài động vật quý hiếm của Việt Nam và thế giới. Ngoài ra, trong công viên còn có đền thờ voi phục được lập từ thời vua Lý Thái Tông (1028-1054) thờ thần Linh Lang Đại Vương. Công viên Thủ Lệ Hà Nội đã là thành viên của hiệp hội vườn thú Đông Nam Á và có quan hệ với trên 30 vườn thú và tổ chức bảo tổn động vật thế giới.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-25, 11:49 AM | Message # 38
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
SÔNG TÔ LỊCH

Năm đầu thời Thành Thái 1889, thực dân Pháp cho thầu lấp sông Tô Lịch ở nội thành, các giới nhân dân thủ đô đều tỏ ý bất bình. Tháng 2 năm ấy, nhân tiết xuân, một số nhà văn mở cuộc thi văn tập Kiều, đầu đề Ức Tô Giang nghĩa là Nhớ Sông Tô, ngụ ý nói sông Tô vẫn là một thắng cảnh làm cho thủ đô tươi đẹp, trải qua bao cơn biến đổi, hình ảnh của nó dần dần bị xóa nhoà gợi cho lòng người biết bao thương nhớ.

Tiếc sông Tô, nhớ sông Tô, vì với thủ đô, nó đã có hàng ngàn năm lịch sử và đã từng góp công vào việc xây dựng nên đất nước ngàn năm văn vật này. Lịch sử sông Tô, vốn không có sử sách biên chép rõ ràng, chỉ bằng ở những truyền thuyết từ xưa ở dân gian nói sông này xưa gọi là Bắc Giang, vì nó là một chi nhánh của sông Hồng, từ phía đông chảy dọc theo phía bắc. Lại có truyền thuyết nói sông này là nguyên tên gọi là sông Lương Bài, nhưng không có căn cứ gì xác thực đáng tin. Còn gọi là sông Tô Lịch là theo một thần thoại nói rằng: xưa kia tại làng Long Đỗ có người họ Tô tên Lịch, nhà ở ngay trên bờ Bắc Giang. Có ba anh em trai đều ở chung, làm chung, không có gì riêng cả, đều thân yêu quý mến nhau. Đời thuộc Tấn được cử làm hiếu liêm, rồi được cờ biểu, nêu rõ họ tên và đức hạnh ở trước nhà. Sau khi mất, dân làng lấy tên đặt tên làng để lòng thành kính.

Đời thuộc Đường, Tiết độ sứ là Cao Biền đắp thành Đại La ở phía tây sông lớn, chu vi 30 dặm. Sông lớn có một nhánh chảy tạt vào phía bắc, rồi đổ xuống phía nam, lại chảy vào sông lớn. Một năm vào hồi tháng sáu, nước hai sông đều lên, Biền cưỡi một chiếc thuyền nhẹ, theo dòng sông con đi lên bỗng thấy một cụ già râu tóc bạc phơ, thân thể cao lớn, đang bơi lội ở giữa dòng sông, cười nói tự nhiên dường như không biết bên mình có ai. Cao Biền lấy làm lạ, hỏi tên và quê quán, ông lão trả lời là họ Tô tên Lịch, nhà ở ngay trong dòng sông này. Nói rồi đập tay xuống sông, nước tung tóe lên cao hàng trượng rồi biến mất. Cao Biền sợ hãi, biết đó là một vị thần sông, nên lấy tên thần đặt tên sông là Tô Lịch.

Đến đời nhà Trần, bọn phong kiến nhà Minh sang xâm chiếm nước ta. Năm 1406 chúng chiếm sứ thành Thăng Long, đổi tên thành Đông Quan, tướng Minh là Hoàng Phúc lại đổi tên sông Tô Lịch gọi là Lai Tô. Hai chữ Lai Tô có nghĩa là thương xót nhân dân loạn ly khổ sử nên đem lại cho sự yên ổn và nghỉ ngơi sau khi Lê Lợi khôi phục lại đất nước, thành Đông Quan trở lại tên Thăng Long cũ, thì sông Lai Tô cũng lấy lại tên Tô Lịch như xưa.

Theo một bản đồ thủ đô về đời Hồng Đức nhà Lê, thì sông Tô Lịch là một nhánh của sông Hồng chảy vào trong lòng thủ đô ở gần chỗ chợ Gạo và đầu hàng Buồm ngày nay (Hàng Buồm ngày xưa gọi là phường Hà Khẩu, nghĩa là phố Cửa Sông), đi từ đông sang tây, qua các phố Ngõ Gạch, Hàng Đường, Hàng Cá, Hàng Rươi, Cống Chéo Hàng Lược, đường Phùng Hưng ngày nay. Đến đó, nó ngược lên phía bắc, thông với hồ tây và từ hồ tây đi thẳng lên Bưởi. Tới đó, lại chia ra hai nhánh, một nhánh ngược lên hợp với sông Thiên Phù, một nhánh của sông Đáy và một nhánh chảy xuôi theo phía tây đến địa phận làng Hà Liễu (Thanh Trì) nhập vào sông Nhuệ. Nhánh phía tây này đến giữa chừng lại tách ra một nhánh chảy vào một sông con gọi là Ngưu Giang, chảy ngoặt xuống phía nam, có một ngách con chảy vào hồ Hoàn Kiếm, ở đó, do một cái ngòi nhỏ đổ ra sông Hồng. Vì sông hồ chạy quanh co ôm bọc như thế, nên người ta đã ví thủ đô xưa kia như một hòn đảo, có hình thế hiểm yếu là một điểm quan trọng (long bàn: rồng ấp) mà Lý Thái Tổ đã chọn làm quốc đô.

Với thủ đô xưa, sông Tô Lịch là một cảnh sầm uất trên bến dưới thuyền. Thuyền bè từ mạn trên về xếp đầy lâm thổ sản từ sông Cái vào đỗ ngay bên cạnh Cầu Đông (Hàng Đường). Thuyền lớn từ Thanh Nghệ hay từ xa hơn nữa ra bắc không đỗ ngoài sông Cái không vào cửa sông chợ Gạo, thì qua sông Đáy ở Phủ Lý, rồi ngược theo sông Nhuệ vào sông Tô Lịch, đỗ ở các bến phía tây và tây bắc kinh kỳ.

Nhiều bài thơ vịnh hay dân ca còn truyền tụng, đã mô tả những tình cảm bên cảnh sông tấp nập này như:

Sông Tô nước chảy quanh co
Cầu Đông sương sớm quán Dò trăng khuya
Buồn tình vừa lúc phân chia
Tiếng ai như đã bên kia hẹn hò
Nước sông Tô vừa trong vừa mát
Em ghé thuyền đỗ sát thuyền anh
Đừng chèo muốn tỏ tâm tình
Sông bao nhiêu nước thương mình bất nhiêu.

Mỗi năm đến kỳ nước lớn, phù sa theo dòng sông Hồng chảy vào, thường làm cho dòng sông Tô nông cạn, nên muốn bảo vệ đê La Thành khỏi bị tràn ngập, đến mùa nước cạn, người ta thường khơi vét lòng sông. Mặt khác dân cư ở hai bên bờ sông đông đúc, hàng ngày rác rưởi quăng vứt xuống đó, nên phần sông ở thủ đô thường bị ứ tắc, nên cứ mấy năm lại phải một lần vét sông. Chỉ có từ hồi Pháp thuộc, bọn thực dân lấy cớ mở rộng phạm vi căn cứ và tránh nạn nước lụt đã bắt đầu cho lấp hẳn dòng sông Tô từ ven sông Hồng đến vường Bách Thảo. Ngoài các biển tên phố “Sông Tô Lịch” thay cho tên phố cũ “Cống Chéo Hàng Lược” tại nội thành, nay không còn chút gì là dấu vết sông Tô nữa. Còn số phận khúc sông Tô ở ngoại thành, cũng chẳng còn đẹp đẽ gì, ba mười hai cây số dài, từ Thuỵ Khuê qua các cánh đồng làng Láng, làng Mọc, Thanh Xuân, Quang, Tó, dù không bị lấp, cũng chỉ còn là những lạch nhỏ chứa đầy những nước đen sì bẩn thỉu làm tổ cho ruồi muỗi.
Từ ngày tiếp quản thủ đô, chính quyền ta quan tâm đến đời sống nhân dân, khúc sông Tô Lịch còn lại mới được trông nom, khơi vét để lấy nước Hồ Tây chống hạn cho các cánh đồng ngoại thành. Sông Tô lại được người ta nhắc nhở đến và được sửa sang đề phục vụ cho dân nhiều hơn.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-25, 11:51 AM | Message # 39
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
ĐƯỜNG CAO TỐC THĂNG LONG- NỘI BÀI
Đây là một trong những con đường đẹp nhất nước Việt Nam hiện nay, con đường có chiều dài khoảng 35 km nối liền sân Bay Nội Bài với trung tâm Thủ Dô Hà Nội.

CẦU THĂNG LONG
Đây là một trong những cây cầu lớn nhất Đông Nam Á. Cầu được xây dựng ngày 26/11/1974 nhưng phía đối tác Trung Quốc huỷ bỏ hợp đồng. Sau đó ta tiếp tục hợp tác với Liên Xô ( nay là Cộng Hoà Liên Bang Nga) để tiếp tục xây dựng cây cầu hữu nghị này. 19/5/1985 cây cầu đã hoàn tất sau 11 năm xây dựng. Cầu dành cho đường bộ dài 3.115 m với 4 làn xe, cầu dành cho đường sắt dài 5.553 m, hai tầng cầu này cách nhau 10 m, tầng xe lửa cách mặt nước 14 m. Ngoài ra có cầu thô sơ dài 2.650 m. Tại miền Nam cầu Mỹ Thuận mới xây dựng được xem là dài nhất miền Nam cũng chỉ dài 1.535 m, dự kiến cầu Cần Thơ sẽ xây dựng dài 2750m.

KHU CÔNG NGHIỆP BẮC THĂNG LONG
Rộng khoảng 200 ha ở phía Bắc cầu Thăng Long là liên doanh giữa Tập Đoàn Sumimoto Japan và công ty cơ khí Đông Anh. Khởi công xây dựng vào tháng 3/1996 hiện nay có khoảng 87 doanh nghiệp đang thuê đất. Khu công nghiệp sản xuất, phân phối vận chuyển hàng hóa song song với sự phát triển các khu công nghiệp tại Hà Nội.

THÀNH CỔ LOA

“Ai về qua huyện Đông Anh
Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương
Cổ Loa hình ốc khác thường
Trãi bao năm tháng dấu thành còn đây”

Bên dòng Hoàng Giang, soi bóng toà thành cổ vào bậc nhất Việt Nam. Thành khởi dựng hơn hai thế kỷ trước Thiên Chúa giáng sinh làm thủ đô Âu Lạc. Rồi không ngừng được sửa sang qua những năm tháng lịch sử. Cũng như không ngừng bị bào mòn bởi thời gian để ngày nay trở thành khu di tích. Chấp nối và suy đoán từ những gì còn lại ta hiểu được đôi phần về một thành tựu xuất sắc về quốc phòng của tổ tiên ta.

Vị trí: Cổ Loa nằm giữa trung tâm nước Âu Lạc, Hoàng Giang bao bọc ở phía nam. Sông ấy xưa to rộng, trên nhận nước Nhị Hà, dưới đổ nước vào sông cầu, chảy qua năm huyện Yên Lãng, Kim Anh, Đông Ngàn, Tiên Du, Yên Phong. Nét nổi bật: giao thông thuận lợi. Ai cũng biết: người Việt Cổ lừng danh “lặn giỏi, bơi tài, thạo thủy chiến, giỏi chèo thuyền”.

Địa hình: Cổ Loa là “ đất đồng hương”, đất cao ráo. Trong 23 xã của Đông Anh, Cổ Loa- tên dân gian là Kẻ Chủ- cao nhất. Vua Thục và triều đình Âu Lạc khéo chọn Cổ Loa làm đất định đô: cao ráo, giữa đất nước, giao thông thuận lợi.

Kỹ thuật xây thành: ngày ấy đã có nồi niêu bát đĩa bằng sành, nhưng chưa có gạch ngói. Đây là một tòa thành bằng đất. Nét nổi bật đầu tiên: thành đắp ven sông, thành của những người làm ruộng đã biết đắp bờ vùng, bờ thửa, đắp đê… nên vòng ngoài cùng của luỹ thành cũng đồng thời là đê. Đê bao quanh và dài hơn 8km, làm giới hạn cho kinh thành Âu Lạc (so với đê La Thành Thăng Long dài hơn 30km). Lũy thành đắp uốn lượn theo địa hình tự nhiên của vùng Kẻ Chủ. Hiện còn lại 3 vòng lũy đất:

+ Thành Ngoài :8km
+ Thành Giữa : 6,5km
+ Thành Trong :1,6km
Lũy thành cao trung bình 4-5m có chỗ cao 8-12m hoặc hơn. Nếu ta tính đến sự xâm thực bào mòn của mưa gió, chân luỹ bề thế, vững chãi 20-30m, mặt luỹ cũng rộng 6-12m.

Hào được đào gắn liền với đắp luỹ, ngoài là hào trong là luỹ. Hào sâu rộng, thuyền đinh đi lại được. Hào lại nối với sông và với miền Đầm Cả rộng mênh mông, bảo đảm quanh năm hào có nước. Luỹ cao, với khối lượng đấp đắp ước lượng khoảng 2,2triệu m3. Với năng suất và dụng cụ đào đắp thô sơ ngày xưa, phải tốn bao nhiêu ngày công? Ít ra cũng vài triệu ngày công, mà dân số Âu Lạc khi ấy theo thống kê khoảng 400 ngàn. Một công trình lao động khổng lồ.
Thành cũng là một công trình quốc phòng, được đắp nhằm mục đích quân sự. Ấy là thời của gươm đao, giác mác, cung nỏ… chưa có súng Cổ Loa nói gì với các nhà quân sự?

Thứ nhất:với vị trí ấy, Cổ Loa vừa là căn cứ phòng ngự vừa là căn cứ có thể xuất phát tiến công. Tiến công bằng chiến thuyền, ngược Tây Bắc xuôi Đông Nam. Tiến công bằng bộ binh, dưa lưng vào núi rừng Việt Bắc, hiên ngang tiến ra vùng biển cả.

Thứ hai:Cổ Loa vừa là căn cứ thuỷ quân vừa là căn cứ bộ binh. Chiếc thuyền dàn trên Hoàng Giang cũng có thể triển khai khắp nước, cũng có thể ẩn náu trong các quân cảng của kinh thành, cũng có thể triển khai khắp ba vòng hào phối hợp cùng bộ binh đánh địch.

Từ Thành Cổ Loa chứa đựng cả một bi kịch gia đình, bi kịch tình duyên và hơn tất cả là bi kịch mất nước. Phải chăng từ Cổ Loa xưa, ánh lên một chân lý: nước vững không chỉ có thành cao, hào sâu, nước mạnh, vũ khí sắc bén mà cốt yếu là lòng dân. Xây thành trong lòng dân là vững vàng nhất. Mất dân là mất nước!

Ngày nay thành bị hư hại nhiều do sự tàn phá của thiên nhiên, nhưng hư hại nhiều nhất lại từ con người: phá thành lấy đất làm ruộng, làm ao… đêm 26/12/1972 cùng với Khâm Thiên Cổ Loa cũng không thoát khỏi sự phá huỷ của bom đạn B52 Mỹ.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-25, 12:06 PM | Message # 40
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
AN DƯƠNG VƯƠNG
Có rất nhiều giả thuyết về sự kiện An Dương Vương thành lập nước Âu Lạc. Theo một số sách sử như Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử tiêu án thì An Dương Vương là thủ lĩnh của xứ Thục. Vào năm 257 trước Công Nguyên, Thục Phán đem quân đánh Vua Hùng thứ 18. Hùng Vương ỷ có binh hùng tướng mạnh, không lo phòng vị, chỉ ngày đêm uống rượu đàn hát. Khi quân Thục Phán tấn công bất ngờ, Hùng Vương không chống chọi được, phải nhảy xuống giếng tự tử.

Có giả thuyết khác cho rằng Thục Phán là thủ lĩnh người Tây Âu, cư trú trên địa bàn phía bắc nước Văn Lang. Vào năm 214 trước Công Nguyên Tần Thuỷ Hoàng sai tướng Đồ Thư sang đánh đất Bắc Việt. Người Tây Âu và người Việt cùng nhau đứng lên chống quân Tần. Sau khi thành công trong công cuộc đánh đuổi quân xâm lăng, Hùng Vương thứ 18 nhường ngôi cho Thục Phán.
Dù có nhiều giả thuyết về tình huống lên ngôi Thục Phán nhưng tất cả đều công nhận việc Thục Phán hợp nhất vùng đất của mình vào nước Văn Lang mà lập nên nước Âu Lạc.

Truyền thuyết về sự thất bại của An Dương Vương trước Triệu Đà là chuyện thần Kim Quy và chiếc nỏ thần. Chuyện kể rằng An Dương Vương được thần Kim Quy tặng chiếc nỏ thần để giữ gìn đất nước. Triệu Đà cho con trai là Trọng Thuỷ sang kết hôn với Mỵ Châu, con gái của An Dương Vương. Trọng Thuỷ tráo nỏ thần. Nhờ thế, Triệu Đà đánh thắng được An Dương Vương. An Dương Vương thua, chém chết Mỵ Châu và nhảy xuống biển tự tử.

KHU CÔNG NGHIỆP NỘI BÀI
Với diện tích 300ha sau phát triển thành 1000ha, là liên doanh giữa công ty Renong Malaysia và công ty xây dựng Công Nghiệp Hà Nội với tổng số vốn khoảng 80 triệu USD. Đây là khu công nghiệp dành cho các ngành công nghiệp sạch hiện đại, điện tử, công viên phần mềm…

SÂN BAY NỘI BÀI
Là một trong những sân bay quốc tế lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. Sân bay được xây dựng vào năm 1977 thay cho sân bay Gia Lâm đã quá chập hẹp không đủ điều kiện phát triển đất nước. Sân bay có diện tích khoảng 450ha với 2 đường băng lên xuống dài 3,65km có thể đáp ứng nhu cầu và cất cánh các loại máy bay lớn và hiện đại như: Boeing, Airbus… công suất tiếp đón hàng năm của sân bay Nội Bài hiện nay khoảng 2,5 triệu lượt khách/năm. Một dự án sắp hoàn thành xong dự định sẽ khánh thành vào cuối năm 2001 là nâng cấp và xây mới sân bay quốc tế Nội Bài với tổng giá trị lên đến 130 triệu USD nhằm tăng năng suất và quy mô của sân bay. Dự kiến năm 2010 sân bay Nội Bài sẽ tiếp đón khảong 10 triệu lượt khách/năm.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-25, 2:03 PM | Message # 41
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Thăng Long tứ trấn - Dấu mốc long mạch đất kinh kỳ

Thăng Long Tứ trấn gồm bốn ngôi Đền:

- Đền Bạch Mã trấn phía Đông;

- Đền Voi Phục trấn phía Tây;

- Đền Kim Liên trấn phía Nam;

- Đền Quán Thánh trấn phía Bắc.

Bốn ngôi Đền xác định địa giới Thăng Long, tạo nên ý nghĩa và tầm vóc của mảnh đất kinh kỳ. Mỗi ngôi đền thờ một vị thần có nguồn gốc và ý nghĩa khác nhau.

Đây cũng là những dấu mốc định hình long mạch đất kinh kỳ, đã tồn tại từ bao đời nay trong tâm tưởng người dân Việt.

Trải qua biết bao biến cố thăng trầm của lịch sử, Tứ trấn vẫn trường tồn cùng thời gian, trở thành niềm tự hào của dân tộc Lạc Hồng.

Đền Bạch Mã:

Đền thuộc phường Hà Khẩu, tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, nay là số nhà 76 phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đền thờ thần Long Đỗ tức Bạch Mã, vị thần bảo hộ kinh thành Thăng Long, trấn giữ hướng Đông. Ngài là vị thần thiêng, được chúng dân thời xưa ở Thăng Long rất tôn sùng, kính phục.

Truyền thuyết kể rằng: Khi vua Lý Công Uẩn định đô Thăng Long (năm 1010), xây thành mà cứ bị sụt lở, nhà Vua tới đây cầu lễ và lạ thay, một buổi sáng chợt thấy có vị ngựa trắng từ trong đền đi ra, chạy vòng quanh khu vực đang xây thành, chạy đến đâu để dấu chân đến đấy rồi trở lại Đền và vụt biến mất. Vua Lý cứ theo vết chân ngựa mà xây, thành không lở nữa. Từ đó thành được đắp cao lên, rất vững chắc. Thành xây xong, nhà Vua xuống chiếu cho chúng dân Thăng Long phong thần Long Đỗ làm thành Hoàng bảo vệ cho Thăng Long. Từ đấy Ngựa trắng là một biểu tượng thiêng liêng của Đền.
Đền đã được sửa chữa, tu bổ nhiều lần:

+ Cuối thế kỷ XVII được tôn nền cũ và mở rộng.

+ Năm 1781, chúa Trịnh cho dân các giáp Mật Thái, Bắc Thượng, Bắc Hạ thuộc phường Hà Khẩu chung quanh đền Bạch Mã được "tạo lệ" (sắm lễ vật tế, không phải sưu sai, tạp dịch khác).

+ Năm 1829, Đền được sửa chữa rất tráng lệ.

+ Năm 1839, dựng văn chỉ ở bên trái Đền, dựng Phương đình để làm nơi cúng lễ các tuần tiết. Trong Đền hiện nay còn lưu giữ được khá nhiều hiện vật có giá trị như 15 văn bia (nội dung các văn bia đề cập sự tích của Đền, Thần, nghi lễ cúng thần, các lần trùng tu tôn tạo), đồ thờ gồm các vũ khí thời cổ như xích, đao, thương, câu liêm... được sơn son thếp vàng, chạm khắc tinh xảo. Trong Đền, cùng với các lư hương đồng, bình đồng, còn có tượng Phật và một đôi hạc, đôi phỗng trong tư thế đứng trang nghiêm.

Hội Đền hằng năm mở ngày 12 và 13-2 âm lịch hàng năm .

Đền Voi Phục:

Đền còn có tên là Thủ Lệ hay Linh Lang do thờ thần Linh Lang Đại Vương. Đền nằm phía Tây kinh thành Thăng Long cũ, tọa lạc bên hồ Thủ Lệ, nay thuộc phường Cầu Giấy, quận Ba Đình, Hà Nội, ẩn dưới hàng cây cổ thụ rợp bóng quanh năm.

Truyền thuyết ghi lại rằng thần vốn là một Thiên sứ đầu thai làm con nàng phi thứ bảy của vua Lý Thái Tông, được vua cha yêu quý đặt tên là Linh Lang. Tương tự như người anh hùng làng Gióng, khi đất nước có giặc ngoại xâm, Hoàng tử nhỏ vươn mình trở thành một dũng sĩ cưỡi voi xung trận, diệt tan quân xâm lược. Sau chiến thắng, bỗng nhiên hoàng tử lâm bệnh, vua cha đến thăm, chàng cho biết mình không phải là người trần rồi biến thành con giao long trườn xuống hồ Dâm Đàm và biến mất. Vua cho lập đền thờ, phong là “Thượng đẳng thần”.

Đền thờ Linh Lang được xây dựng vào năm 1065, đời vua Lý Thánh Tông. Cửa đền có đắp hai vị voi quỳ. Trong đền còn lưu giữ tảng đá có vết lõm, tương truyền đó là dấu vết hoàng tử nằm gối đầu lên rồi hóa thành giao long và trườn xuống hồ. Trải qua những biến cố của lịch sử, chiến tranh, và nhiều lần trùng tu, nay Đền không còn hình dáng cũ.

Đầu năm 1994, nhân dân Thủ Lệ quyên góp đúc lại quả chuông cao 93cm, đường kính miệng 70cm, thân chia 4 múi, mỗi múi có hai hàng chữ Hán đúc nổi: "Tây trấn thượng đẳng".

Lễ hội Đền Voi Phục mở từ ngày 9 đến 11/2 âm lịch hàng năm.

Đền Kim Liên:

Đền trước đây thuộc địa phận phường Kim Hoa, sau thuộc phường Đông Tác, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức nay là phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội. Đền thờ thần Cao Sơn.

Tương truyền Thần đã có công giúp Sơn Tinh chiến thắng Thủy Tinh và sau này lại giúp vua Lê Tương Dực dẹp loạn, khôi phục nhà Lê. Do đó vua Lê cho xây đền, dựng bia để hương khói phụng thờ

Chịu tác động của thăng trầm lịch sử, đến nay ngôi Đền không còn nguyên dạng (Toàn bộ Nhà Bái đường đã bị tàn phá), chỉ còn lại Nhà Hậu đường ba gian, tam quan, cổng gạch và hai giải vũ.

Tam quan và Đền xây trên gò đất cao, từ sân bước lên phải qua chín bậc gạch, hai bên thềm là hai sấu đá niên đại thời Lê. Tam quan xây thành nhà hoàn chỉnh, kiểu tường hồi bít đốc. Bốn góc tường hồi có bốn cột trụ, bốn bộ vì đỡ mái làm theo kiểu chồng giường, giá chiêng, cột trốn.

Các con rường chạm nổi hình mây cuốn, câu đầu và hai bẩy hai vì ngoài chạm bong kênh và chạm lộng nhiều lớp hình tứ linh. Trong đền vẫn còn long ngai thờ thần Cao Sơn và hai nữ thần phối hưởng: Thuỷ Tinh đệ Tam Tôn nữ và Huệ Minh phu nhân.

Đền còn giữ được 39 đạo sắc phong trong đó 26 đạo sắc phong thời Lê Trung Hưng, 13 đạo sắc phong thời Nguyễn; ngoài ra là các câu đối, bia đá trong hốc cây có bài văn bia của Lê Trung Hưng.
Lễ hội đền Kim Liên mở vào ngày 16-3 âm lịch hàng năm.

Đền Quán Thánh:

Đền Quán Thánh thờ Huyền Thiên Trấn Vũ - một vị thần trấn giữ hướng Bắc kinh thành. Đời Lê, đền thuộc phường Thụy Chương, huyện Vĩnh Thuận, phía Nam Hồ Tây, nay ở ngã tư đường Thanh Niên và đường Quán Thánh, Hà Nội.

Sự tích cho rằng: Huyền Thiên Trấn Vũ là thần cai quản phương Bắc giúp dân trừ tà ma, yêu quái phá hoại đời sống yên lành vùng chung quanh thành Thăng Long: trừ rùa thành tinh (đời Hùng Vương 14); trừ cáo chín đuôi ở Tây Hồ; giúp An Dương Vương trừ tinh gà trắng xây thành Cổ Loa; diệt hồ ly tinh trên sông Hồng đời vua Lý Thánh Tông... Đến thời nhà Lê, các vua cũng thường đến đây để cầu mưa mỗi khi có hạn hán.

Theo tư liệu cũ, ngôi Đền được xây dựng vào những năm đầu khi Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long. Năm 1823, Vua Minh Mạng lên ngôi đổi tên Đền là Trấn Vũ Quán. Đến đời vua Thiệu Trị năm 1842, đổi tên là Đền Quán Thánh như hiện nay.

Đền Quán Thánh đứng ở một địa thế rất đẹp cạnh hai hồ trên đường Cổ Ngư là hồ Trúc Bạch và Hồ Tây. Trong đền có một bức tượng đồng Trấn Vũ cao lớn uy nghi nặng 4 tấn. Pho tượng đồng đen lớn này là tác phẩm nghệ thuật của các tay thợ tài hoa làng đúc đồng Ngũ Xã.

Ngôi đền hiện nay đã được sửa chữa nhiều lần. Năm Đinh Tỵ niên hiệu Vĩnh Trị II (1677), đời vua Lê Hy Tông, chúa Trịnh Tạc sai đình thần là Nguyễn Đình Luân trùng tu. Tượng Huyền Thiên Trấn Vũ được triều đình cho đúc lại bằng đồng đen. Tượng cao khoảng 3,96m, chu vi 8m, mặt vuông, mắt nhìn thẳng, râu dài, tóc xoã không đội mũ, mặc áo đạo sĩ, ngồi trên bục đá, tay trái bắt quyết, tay phải chống gươm có rắn quấn và chống lên lưng vị rùa.

Tượng Huyền Thiên Trấn Vũ là một công trình nghệ thuật độc đáo, đánh dấu kỹ thuật đúc đồng và tài nghệ của Việt Nam cách đây ba thế kỷ.

Tại nhà Bái đường còn một pho tượng nữa, nhỏ hơn, cũng bằng đồng đen, nhiều người cho rằng đây là tượng ông Trùm Trọng, người thợ cả đã chỉ huy việc đúc pho tượng Trấn Vũ. Tượng này là do các học trò của ông đúc để ghi nhớ ơn thầy. Cùng đúc với tượng là quả chuông cao gần 1,5m treo ở gác tam quan.

Văn bia tại Đền do Trạng nguyên Đặng Công Chất và tiến sĩ Hồ Sĩ Dương soạn. Thời Tây Sơn, đô đốc Lê Văn Ngữ, cùng nhiều người nữa đã quyên tiền đúc chiếc khánh bằng đồng (1,10m x 1,25 m) vào năm Cảnh Thịnh thứ hai.

Năm 1856, bố chánh Sơn Tây là Phạm Xuân Quế, bố chánh Hà Nội là Tôn Thất Giáo, tri huyện Vĩnh Thuận là Phan Huy Khiêm đã tổ chức quyên góp trùng tu, sửa lại chính điện, đình thiêu hương, bái đường và gác chuông, làm thêm hai dãy hành lang bên phải và bên trái, đắp lại bốn pho tượng đại nguyên soái, tượng thần Đương Niên hành khiển, Văn Xương Đế Quân.

Đền đã qua nhiều lần sửa chữa, kiểu kiến trúc hiện nay là của thời Nguyễn.

Đền Quán Thánh tổ chức chính hội vào ngày 3/3 âm lịch./.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-25, 2:08 PM | Message # 42
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Bảo tàng Lịch sử Quân sự

Địa điểm: Số 28A, Điện Biên Phủ, Hà Nội.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự (Bảo tàng Quân Đội) được thành lập ngày 22/12/1959. Nơi trước đây là trại lính của quân đội viễn chinh Pháp đã được sửa chữa lại trên diện tích 10.000m2 và diện tích trưng bày là 2.000m2 gồm 30 phòng, mở cửa vào ngày 22/12/1959. Bảo tàng Quân đội là nơi trưng bày những hiện vật và tài liệu giới thiệu quá trình ra đời và trưởng thành của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử.

- Hiện vật về truyền thống đánh giặc giữ nước của các thời đại trước.

- Thời kỳ thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, thời kỳ tiền khởi nghĩa với những vũ khí thô sơ.

- Giai đoạn trưởng thành của Vệ quốc đoàn và Quân đội nhân dân Việt Nam thời kỳ 1946-1954, với những vũ khí, trang bị, sa bàn, bản đồ của các trận đánh lớn, đặc biệt là những hiện vật về chiến dịch Ðiện Biên Phủ.

- Quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước đến năm 1975. Ðặc biệt có những bản đồ, những sa bàn về chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Những hiện vật quý về các trận đánh và những chiến sỹ anh hùng trong lực lượng vũ trang được trưng bày tại đây. Bên ngoài nhà trưng bày là những hiện vật lớn: những vũ khí nặng thu được của địch, những mảnh xác máy bay Mỹ bị bắn rơi, trong đó có mảnh xác máy bay B52...

Nội dung trưng bày chia làm 6 phần:

- Lịch sử của dân tộc và sự ra đời của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

- Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

- Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ.

- Quân đội Việt Nam tiến lên chính quy hiện đại.

- Quân dân một lòng - bách chiến bách thắng.

- Khu trưng bày ngoài trời có máy bay, xe tăng, trọng pháo, thiết giáp, tên lửa, súng cối, bom... đều là những hiện vật có kích thước lớn.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-25, 2:08 PM | Message # 43
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Ðịa chỉ: Ðường Nguyễn Văn Huyên, Hà Nội.

Lưu giữ các hiện vật, tài liệu phản ánh mọi mặt đời sống, sinh hoạt, phong tục tập quán của 54 dân tộc trên khắp cả nước.

Bảo tàng nằm trên một khu đất rộng 3 ha thuộc quận Cầu Giấy, phía tây Hà Nội. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam được khai trương vào cuối năm 1997. Ngay từ khi ra đời, nơi đây đã thực sự thu hút sự quan tâm của nhiều khách du lịch và các nhà nghiên cứu văn hoá, dân tộc học trong nước và quốc tế.

Bảo tàng Dân tộc học lưu giữ 10.000 hiện vật, 15.000 ảnh đen trắng, hàng trăm băng video, băng cát-set phản ánh mọi mặt đời sống, sinh hoạt, phong tục, tập quán của 54 dân tộc trên khắp đất nước Việt Nam. Du khách đến đây có thể hiểu rõ hơn sự đa dạng, đặc sắc văn hoá của từng dân tộc, từng vùng cũng như giá trị truyền thống chung của các dân tộc Việt Nam thông qua các hiện vật trưng bày mà chủ yếu là hiện vật gốc được bố trí một cách đơn giản không cầu kỳ để người xem có thể cảm thụ nhiều nhất cái hay, cái đẹp, cái tinh tế trong đời sống văn hoá của mỗi dân tộc Việt Nam.

Hiện vật trưng bày được sắp xếp, bố trí một cách khoa học, dễ hiểu, dễ cảm thụ. Khu trưng bày thường xuyên trong nhà có diện tích 2.500m² (bao gồm 2 tầng) được chia làm 9 phần:

- Giới thiệu chung.

-Giới thiệu dân tộc Việt (Kinh).

- Các dân tộc nhóm ngôn ngữ Tày, Thái và Ka dai.

- Các dân tộc nhóm ngôn ngữ H' Mông, Dao, Tạng, Sán Dìu, Ngái.

- Các dân tộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer.

- Các dân tộc nhóm ngôn ngữ Nam Đảo.

- Các dân tộc Chăm, Hoa, Khmer.

- Giao lưu, hội nhập giữa các dân tộc.

Phần trưng bày ngoài trời đang hoàn thiện với nhiều loại hình kiến trúc dân gian của các dân tộc Việt Nam, như Tày, Dao, H'Mông, Gia Lai... Trong khuôn viên rợp bóng cây xanh.

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là một địa chỉ hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Nét độc đáo nhất của bảo tàng Dân tộc học là việc tái tạo thành công cảnh sinh hoạt hàng ngày cùng những nghi thức tôn giáo, lễ hội tiêu biểu của từng tộc người.

Nội thất của bảo tàng Dân tộc học được thiết kế liên hoàn và bố trí hợp lý dẫn dắt người xem đến từng vùng đất nước mà mỗi nơi đều có nét văn hoá độc đáo, tinh tế riêng. Cùng nhà sàn mà nhà sàn người Mường, Tày khác nhà sàn người Thái, người Thượng. Cùng là thổ cẩm mà hoa văn, màu sắc mỗi vùng mỗi khác. Tất cả hoà quyện và bổ sung cho nhau tạo nên bức tranh nhiều màu đa dạng của văn hoá Việt Nam.

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là một địa chỉ hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-12-09, 11:42 PM | Message # 44
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
THĂNG LONG TỨ QUÁN

Quán Trấn Vũ

Chùa là nơi thờ Phật và Bồ tát, nơi tăng ni tu tập. Quán là nơi thờ Thái Thượng Lão Quân, nơi đạo sĩ hành trì theo Lão giáo. Còn gọi Đạo giáo, Lão giáo là tôn giáo xuất hiện lâu đời ở Trung Hoa, được chia nhiều hệ phái khác nhau: thần tiên, phù chú, bói toán, phong thuỷ, v.v. Du nhập vào Việt Nam, Đạo giáo có những yếu tố hoà quyện với tín ngưỡng thánh thần bản địa, mà quán Trấn Vũ tức đền Quan Thánh là ví dụ.

Trên tinh thần “tam giáo đồng nguyên” bao gồm Nho, Phật, Lão, Đạo giáo phát triển ở nước ta đến hết thời nhà Mạc. Sang thời Lê trung hưng, Đạo giáo dần suy thoái và hầu hết các quán đã Phật giáo hoá, trở nên chùa. Bốn đạo quán lớn ở Thăng Long cũng nằm trong xu thế nọ, chỉ trừ Trấn Vũ.

Quán Huyền Thiên

Được khởi tạo vào thời Lý, định hình kiến trúc như hiện nay vào thời Nguyễn, biến thành chùa Huyền Thiên nằm ở 54 phố Hàng Khoai, quận Hoàn Kiếm, đối diện chợ Đồng Xuân. Chùa thờ Phật và Bồ tát, có điện thờ Huyền Thiên Trấn Vũ.

Quán Đông Thiên

Biến thành chùa Kim Cổ nằm ở số 73 phố Đường Thành, quận Hoàn Kiếm. Tương truyền tại khu vực di tích này từng được vua Lý Thánh Tông xây cung Ỷ Lan để giai nhân làng Sủi từ Bắc Ninh về ở. Ỷ Lan đã sinh con trai, sau trở thành vua Lý Nhân Tông.

Quán Đế Thích

Biến thành chùa Hưng Khánh, còn gọi chùa Vua, nằm ở 17 phố Thịnh Yên, phường Phố Huế, quận Hai Bà Trưng. Thực ra, chùa Vua là tên gọi chung cụm di tích hiện tại gồm chùa Hưng Khánh và điện Thiên Đế. Chính toà điện này là vết tích quán Đế Thích thuở xưa. Tương truyền thời Lê có ông hoàng nọ theo đạo Lão, lại là tay cực kỳ mê cờ tướng, rất hâm mộ “siêu cao thủ” Đế Thích, bèn tạo lập quán Đế Thích trên vùng đất trước đó từng dựng cung Thừa Lương.

Điều thú vị là hằng năm, vào dịp Tết Nguyên đán cổ truyền, chùa Vua tưng bừng mở hội thi đấu cờ tướng suốt 4 hôm ròng, từ mùng 6 đến mùng 9 tháng giêng âm lịch, để mừng ngày Đế Thích đản sinh. Cổ lệ quy định: kỳ thủ nào đoạt chức vô địch 3 năm liền thì được vinh hạnh khắc tên vào bia đá đặt sẵn ở bi đình bên sân cờ. Hội cờ tướng chùa Vua thường thu hút đông đảo khách thập phương, không chỉ những kẻ mê tướng-sĩ-tượng-xe-phao-mã, mà còn hấp dẫn giai nhân tài tử ngoạn du dịp tân xuân.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-12-09, 11:57 PM | Message # 45
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Lịch Sử 1000 Năm Thăng Long - Hà Nội

THỜI KỲ TIỀN THĂNG LONG

Đền Cổ Loa

Khảo cổ học đã tìm thấy những dấu vết của người Hà Nội cổ qua những viên đá cuội ở xã Cổ Loa có niên đại từ 2 vạn đến hơn 1 vạn năm thuộc giai đoạn văn hoá Sơn Vi. Trải qua những kiến tạo tự nhiên của vỏ trái đất, vùng Hà Nội cổ đã từng là vùng ngập nước, có rừng xen kẽ những dải đất cao (khoảng từ 1vạn đến 6-7 nghìn năm cách ngày nay).

Song ngay từ thời kỳ đó đã có sự tồn tại của nhiều nhóm người cổ sinh sống. Các cuộc khai quật khảo cổ học đã cho thấy nhiều lớp văn hoá nối tiếp nhau, hình thành một chuỗi dây lịch sử liên tục từ đầu Thời đại đồng đến đầu Thời đại sắt trên chặng đường 20 thế kỷ trước công nguyên.

Người Hà Nội ngày ấy sinh sống chủ yếu bằng trồng trọt, chăn nuôi, săn bắn và chài lưới đánh cá. Tại các di chỉ khảo cổ đã tìm thấy nhiều rìu, lưỡi cày, liềm bằng đồng, hạt na, hạt trám, hạt gạo cháy và vỏ trấu, hòn chì lưới bằng đá và đất nung. Đặc biệt là số lượng mũi tên đồng được tìm thấy khá nhiều. Đây là các hiện vật thuộc thời đại Hùng Vương với sự hình thành của nhà nước đầu tiên trên đất nước ta: Nhà nước Văn Lang.

Khoảng năm 218 trước công nguyên, Tần Thuỷ Hoàng phái 50 vạn quân tiến đánh miền Bách Việt. Đây cũng chính là thời điểm diễn ra sự hợp nhất giữa hai tộc người Tây Âu của Thục Phán và Lạc Việt của Hùng Vương để làm thành một khối thống nhất. Sau khi quân Tần rút, Thục Phán lên ngôi vua lấy hiệu An Dương Vương, đặt quốc hiệu Âu Lạc, định đô tại Cổ Loa xây toà thành ốc. Hà Nội với toà thành đó bắt đầu đi vào lịch sử với tư cách một trung tâm chính trị, xã hội đầu tiên của đất nước.

Thành Cổ Loa được xây dựng trên mảnh đất Chạ Chủ - một làng quê thời Hùng - trở thành đế đô nhà Thục. Với mục đích dựng thành một chiến luỹ bất khả chiến bại, thành được xây dựng hết sức công phu với hệ thống thành, hào, luỹ xen kẽ, làm thành một loa thành khổng lồ hình xoáy trôn ốc soi bóng xuống dòng Hoàng Giang. Thành đắp dựa vào hình sông thế núi, uốn lượn theo địa hình tự nhiên, ngoài hào trong luỹ, hào lại nối với sông và đầm cả mênh mông, quanh năm đầy ắp nước, tạo cho Cổ Loa vừa là căn cứ phòng ngự vừa là căn cứ tiến công, vừa tác chiến trên bộ vừa tiến công dưới thuỷ. Với kết cấu thành - hào - luỹ, thành Cổ Loa được xây dựng thành ba vòng: Thành ngoại, Thành giữa, Thành nội. Các cửa bố trí chéo nhau, đường nối hai cửa làm thành hình chéo, đi lại quanh co, lại có ụ phòng ngự hai bên, dệt nên huyền tích thành ốc - Loa Thành. Đây chính là thành quả lao động và sức sáng tạo kỳ diệu của quân dân Âu Lạc.

Cùng với kỹ thuật chế tác và sử dụng cung nỏ đã được nâng lên thành nghệ thuật quân sự, thành Cổ Loa đã nhiều lần kiêu hùng chứng kiến thất bại thảm hại của quân xâm lược phương Bắc. Chính những thắng lợi huy hoàng ấy đã dệt nên huyền thoại lẫy Nỏ thần. Sử chép Triệu Đà đã nhiều lần cất quân xâm lược nước Âu Lạc nhưng đều thất bại liền thay đổi phương sách xâm lược bằng cách xin giảng hoà và cầu hôn con gái vua Thục là công chúa Mỵ Châu cho con trai mình là Trọng Thuỷ.

Cuộc hôn nhân chính trị này dẫn đến hậu quả không đầy ba năm, nỏ thần - biểu tượng của những bí mật quốc gia bị mất cắp, vua xa dân, tai không muốn nghe lời nói phải. Con gái vua nhẹ dạ tin người, vì thế cơ đồ Âu Lạc chìm đắm biển sâu. Từ toà thành kỳ diệu, Cổ Loa lại chứa đựng cả một bi kịch: bi kịch gia đình, bi kịch tình yêu, và hơn hết thảy: bi kịch mất nước! Quốc gia Âu Lạc rơi vào tay Triệu Đà, mở đầu thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc lần thứ nhất trong lịch sử nước ta.

Lên ngôi từ năm 208 đến năm 179 trước công nguyên, Thục Phán bị Triệu Đà dùng mưu gian đánh bại. Từ đó, nước Âu Lạc bị sa vào ách thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và bị chia thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam. Hà Nội thuộc quận Giao Chỉ, về sau là trung tâm huyện Tống Bình (khoảng 454 - 456). Huyện Tống Bình sau đổi thành quận, quận Tống Bình gồm 3 huyện: Nghĩa Hoài, Từ Ninh (Từ Liêm, Hoài Đức ngày nay) và Xương Quốc (Đông Anh, Gia Lâm ngày nay). Quận trị chính là vùng nội thành ngày nay.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
Diễn Đàn 3V » DIỄN ĐÀN 3V » TÀI LIỆU THUYẾT MINH 63 TỈNH THÀNH » THỦ ĐÔ HÀ NỘI (trái tim Việt Nam)
Search:

Bình Chọn
Rate my site
Total of answers: 22
Tin Nhắn
200
Site friends
  • Create a free website