Saturday, 2025-07-19, 0:25 AM
Welcome Guest

3V CLUB

[ New messages · Members · Forum rules · Search · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
HÀ TĨNH
phuocdeptraiDate: Monday, 2010-11-15, 11:14 AM | Message # 1
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Thuyết minh tỉnh Hà Tĩnh

TỈNH HÀ TĨNH

Đôi nét về Hà Tĩnh
Hà Tĩnh là một tỉnh ở dãi đất miền trung, nằm trong vùng du lịch Bắc Trung Bộ. Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp Lào. Địa hình của tỉnh Hà Tỉnh đa dạng chủ yếu là đồi núi. Đồng bằng chỉ là một dải đất hẹp ở ven biển và xung quanh các trục đường quốc lộ. Hà Tỉnh có tới 14 con sông lớn nhỏ và nhiều hồ nước. Với bờ biển dài 137km, nhiều bãi cát trắng trải dài rất tốt cho phát triển du lịch.

Hà Tỉnh với diện tích 6.055,6 km²,dân số 1.269.013 người (1/4/1999), thủ phủ là thị xã hà Tỉnh. Hà Tỉnh là một tỉnh có dân tộc chủ yếu người Việt, nên mang đậm nét văn hóa thuần Việt. Từ thời vua Hùng Vương. Hà Tỉnh đã là một trung tâm của nền văn minh Đông Sơn, là đất văn vật nổi tiếng thời Lê- Nguyễn. Đây là vùng đất “ địa hình nhân kiệt”, nơi sản sinh bao nhân tài, danh nhân của nước Việt như: Đại thi hào Nguyễn Du, nhà thơ- nhà quân sự Nguyễn Công Trứ, Danh Y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, nhà sử học nổi tiếng Phan Huy Chú.

Vùng đất hà Tỉnh lưu giữ đựơc kho tàng văn hóa dân tộc độc đáo và phong phú vào vào bậc nhất nước ta. Hàng ngàn câu hát câu ca, hát ví, hát đậm, là những cống hiến đặc sắc của vùng đất này vào kho tàng văn hóa Việt Nam.

Hà Tỉnh cũng là nơi nổi tiếng trong phongtrào cách Mạng Việt Nam với các địa danh nổi tiếng như: khu căn cứ Vũ Quang – với bộ chỉ huy khởi nghĩa chống Pháp đóng và lãnh đạo nghĩa quân chiến đấu trong suốt 10 năm. Nơi đây các vị lãnh đạo cao nhất của phong trào cần Vương như Phan Đình Phùng, Cao Thắng và các lãnh tụ khác hội họp bàn kế hoạch tác chiến. Đình Tứ Mỹ- là nơi tổ chức các cuộc đấu tranh trong phong trào Cần Vương như Phan Đình Phùng, Cao Thắng và các lãnh tụ khác hội họp bàn kế hoạch tác chiến. Đình Tứ Mỹ- là nơi tổ chức các cuộc đấu tranh trong phong trào Xô Viết Nghệ Tỉnh 1930-1931, ngã ba Đồng Lộc- nơi ngã xuống của 10 cô gái thanh niên xung phong trên cung đường Trường Sơn huyền thoại.
Cho dù đi đâu về đâu người Hà Tỉnh vẫn mang trong mình lời ca dao ngày nào:

“ Đi đâu mô cũng nhớ về Hà Tỉnh
Nhớ núi Hồng Lĩnh, nhớ dòng sông Lam, nhớ biển rộng quê ta”


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Monday, 2010-11-15, 11:14 AM | Message # 2
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
NGÃ BA ĐỒNG LỘC

Xã Đồng Lộc có 630 hộ, ruộng đất canh tác 717 mẫu 2 sào. Mà trong cuộc chiến tranh phá hoại vừa qua đã phải chịu đựng 2.057 trận bom, có ngày tới 17 trận bom vào ngày 15/8/1968.

Nằm ở địa phận huyện Cam Lộc, Nghệ Tỉnh, Ngã Ba Đồng Lộc là một trong những cửa ngõ quan trọng để vào đường mòn Hồ Chí Minh, ra tiền tuyến. Chính vì vậy, máy bay Mỹ đã điên cuồng trút xuống nơi đây hôn 42.000 quả bom tấn, bom tạ, hòng ngăn chặn con đường nối liền hậu phương lớn với tiền tuyến lớn trong cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống đế quốc Mỹ.

Trong chiến công thần kỳ nhằm duy trì sự sống của con đường huyết mạch chạy qua Ngã Ba Đồng Lộc ấy, có phần đóng góp vẻ vang của 10 cô gái Thanh Niên xung phong thuộc tiền đội 4, đại đội 552, đội 55. Tuổi đời từ 17 đến 22, các cô đã gan góc đương đầu với bom đạn Mỹ qua 194 ngày đêm. Vàtrong một trận chiến đấu vì sự sống của con đường ra tiền tuyến, hồi 16giờ 30 phút, ngày 24/7/ 1958, 10 cô gái anh hùng ấy đã hy sinh.

Giờ đây, cảnh quan đã thay đổi đến kỳ lạ. Dãy An Trác không còn những hố bom sâu hoắc, đổ nọc đến nhức mắt mà thay vào đó là bạt ngàn cây thông. Thông từ An Trác kéo dài cả dãy che mát cho mộ mười cô gái và hàng trăm liệt khác. Thông làm thay đổi cả khí hậu và môi trường của cái vùng khí hậu đã khắc nghiệt mà bom Mỹ lại làm cho càng điêu tàn tưởng như không có sinh vật nào sinh sôi được.

Trong những ngày chiến tranh phá hoại ác liệt nhất của giặc Mỹ, người dân Đồng Lộc, Nghệ Tỉnh thường động viên nhau như vậy. Bao nhiêu bước chân anh hùng đã ra đi tu ngã ba này, đã qua ngã ba này. Anh hùng Nguyễn Tri Ân, La Thị Tám. Đại đội anh hùng 551 Thanh Niên xung phong. Tổ máy gặt Nông Xuân Lý. Chiến sĩ phá bom Vương Đình Nhỏ. Anh hùng lái xe cao Bá Tuyết, Trần văn Thi. Đại đội xe 806. Và kia, ở lại với ngã ba này chỉ có mười cô gái. Mười cô gái anh hùng, trong đó có Võ Thị Tần, tổ trường lớn tuổi nhất cũng chưa quá tuổi hai mươi hai. Họ đứng đó, quây quần bên nhau trên một sườn đồi, cách ngã ba khoảng vài trăm mét “ toàn dân đời đời ghi nhớ những người con chiến đấu dũng cảm đã hy sinh vì sự nghiệp vinh quang của tổ quốc”. Dòng chữ đỏ sau hàng tên tuổi mười cô gái trên tấm bia ghi sự tích anh hùng của họ- di tích lịch sử đã được Bộ Văn Háo Thông Tin xếp hạng- cứ long lanh ngời chói. Người ta đặt cho Ngã ba Đồng lộc một cái tên thật gợi cảm “ ngã ba đừng quên”.

TRẦN PHÚ
Tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng Sản Đông Dương (có sách chép năm sinh 1903). Ông sinh ngày 1/5/1904 tại Đức Phổ, quảng Ngãi, nguyên quán thôn Tùng Ảnh, xã Việt Yên Hạ, Đức Thọ, Hà Tĩnh.
Thưở nhỏ ông học ở Đức Phố (vì thân phụ ông làm tri huyện tại đó), Huế. Năm 1922, tốt nghiệp bằng thành chung, được bổ về dạy tại trường tiểu học Vinh – Nghệ An. Năm 1925, ông tham gia lập hội Phục Việt rồi gia nhập Việt Nam Cách Mạng đảng( sau đổi tên là Tán Việt). Có lúc ông sang Lào vận động hoạt động với tư cách là người Cộng Sản.

Tháng 8/1926, ông sang Trung Quốc liên lạc với Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội. Tại đây ông đã được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đoàn rồi được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc phái cử về nước hoạt động với tư cách là người cộng sản. Năm 1927, ông được Đảng cử sang học tại trường Đại Học Phương Đông mátcơva. Lúc này ông có tên mới là Li- Ki- Vơ và được chỉ định làm bí thư chi bộ ở trường.

Đầu năm 1930 ông về nước, được cử vào Ban Chấp Hành Trung Ương Lâm Thời của Đảng. Thời gian này ông khởi thảo bản luận cương chính trị của Đảng Cộng Sản Đông Dương. Tháng 10/1930, hội nghị lần thứ nhất của Trung Ương Đảng họp ở Hồng Kông, ông được bầu làm tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng Sản Đông Dương. Sau đó ông về nước hoạt động tại Sài Gòn, đến ngày 19/4/1931 ông bị Pháp bắt tại đường Champagne nơi ông đang làm việc.
Trong tù ông bị bệnh nặng và mất ở bệnh viện Chợ Quán vào ngày 6/9/1931, hưởng dương 27 tuổi.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Monday, 2010-11-15, 11:16 AM | Message # 3
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Núi Hồng Lĩnh: là ngọn núi biểu trưng cho tỉnh Hà Tĩnh. Đây là một dãy núi dài trên 27 km có 99 ngọn tất cả. Không những thế trên dãy Hồng Lĩnh có tới khoảng 100 ngôi điền miếu, chùa chiền. Có ngôi rất cổ như chùa Hương Tích hay chùa Chân Tiên nơi vẫn còn lưu chân người và dấu chân ngựa trên tảng đá: Tiên giáng trần. Phong cảnh hùng vĩ nên thơ của Hồng Lĩnh là nơi sinh ra nhà thơ vĩ đại của Việt Nam: Nguyễn Du.

KHU LƯU NIỆM NGUYỄN DU

Trước mặt làng là dòng sông Lam uốn khúc, phía sau là dãy núi Hồng Lĩnh. Khu lưu niệm Nguyễn Du được xây dựng trên khoảng đất rộng chừng 20 ha có nhà lưu niệm kiến trúc bằng gỗ mít, chạm trổ khá tinh vi, bên cạnh là nhà khách rộng. Chung quanh khu lưu niệm trồng nhiều cây lâu năm râm mát, đường đi rộng rãi. Trên một khoảng đất còn trống các thứ cây mà nguyễn Du đã nói tới trong truyện Kiều như mai, mậm, đào, liễu, lan huệ. Mộ hiện nay đặt ở một bãi cát vàng cách khu lưu niệm 3 km.

Làng Tiền Điền vốn là vùng đất pha cát do sông Lam bồi đắp nên, từ mấy nghìn năm về trước tổ tiên của dòng họ Nguyễn Tiên Điền là ở ngoài Bắc và lập nghiệp từ cuối thời Mạc ( thế kỷ 16). Trên mảnh đất ấy đã sản sinh chođất nướv nhiều vị đại khoa, văn thần, võ tướng, mà đỉnh cao nhất là cụ Nguyễn Khiêm thân sinh nhà thơ Nguyễn Du. Thời đó, thân sinh Nguyễn Du làm tể tướng triều Lê Trịnh, anh cả là Nguyễn Khản giữ chứcthị thư trong phú chúa. Chính vì vậy cả nhà làm quan nên Nguyễn Du sinh ở Thăng Long.
Nguyễn Du rời quê hương ra đi năm 1802, từ đấy cho đến lúc mất ông không về quê. Ông mất ở Phú Xuân, mộ chôn ở cánh đồng Bầu Đá, xã An Ninh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Bốn năm sau con cháu đem hài cốt về Tiên Điền, chôn ngay trong vườn nhà xưa. Năm 1928, mới cải táng đến xứ Đồng, cách nhà hai cây số về phía núi Hồng Lĩnh. Hiện nay, trên khu vực nhà xưa của Nguyễn Du đã đựơc bảo tồn lại rất nhiều.một mảnh vườn đất cát pha, rộng ba sào, có cây đại từ thời Nguyễn Du tới nay vẫn còn sống.

Tiên Điền là một làng quê miền Trung nghèo, nhưng rất thanh bạch, thoáng mát và nên thơ. Nhà cửa xóm làng sạch sẽ, xanh tốt. Dù là một nếp nhà nhỏ cũng có ổcng nốn giao cành bằng những bụi tre, bụi chuôí rất trang nhã. Người Tiên Điền, già trẻ đều tỏ ra lịch sư và niềm nở với khách phương xa- nhất là khách đến thăm quê và viếng Nguyễn Du. Họ Nguyễn từ lâu đã biết gìn giữ những di sản văn hóa của tổ tiên. Bà con ở đây còn giữa được cả gia phả và bản Kiều bằng chữ Nôm chép tay rất giá trị. Dó là bản Kiều gồm 3.256 câu chữ nho, chép công phu trên khổ sách 11x15. Bản truyện Kiều này do cụ Nghè Nguyễn Mai, cháu ba đời của nguyễn Du chép giữ. Khi cụ mai qua đời, ông Lê Liêu ( người nhà cụ Mai) giữ và năm 1962 đã trao cho cơ quan có trách nhiệm nghiên cứu. Bản Kềiu bng chữ Nôm này theo các nhà nghiên cứu về Nguyễn Du là bản chính xác nhất, trong đó có phần chú thích mà Nguyễn Du đã ghi lại trong khi nhàn nhã, để làm sáng tỏ thêm tác phẩm của mình.

NGUYỄN DU- DANH NHÂN VĂN HÓA THẾ GIỚI
Nguyễn du tên chữ là Tố Như , hiệu là Thanh Hiên sinh ngày 3/1/1766. Người làng Tiên Điền , huyện Nghi Xuân , tỉnh Hà Tĩnh , nhưng ông ra đời ở Thăng Long , trong một gia đình đại quý tộc , nhiều đời làm quan và có nhiều người sáng tác văn học .

Cha ông là Nguyễn Nghiễm , từng giữ chức Tể Tướng triều Lê. Mẹ ông là bà Trần Thị Tân vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm (ông có 8 bà vợ và 21 người con trai lẫn gái)

Từ năm ra đời cho đến năm 10 tuổi, Nguyễn Du sống hết sức sung túc. Đến năm 10 tuổi, cha mất hai năm sau thì mẹ mất. Bốn anh em cùng mẹ với Nguyễn Du chưa ai tới tuổi trưởng thành nên phải sống nhờ ở nhà người anh cả cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản lớn hơn Nguyễn Du 32 tuổi. Bấy giờ là quan lớn trong triều, nhưng nhà Nguyễn Khản cũng không yên. Nguyễn Khản bị kiệu binh ghét nên khi ông được chúa Trịnh cử làm Tham Tụng thì họ kéo đến phá tan nhà của ông và toan giết chết ông. Nguyễn Khản chạy trốn lên Sơn Tây rồi chạy về Hà Tĩnh. Thời gian này Nguyễn Du còn nhỏ tuổi vẫn tiếp tục đi học. Năm 1783, 18 tuổi Nguyễn Du thi hương đậu tam trường, sau đó không biết vì lẻ gì không thấy ông học lên nữa, mà đi nhận một chức quan võ ở Thái Nguyên, kế chân người cha nuôi của ông vừa mới từ trần.

Khoảng 30 năm cuối thề kỷ 18 đất nước ta hết sức rối ren. Triều đình Lê- trịnh có nguy cơ sụy đổ, nên Lê Chiêu Thống cử người sang cầu viện nhà Thanh. Nhà Thanh nhân cơ hội này đem quân sang xâm chiếm nước ta. Năm 1789, Nguyễn Huệ trong Nam kéo ra bắc tiêu diệt quân thanh. Lê Chiêu Thống cùng với một số quan triều đình bỏ nước chạy theo quân xâm lăng sang Trung Quốc. Ba anh em cùng mẹ với Nguyễn Du chạy theo Lê Chiêu Thống không kịp, Nguyễn Du bỏ về quê vợ ở Thái Bình. Nguyễn Du nom nớp lo sợ khi nhà Tây Sơn trả thù, nên ông mai danh ẩn tánh. Sau đó ông lại về Tiên Điền sống một thời gian dài cho đến năm 1802 Gia Long lật đổ nhà Tây Sơn. Suốt thời gian dài ở Thái Bình cũng khi về ở Hà Tĩnh Nguyễn Du sống long đong vất vả. Nhiều lần ông phải ăn ở nhờ nhà người khác, có lúc bệnh không có thuốc uống. Tập thơ chữ Hán Thanh Thiên Thi Tập được ông viết trong những năm tháng này. Tháng 8/1802, Gia Long có chiếu bổ nhiệm Nguyễn Du làm tri huyện Phù Dung rồi thăng tri phủ Thường Tín, Nguyễn Du không muốn làm quan, nhưng nhiều lần triều đình mời gọi, bất đắc dĩ ông phải làm quan. Truyện Kiều của ông có thể được viết trong thời gian này. Năm 1813, Nguyễn Du được thăng chức học sĩ điện Cần Chánh và được cử làm chánh sứ, cầm đầu một phái đoàn của ta đi Trung Quốc. Trong thời gian đi sứ, Nguyễn Du viết tập Bắc Hành Tạp Lục. Đây là tập thơ chữ Hán xuất sắc nhất của ông. Năm 1820, Minh Mạng lên ngôi định cử Nguyễn Du làm chánh sứ đi Trung Quốc một lần nữa, nhưng chưa kịp đi thì ông mất đột ngột ngày 18/9/1820 trong một trận dịch lớn.

Nguyễn Du có công đưa chữ Nôm của nước ta lên một tầm cao mới với kỷ thuật dùng từ điêu luyện đặc sắc qua cách dùng các từ điệp, tượng thanh, tượng hình một cách tinh tế hài hòa. Năm 1966 UNESCO công nhận Nguyễn Du là danh nhân văn hóa thế giới nhân dịp 200 ngày sinh của ông.

ĐÔI NÉT VỀ HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG LÊ HỮU TRÁC
Lê Hữu Trác sinh năm 1720 mất năm 1972, ông là người làng Liêu Xá, huyện Đường Hào( nay thuộc huyện Mỹ Văn- tỉnh Hưng Yên). Ông còn có tên là Lê Hữu Huân, lại vì là người con thứ 7 của Thượng Thư Tiến Sĩ Lê Hữu Mưu nên đời thi thoảng gọi ông là Chiêu Bảy. Lê Hữu Trác có hiệu là Hải Thượng Lãn Ông và tên hiệu trở thành tên gọi phổ biến nhất. Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác tuy sinh tại làng Liêu xá nhưng lại sống chủ yếu tại quê mẹ là làng Tình Diệm ( nay thuộc huyện Hương Sơn, tỉnh Hà tĩnh). Suốt đời, gần như Lê Hữu Trác chỉ chuyên tâm nghiên cứu y học. Ông đã để lại cho đời rất nhiều tác phẩm có giá trị đặc biệt là bộ Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh Thượng kinh ký (66 quyển). Lê Hữu Trác còn có là một nhà văn tài hoa, tác phẩm Thượng Kinh ký sự của ông được người đời tán thưởng.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Monday, 2010-11-15, 11:18 AM | Message # 4
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Núi Hồng Lĩnh

Vị trí

Núi Hồng Lĩnh, có tên nôm là Ngàn Hống hay Rú Hống, tên chữ là Hồng Sơn hay Hồng Lĩnh. Núi trải rộng chừng 30km2 thuộc TX Hồng Lĩnh, huyện Can Lộc và Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Núi có toạ độ từ 105041’ đến 105055’ kinh Đông và từ 18028’ đến 18039 vĩ Bắc. Mạch núi, chạy theo hướng Tây Bắc đến Đông Nam, từ Nam Bến Thuỷ vào tận Bắc Cửa Sót.

Cảnh quan

Hồng Lĩnh, có 3 nhóm núi: nhóm Thiên Tượng và nhóm Đụn ngăn cách nhau bởi truông Cộng Khánh, nhóm Hương Tích ngăn cách nhóm Đụn bởi truông Eo Bầu. Từ xa xưa, Hồng Lĩnh đã được xếp vào danh sách 21 thắng cảnh của nước Nam, được khắc tên vào “anh đỉnh” tại cố đô Huế vào năm Minh Mạng thứ 17 (1836 ).

Núi Hồng có 99 đỉnh, mỗi đỉnh có những cái tên gắn với hình thù, dáng núi như Thiên Tượng (voi trời), Ngũ Mã (5 ngựa), Sư Tử, Hàm Rồng..., hoặc có đỉnh được đặt tên theo truyền thuyết cổ tích, theo danh nhân như Rú Cơm, Rú Cà, Hương Tích, Lão Quân, Trần Soa, Liệt Sơn..., đỉnh cao nhất 678m so với mặt biển.

Trong núi, có nhiều hang động như: động 12 cửa, động Chẻ Hai, động Đá Hang, động Hàm Rồng. Có đến 26 khe suối, chảy từ trong núi ra và ngày nay, có hàng mấy chục đập nước ở chân Hồng Lĩnh, một số ao hồ ở lưng núi và chân núi như Bàu Tiên, Vực Nguyệt, ao Núi Lân, bàu Mỹ Dương.

Tài nguyên ở Hồng Lĩnh, có rừng thông hơn 11.000 ha do lâm trường Hồng Lĩnh quản lý, rừng phòng hộ theo dự án 327 ngày một phủ xanh đồi trọc. Cùng với rừng cây, thì chim muông về theo, ngày càng đông đúc hơn.

Nổi tiếng của Hồng Lĩnh là bề dày của các di sản lịch sử văn hoá, từ các di tích như: đền Trang Vương, chùa Hương Tích, chùa Thiên Tượng. Đến các dấu tích lịch sử như: đỉnh Tháp Cờ nơi hoàng tử, con Mai Thúc Loan xây căn cứ, núi Lầu có hành cung của Lý Thánh Tông, luỹ đá của Ngô Quảng nổi lên chống Pháp và nhiều huyền thoại truyền thuyết li kỳ.

Truyền thuyết

Tương truyền, có một ông khổng lồ (tên gọi là ông Đùng) đã gom nhặt những quả núi mọc lẻ tẻ ở vùng châu thổ Lam giang và La giang đem về đây xếp thành dãy Hồng Lĩnh. Cũng chính ông Đùng đã đào quặng sắt ở trong các ngọn núi đem đến làng Vân Chàng và Minh Lương dạy cho dân làm nghề rèn - một nghề truyền thống vẫn còn lại đến ngày nay.

Cũng có truyền thuyết, xưa kia, khi Dương Vương mở nước đến vùng này, ông dạo chơi xem phong cảnh và đã chọn Hồng Lĩnh làm kinh đô. Tại đây, Dương Vương đã kết duyên cùng Thân Long và sinh ra Long Vương (Lạc Long Quân).

Một truyền thuyết khác kể rằng, vua Sở Trang Vương ở Trung Quốc có ba công chúa là: Diệu Ân, Diệu Duyên và Diệu Thiện. Khi họ trưởng thành, theo ý Vua cha, hai Công chúa lớn đi lấy chồng, là những quan lớn trong triều đình. Nhà vua dự định, gả công chúa út Diệu Thiện cho một viên quan võ. Nhưng gặp phải ông quan ngang tàng, độc ác, chuyên ức hiếp dân lành, công chúa Diệu Thiện không tuân lệnh, bị vua cha ruồng rẫy, phẫn chí, nàng bỏ Hoàng cung đi ẩn mình nơi cửa Phật. Viên quan võ theo lệnh Vua đã cho người truy tìm tới nơi ở của nàng và phóng hỏa đốt chùa. Nhưng ni cô Diệu Thiện, đã được Đức Phật che chở. Phật sai Bạch Hổ đưa nàng sang trốn ở xứ Việt Thường Thị. Đến một hang động, trên một trong 99 đỉnh núi Hồng hoang vu, hiểm trở, đường lên quanh co, qua đèo cao, suối sâu, nàng ở lại dựng am tu hành. Ni cô Diệu Thiện từ tâm quảng đại, linh cảm, đại từ, đại bi nổi tiếng khắp vùng. Chẳng bao lâu sau đó, ni cô đắc đạo thành Phật. Từ đó, cứ mỗi độ xuân về, dân khắp cả nước đổ về núi Hồng, tới Am thánh mẫu cầu tự, cầu phúc, cầu an, giải hạn.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Monday, 2010-11-15, 11:29 AM | Message # 5
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Ngã Ba Đồng Lộc

Toàn cảnh khu di tích

Ngã ba Đồng Lộc nằm trên đường Trường Sơn, thuộc địa phận Đồng Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh. Ngã ba Đồng Lộc có tổng diện tích 50ha nằm gọn trong một thung lũng hình tam giác, hai bên đồi núi trọc, giữa là con đường độc đạo, mặt đường giống như một lòng máng, bom địch thả xuống bên nào đất đá cũng lǎn xuống đường làm cản trở giao thông.

Tất cả mọi con đường từ Bắc vào Nam đều phải vượt qua ngã ba Đồng Lộc. Ngã ba Đồng Lộc được coi như cổ họng, vượt qua được sẽ phân tán toả ra nhiều tuyến đường khác nhau đi vào nam. Ngã ba Đồng Lộc là trọng điểm có tầm quan trọng chiến lược nên trong chiến tranh phá hoại kẻ địch âm mưu ném bom huỷ diệt nhằm ngăn chặn sự chi viện sức người, sức của, vũ khí, súng đạn, lương thực... của hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa đối với tiền tuyến lớn miền Nam. Chỉ tính riêng 240 ngày đêm từ tháng 3 đến tháng 10/1968 không quân địch đã trút xuống đây 48.600 quả bom các loại.

Hồi 17h ngày 24/7/1968 tiểu đội 4 thanh niên xung phong được lệnh trọng điểm ở khu vực địch vừa thả bom để san lập hố bom sửa chữa đường, kết hợp sửa chữa hầm trú ẩn khơi sâu rãnh thoát nước ở đoạn đường độc đạo để nhanh chóng thông đường cho xe qua. Tiểu đội 4 hôm ấy có 10 cô gái trẻ:

1. Võ thị Tần - 22 tuổi - tiểu đội trưởng
2. Hồ Thị Cúc - 21 tuổi - tiểu đội phó
3. Võ Thị Hợi - 20 tuổi - chiến sĩ
4. Nguyễn Thị Xuân - 20 tuổi - chiến sĩ
5. Dương Thị Xuân - 19 tuổi - chiến sĩ
6. Trần Thị Rạng - 19 tuổi - chiến sĩ
7. Hà Thị Xanh - 18 tuổi - chiến sĩ
8. Nguyễn Thị Nhỏ - 19 tuổi - chiến sĩ
9. Võ Thị Hạ - 19 tuổi - chiến sĩ
10. Trần Thị Hường - 17 tuổi - chiến sĩ


Chân dung 10 cô gái ở Ngã Ba Đồng Lộc

Nhận nhiệm vụ xong, các cô đến tại hiện trường gấp rút triển khai công việc với cả niềm vui được gửi gắm trên từng chiếc xe qua nên các cô không hề sợ hãi. Bất ngờ tốp máy bay phản lực quay lại bay từ trong ra thả một loạt bom rơi đúng vào đội hình 10 cô gái. Cả 10 cô gái trẻ ấy đã hy sinh.


Nghĩa trang - nơi yên nghĩ của những chiến sĩ nữ anh hùng

Hố bom, nơi 10 cô gái đã hy sinh
Những ngày tháng 7 trời Hà Tĩnh nắng như đổ lửa. Không còn con đường đất đỏ nữa, đường Hồ Chí Minh huyền thoại bây giờ rộng thênh và đẹp đến không ngờ. Xe chạy ngang qua huyện Can Lộc, đập ngay vào mắt du khách là một cây cột biểu tượng cao 19,5m với phù điêu ba mặt ghi hình vành tay lái ô tô giữa bông lúa và vòng hoa chiến thắng, khẩu súng trường, cây cuốc chim in trên nền trời xanh ngắt. Ngã ba Đồng Lộc! Một địa danh anh hùng luôn lay động hàng triệu trái tim con người mỗi khi nhắc đến.

Ngã ba Đồng Lộc, nơi có 10 cô gái trinh trắng đã anh dũng ngã xuống để cho những đoàn quân từ hậu phương nối liền với tiền tuyến.Để ghi sâu tội ác và ghi lại chiến tích của 10 cô gái tại trọng điểm lịch sử này Quốc hội và Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã truy tặng danh hiệu anh hùng cho 10 cô gái hy sinh tại ngã ba Đồng Lộc.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Monday, 2010-11-15, 11:33 AM | Message # 6
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Chùa Hương Tích - Hoan Châu Đệ Nhất danh thắng

Hà Tây, với một " Nam thiên đệ nhất động", một Hương Tích với dòng suối Yến thơ mộng, thì Hà Tĩnh cũng có một Hương Tích , một Hương Tích mà ít ai biết được nó cũng từng được phong là " Hoan Châu Đệ nhất danh thắng".


Lòng hồ nhà Đường

Điều thú vị là không chỉ giống nhau về tên gọi, cả hai ngôi chùa mang tên Hương Tích đều giống nhau về sự tích, huyền thoại cũng như cảnh trí thiên nhiên...

Chùa Hương Tích của Hà Tĩnh nằm trên đỉnh núi Hồng Lĩnh thuộc xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc. Theo truyền thuyết, chùa là nơi thờ công chúa Diệu Thiện con vua Trang Vương nước Sở, (khá giống với truyền thuyết chùa Hương Hà Tây). Căn cứ vào một số tư liệu cổ còn để lại, các nhà nghiên cứu cho rằng chùa Hương Hà Tĩnh có từ thế kỷ XIII dưới thời nhà Trần, nghĩa là có trước chùa Hương Hà Tây tới hàng trăm năm.

Đường đi lên chùa Hương nếu phải qua dòng suối Yến thì đường đi lên Hương Tích Hà Tĩnh cũng không kém phần thú vị. Để lên được đỉnh chùa du khách phải ngồi thuyền xuyên qua lòng hồ nhà Đường khoảng 2km, sau đó phải vượt tiếp 2 km đường rừng. Đường rừng ở đây rợp bóng với các loại thông và trúc, và các suối đá nhấp nhô.


Chùa Hương Tích

Đến chùa, một cơ hội thưởng thức những cảnh đẹp kì bí đang đón chờ du khách khám phá, du khách có cơ hội thưởng ngoạn rất nhiều cảnh sắc kỳ thú của một vùng sơn thuỷ hữu tình. Nào là động Tiên Nữ 36 cửa ra vào, am Phun Mây, khe Tiên Tắm, bàn cờ Tiên...

Phong cảnh chùa Hương Hồng Lĩnh cổ xưa này đã được chạm đúc trên đỉnh đồng Thế Miếu thời vua Minh Mạng. Nhưng lạ thay, cả quần thể di tích mênh mông nổi tiếng thế này mà đền miếu tầm vóc rất nhỏ. Nửa đường dốc có Miếu Cô, tính cả bệ thờ và nóc miếu mà chỉ cao ngang vai. Một cành si chòi ngang trước miếu có treo một chuông, một mõ, chuông và mõ nhỏ như quả bưởi, cầm dùi dóng lên chỉ đủ một mình ta nghe. Hồng Lĩnh là vùng đất của bão biển và nắng lửa, gió Lào. Đền, miếu ở chùa Hương này người xưa đều xây thấp, nhỏ mà chắc, tường bằng đá, dựa lưng vào vách đá, ẩn trong cây xanh.

Xế chiều, đứng ở tiền đường, ngắm nhìn bức đại tự với bốn chữ "Cổ Nguyệt Linh Quang" nét thư pháp rất đẹp. Sau tiền đường là Phật điện, mái thấp. Mây núi từ đâu kéo vào điện cuồn cuộn. Năm mươi pho tượng Phật ngồi im kín điện, tượng vây quanh ta, tượng chỉ ngang tầm ngực ta, mây bay vờn quanh tượng, tất cả các pho tượng đều khoác áo lụa vàng, lung linh hư ảo giữa sương mây và lửa nến.

La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp ngày xưa lên núi thăm chùa, làm thơ ca ngợi và nói rõ chùa có từ đời Trần. Lần bậc đá lên am Quan Âm. Gạch dưới chân am là gạch Trần. Còn những viên gạch lớn vuông vức dựng ngang lưng tường, có đúc tượng rồng lân, các lời cầu khấn Phật, cũng đúng theo phong cách Trần. Ngược đường lên đỉnh núi còn một kỳ tích bí ẩn. Nơi đó gọi là nền Trang Vương. Sử sách triều Nguyễn nhắc rằng ở đây có thành đá, có 99 nền điện thờ. Có sách nói 72 điện. Gần đây, khảo cổ ta lên khảo sát, hàng chục nền đá xưa còn đó, gạch xây nền dày nặng đúc sẵn hoa cúc khắc vào sâu.

Tuy không nổi tiếng như chùa Hương (Hà Tây) nhưng từ lâu, chùa Hương ở Hà Tĩnh đã trở thành điểm đến tâm linh của người dân các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh... cùng nhiều du khách thập phương khác.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Monday, 2010-11-15, 11:37 AM | Message # 7
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
KẸO CU ĐƠ HÀ TỈNH

Kẹo Cu Đơ là một loại kẹo đặc sản của tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam. Kẹo được nấu từ mật mía, đường, mạch nha, gừng có thêm lạc nhân và được đổ vào hai miếng bánh tráng ép lại. Cái tên Cu Đơ xuất phát từ tên ghép Cu Deux trong đó deux là hai trong tiếng Pháp.

Cách làm

Mật mía được bỏ vào chảo ( chuyên dùng), sau khi đun sôi chảy, cần thêm một sốphụ gia như gừng, bột mạch nha để bánh được mềm hơn sau khi tráng và một nguyên liệu rất quan trong đó là lạc nhân ( đậu phộng hạt). Lạc được bỏ vào chảo mật đang sôi, với nhiệt độ nhất định, lạc sẽ giòn tan và rất thơm trong miếng bánh cu đơ. Sau khi mọi thứ đã vừa độ, người làm bành sẽ dùng những miếng bánh tráng cắt sẵn theo hình tròn, đổ hỗn hợp kẹo lên và ốp hai mẩu bánh tráng lại với nhau. Sau khi đã hoàn thành công đoạn chế biến cu đơ, người ta thường xếp chồng lên nhau khoảng 5 đến 10 cặp bánh gói vào giấy báo và đựng vào túi nilon để bánh được giòn lâu và không bị ẩm.

Kẹo Cu Đơ được nấu từ lạc và mật mía, lúc đầu mật được bỏ vào chảo đun sôi chảy ra thành khuôn và thêm một số phụ gia như gừng, bột mạch nha và lạc vừng (đậu phộng). Sau đó tất cả được đổ ra bánh đa nướng (bánh tráng) và ốp hai mẩu bánh tráng lại với nhau thay cho miếng giấy lót dưới kẹo lạc mà mỗi lần ăn phải bóc bằng tay, vừa sạch sẽ, lại đỡ mất công bóc giấy mà ăn vẫn giòn, ngon, hợp khẩu vị. Một loại nấu non (mềm hơn), múc vào bát con (đọi) và dùng thìa để xúc ăn gọi là "kẹo đọi", chủ yếu bán tại nhà. Loại kẹo này thường được thưởng thức cùng với nước chè xanh.

Tên gọi

Kẹo Cu Đơ ban đầu chỉ được gọi đơn giản là kẹo lạc nhưng sau đó được đổi tên thành kẹo Cu Hai để ghi danh người làm ra nó, vốn là một người cha có hai con trai (cu hai). Cái tên Cu Đơ như hiện nay bắt nguồn từ tiếng Pháp Deux (đọc là đơ) có nghĩa là hai. Có nhiều cách giải thích cho cái tên ghép này, có thể nó bắt nguồn từ cách gọi của những người Hà Tĩnh theo Tây học, cũng có thể nó bắt nguồn từ những lính Pháp vô tình được ăn kẹo Cu Hai.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:

Bình Chọn
Rate my site
Total of answers: 22
Tin Nhắn
200
Site friends
  • Create a free website