Friday, 2024-05-17, 3:38 PM
Welcome Guest

3V CLUB

[ New messages · Members · Forum rules · Search · RSS ]
Diễn Đàn 3V » DIỄN ĐÀN 3V » TÀI LIỆU THUYẾT MINH 63 TỈNH THÀNH » CẦN THƠ
CẦN THƠ
thanbai3vDate: Friday, 2010-11-19, 4:26 PM | Message # 16
Thiếu Tướng
Group: Quản Lý Diễn Đàn
Messages: 254
Reputation: 5
Status: Offline
Mộ nhà thơ Phan Văn Trị


Vị trí ngôi mộ Phan Văn Trị :

Đường bộ :Từ Cần Thơ đến thị trấn Cái Răng là 6km, đi tiếp từ Cái Răng đến xã Nhơn Ái là 9 km , đi tiếp 1 km theo rạch Cái Tắc là đến mộ chí.

Đường thủy: Từ bến tầu Cần Thơ theo kênh Cần Thơ đến Cái Răng là 5 km. Đi tiếp 10 km nữa đến cầu Trà Niềng và rẽ vào rạch Cái Tắc khoảng 1 km là đến di tích.

Sơ lược tiểu sử Nhà thơ Phan Văn Trị :

Nhà thơ Phan Văn Trị sinh năm Canh Dần 1830 tại thôn Hưng Thạnh, huyện Bảo An, phủ Hoằng An, Trấn Vĩnh Thanh (nay là xã Thạnh Phú Đông, huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre). Từ nhỏ ông đã nổi tiếng thông minh và đậu cử nhân năm 20 tuổi tại kỳ thi Hương của trường Gia Định năm 1849.

Tuy là nhà nho học, nhưng đứng trước cảnh nước mất nhà tan, ông không đi theo con đường hoạn lộ, mà cùng với các sĩ phu tiết nghĩa thời bấy giờ như Nguyễn Đình Chiểu, Bùi Hữu Nghĩa, Huỳnh Mẫn Đạt... dùng ngòi bút, tinh thần bất khuất để đả kích quân ngoại xâm và triều đình nhà Nguyễn nhu nhược trước sự xâm lược của thực dân Pháp.

Khi còn ở Vĩnh Long (1862-1868), ông cùng với nhiều sĩ phu yêu nước đề xướng và phát động phong trào bất hợp tác với giặc, khiến Pháp gặp nhiều lúng túng trong việc xây dựng bộ máy cai trị tại miền Nam. Về làng Nhơn Ái, Phong Điền, ông mở lớp dạy học, làm thơ ca ngợi ý chí của các sĩ phu yêu nước và mất tại đây.

Cử nhân Phan Văn Trị sống thanh bần, nhưng không là quy ẩn, cuộc đời và sự nghiệp văn chương của ông đã để lại trong lịch sử và văn học sử nước nhà một dấu ấn đẹp

Thăng trầm nơi yên nghỉ cụ Cử Trị :

Bà con làng Nhơn Ái đã trân trọng gìn giữ ngôi mộ của nhà thơ qua nhiều thế hệ. Từ năm 1942 trở về trước, do chiến tranh loạn lạc, mộ của ông không có bia, không tam cấp đá, không gò đất đắp vun, chỉ là một thảm cỏ xanh rì bằng phẳng, nên người dân Nhơn Ái đã đắp mộ và dựng bia để tưởng nhớ (tấm bia mộ này hiện nay đã lạc mất). Đến năm 1959, mộ cụ Cử nhân được xây bằng xi măng bao quanh, giữa là nắm đất trồng cỏ xanh, có tấm bia khắc chữ quốc ngữ. Đến năm 1985, đoạn đường từ rạch Trà Niềng vào mộ đã được nhân dân và học sinh xã dọn dẹp, đắp đất, trồng cây... Xung quanh khu mộ là vườn cây vắng lặng, đi lại khó khăn vì chỉ là đường đất, nhất là trong mùa mưa.

Năm 1990, năm văn hóa - xã hội của tỉnh Hậu Giang (cũ), khu mộ của cử nhân Phan Văn Trị được trùng tu tôn tạo, với nấm mộ mới bằng xi măng đá mài, có tam cấp, nhà tưởng niệm, hình ảnh, mộ bia cao 1,2 m, văn bia đá mài cao 1,6m, lối đi, hàng rào sắt và hàng rào cây xanh... trên tổng diện tích 600 m2. Đến tận lúc này, những hiện vật sưu tầm về cuộc đời, sự nghiệp và thân thế của cụ vẫn chưa nhiều, chủ yếu dựa vào những cứ liệu còn lại tại khu mộ và danh sách các vị thi đậu cử nhân khóa 1849 trong cuốn “Quốc Triều Hương Khoa Lục” của Cao Xuân Dục

Khu tưởng niệm nhà thơ Phan Văn Trị được Bộ VHTT công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia năm 1991.

Hiện nay dự án cải tạo mở rộng di tích có quy mô 2.400 m2 đang được khẩn trương lập thủ tục đầu tư. Công trình có hơn 10 hạng mục lớn, quan trọng là mở rộng mộ, xây nhà tưởng niệm mới trên diện tích 297 m2, nhà thủy tạ, nhà truyền thống, mương thoát nước tạo cảnh quan, cầu qua mương, bia đá hoa cương...


Một tay làm chẳng nên non
Ba tay chụm lại lên sòng tiến lên
 
thanbai3vDate: Friday, 2010-11-19, 4:27 PM | Message # 17
Thiếu Tướng
Group: Quản Lý Diễn Đàn
Messages: 254
Reputation: 5
Status: Offline
Long Quang cổ tự

Địa chỉ: Số 155, tổ 6, khu vực Bình Nhựt B, phường Long Hoà, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ
Điện thoại: 071. 841805

Chùa Long Quang là một trong những ngôi chùa cổ ở Cần Thơ. Tính đến năm 2005 đã trải qua 180 năm. Chùa có từ thời Minh Mạng thứ 5 (1825) với tên gọi ban đầu là “Long Quang Trường Tự” hay “Long Quang Tự”.

Thuở xưa, Long Quang Cổ Tự là một cái am nhỏ do nhà sư Võ Văn Quyền tự lập, đến năm 1853 phát triển thành ngôi chùa. Sau đó, nhà sư Võ Văn Quyền ra đời, hòa thượng Quảng Hiền về chủ trì, chùa được xây dựng lại và đổi tên là “Long Quang Tự”.

Năm 1966, nhà sư Nguyễn Văn Phước, pháp danh Thiện Chiến trùng tu lại ngôi chùa sau những năm chiến tranh, ông đổi tên là “Long Quang Cổ Tự”. Long Quang Cổ Tự là một công trình kiến trúc nghệ thuật tôn giáo với hệ thống tượng Phật rất độc đáo bằng gỗ cách đây hàng trăm năm, tiêu biểu là nhóm tượng 18 vị La Hán.

Ngoài ra, về mặt lịch sử Long Quang Cổ Tự trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ là nơi ở, điểm liên lạc của nhiều cán bộ hoạt động ở vùng ven và nội thành Cần Thơ. Ngày 21/ 6/ 1993, chùa được Bộ Văn hoá – Thông tin ra quyết định số 774/QĐ.BT công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật.

Hội Linh Cổ Tự

Địa chỉ: Số 314/36 Cách mạng tháng Tám, phường An Thới, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ

Hội Linh Cổ Tự còn có tên gọi khác là Hội Long Tự hay Chùa Xẻo Cạn nằm trên đường Cách mạng tháng Tám, cách trung tâm TP Cần Thơ khoảng 4km. Ngôi chùa cất bằng tre năm 1907 sau đó xây dựng lại năm 1914. Trải qua gần một thế kỷ với những thăng trầm của lịch sử, chùa đã được tu bổ, tôn tạo nhiều lần.

Chùa Hội Linh là một công trình kiến trúc có nhiều giá nghệ thuật điêu khắc công phu với nhiều tượng Phật độc đáo. Trong những năm kháng chiến, Hội Linh Cổ Tự vừa là Tam bảo, vừa là căn cứ điểm của nhiều cán bộ chủ chốt của Tỉnh ủy, thị xã Cần Thơ và là nơi diễn ra nhiều cuộc họp triển khai các nghị quyết quan trọng của tỉnh và thị xã.

Có thể nói, Hội Linh Cổ Tự là một “căn cứ lõm” trên địa bàn TP Cần Thơ. Chùa Hội Linh còn là nơi luôn mở rộng cửa chào đón những người có hoàn cảnh không may, cơ nhỡ. Từ năm 1959, Hòa thượng Thích Pháp Thân – nhà sư chủ trì chùa Hội Linh từ năm 1972 đến nay, đã cho cất nhà lưu trú, chăm sóc, nuôi dưỡng hàng trăm gia đình có người thân bị ngụy quyền Sài Gòn bắt giam tại Khám lớn Cần Thơ.

Chùa còn ủng hộ hàng trăm triệu đồng cho các công tác từ thiện, giúp các gia đình bị thiên tai lũ lụt, hoả hoạn… trong và ngoài tỉnh.

Nhờ những công lao trong kháng chiến và trong xây dựng đất nước, Hội Linh Cổ Tự được nhà nước tặng thưởng “Huân chương kháng chiến hạng 3” và được Bộ Văn hoá – Thông tin ra quyết định số 774-QĐ/BT ngày 21/ 6/ 1993 công nhận là di tích Lịch sử - văn hóa.


Một tay làm chẳng nên non
Ba tay chụm lại lên sòng tiến lên
 
thanbai3vDate: Friday, 2010-11-19, 4:29 PM | Message # 18
Thiếu Tướng
Group: Quản Lý Diễn Đàn
Messages: 254
Reputation: 5
Status: Offline
Chùa Nam Nhã Đường

Tên gọi và vị trí :

Chùa Nam Nhã (tên gốc Hán là Nam Nhã Đường) tiền thân là một tiệm thuốc bắc do Nguyễn Giác Nguyên lập vào năm 1890 ở ấp Bình Nhựt, xã Long Tuyền, là nơi liên lạc, hội họp bí mật các phong trào đấu tranh chống Pháp. Đến năm 1895, nhân đạo Minh Sư du nhập vào, ông cho dẹp tiệm thuốc bắc và xây dựng một ngôi chùa lấy tên là Nam Nhã Đường, đưa cuộc đấu tranh ẩn mình vào hình thức tôn giáo.

Lý giải tên chùa là hai chữ đầu của đôi câu đề hai bên cột cổng tam quan : “Nam địa độ nguyên nhân, bát nhã cầm thinh thông giáo lộ - Nhã đình chiêu thiện khách, bồ đề thọ ảnh cái thiền môn” về nghĩa đen là lờI khuyên tu hành đến cửa Phật, nhưng sâu xa là lời kêu gọI hiệu triệu anh tài theo chính nghĩa làm cách mạng kháng Pháp cứu nước.

Ngoài tên gọi là Nam Nhã Đường, còn có tên là "Chùa Minh Sư". Chùa nằm sát khu dân cư phía Bắc cách sông Hậu khoảng 200m, trước mặt là rạch Bình Thủy và Đình Thần Long Tuyền (di tích kiến trúc nghệ thuật đã được xếp hạng). Phía Nam là đường Lê Hồng Phong, có thể đến tham quan chùa bằng mọI phương tiện giao thông.

Địa chỉ : số 612 đường Cách Mạng Tháng Tám.

Chùa Nam Nhã – chứng tích lịch sử :

Là nơi sinh hoạt tôn giáo nhưng thực chất đây là một căn cứ hoạt động cách mạng ẩn mình của một số chí sĩ yêu nước cuốI thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.

Năm 1895, Nguyễn Giác Nguyên dẹp tiệm thuốc và lập một ngôi chùa 3 căn đơn sơ (cột cây lợp ngói) mang tên Nam Nhã Đường để truyền bá đạo Minh Sư và xây dựng cơ sở hoạt động. Bên cạnh chùa 1 trại cưa nhỏ được hình thành.

Năm 1905 chùa được tái thiết lần thứ hai gồm 5 căn, 2 chái. Lúc bấy giờ, phong trào Đông Du, Duy Tân do Phan Bội Châu lãnh đạo chống lại sự đàn áp và chính sách ngu dân của Pháp đã bắt đầu nhen nhúm và gây ảnh hưởng rộng lớn đối với các sĩ phu yêu nước miền Nam. Ở vùng này, các nhà ái quốc đã thành lập những thương hội như "Minh Tân khách sạn", "Minh Tân công nghệ", "Tế Nam"... để làm kinh tài giúp đỡ cho các tổ chức đưa học sinh du học nước ngoài.

Song song đó tại chùa Nam Nhã, Nguyễn Giác Nguyên cùng những ngườI thân cận ra sức xây dựng cơ sở hậu phương vững mạnh về cả căn cứ và vật chất cho phong trào Đông Du trong tỉnh do Nguyễn Thần Hiến lãnh đạo.

Tháng 2/1913, Cường Để rời Nhật về Nam kỳ để vận động cho phong trào. Khi đến xã Long Tuyền, Cường Để đã đến tại chùa Nam Nhã gần 20 ngày để cùng cụ Nguyễn Giác Nguyên mưu bàn quốc sự. Thời gian lưu trú tại chùa rất bí mật, mọi sự liên lạc đều do ông Huỳnh Quang Thành đảm nhiệm, nhưng khi Cường Để vừa rời khỏi Cần Thơ thì nội vụ bị Pháp phát hiện, chùa bị đóng cửa và sư cụ Nguyễn Giác Nguyên bị chúng bắt giam tại khám đường Mỹ Tho Tuy nhiên trước đó, khii rời khỏi chùa Cường Để đã kịp đem tiền được chùa giúp đỡ theo để lập một số cơ quan thông tin ở Sài Gòn, còn lại thì chuyển sang Hồng Kông. Sau đó Cường Để bí mật lên tàu của Công ty Thái Cổ trở về Sài Gòn.

Khi sư cụ Nguyễn Giác Nguyên được trả tự do thì chùa được phép hoạt động trở lại nhưng bị mật thám theo dõi nên việc liên lạc giữa chùa vớI phong trào Đông Du rất hạn chế. Năm 1917 chùa Nam Nhã cất lại chính điện kỳ 3, công cuộc xây dựng đang tiến hành thì ngày 22/12/1917 sư cụ Nguyễn Giác Nguyên từ trần, nhưng ngôi chùa vẫn tiếp tục được hoàn thành. Từ 1925 đến 1951, phong trào Đông Du yếu dần và thất bại khi mất dần Phan Bội Châu và Cường Để

Sau thất bại của phong trào Đông Du, chùa Nam Nhã tạm thời khép mình vào cửa đạo chờ cơ hội thuận tiện mở rộng tấm lòng với các lý tưởng cao đẹp, đấu tranh vì tự do độc lập cho nước nhà.

Kiến trúc chùa Nam Nhã :

Sân chùa rất rộng rãi, phần nửa bên ngoài là sân đất trồng nhiều loại tùng, trắc... rợp mát chen chúc đó đây những chậu kiểng được uốn nắn rất công phu theo lối "xiêu phong", "mẫu tử". Giữa sân, một hòn bon bộ cao trên 2m nằm trong hồ hình chữ nhật đầy nước trong veo. Nửa sân bên trong lót gạch tàu với 2 trụ đèn xinh xắn. Các hoa văn, họa tiết được tô đắp rất công phu làm tăng thêm phần duyên dáng.

Chính điện được lợp ngói âm dương trên có hình lưỡng long tranh châu. Bộ vì mái làm theo kiểu vì kèo đặt trên bảy hàng cột tròn, vuông (bằng gỗ, bê tông) dưới mỗi cột đều có chân đế bằng đá. Bên trong chính điện, gian trung tâm được bày trí rất trang trọng dùng làm nơi đặt bàn thờ sư cụ Nguyễn Giác Nguyên Quan Thánh Đế quân và Lịch Đại Tổ sư đối diện với ban thờ Tam giáo là nơi thờ trấn đàn hộ pháp Bùi Hữu Sanh và nhà thơ Bùi Hữu Nghĩa. Hai bên tiền điện có 2 bàn hương án đặt bày vì của các nhà sư trụ trì (Nam tả, Nữ hữu).

Nam Nhã Đường xét về mặt kiến trúc thì không có gì đặc sắc lắm so với những công trình khác trong tỉnh nhưng di tích có một lịch sử khá vẻ vang trong giai đoạn chống Pháp.

Di tích lịch sử Nam Nhã Đường :

Ngày nay chùa Nam Nhã được du khách đến thăm viếng không phải chỉ riêng về vẻ cổ kính, trang nghiêm nơi cõi Phật mà ở đây đã gợi họ nhớ lại những hoạt động sôi nổi của các sĩ phu yêu nước do ảnh hưởng của phong trào Đông Du. Nam Nhã Đường đã trở thành trụ sở với nhiệm vụ tổ chức cơ sở kinh tài ủng hộ học sinh xuất dương du học chống lại chính sách ngu dân của thực dân Pháp và truyền bá thơ văn yêu nước (Hải ngoại huyết thư, đạo Nam kinh...).

Do vị trí thuận lợi, yên tĩnh cũng như truyền thống yêu nước của tín đồ chùa Nam Nhã mà trong những năm đầu đầy khó khăn gian khổ của cách mạng Việt Nam, các tổ chức Đặc ủy Hậu Giang, Xứ ủy Nam Kỳ đã lấy nơi đây làm địa điểm liên lạc với các tổ chức cách mạng khác trong toàn miền.

Ngày 25 tháng 01 năm 1991, Bộ Văn hóa thông tin đã ra quyết định công nhận Chùa Nam Nhã Đường là di tích lịch sử cách mạng.



Một tay làm chẳng nên non
Ba tay chụm lại lên sòng tiến lên
 
thanbai3vDate: Friday, 2010-11-19, 4:30 PM | Message # 19
Thiếu Tướng
Group: Quản Lý Diễn Đàn
Messages: 254
Reputation: 5
Status: Offline
Mộ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa


Bùi Hữu Nghĩa sinh năm 1807 tại làng Long Tuyền, nay thuộc quận Bình Thủy, TP Cần Thơ. Năm 1835, ông đỗ Thủ khoa kỳ thi Hương ở Gia Định, năm minh Mạng thứ XVI và mất năm 1872.

Ông là một nhà nho yêu nước, tiết tháo, cương trực, có nhiều tác phẩm lớn, được nhân dân tôn vinh là một trong bốn Rồng vàng đất Nam Bộ.

Vở tuồng nổi tiếng Kim Thạch Kỳ Duyên của Cụ được coi là cổ nhất Việt Nam, đã được trình diễn khắp đất nước và cũng là vở tuồng đầu tiên của Việt Nam được dịch ra tiếng Pháp.

Trên 24 năm làm quan, trải qua những năm tháng thăng trầm trên con đường hoạn lộ, ông luôn nêu cao nghĩa khí, đứng về phía nhân dân chống lại bọn tham nhũng, nêu cao tinh thần trọng nghĩa khinh tài. Ông luôn phát cao cờ nghĩa, chiến đấu trực diện với kẻ thù cho tới khi ông cáo quan về nhà dạy học, làm thuốc, sáng tác thơ văn. Dù từ quan, nhưng ông vẫn bí mật giúp nghĩa quân Phan Tôn, Phan Liêm mở rộng thế lực ở Cần Thơ và Vĩnh Long trong những năm 1867 -1868, bí mật làm cố vấn cho nghĩa quân Đỗ Thừa Luông, Đỗ Thừa tự ở Cần Thơ (1869). Tấm lòng yêu nước vì dân của ông giữ trọn cho tới khi lâm bệnh và mất ngày 21 tháng 01 năm Nhâm Thân (1872).

Ngưỡng mộ công đức của ông, nhân dân trong vùng đã lập thần chủ, bài vị tôn thờ ở đình thần Bình Thủy và chùa Nam Nhã. Hàng năm vào ngày 21 tháng giêng đều tổ chức lễ giỗ của cụ. Mộ xây bằng đá ong vào năm 1872. Toàn bộ khu vực mộ rộng 530 m2, có hàng rào bao bọc. Cách ngôi mộ chính về phía sau khoảng 1m là ngôi đền thờ cụ Bùi Hữu Nghĩa.

Nghĩa khí và những cống hiến to lớn cho nền văn học nước nhà của cụ Thủ Khoa Bùi Hữu Nghĩa là tấm gương sáng, là niềm tự hào của người dân Cần Thơ và người dân Nam Bộ. Khu bia mộ của nhà thơ Bùi Hữu Nghĩa nằm tại phường An Thới, TP Cần Thơ, được bộ Văn hoá xếp hạng là di tích văn hóa - lịch sử năm 1993.



Một tay làm chẳng nên non
Ba tay chụm lại lên sòng tiến lên
 
thanbai3vDate: Friday, 2010-11-19, 4:31 PM | Message # 20
Thiếu Tướng
Group: Quản Lý Diễn Đàn
Messages: 254
Reputation: 5
Status: Offline

CHUYÊN ĐỀ LÀNG TRUYỀN THỐNG

Bánh tráng Thuận Hưng

Bánh tráng Thuận Hưng không chỉ được tiêu thụ ở thị trường nội địa mà đã xuất ngoại tận Campuchia. Bánh tráng Thuận Hưng được ưa chuộng bởi chiếc bánh mịn đều, dẻo thơm, đặc biệt là rất đều, trăm chiếc như một. Mới đây, làng bánh tráng Thuận Hưng được UBND TP Cần Thơ công nhận làng nghề và là một trong những sản phẩm du lịch phục vụ Năm Du lịch Quốc gia Mekong - Cần Thơ 2008.

Thuận Hưng là một xã nông nghiệp nằm ở hướng nam của huyện Thốt Nốt, cách trung tâm TP Cần Thơ gần 40km. Trải qua bao thăng trầm, hàng trăm năm qua, hạt gạo Thuận Hưng vẫn dẻo thơm và vì vậy nghề làm bánh tráng ở đây vẫn tồn tại chưa bị mai một.

Theo những người lớn tuổi ở địa phương, nghề làm bánh tráng đã hình thành từ hơn 60 năm trước. Mới đầu chỉ có vài hộ làm bánh, chủ yếu để đáp ứng nhu cầu của người dân tại địa phương trong dịp Tết cổ truyền. Dần dần, nhiều người biết tiếng tìm đến đặt hàng, các lò bánh ngày càng mọc lên nhiều và phát triển mạnh trong khoảng 10 năm gần đây. Hiện 9/9 ấp trong xã đều có làm bánh nhưng lò bánh tập trung nhiều ở các ấp Tân Lợi 3, Tân Phú và Tân Thạnh.

Đến Thuận Hưng mùa này, đâu đâu cũng thấy cảnh người dân trong xã làm bánh, phơi bánh. Những vỉ bánh phơi thành từng hàng thẳng tắp trong nắng, chờ bánh khô, bà con gỡ ra ép thẳng xếp thành từng chục chờ bạn hàng đến lấy. Bánh tráng Thuận Hưng có 4 loại: bánh mặn, bánh lạt, bánh nem và bánh dừa. Bánh mặn là bánh để nhiều muối, dẻo và giữ được lâu hơn so với bánh lạt. Bánh lạt giòn hơn. Bánh nem là bánh có kích cỡ nhỏ. Bánh dừa là bánh có pha thêm nước cốt dừa và mè. Mỗi loại bánh cũng có nhiều kích cỡ khác nhau, nhỏ nhất hơn 3 tấc và lớn nhất (bánh đại) gần 4 tấc.

Bà Huỳnh Thị Giáo, ngụ ấp Tân Phú xã Thuận Hưng cho biết: “Bánh tráng ngon phải được làm từ gạo ở Thuận Hưng. Làm bánh ngon thì gạo phải không quá mới, không quá cũ. Lúa gặt về khoảng 6 tháng, xây gạo làm bánh là ngon nhất”. Theo bà Giáo, gạo mới quá thì nhúng nước bánh bị rã, nướng không giòn đều; gạo cũ quá bánh nướng thì xốp nhưng không giữ được vị ngọt. Phơi bánh cũng là một “nghệ thuật” bởi phải canh nắng sao cho khô đều mà bánh không cong vênh, nứt mặt.

Du khách đến Cần Thơ, thăm làng nghề Thuận Hưng thường mua nhiều chục bánh tráng dẻo, dai, mỏng về làm quà. Bánh tráng có thể ăn kèm với rất nhiều món. Thông thường nhất là bánh tráng nhúng cuốn với thịt luộc hay nem chả kèm rau sống, hoặc cuốn với cá hấp, tôm chiên, mực luộc...


Một tay làm chẳng nên non
Ba tay chụm lại lên sòng tiến lên
 
thanbai3vDate: Friday, 2010-11-19, 4:33 PM | Message # 21
Thiếu Tướng
Group: Quản Lý Diễn Đàn
Messages: 254
Reputation: 5
Status: Offline
Làng đóng ghe xuồng

Cách TP.Cần Thơ khoảng 30 km, theo QL1A. Làng đóng ghe xuồng Ngã bảy Phụng Hiệp hình thành rất sớm ở ÐBSCL.

Vào những năm 1940, làng nghề Phụng Hiệp chỉ đóng ghe xuồng phục vụ dân chài lưới, đi câu, vận chuyển lúa gạo, thủy sản, trái cây.... Đã có hàng trăm hàng ngàn xuồng câu, ghe xuồng ra đời từ nơi đây lênh đênh trên sông nước Cửu Long.

“Xuồng Cần Thơ", loại xuồng năm lá mà dân miền Tây quen thuộc xuất xứ từ chính làng nghề này.

Làng cổ Long Tuyền

Theo QL91 hướng Long Xuyên qua cầu Bình Thủy rẽ trái sẽ đến làng cổ, thuộc phường Long Tuyền, quận Bình Thủy.

Du khách sẽ được chiêm ngưỡng những ngôi nhà trên 130 tuổi, chứa đựng những nét đặc trưng nhất của một làng cổ miệt vườn châu thổ sông Cửu Long, hiện nay các kiến trúc trang trí nội ngoại thất vẫn còn nguyên vẹn, đáng để ý là các công trình chạm khắc gỗ, kiến trúc của các ngôi nhà cổ là sự kết hợp của ngoại thất Pháp và nội thất Việt Nam, đây là nét đặc trưng nhất mà các đại điền chủ, phú hào ở đồng bằng sông Cửu Long rất ưa chuộng trong thời gian đó.

Ðịa thế của làng thật hữu tình: "....nước chảy uốn khúc như thân rồng nằm, như miệng rồng đang ngậm trái châu là đất Cồn Linh án ngang vàm sông. Các chi lưu của rạch tủa ra như bốn chân rồng. Ðoạn đuôi thon thon nằm vắt tận cuối làng. Nước sông cuối mùa lăn tăn gợn sóng như muôn triệu vẩy rồng lấp lánh, ẩn hiện giữa những vườn cây trái xum xuê...".

Làng hoa Thới Nhựt

Làng hoa Thới Nhựt thuộc xã An Bình có từ 100 năm nay, nhộn nhịp sôi động vào những ngày giáp Tết.

Lúc đầu chỉ khoảng 10 hộ trồng chủ yếu vạn thọ, cúc mâm xôi, thược dược, mai các loại...nhưng bây giờ có đến hàng trăm hộ phát triển thêm nhiều giống hoa nhập khẩu mới khá độc đáo như cúc Indonesia, vạn thọ Pháp, Xương rồng Thái, hướng dương, lan… và đặc biệt là mai ghép các loại.

Làng đan lưới Thơm Rơm


Ở xã Thạnh Hưng - Thốt Nốt có trên 70 hộ gia đình làm nghề đan lưới mỗi mùa nước đến, làng đan lưới tập trung huy động hàng ngàn lao động làm việc.

Ðan tay, dệt máy, kết lưới bắt viền, cột phao, công việc luôn luôn nhộn nhịp. Có nhiều loại sản phẩm như loại lưới mắt nhỏ dùng để bắt cá linh, cá rô; Lưới mắt lớn hoặc lưới ba màn để bắt cá mè vinh và các loại cá lớn.

Làng đan lọp Thới Long


Tại xã Thới Long (Ô Môn - Cần Thơ) có làng đan lọp bắt tép (dụng cụ bắt con tép), là phương tiện kiếm sống trên sông nước không thể thiếu của hàng trăm ngàn người dân vùng lũ ÐBSCL trong mùa nước nổi hàng năm

Làng nghề có trên 300 hộ hoạt động nhộn nhịp từ tháng 5 đến tháng 9 âm lịch hàng năm. Du khách sẽ được tận mắt nhìn thấy sự tinh tế, tỉ mỉ, của người thợ trong từng công đoạn đan lọp tép từ khâu đập vành, chẻ nan, bện hom, dệt khung cho đến câu mình, ráp thành cái lọp hoàn chỉnh.

Mỗi năm làng đan lọp Thới Long sản xuất 400 - 500 ngàn sản phẩm (cái lọp) bán khắp ÐBSCL.


Một tay làm chẳng nên non
Ba tay chụm lại lên sòng tiến lên
 
thanbai3vDate: Friday, 2010-11-19, 4:35 PM | Message # 22
Thiếu Tướng
Group: Quản Lý Diễn Đàn
Messages: 254
Reputation: 5
Status: Offline
CHUYÊN ĐỀ LỄ HỘI

Vu Lan thắng hội ở Phong Điền, một nét đẹp nhân văn

Lễ hội Vu Lan năm nay được Quảng Triệu hội quán tổ chức rất long trọng tại nghĩa trang người Hoa ở huyện Phong Điền, TP Cần Thơ. Đây là một trong những lễ hội nhiều năm qua được tổ chức quy mô, thu hút được sự quan tâm của nhiều tầng lớp nhân dân.


Nghĩa trang người Hoa ở Phong Điền.

Vu Lan thắng hội năm nay được Quảng Triệu hội quán tổ chức vào ngày 19 và 20 tháng Bảy âm lịch. Trước đó, đã có rất nhiều người đến hội quán để đăng ký cúng cho cha mẹ, người thân mình. Đặc biệt, Ban trị sự Quảng Triệu hội quán còn mời cả một đội nhạc lễ ở chùa Khánh Vân Nam Viện từ TP Hồ Chí Minh về làm lễ. Đây là một đội nhạc lễ nổi tiếng ở TP Hồ Chí Minh hiện nay, nên làm cho không khí ngày lễ càng thêm long trọng.

Trong dịp lễ, khi đến nghĩa trang người Hoa ở huyện Phong Điền, sẽ thấy ngay một tấm bảng lớn treo giữa cổng với bốn chữ Hán to: Vu Lan Thắng Hội. Trong nghĩa trang tấp nập người qua kẻ lại... Bên phải là hình vẽ một vị thần trấn cửa, vẻ mặt oai phong; bên trái là hình vẽ vị thần đảm nhận công việc bố thí, tay vị thần này cầm một cây quạt to, trên đó có bốn chữ: phân y, thí thực - với ý nghĩa là phân phát quần áo và bố thí lương thực cho các vong nhân. Phía sau vị thần này là điện Địa Tạng - nơi dùng để đặt bài vị của những người quá cố và cũng là nơi để trai đàn, tụng kinh. Phía trước điện Địa Tạng là một cây phướn cao mang ý nghĩa dùng để dẫn đường cho các linh hồn đến nghe kinh và đi đầu thai. Bên trong điện, bày mâm lễ vật trước các bài vị để cho đội nhạc lễ tụng kinh. Đặc biệt, phía trước bàn cúng có hình một chữ “đạo” được làm từ những hạt gạo trắng ngần trông thật tinh khiết và tạo ấn tượng thiêng liêng. Những hạt gạo được sắp xếp một cách hết sức khéo léo tạo nên chữ “đạo” rất thanh thoát, mềm mại lại vừa đẹp mắt.

Đến giờ làm lễ, vị chủ lễ mặc một chiếc áo màu vàng, viền đen điều khiển buổi lễ, rồi sau đó tụng kinh. Nhạc trỗi lên, tiếng mõ, tiếng chiêng, tiếng tụng kinh... tất cả hòa vào nhau tạo thành một âm thanh thật êm tai, thoát tục, làm lòng ta lắng lại, bao nhiêu bon chen của cuộc sống đời thường chợt tan biến, để lòng hướng thiện. Những người đến đây trong ngày lễ hoặc là cùng nghe kinh kệ, hoặc là viếng mộ người thân. Buổi lễ diễn ra đến khoảng 11 giờ trưa thì tạm nghỉ để dùng cơm. Cơm xong, những người trong Ban trị sự hội quán bắt đầu phát gạo cho những gia đình nghèo khó.

Vào chiều ngày 20 tháng Bảy âm lịch, sau khi tụng kinh xong, người chủ trì buổi lễ cùng với đoàn nhạc lễ hướng dẫn khách đi qua Cầu Tiên để đưa ông bà, cha mẹ mình đi đầu thai. Buổi lễ qua cầu diễn ra thật nhộn nhịp, mọi người đứng chật cả sân. Trên tay ai cũng cầm bài vị của người thân mình, cố tìm một chỗ đứng tốt. Đoàn nhạc lễ đi trước, quan khách theo sau, đi qua một vòng sân trong nghĩa trang, vào viếng từ đường, rồi mới qua cầu. Khi qua cầu, người ta thả tiền xuống như là một hình thức hối lộ cho âm binh. Trẻ con đứng chật ních ở chân cầu, chen nhau lượm tiền, tránh nhau náo nhiệt. Đứa trẻ nào mình mẩy cũng lấm lem, nhưng mặt thì hớn hở tươi cười, khoe nhau tiền vừa lượm được. Qua cầu xong, người ta mới lấy bài vị của người thân đốt, xem như ông bà, cha mẹ mình đã siêu thoát, đã được đầu thai.

Vu Lan thắng hội ở Phong Điền hằng năm là một ngày lễ lớn không chỉ của cộng đồng người Hoa ở Cần Thơ mà còn của cả người Việt vì trong nghĩa trang này, có rất nhiều hài cốt, bài vị của người Việt. Lễ hội Vu Lan ở đây thể hiện sự gắn bó bền chặt, tinh thần đoàn kết và sự giao lưu văn hóa giữa cộng đồng người Hoa và các dân tộc anh em trên đất Cần Thơ. Vu Lan thắng hội ở Phong Điền thể hiện một nét đẹp nhân văn của cộng đồng người Hoa - là tinh thần tương thân tương ái thể hiện qua việc phát gạo cho người nghèo.


Một tay làm chẳng nên non
Ba tay chụm lại lên sòng tiến lên
 
thanbai3vDate: Friday, 2010-11-19, 4:36 PM | Message # 23
Thiếu Tướng
Group: Quản Lý Diễn Đàn
Messages: 254
Reputation: 5
Status: Offline
Lễ vía quan Thánh Đế - Cần Thơ

Cứ vào ngày 24 tháng 6 âm lịch, các vị cao tuổi trong Ban trị sự chùa cùng đông đảo người Hoa ở địa phương tổ chức lễ vía Ông, còn gọi là lễ vía Quan Thánh Đế.

Đúng 9 giờ tiếng chuông trong chùa vang lên, báo hiệu đã đến giờ hành lễ. Khoảng 7-8 người, trong đó cử ra một người làm chủ lễ, tập trung, xếp hàng trước chánh điện. Thức cúng cũng được dọn sẵn ra gồm: chính giữa là một con heo quay, thân heo được trang trí hoa văn đẹp mắt.

Khi mọi người kề tựu xong, một hồi trống vang lên (người đánh trống phải là một ông cụ). Hồi trống vừa dứt, chủ lễ đọc bài văn tế thần bằng tiếng Hoa. Đọc văn tế thần xong, mọi người xá ba xá. Xá xong, có hai người rót trà và rượu (hai người này đã được chỉ định trước khi hành lễ) đổ một tí xuống đất cúng thần.

Sau đó khiêng bàn dựng đồ cúng quay mặt ra hướng cổng chính để cúng thiên địa. Lễ cử hành xong, mỗi người một việc, người vào bếp phụ nấu ăn, người dọn bàn, dọn ly để chuẩn bị đãi khách. Khách chủ yếu là người từ các địa phương đến cúng. Loại nhang được dùng nhiều nhất trong lễ cúng là nhang khoanh. Loại nhang này cọng nhỏ, không thẳng mà được uốn thành vòng tròn từ nhỏ đến lớn. Khi người ta đem nhang đến thì có một cụ bà dùng cây móc để đưa cuộn nhang treo lên trần nhà, sau đó dùng một cây bằng gỗ dài trên có đặt một cây nến được đốt cháy, bà đưa cho khách dùng đốt cuộn nhang của mình.

Khi cuộn nhang được treo lên, những cuộn nhang từ nhỏ đến lớn buông xuống tạo thành hình xoắn ốc, giữa vòng xoắn ốc ấy có treo lủng lẳng một miếng nhựa màu vàng, trên đó ghi tên người cúng bằng tiếng Hoa. Nhiều khoanh nhang như thế được đốt lên, khói bay phảng phất tỏa mùi thơm tạo thành một bầu không khí trang nghiêm và huyền ảo.


Một tay làm chẳng nên non
Ba tay chụm lại lên sòng tiến lên
 
thanbai3vDate: Friday, 2010-11-19, 4:37 PM | Message # 24
Thiếu Tướng
Group: Quản Lý Diễn Đàn
Messages: 254
Reputation: 5
Status: Offline
Đình Cần Thơ - văn hóa và tín ngưỡng

Theo các nguồn tài liệu lịch sử thì vào khoảng năm 1739, Trấn Giang (Cần Thơ) lúc bấy giờ còn là vùng đất hoang hóa, các lưu dân chưa khai phá nhiều nên có rất nhiều rừng hoang cây rậm, tràm, đước mọc mênh mông, thú dữ lại tràn đầy. Nhưng rồi các bậc tiền nhân - những người mở đất đã dày công khai phá, mở đất lập nghiệp, rồi lập làng. Dần dần mở rộng địa bàn sinh sống, tiến tới việc lập chợ xây cầu... mọi thứ đều gặp khó khăn trắc trở. Cũng như các khu vực khác, lưu dân đến Cần Thơ đã bao đời gắn liền với nông nghiệp, mà cuộc sống nông nghiệp thì không tránh khỏi việc ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, đất đai... Những trắc trở của thiên nhiên không khỏi khiến cho con người có ý niệm về thần chi phối. Đây là tâm lý chung của người Việt, mỗi khi cảm thấy bất an đều đi tìm sự bình an ở đời sống tâm linh. Chính vì vậy, việc xây dựng đình, chùa, miếu cũng bắt nguồn từ đời sống tâm linh đó.


So với các ngôi đình khác ở khu vực, các ngôi đình ở Cần Thơ xuất hiện muộn hơn. Nhưng về mặt tín ngưỡng, văn hóa, việc thờ cúng, sinh hoạt lễ hội của các ngôi đình ở Cần Thơ không khác mấy so với các ngôi đình ở Nam Bộ. Trong các ngôi đình ở Cần Thơ cũng thờ những vị Tiền hiền, Hậu hiền - những người đã có công mở đất, lập làng, ổn định cho cuộc sống dân cư. Họ là những lưu dân được thừa hưởng sự khai hoang từ các bậc tiền bối nên họ có sự tri ân đối với tổ tiên, với các vị ân nhân của mình. Thờ thần là một việc vô cùng thiêng liêng thể hiện ở đời sống tinh thần, đời sống tâm linh của con người, hướng về các siêu nhiên, các vị bề trên, các vị tiền bối... mà việc phong sắc thần là sự tuyệt đối hóa các vị thần ở sự tôn kính, thiêng liêng cao cả, nhằm mong muốn được sự chở che, bảo trợ từ các vị thần. Cho nên sắc phong thường được để ở nơi trang trọng nhất, với ý nghĩa là quyền uy nhà vua ngự trị ở nơi thiêng liêng nhất. Và việc phong sắc thần của nhà vua được xem như sự “danh chánh ngôn thuận” cho việc thờ phượng ở làng.

Trong các ngôi đình ở Cần Thơ, hầu hết các vị thần Thành Hoàng đều không có danh tánh cụ thể, không có công trạng rõ ràng mà chỉ là những vị thần chung chung, mang tính chất ý niệm. Nhưng có những vị có công với làng trong việc sinh hoạt làng xã, đánh đuổi giặc ngoại xâm thì có tên họ cụ thể, được thờ ở đình cùng với thần Thành Hoàng. Như đình Bình Thủy, thờ các ông: Đinh Công Chánh, Trần Hưng Đạo, Bùi Hữu Nghĩa...; đình Thới Bình - Tân An, thờ ông Nguyễn Thành Trưng, mà theo người thủ từ ở đây thì ông là người khởi xướng phong trào chống Pháp ở địa phương; đình Thường Thạnh thờ ông Nguyễn Trung Trực - một anh hùng chống thực dân Pháp xâm lược đến cùng. Tín ngưỡng trong các ngôi đình ở Cần Thơ còn thể hiện sự hỗn dung văn hóa, giữa tín ngưỡng dân gian, văn hóa bản địa và văn hóa ngoại lai. Hầu hết các ngôi đình ở Cần Thơ đều có miếu thờ ông Hổ, được xây cạnh bờ sông, hoặc trước sân đình, nhằm mong muốn vị thần này bảo hộ dân làng, gìn giữ bờ cõi, bảo vệ đất đai, mùa màng. Tín ngưỡng này nảy sinh do thiên nhiên của vùng đất Cần Thơ nói riêng, vùng đất Nam Bộ nói chung là vùng đất mới, nên đặc điểm của vùng đất này đã tạo cho tâm thức người dân ở đây ở cả hai cực: vừa sợ hổ, vừa sẵn sàng giết hổ. Nét tâm lý này đã tạo nên việc thờ cúng ông hổ trong đình làng. Hay việc thờ Thần Nông ở đình làng cũng nhằm ước vọng an lành, giúp cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Vì theo quan niệm dân gian, vị thần này trông coi lúa gạo, dạy dân cày cấy. Bàn thờ Thần Nông được đặt trước sân đình, không mái che, chỉ gồm một bệ đất, có nơi người ta xây bục thờ bằng xi măng, trên đó có ghi dòng chữ: Nền Xã Tắc, như đình Thới Bình - Tân An. Hoặc xây miếu thờ như đình Bình Thủy. Một số nơi còn có miếu thờ Ngũ Hành nương nương, thờ bà Chúa Xư - vị thần cai quản đất đai ở địa phương. Thông thường, người ta xây một ngôi miếu nhỏ ở lối đi dẫn vào đình, trong miếu có tạc tượng thờ các vị nữ thần này. Tín ngưỡng Hoa thể hiện rõ hơn hết là việc thờ Quan Công trong ngôi đình, như đình Thới Bình - Tân An. Điều này đã thể hiện sự hòa hợp giữa hai dân tộc Việt - Hoa, cũng như sự giao thoa trong văn hóa, tín ngưỡng một cách rất êm đẹp và công bằng, thể hiện được cuộc sống đan xen giữa hai dân tộc cùng cộng cư trên một vùng đất.

Nơi thiêng liêng nhất trong việc thờ thần tại Cần Thơ là bàn thờ chính có tạc chữ “Thần” lớn được đặt trong khánh thờ, xung quanh có các bao lam, trạm trổ rồng phượng, sơn son thếp vàng thật lộng lẫy. Cách bày trí thường theo công thức chung là: Giữa sân đình là bệ thờ bằng xi măng gọi là “đàn xã tắc”, kế là miếu thờ ông Hổ. Phía sau là gian chính điện và nhà võ ca. Nhà võ ca dùng làm nơi hát xướng khi có hội hè, đình đám. Gian chính điện là nơi để thờ thần, được bày trí rất trang trọng và tôn nghiêm. Phía trước là bàn thờ thờ sắc thần, hoặc thờ Quan Công, phía trong cùng là bàn thờ thần Thành Hoàng có chữ “Thần” rất lớn, hoặc thờ các hệ phái tín ngưỡng khác. Trên bàn thờ thường có đỉnh trầm hương, lư đồng, tượng hai chim con hạc đứng trên hai con rùa: Thương thay thân phận con rùa, Ở đình đội hạc, ở chùa đội bia. Bộ đài đặt chén đựng rượu, nước được đặt trên bàn thờ thờ thần. Hai bên là hai hàng binh khí, cùng cờ, phướn, tán, lọng, vóc nhiễu đầy màu sắc.

Nhìn chung, việc thờ tự trong các ngôi đình ở Cần Thơ có sự tương đồng so với các ngôi đình khác trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, là sự hỗn hợp của tín ngưỡng bản địa, tín ngưỡng dân gian và tín ngưỡng ngoại lai. Tất cả nhằm thể hiện nét văn hóa trong đời sống tâm linh của cư dân địa phương, mong muốn được sự bình an, thịnh vượng trong cuộc sống.

Đa số các ngôi đình ở Cần Thơ đều xây dựng cao ráo, trên một sở đất rộng, gần các con sông lớn, đó là thế đất “tụ thủy” - nơi tụ hội tất cả những điều may mắn. Về kết cấu của các ngôi đình cũng rất đa dạng, nhiều kiểu, xuất phát từ thực tế địa phương, xây theo kiểu chữ Nhất (-) như đình Bình Thủy, chữ Công (I) như đình Thường Thạnh... Trước đình thường là một khoảng sân rộng, trên mái nóc thường có tượng đôi rồng uốn lượn với thế chầu mặt trăng, tượng các vị thần nhật, nguyệt, hình cá hóa long, bát tiên, kỳ lân, các vật linh, hoa lá muôn màu muôn vẻ rất sinh động. Các cột đình thường rất to, được làm bằng gỗ tốt, có đắp nổi hình rồng. Trên các thanh xà ngang dưới mái đình thường có các hoành phi, câu đối, võng rèm dàn trải từ tiền đến hậu đình. Các dạng hoa văn chi chít, nét chạm khắc tinh vi, hoặc sơn son thếp vàng...

Hằng năm, các ngôi đình ở Cần Thơ thường có hai kỳ lễ lớn: Kỳ yên Thượng điền và Kỳ yên Hạ điền. Hai kỳ lễ này diễn ra không đồng nhất giữa các nơi, thường cách nhau một vài ngày. Trong hai kỳ lễ này, lễ Kỳ yên Thượng điền được tổ chức lớn nhất, vì đó là mùa xuống đồng, cày cấy, mong mùa màng mau đến. Ngày xưa, trong các kỳ lễ, người ta thường tổ chức cúng kiến và vui chơi suốt ba ngày đêm, dân làng từ mọi nơi đổ xô về tham gia lễ hội rất đông vui. Dòng người tấp nập, qui tụ về nơi chính điện cúng kiến, mang theo lễ vật, sản vật địa phương dâng lên cúng thần, nhằm tạ ơn thần đã phù hộ cho họ gặp mưa thuận gió hòa, thuận lợi cho việc cày cấy, xuống đồng, giúp cho mùa màng bội thu. Tối đến, đình thường tổ chức hát bội phục vụ cho dân làng nên không khí ở đình càng sôi động hơn. Hát bội thường diễn ra ở nhà võ ca, hoặc diễn ra ở khoảng đất trống của đình để phuc vụ được đông đảo người xem. Nội dung của các buổi diễn thường là những tuồng tích cổ xưa: Lưu Kim Đính giải giá Thọ Châu, Thần nữ dâng Ngũ linh kỳ... hoặc những tuồng thể hiện trung hiếu tiết nghĩa, thể hiện khí tiết của người anh hùng, nhằm giáo dục nếp sống đạo đức cho cộng đồng dân cư. Ngoài các phần nghi thức cúng tế ở đình, đình làng ở Cần Thơ còn tổ chức các hội làng trong các kỳ lễ, như: Thi bắt vịt, đua thuyền, đô vật... thu hút được đông đảo dân làng tham gia, tạo được không khí vui tươi và sinh động, gắn chặt tình đoàn kết xóm làng, cùng nhau xây dựng địa phương mình ngày càng giàu đẹp, đáp ứng được nhu cầu vui chơi, giải trí, nâng cao được sự thưởng thức nghệ thuật của người dân, góp phần giáo dục đời sống văn hóa của dân làng địa phương. Đặc biệt trong các kỳ lễ đó, các ngôi đình ở Cần Thơ còn tổ chức rước sắc thần bằng bè thủy lục, như đình Bình Thủy, đình Thường Thạnh. Người ta ghép hai, ba chiếc ghe lại thành một chiếc bè, trên bè đặt kiệu đỏ, có sắc thần bên trong, xung quanh bè có trang trí đèn lồng, múa lân, cờ quạt, tán lọng, binh sĩ, bày các trò vui để đưa thần du ngoạn khắp làng. Những nơi thuận tiện cho đường bộ, người ta tổ chức rước sắc thần bằng long xa, phụng tán, cũng trang trí hoa văn đẹp mắt. Lễ hội ở đình là một việc vô cùng thiêng liêng thể hiện được nét sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của dân làng trong việc thờ thần, tạ ơn thần, tạ ơn trời đất đã cho con người có cuộc sống an lành, mùa màng tốt tươi.

Đình làng nói chung và đình ở Cần Thơ nói riêng là trung tâm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng dân cư làng xã, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa, tín ngưỡng của con người. Hiện nay, một số ngôi đình ở Cần Thơ bị hư hỏng nặng, chưa được trùng tu, sửa chữa kịp thời, dẫn đến một số nơi gần như hoang phế, lễ hội chưa được quan tâm đúng mức nên bị mai một dần. Trong số gần 20 ngôi đình ở Cần Thơ mà chỉ có đình Bình Thủy được xếp hạng di tích cấp quốc gia là con số quá ít ỏi.

Nhìn chung, Cần Thơ có một hệ thống đình làng rất phong phú, đa dạng, kể cả lối kiến trúc và thời gian tồn tại, thể hiện được sự phong phú trong đời sống tâm linh của người dân xứ này. Cần có các cuộc điều tra, thăm dò, nghiên cứu ở diện rộng về các ngôi đình ở Cần Thơ, nâng cấp, sửa chữa, khôi phục một số lễ hội lành mạnh để bảo tồn các di sản quý giá này. Khôi phục lại một số trò chơi dân gian ở đình để lễ hội ở đình càng phong phú thêm, tạo được sân chơi lành mạnh cho dân làng địa phương, và cũng là để phát triển du lịch gắn với lễ hội.



Một tay làm chẳng nên non
Ba tay chụm lại lên sòng tiến lên
 
thanbai3vDate: Friday, 2010-11-19, 4:37 PM | Message # 25
Thiếu Tướng
Group: Quản Lý Diễn Đàn
Messages: 254
Reputation: 5
Status: Offline
Lễ hội đấu đèn ở chùa Ông

Chùa Ông còn được gọi là Quảng Triệu Hội Quán - một di tích lịch sử, văn hóa được Bộ Văn hóa Thông tin liệt hạng cấp quốc gia, nằm trên đường Hai Bà Trưng, bến Ninh Kiều, phường Tân An, TP Cần Thơ. Khách du lịch đến Cần Thơ, ngoài việc được chiêm ngưỡng cảnh sông nước hiền hòa, cây trái tốt tươi. Đường nét, kiến trúc của chùa Ông rất cổ kính với những hoa văn, họa tiết hết sức độc đáo của một hội quán cổ kính. Đặc biệt nơi đây có những lễ hội truyền thống mang tính văn hóa đặc trưng của cộng đồng người Hoa nói chung và người Hoa ở Cần Thơ nói riêng.

Chùa Ông có nhiều lễ hội trong năm, nhưng tiêu biểu nhất là ngày vía Quan Thánh Đế Quân được tổ chức vào ngày 26 tháng 6 âm lịch và ngày vía Thiên Hậu Thánh Mẫu được tổ chức vào ngày 23 tháng 3 âm lịch. Trong các ngày vía đó, đông đảo bà con người Hoa và dân làng địa phương đến tham dự tạo nên một không khí rất sinh động và vui tươi. Người đi lễ đều thành kính dâng hương, thể hiện ước vọng an lành, bình an trong cuộc sống. Cạnh lễ chính, Ban trị sự chùa còn tổ chức đấu giá đèn lồng, múa lân, sư, rồng, hội diễn văn nghệ... tạo được một không khí sinh hoạt văn hóa lành mạnh và sân chơi bổ ích cho địa phương.

Đấu đèn là một trong những nét văn hóa đặc sắc của người Hoa được lưu giữ và phát triển đến ngày nay. Nó có nguồn gốc từ rất lâu đời, được các thế hệ người Hoa lưu giữ và bảo tồn trong nhiều thế kỷ qua. Tục đấu giá đèn lồng thường không theo định kỳ, có khi năm ba năm không tổ chức. Nhưng cũng có nơi tổ chức hằng năm. Thông thường, tập tục này ít khi được tiến hành riêng biệt mà hay tổ chức theo một ngày kỷ niệm nào đó.

Mục đích của việc tổ chức đấu giá đèn lồng nhằm làm tăng thêm sinh khí cho các ngày lễ hội, tạo sự vui tươi, tình đoàn kết trong cộng đồng. Ngoài ra, nó còn mang ý nghĩa từ thiện. Số tiền đấu giá được đều dùng vào việc công đức như: xây nghĩa trang, trường học, giúp đỡ trẻ mồ côi... Tục đấu giá đèn lồng thường được tổ chức vào các ngày thành lập chùa, thành lập trường, hội, các ngày vía Bà, vía Quan Thánh Đế quân... Người Hoa làm đèn lồng rất đẹp, mỗi đèn đều có tên riêng: đèn Thiên Hậu Thánh Mẫu, đèn Quan Thánh Đế, đèn Phước Đức Chính Thần... Đèn cao khoảng 60cm, chu vi khoảng 40cm, hình trụ có 6 mặt, mỗi mặt là một miếng kính, có vẽ hình phong cảnh, núi sông, mai, điểu, trúc, sen... và kèm theo những câu chúc phúc bằng chữ Hán như: “Sinh ý hưng long”, “Hiệp gia bình an”, “Tài lai lộc tấn”... Sáu góc đèn là hình 6 con rồng được thếp vàng lộng lẫy, đầu chầu vào nhau, 6 đuôi rồng hơi dang ra, tạo thế chân đèn, các cạnh xung quanh đều treo tòn teng các miếng ngọc bội màu xanh và nơ màu đỏ, phía dưới cùng treo lủng lẳng một miếng thẻ bằng nhựa màu vàng ghi chữ đỏ tên từng loại đèn, phía trong gắn một bóng đèn tròn, khi đèn nóng thì lồng đèn tự động xoay từ từ. Người Hoa quan niệm: đấu được đèn, là vinh dự cho mình, cho gia đình và cho cả làng xóm. Người ta cũng tin khi đấu được đèn, rước đèn về nhà là một sự may mắn, bình an, sẽ làm ăn phát đạt...

Đấu giá đèn lồng luôn là sự kiện sau cùng của lễ hội. Khi các nghi thức của ngày lễ được cử hành xong là cuộc đấu giá đèn lồng bắt đầu. Mọi người tập trung ở chính diện của hội quán. Tất cả các đèn lồng đều được treo lên trần theo thứ tự giá khởi điểm từ thấp đến cao. Tùy theo địa phương thờ vị thần nào là chính thì giá của đèn lồng mang tên vị thần đó sẽ cao. Ngoài ra, cũng tùy thuộc vào tâm lý của từng người. Người nào thích vị thần nào thì cho giá đèn đó cao để quyết tâm đấu được. Đa phần chiếc đèn mang tên Quan Thánh Đế Quân là có giá cao nhất.

Giờ đấu đèn đến. Người trong hội quán của địa phương bước lên bục, giới thiệu dẫn chương trình bằng tiếng Hoa và tiếng Việt về mục đích, ý nghĩa của việc đấu đèn, cách thức đấu đèn. Người trong Ban Trị sự của Hội quán đứng ra điều khiển buổi đấu giá. Từng loại đèn được đọc tên, nêu giá khởi điểm. Một người nữa đứng kế bên, chờ đếm số lần định giá. Mọi người bàn tán xôn xao, xầm xì to nhỏ khi người điều khiển cho biết giá, mọi người hớn hở reo hò, những cánh tay nối nhau giơ lên... Cứ thế, giá mỗi chiếc đèn ngày càng được tăng cao cho đến khi không còn ai trả hơn thì chiếc đèn đó thuộc sở hữu của người đặt giá cao nhất.

Thông thường, những người tham gia đấu đèn ít khi là những cá nhân mà là một tập thể, đại diện cho một tỉnh, một xóm, một phường... Người thắng cuộc sẽ được trang trọng mời lên phía trên để nhận đèn, được xướng tên họ, quê quán, đại diện cho địa phương nào, đơn vị nào..., và người trao đèn, phần nhiều là khách mời ở các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương... Cảnh trao đèn diễn ra rất long trọng với tiếng hò reo, vỗ tay tán thưởng của mọi người. Cứ thế, buổi lễ tiếp tục diễn ra cho đến khi chiếc đèn cuối cùng được đấu xong. Giữa các lần đem đèn ra đấu giá có thể có một vài tiết mục văn nghệ để tăng thêm phần hào hứng cho buổi lễ. Và cũng để cho những cá nhân, đơn vị thua cuộc ở lần đấu trước củng cố lại niềm tin để có thể thắng cuộc ở lần sau.

Buổi lễ kết thúc. Tổng kết số tiền đấu giá được và thông báo số tiền đó sẽ được sử dụng vào những mục đích gì, hỗ trợ cho các đơn vị, cá nhân nào.

Người đấu được đèn không đem về nhà ngay, cũng không phải trả tiền liền, mà gởi lại ban tổ chức. Người ta ghi họ tên, địa chỉ của người thắng cuộc và cho xe đưa đèn đến tận nhà người thắng cuộc rồi mới thu tiền. Đèn thuộc về cá nhân, đơn vị nào sẽ được treo trang trọng giữa nhà hoặc một nơi tôn nghiêm nào đó, nhằm khuếch trương sự may mắn, thành đạt, vinh hoa...

Ngoài phương diện tín ngưỡng, có thể thấy rằng chùa Ông còn là nơi diễn ra những sinh hoạt văn hóa lành mạnh, giữ gìn và phát huy nét đẹp của nghệ thuật truyền thống, lễ hội, phong tục tập quán, góp phần làm cho bản sắc văn hóa Việt Nam càng phong phú và giàu đẹp.


Một tay làm chẳng nên non
Ba tay chụm lại lên sòng tiến lên
 
thanbai3vDate: Friday, 2010-11-19, 4:39 PM | Message # 26
Thiếu Tướng
Group: Quản Lý Diễn Đàn
Messages: 254
Reputation: 5
Status: Offline
CHUYÊN ĐỀ ẨM THỰC

Ăn nấm mối vườn

Nấm mối là đặc sản của miệt vườn, mọc nhiều ở các khu vườn dọc sông Tiền, sông Hậu của Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ vào những ngày đầu mùa mưa. Năm nay mùa khô khắc nghiệt, nắng hạn kéo dài, mưa muộn nên đến mùng năm tháng năm mà nấm mối chỉ lác đác ngoài chợ vài ký, giá lên đến 170.000 đồng/kg ở chợ Thạnh Trị, Mỹ Tho nhưng người sành ăn vẫn giành nhau mua cho bằng được.

Nấm mối thịt dai, vị rất ngọt, sau khi rửa sạch đất, ngâm nước muối vài phút để khử trùng, có thể chế biến ra rất nhiều món ăn. Trong dịp tết giữa năm, món bánh xèo nấm mối thường được mọi người ưa chuộng.

Nấm mối chẻ dọc hoặc để nguyên tai nấm, ướp gia vị vừa ăn, trộn với tôm, tép, thịt bằm, củ sắn hoặc củ hũ dừa xắt sợi làm nhưn của chiếc bánh xèo, ăn kèm với rau vườn, nước mắm pha chanh đường, tỏi ớt, ăn no căng bụng vẫn còn thòm thèm. Nếu muốn lai rai ba sợi, mấy ông đệ tử lưu linh đem nấm mối xào với gốc hành lá hoặc trái mướp hương, nhậu quên thôi.

Nhưng với dân nhậu, tuyệt vời nhất vẫn là món nấm mối lá cách. Chọn những tai nấm còn búp ướp gia vị, ra cây lá cách sau vườn lựa hái những lá gần ngọn, màu xanh non vẫn còn, đem vào rửa sạch nhưng không được lặt bỏ cuống lá. Mỗi lá cách quấn một hoặc hai tai nấm, dùng cuống lá gài chặt, xếp lên vỉ, nướng bằng than gáo dừa cho đến khi lớp lá cách ngoài cùng vừa cháy sém là ăn được. Nếu muốn béo, bắc chảo dầu dừa lên bếp, thả những cuốn lá cách nấm mối vào chiên đến khi màu lá trở vàng thì gắp ra dĩa.

Ông Sáu Thành ở Chợ Lách, Bến Tre nói, món nấm mối quấn lá cách nướng hay chiên khi dọn lên bàn bảo đảm các đệ tử lưu linh… không say không về. Nhưng mấy bà nội trợ miệt vườn còn điệu nghệ hơn, trong lúc cánh đàn ông lai rai mấy món nấm mối đầu mùa, sợ mấy ổng quắc cần câu về không nổi nên dưới bếp các bà bắc nồi cháo trắng, đợi khi cháo nhừ thì bắc chảo dầu xào mớ tai nấm đã bung cán dù, nêm nếm gia vị thật ngon rồi đổ tất cả vào nồi cháo, để lửa liu riu. Đợi cuộc nhậu gần tàn thì rắc thêm nắm hành lá xắt nhuyễn, mớ tiêu xay vào nồi cháo, múc cho mỗi ông một tô, bảo đảm húp xong sẽ…khoẻ re như con bò kéo xe, đi về không sợ xỉn say nằm bờ nằm bụi, mang tiếng với xóm làng.

Năm nay, nhiều người nói nấm mối mất mùa. Ngoài yếu tố thời tiết bất thường, ông Sáu Thành nói nấm mối gần bị "tuyệt chủng" do con người tàn phá. "Khi cải tạo vườn tạp, nơi nào có gò nấm các chủ vườn đều chừa lại, không đụng đến để năm nào cũng có nấm mà ăn. Nhưng ngán nhất là những người đi nhổ nấm mối dạo, họ dùng dao đào tới gốc những tai nấm vừa trồi mũ lên mặt đất. Mà thứ nấm mối rất lạ, chỉ được nhổ bằng tay hoặc dùng cật tre moi lên, nếu có hơi sắt thép đụng vào, cả chục năm sau đừng hòng kiếm được một tai nấm”, ông Sáu Thành nói.


Một tay làm chẳng nên non
Ba tay chụm lại lên sòng tiến lên
 
thanbai3vDate: Friday, 2010-11-19, 4:39 PM | Message # 27
Thiếu Tướng
Group: Quản Lý Diễn Đàn
Messages: 254
Reputation: 5
Status: Offline
Nem nướng Cái Răng

Nem nướng thì vùng đất nào cũng có, nhưng mỗi nơi lại mang một hương vị, sắc thái riêng gắn với con người và thổ nhưỡng nơi đó. Đất Cần Thơ là một ví dụ mà nổi bật là bên bờ kinh Cái Răng từ hơn nửa thế kỷ trước đã nổi lên một đặc sản nem do chính tay người phụ nữ mà dân trong vùng gọi là Tư Khem sáng tạo nên. Nem Cái Răng không chỉ nổi danh trong thời gian đó mà lưu lại cho đến hôm nay, cho biết bao người khi đến vùng đất này phải tìm mà thưởng thức cho hả hê lòng.

Nem nướng Cái Răng

Nem nướng Cái Răng ngon nhất vẫn là làm từ thịt lợn tươi, quết dẻo rồi vo tròn nướng trên than hồng. Từng viên nem tròn trĩnh, xỏ xâu bởi thanh tre chuốt nhỏ, mướt rượt mỡ, vàng rượm do được nướng khéo. Tuốt nhẹ một cái, những viên nem đã nằm gọn trong dĩa, bên cạnh rê bánh hỏi trắng tinh, nhất là bánh hỏi Phong Điền thì không còn gì bằng.

Cũng như một vài món ăn khác, người phương Nam ưa dùng rau thơm gói bánh tráng. Món nem nướng Cái Răng lại càng cần rau thơm, chuối chát, dưa leo, khóm, khế... mà phải là loại khế chua thì mới thấm vị. Cầm một nửa chiếc bánh tráng nem mỏng tang, gắp ít rau đặt thêm khoanh chuối chát, khóm, khế rồi để viên nem lên, cuốn lại, chấm vào chén tương xay đặc sệt. Tương xay vừa mịn, vừa ngọt thơm, rắc thêm nhúm đậu phộng và chút ớt đỏ mới nhìn đã thích mắt. Ngoài món nước chấm bằng tương xay, thực khách có thể chấm cùng nước mắm chanh tỏi ớt pha thật khéo thì ai một lần thưởng thức sẽ không thể nào quên.

Ngày nay đến Cái Răng mặc dù người tạo nên món ăn để đời này không còn nhưng con cháu bà vẫn giữ lấy nghề. Hương vị không còn như xưa nhưng đây vẫn là một món ăn du khách nên thưởng thức mỗi lần có dịp ngang qua.


Một tay làm chẳng nên non
Ba tay chụm lại lên sòng tiến lên
 
thanbai3vDate: Friday, 2010-11-19, 4:40 PM | Message # 28
Thiếu Tướng
Group: Quản Lý Diễn Đàn
Messages: 254
Reputation: 5
Status: Offline
Bánh tét lá cẩm - Đặc sản Cần Thơ

Ở Cần Thơ, bánh tét ngon nhất thuộc về gia tộc họ Huỳnh ở Bình Thuỷ. Con cháu họ Huỳnh đã làm cho đòn bánh tét độc đáo hơn bằng cách nấu lá cẩm lấy nước xào nếp dẻo với nước cốt dừa và dùng thịt, trứng vịt muối làm nhân.

Bánh tét lá cẩm

Muốn bánh ngon phải lựa nếp rặt mới làm cho đòn bánh dẻo. Lá cẩm phải tươi. Lá úa sẽ làm cho nước lá cẩm xuống màu. Thịt làm nhân phải là thịt tươi, ướp cho thịt tẩm thấm... Nếu thịt không ngon, nếp không rặt sẽ làm cho khẩu vị bánh mất ngon.

Bánh tét lá cẩm ở Bình Thuỷ gói dẽ, cắt thành từng khoanh không bời rời. Cắn một miếng bánh tét màu tím, nếp dẻo và cái vị ngọt của thịt, của hương thơm trứng muối như đọng trong đầu lưỡi. Nó khác với những đòn bánh tét đậu trắng, đậu đen nhân mỡ hành, nhân chuối theo kiểu truyền thống của người Việt.

Bánh tét từ lò Chín Cẩm, Tư Đẹp ngày thường bán ở chợ Xuân Khánh, An Thới, Mít Nài... nhiều du khách thập phương biết tiếng đều tới tận điểm bán hàng mua về làm quà.


Một tay làm chẳng nên non
Ba tay chụm lại lên sòng tiến lên
 
thanbai3vDate: Friday, 2010-11-19, 4:41 PM | Message # 29
Thiếu Tướng
Group: Quản Lý Diễn Đàn
Messages: 254
Reputation: 5
Status: Offline
Đón mùa cá chạch

Mùa cá chạch đã sắp bắt đầu tại thành phố Ô Môn, tỉnh Cần Thơ. Cào chạch có thể xem là một thú vui và thú vui này càng hấp dẫn hơn với những món chế biến từ chạch!

Khi những hàng so đũa bên bờ sông trổ bông và mực nước sông Ô Môn bắt đầu giựt (cuối tháng 9 đầu tháng 10 âm lịch) là ở quê tôi (Ô Môn, Cần Thơ) lại bắt đầu mùa cào chạch. Từ sáng sớm hoặc xế chiều (theo con nước ròng), từng đoàn người chống xuồng tam bản đi cào chạch trải dài theo mé sông. Dụng cụ đánh bắt của họ rất đơn giản: một bàn cào (đây là cây sào dài bằng tầm vông khoảng 3 – 4m), đầu được gắn một thanh sắt ngang, phía dưới hàn những mũi chĩa nhọn (tương tự như bàn cào cỏ), một cây kềm, một cây giũa (dụng cụ mang theo để sửa chữa bàn cào khi gặp vật cứng làm cong hay làm tà mũi chĩa).

Tuỳ theo địa điểm săn bắt (bãi lài hay hẩm), người đánh bắt ngồi trên xuồng hay ngâm mình dưới nước. Với những động tác nhanh nhẹn, người đánh bắt chỉ cần đưa bàn cào ra xa tầm tay với, đợi cho tới khi bàn cào chạm mặt bùn, rồi từ từ kéo cào vào trong bờ. Đặc điểm của lũ chạch là trú ẩn dưới bùn non, đầu ngoi lên mặt bùn để ăn phiêu sinh vật. Khi chạm phải mũi chĩa nhọn, chúng cố vùng vẫy thoát thân. Vì thế, người cào khi thấy sào bị rung nhẹ thì chỉ việc kéo cào nhanh lên mặt nước, rê bàn cào vào mép xuồng gỡ cá ra, và… cứ như thế cào tiếp…

Những chú chạch tươi roi rói màu vàng nhạt. Ở những nơi nhiều chạch, một bàn cào có thể dính từ hai đến ba con. Một người cần mẫn trong một con nước có thể kiếm được từ 1 – 2 kg chạch dễ như chơi!

Thịt chạch ngọt, béo giàu chất dinh dưỡng. Theo Tây y, cứ 100g chạch có 16g chất đạm, có đến 17 axit amin, đặc biệt có đủ cả 8 axit amin tối cần thiết, 3,2g chất đường, 2g chất béo, và các vitamin khác... Theo Đông y, thịt chạch có tác dụng bổ khí huyết, chống lão suy, tráng dương, cường lực, thanh nhiệt, cần thiết cho người già… Vì thế, thịt chạch chế biến thức ăn nào cũng ngon như khô chạch, chạch kho nghệ…, nhưng hấp dẫn hơn cả là cá chạch nướng chấm nước mắm me.

Trước tiên, chạch bắt được (hay mua ở chợ về), lựa những con thật tươi, mập mạp. Rửa nước lạnh vài lần cho sạch nhớt, sau đó dùng gắp tre kẹp chạch nướng trên lửa hồng cho đến khi chín vàng là được. Nhớ đừng để chín quá thịt chạch khô mất ngon. Kế đến ta chuẩn bị “cây nhà lá vườn” như khế chua, chuối chát, dưa leo xắt sẵn cùng với rau thơm xếp ra dĩa. Và, sau cùng pha thêm một chén nước mắm me, thế là xong! Nhưng cũng nên lưu ý rằng khâu pha chế cuối cùng này rất quan trọng, vì nó quyết định chất lượng của món ăn. Nói thế, có nghĩa là ta phải pha nước mắm me sao cho có vị chua chua của me chín, vị ngòn ngọt của đường cát trắng, vị mằn mặn và thơm thơm của nước mắm, vị cay nồng của ớt chín…, và nhất là nước mắm pha không quá loãng để khi chấm phải “bắt” mới ngon.


Một tay làm chẳng nên non
Ba tay chụm lại lên sòng tiến lên
 
thanbai3vDate: Friday, 2010-11-19, 4:41 PM | Message # 30
Thiếu Tướng
Group: Quản Lý Diễn Đàn
Messages: 254
Reputation: 5
Status: Offline
Bồn bồn - vị ngọt từ đồng chua

Mùa nước ngọt ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu từ tháng 6 và kéo dài đến tháng 11. Đó cũng là lúc những vạt bồn bồn đua nhau tươi tốt, phủ một màu xanh mướt lên những cánh đồng chua.

Bồn bồn gốc trắng lá xanh là một loại thức ăn rất lành vì dù mọc hoang hay được trồng đại trà thì nó vẫn là loài cây không cần chăm sóc, bón phân, chỉ lớn lên nhờ những dưỡng chất mỡ màu từ đất.

Bồn bồn có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu khác nhau như tôm khô, thịt bò, thịt heo… để làm nên món xào dùng trong các bữa cơm gia đình. Tùy vào nguyên liệu và cách xắt sợi ngắn dài, dày mỏng khác nhau mà mỗi món có vị ngon riêng.

Trong số đó, ngon nhất có lẽ là bồn bồn xào tép bạc. Đây là món dễ chế biến nhất và cũng là món giữ được vị ngọt đặc trưng của bồn bồn vì chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần gia vị. Đĩa đồ xào vừa dọn ra nhìn đã bắt mắt: tép bạc thân căng tròn, đỏ au xen lẫn với màu trắng ngà, bóng mượt của những sợi bồn bồn thật quyến rũ. Vị ngọt đậm đà của tép bạc hòa quyện với vị ngọt thanh của bồn bồn khiến ai ăn một lần cũng nhớ mãi.

Một món ăn luôn được nhiều người nhắc đến đó là gỏi bồn bồn đầy đủ chua, cay, mặn, ngọt, phù hợp khẩu vị của người miền Nam. Có người trộn gỏi bằng loại bồn bồn đã làm chua để món ăn có nhiều hương vị nhưng những người sành ăn lại thích dùng bồn bồn tươi để thưởng thức trọn vẹn vị thơm ngọt của bồn bồn: phần gốc hơi giòn nhưng không cứng, phần lá non mềm nhưng không bở, tan ngay trong miệng. Gỏi bồn bồn thường được trộn với tôm sú và ít thịt luộc, thường là những lát thịt ba rọi mềm và béo. Gỏi bồn bồn thường được dọn lên cùng với bánh phồng tôm làm món khai vị trong những bữa tiệc tại gia thân mật hoặc trong các tiệc cưới.

Cùng với dưa điên điển, dưa bồn bồn cũng được xem là một trong những loại dưa đặc sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Bồn bồn ngâm nước giấm đường một thời gian ngắn sẽ thành dưa. Món dưa này dường như không thể vắng mặt trong những bữa cơm của người dân quê trong mùa thu hoạch bồn bồn. Những sợi bồn bồn trắng ngà chấm nước cá kho là một món “hao cơm”. Ngoài ra, dưa bồn bồn còn được dùng để nấu canh chua với các loại cá ngát, cá dứa, cá bông lau, tạo nên một hương vị rất riêng của vùng sông nước miền Tây Nam bộ.


Một tay làm chẳng nên non
Ba tay chụm lại lên sòng tiến lên
 
Diễn Đàn 3V » DIỄN ĐÀN 3V » TÀI LIỆU THUYẾT MINH 63 TỈNH THÀNH » CẦN THƠ
Search:

Bình Chọn
Rate my site
Total of answers: 22
Tin Nhắn
200
Site friends
  • Create a free website