Friday, 2024-05-17, 2:08 PM
Welcome Guest

3V CLUB

[ New messages · Members · Forum rules · Search · RSS ]
  • Page 1 of 2
  • 1
  • 2
  • »
Diễn Đàn 3V » DIỄN ĐÀN 3V » TÀI LIỆU THUYẾT MINH 63 TỈNH THÀNH » ĐỒNG THÁP
ĐỒNG THÁP
thanbai3vDate: Thursday, 2010-11-18, 2:38 PM | Message # 1
Thiếu Tướng
Group: Quản Lý Diễn Đàn
Messages: 254
Reputation: 5
Status: Offline
Đồng Tháp là một tỉnh nằm ở miền Tây Nam Bộ, có nền nông nghiệp phát triển, là vựa lúa lớn thứ ba của Việt Nam, là tỉnh có chỉ số tăng trưởng GDP cao và chỉ số về cạnh tranh kinh tế đứng thứ 2 trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và thứ 5 cả nước trong năm 2008

Vị trí
Đồng Tháp là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong giới hạn 10°07’-10°58’ vĩ độ Bắc và 105°12’-105°56’ kinh độ Đông, phía bắc giáp tỉnh Prây Veng (Cam pu chia) trên chiều dài biên giới 47,8 km với 4 cửa khẩu: Thông Bình, Dinh Bà, Mỹ Cân và Thường Phước, phía nam giáp Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ, phía tây giáp An Giang, phía đông giáp Long An và Tiền Giang. Tỉnh lỵ của Đồng Tháp hiện nay là thành phố Cao Lãnh, cách thành phố Hồ Chí Minh 162 km. Đồng Tháp có hai đô thị loại III là thành phố Cao Lãnh và thị xã Sa Đéc. Theo quy hoạch, thị xã Sa Đéc sẽ được nâng cấp lên thành phố vào năm 2010.
Địa hình
Địa hình Đồng tháp tương đối bằng phẳng với độ cao phổ biến 1-2 m so với mặt biển. Dòng sông Tiền chảy qua 132 km chia Đồng Tháp thành hai vùng:

Vùng Đồng Tháp Mười phía bắc sông Tiền, dọc theo hướng tây bắc-đông nam, nơi cao nhất không quá 4m và nơi thấp nhất chỉ có 0,7 m.
Vùng phía nam, nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu, có địa hình lòng máng dốc từ hai phía sông vào giữa với độ cao phổ biến 0,8-1,0 m. Do địa hình thấp nên mùa lũ tháng 9, tháng 10 hàng năm thường bị ngập nước khoảng 1 m.
Ngoài sông Tiền và sông Hậu, Đồng Tháp còn có sông Sở Thượng và sông Sở Hạ bắt nguồn từ Campuchia đổ vào sông Tiền ở phía bắc tỉnh. Phía nam tỉnh cũng có một số sông như sông Cái Tàu Thượng, sông Cái Tàu Hạ và sông Sa Đéc. Các sông này cùng với 20 kênh rạch tự nhiên, 110 kênh đào cấp I, 2400 km kênh đào cấp II và III đã hình thành hệ thuỷ nông hoàn chỉnh phục vụ thoát lũ, tiêu úng và đưa nước ngọt vào đồng.

Sinh thái
Đồng Tháp có 2/3 diện tích tự nhiên thuộc vùng trũng Đồng Tháp Mười nên cảnh quan và sinh thái có nhiều nét đặc sắc. Đến khu vực Đồng Tháp Mười, người ta sẽ bắt gặp những cánh rừng tràm bạt ngàn, những hồ sen, đầm sung, những vườn cò, sân chim mênh mông và hoang sơ không phải nơi nào cũng có. Đáng chú ý là, Đồng Tháp có Vườn quốc gia Tràm Chim thuộc hệ sinh thái Đồng Tháp Mười, đang được nhiều tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế quan tâm. Tràm chim có nghĩa là rừng tràm có chim. Khu bảo tồn thiên nhiên này rộng 7500 ha. Ngoài 140 loài cây dược liệu, 40 loài cá, hàng chục loài trăn, rắn, rùa và nhiều loại động thực vật khác, Tràm Chim còn có 198 loài chim, trong đó có những loài nhiều nơi trên thế giới không có như: bồ nông, ngan cánh trắng, vịt trời và đặc biệt là sếu đầu đỏ, loại chim này còn có tên là sếu cổ trụi và tên dân gian Việt Nam gọi là hạc. Trong tâm linh người Việt, hạc là loài chim biểu tượng cho sức mạnh, lòng chung thuỷ và sự trường tồn nên trong đình, chùa và trên các bàn thờ của nhiều gia đình, hạc là vật thiêng được thờ ở vị trí trang trọng.

Các đơn vị hành chính

Biểu trưng của Tỉnh Đồng ThápTheo kết quả điều tra ngày 01/04/2009, dân số tỉnh Đồng Tháp là 1.665.420 người. Hiện nay Đồng Tháp có 12 đơn vị hành chính cấp huyện với 129 xã, 17 phường, 9 thị trấn, bao gồm:

1 thành phố trực thuộc tỉnh (thành phố loại III) là thành phố Cao Lãnh.
2 thị xã là thị xã Sa Đéc (đô thị loại III) và thị xã Hồng Ngự (đô thị loại IV).
Thị xã Sa Đéc đang được mở rộng bằng việc thành lập thêm 4 phường và 3 xã, nâng tổng số phường xã lên 10 phường và 6 xã với tổng diện tích trong tương lai là 165.029,85 ha, trở thành thị xã lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long. Khi trở thành thành phố (vào năm 2010), Sa Đéc sẽ là thành phố trực thuộc tỉnh có diện tích lớn thứ 4 ở đồng bằng Sông Cửu Long sau Long Xuyên, Mỹ Tho và Rạch Giá.
Thị xã Hồng Ngự được thành lập vào ngày 30/04/2009 trên cơ sở chia tách huyện Hồng Ngự cũ nhưng vẫn không được đặt tên mới dẫn đến việc tỉnh này vừa có thị xã Hồng Ngự lại vừa có huyện Hồng Ngự (trước đó, Đồng Tháp cũng đã có hai địa phương có trùng tên Cao Lãnh là thành phố Cao Lãnh và huyện Cao Lãnh).
9 huyện gồm: Cao Lãnh, Châu Thành, Hồng Ngự, Lai Vung, Lấp Vò, Tam Nông, Tân Hồng, Thanh Bình, Tháp Mười.


Một tay làm chẳng nên non
Ba tay chụm lại lên sòng tiến lên
 
thanbai3vDate: Thursday, 2010-11-18, 2:45 PM | Message # 2
Thiếu Tướng
Group: Quản Lý Diễn Đàn
Messages: 254
Reputation: 5
Status: Offline
Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng
"Lá phổi xanh" của vùng Đồng Tháp Mười

Thuộc ấp 6, xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp, khu du lịch sinh thái Gáo Giồng (hay mọi nguời thường quen gọi là vườn chim Gáo Giồng) từ lâu đã nổi tiếng là “ốc đảo xanh” với cảnh quan thiên nhiên quyến rũ, đặc trưng cho vùng đất trũng Đồng Tháp Mười.

Theo quốc lộ 30 tới thành phố Cao Lãnh, tiếp tục chạy cặp sông qua các xã Mỹ Trà, Mỹ Tân rồi chạy vô xã Tân Nghĩa (huyện Cao Lãnh), mất 5 phút qua con đò nhỏ rồi tiếp tục đi theo con đường quê thêm 7 km nữa là khu du lịch sinh thái Gáo Giồng đã ở trước mặt bạn.

Được xem là lá phổi của Đồng Tháp Mười, rừng tràm Gáo Giồng có diện tích khoảng 1.700 ha, trong đó có 250 ha rừng nguyên sinh, với những bưng trấp, lung, bàu đầy sen, súng, lau sậy, cà na, gáo v.v.

Đến đây chắc chắn bạn sẽ ngợp mắt trước sân chim rộng gần 40 ha cùng nhiều loài chim muông bay rợp cả một góc trời. Trên những vạt rừng rộng mênh mông, hàng chục loài chim nước sinh sống và làm tổ quanh năm như: trích mồng đỏ, cồng cộc, le le, diệc, vịt trời v.v.; nhiều hơn hết vẫn là đàn cò trắng hàng chục nghìn con khiến rừng tràm này được xem là vườn cò lớn nhất hiện nay ở vùng Đồng Tháp Mười.

Xuống xuồng ba lá, bồng bềnh xuôi theo những con rạch nhỏ, bạn có thể thấy tận mắt các loài diệc mộc, diệc lửa với sải cánh dài hơn 1m, những con nhan điển với cái cổ thon dài vừa bay cao vừa bơi lặn và bắt cá rất giỏi v.v.. Vào mùa nước nổi, trên các cánh đồng vừa thu hoạch, hàng nghìn cánh cò trắng điểm xuyết trên nền tràm xanh tươi tạo thành một khung cảnh ngoạn mục. Còn các lung sen lại là nơi quy tụ hàng nghìn con trích mồng đỏ về đây thư thả nhổ những cọng năn tươi non, thỉnh thoảng cất tiếng gáy kèm theo những vũ điệu tuyệt đẹp.

Đến với Gáo Giồng, không những nghe chim hót trên cây, bạn còn được nghe tiếng cá quẫy đuôi mời chào dưới nước. Những câu thơ :

Xin mời ghé chốn quê tôi xứ này
Quê tôi vừa đẹp vừa hay
Dưới sông cá lội, chim bay trên trời

Quả thật không sai. Thuỷ sản ở đây vô cùng phong phú với nhiều loài cá như cá lóc, cá bông, cá sặc, cá chốt, cá lăng, cá bống, cá nhái v.v.; đặc biệt là loài cá linh từ Biển Hồ Campuchia vào mỗi mùa nước lên lại lũ lượt kéo về từng đàn đông vui…

Gáo Giồng đẹp nhất vào mùa nước nổi. Lúc ấy, nước từ sông Mêkông kéo về phủ ngập cánh đồng, biến Gáo Giồng thành một ốc đảo giữa trời nước mênh mông, rực lên màu vàng hoa điên điển, màu tím hoa súng pha lẫn sắc hồng của những cánh sen, màu xanh mướt của rừng tràm v.v.. Mùa này cá tôm phong phú, đánh bắt về cộng với các loại rau đồng, bạn có thể chế biến thành những món ăn dân dã nhưng vô cùng phong phú và hấp dẫn như cá lóc nướng trui cuốn lá sen, cháo cò, cháo rắn nấu với đậu xanh, rắn bông súng nướng mọi, chuột đồng nướng, cơm huyết rồng hấp lá sen, canh chua bông điên điển, ốc lác hấp tiêu v.v.
Thưởng thức những món ăn đậm chất Nam Bộ, nhâm nhi rượu đặc sản từ rượu nếp pha với mật ong tràm, ngả mình trên chiếc võng đong đưa, đón những luồng gió mát rượi, bạn sẽ cảm nhận hết sự thanh bình, yên ả nhưng cũng không kém phần độc đáo của khu du lịch sinh thái Gáo Giồng.


Một tay làm chẳng nên non
Ba tay chụm lại lên sòng tiến lên
 
thanbai3vDate: Thursday, 2010-11-18, 2:47 PM | Message # 3
Thiếu Tướng
Group: Quản Lý Diễn Đàn
Messages: 254
Reputation: 5
Status: Offline
Chợ chiếu đêm Định Yên

Làng chiếu Định Yên nằm cạnh sông Hậu, thuộc xã Định Yên, huyện Lấp Vò, là địa chỉ không thể thiếu trong các điểm tham quan hấp dẫn của tỉnh Đồng Tháp với nghề dệt chiếu nổi tiếng cách đây gần một trăm năm.

Từ thị xã Sa Đéc theo quốc lộ 80 đi chừng 30 km là đến thị trấn Lấp Vò, sau đó đi thêm 3 km nữa sẽ đến làng chiếu Định Yên. Người dân ở đây sau khi làm ra thành phẩm sẽ mang ra bán tại chợ đầu mối Định Yên.

Nét văn hóa độc đáo của chợ chiếu này là chợ được họp vào ban đêm trong thời gian khoảng 2 tiếng đồng hồ và được người dân ở đây gọi là “chợ ma”. Do bà con suốt ngày bận rộn với công việc đồng áng hoặc miệt mài bên khung dệt nên chỉ có đến Định Yên vào ban đêm bạn mới thấy được cảnh họp chợ nhộn nhịp, mỗi nguời chong một đèn quây quần trước sân chùa An Phước. Giờ họp chợ không cố định, đêm sau thường sớm hơn đêm trước 1 giờ và cứ thế xoay vòng.

Hằng năm chợ chiếu Định Yên tiêu thụ hàng triệu sản phẩm các loại khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ. Chiếu thường bán chạy nhất vào khoảng tháng chạp, tháng giêng và tháng hai. Chợ chiếu không cần có quầy, sạp kinh doanh mà vẫn tấp nập nguời mua kẻ bán. Một điểm đặc biệt khác với những phiên chợ khác là ở đây nguời bán thì đi, đứng, trong khi người mua lại ngồi (thay vì nguời bán ngồi, nguời mua đi). Người mua chiếu tìm một chỗ ngồi chờ còn nguời bán ôm hoặc vác chiếu trên vai đến chào hàng, ngã giá. Nơi đây nhộn nhịp những cô gái trẻ ngược xuôi mời chào sản phẩm chiếu đủ loại, đa dạng về màu sắc, hoa văn, từ chiếu trắng thường cho đến chiếu vảy ốc, chiếu Trà Niên, chiếu con cờ, chiếu cưới trang trí lộng lẫy… Chiếu được bán sỉ và lẻ với giá cao thấp khác nhau tuỳ theo mẫu mã và độ dày-mỏng, thưa-khít…

Nếu như trên bờ có rừng chiếu đầy màu sắc rực rỡ, chen nhau dưới ánh đèn thì dưới bến, ghe, xuồng của cả trăm nguời buôn chiếu từ các tỉnh đến chọn hàng cũng kề nhau san sát. Thông thường, mỗi nguời buôn chiếu đậu ghe tại bến sông vài đêm, mua chứng 500-1000 chiếc là nhổ neo, đi bỏ mối hoặc bán lẻ khắp vùng sông nước Cửu Long; còn người bán được hàng cũng trở về tiếp tục công việc hàng ngày.

Ngoài ra chợ chiếu dầu mối, Định Yên còn là nơi tập trung của tàu thuyền khắp mọi nơi như Sa Đéc, Vĩnh Long… về bán trân, bố, lác, phẩm màu… là những nguyên liệu phục vụ cho sản xuất chiếu, khiến chợ đêm càng thêm nhộn nhịp trong ánh đèn rực rỡ, để lại ấn tượng khó phai trong lòng du khách trên bước lữ hành.


Một tay làm chẳng nên non
Ba tay chụm lại lên sòng tiến lên
 
thanbai3vDate: Thursday, 2010-11-18, 2:49 PM | Message # 4
Thiếu Tướng
Group: Quản Lý Diễn Đàn
Messages: 254
Reputation: 5
Status: Offline
Làng hoa kiểng Sa Đéc

Nói đến hoa và cây kiểng, người ta không thể không nghĩ đến địa danh Sa Đéc. Hơn một trăm năm qua, Sa Đéc nổi tiếng khắp cả nước với nghề trồng hoa kiểng, cây cảnh truyền thống. Sản phẩm hoa, cây cảnh của Sa Đéc hiện đang cung cấp cho các tỉnh ĐBSCL, TP.HCM, các tỉnh miền Trung, thị trường Campuchia và đang hướng đến những thị trường xuất khẩu khác.

Có dịp về thăm Đồng Tháp, bạn nhớ đến thăm làng hoa kiểng Sa Đéc - một trong những trung tâm hoa kiểng của miền Nam, nằm trên địa phận xã Tân Quy Đông, thị xã Sa Đéc, trước đây rộng khoảng 60 ha, với 600 - 3.600 lao động chuyên trồng hoa và cây cảnh. Trong mấy năm gần đây, diện tích trồng hoa kiểng ở Sa Đéc ngày tăng nhanh, hiện nay đã lên đến 177 ha, sản lượng trên 10 triệu chậu các loại, bình quân mỗi năm tăng 10 ha.

Vào làng quê hiền hoà Tân Quy Đông, vào bất cứ tháng nào trong năm bạn cũng có cảm giác như lạc vào thế giới của màu sắc và hương thơm kỳ ảo. Thược dược; tú cầu; lan; cau bình rượu; mai chiếu thủy; tùng Nhật; vạn thọ Pháp; hoa dâm bụt vàng, đỏ, tím; ớt kiểng; mãn đình hồng; cúc kim v.v. có mặt khắp nơi, đua nhau khoe hương, khoe sắc. Nhưng nhiều nhất về số lượng, chủng loại ở đây chính là hoa hồng. Dường như các nàng hồng kiêu sa, lộng lẫy nhất đều đã tụ hội về đây. Làng hoa hiện nay còn lưu giữ được trên 50 giống hoa hồng: hồng nhung đỏ thắm, hồng Grada tím sen, hồng Cleopatre màu hồng phấn, hồng Korokit màu gạch tôm nhạt, hồng Masseille màu trắng, hồng Elizabet phơn phớt hồng, hồng Comfidence màu vàng hột gà, hồng Maccasa màu cam v.v.

Không những vậy, làng hoa Tân Quy Đông bên bờ sông Tiền quanh năm lộng gió, màu mỡ phù sa còn là xứ sở của nhiều loại cây kiểng quý hiếm, tuổi thọ hàng trăm năm. Mỗi thế cây, dáng đứng đều thắm đượm nền văn hoá và triết học phương Đông. Có những loại cây rất bình dị, gần gũi với đời sống hằng ngày như khế, cau, bùm sum, si, mai v.v. qua bàn tay khéo léo tài hoa của các nghệ nhân đã trở thành những cây kiểng quý, có hình dáng đẹp, lạ.

Ngôi làng có 4 mùa xuân này với mô hình trồng hoa, cây kiểng tập trung từ lâu đã thu hút đông đảo khách du lịch về tham quan cũng như mang lại lợi nhuận và góp phần đáng kể trong việc nâng cao đời sống cho bà con Sa Đéc. 1 ha hoa kiểng ở đây có thể mang lại cho nguời trồng hoa thu nhập từ vài chục đến vài trăm triệu đồng một năm. Phát huy tiếng tăm và truyền thống vốn có, làng hoa kiểng Sa Đéc đang tiếp tục đưa thương hiệu hoa Sa Đéc vươn cao, vươn xa hơn nữa, trở thành một điểm du lịch hấp dẫn mà bạn không thể bỏ qua khi đến với tỉnh Đồng Tháp sen hồng.

Đến với làng hoa kiểng Sa Đéc, bạn được đắm mình trong thế giới của muôn hoa với vô vàn hương thơm thanh cao, quyến rũ, bao nhiêu mệt mỏi tan biến, chỉ còn lại cảm giác thanh thản yên bình.


Một tay làm chẳng nên non
Ba tay chụm lại lên sòng tiến lên
 
thanbai3vDate: Thursday, 2010-11-18, 2:50 PM | Message # 5
Thiếu Tướng
Group: Quản Lý Diễn Đàn
Messages: 254
Reputation: 5
Status: Offline
Vườn quốc gia Tràm Chim

Nằm lọt thỏm giữa vùng đất trũng ngập nước của Đồng Tháp Mười, Tràm Chim Tam Nông có diện tích tự nhiên 7.612 ha, thuộc địa phận 5 xã: Tân Công Sinh, Phú Đức, Phú Thọ, Phú Thành, Phú Hiệp và thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Sau thời gian quy hoạch, phát triển và mở rộng, đầu năm 1999, nơi này chính thức được chính phủ công nhận là “Vườn quốc gia Tràm Chim” - niềm vui và tự hào lớn của nhân dân Đồng Tháp.
Nơi đây có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp với bao la sông nước, rừng tràm xanh ngút ngàn và thảm thực vật phong phú với hơn 130 loài khác nhau. Vùng đầt “sáu tháng đồng khô cỏ cháy, sáu tháng nước ngập trắng đồng” này cũng chính là nơi cư trú của hàng trăm loài động vật có xương sống, hàng chục loài cá và hơn 198 loài chim nước, chiếm khoảng 1/4 số loài chim có ở Việt Nam.

Vào mùa nước lên từ tháng tám đến tháng mười một, đi tắc ráng chạy vòng quanh, bạn sẽ cảm nhận được hết vẻ đẹp mà thiên nhiên đã hào phóng ban cho nơi này khi trải ra trước mắt ta là sen, súng, luá trời, năng, lác v.v. cùng các loài động vật lươn, rắn, rùa, trăn; các loài cá đồng và chim muông như cò, diệc, vịt trời, cồng cộc v.v.. Trong số đó có nhiều loài chim quý hiếm trên thế giới như ngan cánh trắng, te vàng, bồ nông, già đãy Java và đặc biệt là sếu cổ trụi, hay còn gọi là sếu đầu đỏ. Chúng được xếp vào những loài động vật cần được bảo vệ vì đang có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới.

Hằng năm từ cuối tháng 12 đến đầu tháng 5 là lúc đàn sếu bay về Tràm Chim cư trú. Đến đây vào thời gian này, bạn sẽ chứng kiến từng đàn sếu đầu đỏ bay về hòa cùng các loài chim khác để kiếm ăn - một cảnh tượng kì thú làm mê đắm lòng người. Nhiều con sếu cao đến gần 2m, bộ lông xám mượt, chân và cổ cao, đôi cánh dang rộng khi bay, dáng đi khoan thai, đủng đỉnh. Chúng tụ tập ngoài đồng năn, bay lượn chấp chới, xoè cánh múa nhịp nhàng, cất lên những tiếng kêu lảnh lót. Chắc chắn bạn sẽ bị hút hồn theo nhịp điệu cuả bầy sếu cùng khung cảnh huyền hoặc trong ánh hoàng hôn của buổi chiều tà…

Chính vì thế mà từ lâu cái tên Tràm Chim đã trở nên quen thuộc với báo chí và nhiều tổ chức quốc tế. Đã có rất nhiều đoàn khách nước ngoài vào nước ta để đến Tràm Chim tham quan, nghiên cứu. Hiện nay, vườn quốc gia Tràm Chim được Nhà nước đầu tư, nâng cấp mở rộng thành một bảo tàng thiên nhiên, một trung tâm du lịch sinh thái hấp dẫn. Nhiều tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế cũng đã tài trợ để duy trì và bảo vệ Tràm Chim-vốn quý của nước ta nói chung và của Đồng Tháp nói riêng.

Về Đồng Tháp, đến Tràm Chim Tam Nông ngắm đàn sếu múa đôi, nghe rừng tràm xào xạc, chắc chắn sẽ là những kỉ niệm mà bạn không thể nào quên.


Một tay làm chẳng nên non
Ba tay chụm lại lên sòng tiến lên
 
thanbai3vDate: Thursday, 2010-11-18, 2:52 PM | Message # 6
Thiếu Tướng
Group: Quản Lý Diễn Đàn
Messages: 254
Reputation: 5
Status: Offline
Xẻo Quýt - từ căn cứ cách mạng đến điểm du lịch sinh thái

Đồng Tháp có khá nhiều di tích lịch sử mà Xẻo Quýt là một trong những điểm du lịch về nguồn độc đáo, để lại nhiều ấn tượng đẹp đẽ trong lòng du khách.

Khu căn cứ Xẻo Quýt rộng khoảng 50 ha, trong đó có 20 ha rừng tràm nguyên sinh, thuộc 2 xã Mỹ Hiệp và Mỹ Long, huyện Cao Lãnh, cách thành phố Cao Lãnh hơn 30 km. Để đến Xẻo Quýt bạn có thể đi bằng đường bộ hoặc đường thủy. Thông thường, du khách đi qua ngã ba An Hữu thuộc huyện Cái Bè (Tiền Giang) đến cầu Long Hiệp, rồi từ đó đón đò đi Xẻo Quýt, hoặc có thể đi đường bộ từ quốc lộ 1 rồi rẽ vào quốc lộ 30, đến thẳng Xẻo Quýt.

Đến đây bạn sẽ cảm nhận ngay một môi trường thiên nhiên tuyệt đẹp, gió mát trong lành nằm giữa vùng đất trũng với nhiều loại cây : tràm, gáo, sậy, trâm bầu, sen, súng v.v.. Khi xưa, nơi này hoang vu cỏ dại, kênh rạch chằng chịt, lau sậy mịt mùng nên từ năm 1960 - 1975 đã được Tỉnh ủy Kiến Phong (nay là Đồng Tháp) chọn làm căn cứ chiến lược để lãnh đạo nhân dân kháng chiến.

Thăm Xẻo Quýt vào mùa khô, bạn sẽ len lỏi theo những con đường mòn ngoằn ngoèo dưới tán tràm mát rượi, nếu mỏi chân có thể mắc võng, ngả lưng ngắm nhìn cây lá. Mùa nước lên, trên chiếc xuồng ba lá, những cô du kích áo bà ba đen, khăn rằn, nón tai bèo đưa bạn luồn lách qua những con rạch nhỏ hoang sơ để vào những di tích nằm khuất trong rừng tràm mênh mông. Tiếng nước róc rách, cá quẫy và chim hót trên những hàng cây cao vút, xanh rì, bao phủ bởi lớp dây leo mềm mại đem lại những giây phút thư thái, bình yên cho khách tham quan.

Ngoài ra, môi trường sinh thái ở đây hết sức đa dạng với hơn 170 loài thực vật và 200 loài động vật hoang dã, trong đó có 13 loài được ghi vào Sách đỏ Việt Nam như trăn mốc, rắn hổ trâu, rái cá, rùa hộp v.v.. Vì vậy mà người ta gọi Xẻo Quýt là Đồng Tháp Mười thu nhỏ cũng không sai.

Không những vậy, bạn còn được sống lại khung cảnh của chiến khu xưa khi chứng kiến những công sự, hầm tránh bom, hầm bí mật v.v. được phục chế nguyên vẹn như trước. Thời kì chống Mĩ, xung quanh đây có trên 10 đồn bót địch tạo thành một vòng tròn khép kín. Thế nhưng nhờ sự chở che, đùm bọc cuả nhân dân nên dù bị càn quét dữ dội, biết bao lần bị B.52 ném bom rải thảm, căn cứ vẫn hiên ngang đứng vững cho đến ngày toàn thắng. Vì thế mà Xẻo Quýt được gọi là “Căn cứ của lòng dân”.

Đến với Xẻo Quýt anh hùng và kì thú, bạn sẽ được tận mắt quan sát thế trận của quân và dân ta, đó là những công sự chiến đấu cá nhân hình chữ L, công sự chiến đấu hình chữ Z được đào đắp bằng đất và tràm dùng để chiến đấu chống càn từ bãi đỗ trực thăng của địch…

Ngoài ra, còn có những “bãi ngù – tử địa” có gài lựu đạn chống trực thăng và xe tăng bộ binh, nhà đón khách Tỉnh ủy, các nơi hội họp, làm việc và sinh hoạt của cán bộ, bộ đội trong suốt thời kì chiến đấu ác liệt. Điều đặc biệt của khu căn cứ này là không có bê tông, không có tường vôi, gạch đá mà hầu hết các công trình đều được phục chế bằng gỗ, tre, tràm, đưng, lá dừa nước v.v. rất tài tình. Thật khó có thể hình dung được bằng cách nào xây dựng nên một căn cứ cách mạng vững chãi như thế giữa nơi đồng hoang ngập nước nếu không nhờ vào tài trí thao lược, lòng kiên trì dũng cảm, chịu đựng gian khổ của quân dân ta.

Hiện nay, phần lớn các công ty du lịch đều có chương trình đi Xẻo Quýt kết hợp thăm thành phố Cao Lãnh và viếng mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc. Cảnh quan hấp dẫn, không khí trong lành của đồng ruộng đã khiến Xẻo Quýt trở thành điểm sáng du lịch lý tưởng trênn quê hương “Đất Tháp anh hùng”.


Một tay làm chẳng nên non
Ba tay chụm lại lên sòng tiến lên
 
thanbai3vDate: Thursday, 2010-11-18, 2:55 PM | Message # 7
Thiếu Tướng
Group: Quản Lý Diễn Đàn
Messages: 254
Reputation: 5
Status: Offline

ĐỀN THỜ ÔNG, BÀ ĐỖ CÔNG TƯỜNG

Bên cạnh Trung tâm chợ Cao Lãnh, trên đường Lê Lợi thuộc phường 2, thành phố Cao Lãnh có một ngôi đền được kiến tạo cân đối hài hòa, cổ kính trang nghiêm, đẹp rực rỡ đó là đền thờ ông bà Đỗ Công Tường hay còn gọi ông bà Chủ chợ Cao Lãnh.

Ông bà Đỗ Công Tường tục danh là Lãnh. Người sinh quán ở miền Trung đến lập nghiệp tại làng Mỹ Trà dưới triều Gia Long vào năm Đinh Sửu (1817). Với đức tính cần cù, chịu khó, ông bà đã khai khẩn đất hoang, trồng được một vườn quít khá lớn, cây trái sum suê. Nơi đây thuận chổ đường sông, đường bộ nên dân làng thường tụ họp để trao đổi, mua bán cây trái và hàng hóa ngày càng đông, lâu ngày thành chợ “vườn quít”. Gia đình ông bà khá giả dần lên. Với đức tính cương trực, thẳng thắn nên được dân làng chọn giữ chức Câu đương, phân xử những vụ tố tụng trong làng.

Năm 1820 đất trời biến động, bệnh dịch tả phát lên dữ dội làm chết rất nhiều người trong làng, chợ vườn quít trở nên thưa vắng, không khí trong làng bao trùm cảnh tang tóc, lo âu. Với tấm lòng nhân từ, bác ái, đọng lòng trắc ẩn, thương cảm dân tình trong làng lâm vào đại nạn, ông bà đã lập bàn hương án, cầu nguyện phật trời xin chết thay cho dân chúng. Qua ba ngày cầu khẩn, chay lạt thì bà chết, ngày sau ông cũng chết theo vì dịch bệnh. Nhân dân trong làng lo an táng xong thì dịch bệnh cũng chấm dứt.

Ghi nhớ công ơn và tấm lòng nghĩa hiệp, bác ái, nhân từ của ông bà nhân dân lập đền thờ (năm 1820) ngay ngôi mộ ông bà để thờ phượng, lấy ngày mùng 9 và mùng 10 tháng 6 (âm lịch) hàng năm làm ngày giỗ. Sau đó, chợ vườn quít được ghép chức trong làng của ông Câu đương với tục danh của ông là Lãnh thành chợ Câu Lãnh. Chợ Câu Lãnh ngày càng sung thịnh, người Việt, người Hoa, người Khơme đến buôn bán tấp nập, âm trại Câu Lãnh dần dần phát âm thành Cao Lãnh. Địa danh Cao Lãnh ra đời từ đó và lưu truyền đến ngày nay. Tên tuổi ông bà Đỗ Công Tường gắn liền với địa danh ấy.
Hàng năm, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Cao Lãnh long trọng tổ chức ngày giỗ cho ông bà, đồng thời góp công, góp của để trùng tu, tôn tạo đền thờ. Nhiều doanh nhân, các tổ chức xã hội và cá nhân đã tặng nhiều cây kiểng quý như: mai vàng, mai chiếu thủy, thiên tuế v.v. trang điểm cho đền thờ thêm đẹp và trang nghiêm.

Du khách có dịp về thăm quê hương Cao Lãnh, xin mời đến tham quan đền thờ ông bà Đỗ Công Tường, một di tích lịch sử gắn liền với địa danh Cao Lãnh, đã ngự trị mãi mãi trong lòng nhân dân Đồng Tháp.


Một tay làm chẳng nên non
Ba tay chụm lại lên sòng tiến lên
 
thanbai3vDate: Thursday, 2010-11-18, 2:56 PM | Message # 8
Thiếu Tướng
Group: Quản Lý Diễn Đàn
Messages: 254
Reputation: 5
Status: Offline
Bia tưởng niệm bác Tôn Đức Thắng

Bên bờ rạch Đất Sét thuộc địa phận ấp An Thuận, xã Mỹ An Hưng B, huyện Lấp Vò có một tượng đài cao trên 5 mét mang dáng dấp của một cánh sen cách điệu, đây chính là đài tưởng niệm Bác Tôn Đức Thắng.

Bác Tôn Đức Thắng nguyên là Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Trong những ngày đầu Nam bộ kháng chiến, Bác là Bí thư Xứ ủy, ủy viên quân sự Nam bộ.

Đầu tháng 10/1945, Đảng bộ và nhân dân xã Mỹ An Hưng B vinh dự được đón Bác Tôn cùng Ủy ban hành chánh Nam bộ về quê hượng họp bàn việc chống Pháp tái chiếm Nam bộ. Cuối tháng mười năm ấy, Bác Tôn cùng với đồng chí Lê Duẫn tổ chức cuộc họp tại Mỹ An Hưng để thuyết phục những người lãnh đạo Đệ tam sư đoàn.
Cuối năm 1945 trong chuyến công tác ở miền Tây, Bác đã ghé thăm Chi bộ và nhân dân Mỹ An Hưng. Tình cảm cách mạng trong sáng, ấm áp của Bác là nguồn cổ vũ to lớn giúp Đảng bộ và nhân dân Mỹ An Hưng vững bước tiến lên từ những ngày đầu kháng chiến tới ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cũng như trong công cuộc kiến quốc hôm nay.

Kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Bác (20/8/1888 – 20/8/1988) với tình cảm quý trọng thiêng liêng, Đảng bộ - nhân dân địa phương đã dựng đài tưởng niệm nơi Bác đã nhiều lần đến làm việc trong những ngày đầu kháng Pháp, nhằm giáo dục truyền thống Cách mạng cho thế hệ hôm nay và mai sau để Mỹ An Hưng B luôn xứng đáng với danh hiệu Anh hùng lưc lượng vũ trang nhân dân mà Nhà nước ta đã tuyên dương.


Một tay làm chẳng nên non
Ba tay chụm lại lên sòng tiến lên
 
thanbai3vDate: Thursday, 2010-11-18, 2:59 PM | Message # 9
Thiếu Tướng
Group: Quản Lý Diễn Đàn
Messages: 254
Reputation: 5
Status: Offline
Rẫy Cụ Hồ


Là vùng đất có vị trí khá đặc biệt nằm giữa ba làng Tân Phú Đông, Bình Tiên và Tân Qui Tây. Từ lộ Tư Đồng (lộ Trần Chí) đi vào độ 150 m là khu đất trồng rau xanh trong nội ô thị xã SaĐéc đó là “Rẫy Cụ Hồ”.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, chính quyền về tay nhân dân chưa được bao lâu thì tháng giêng năm 1946 thực dân Pháp đưa quân đánh chiếm thị xã Sa Đéc.

Bọn Pháp và tay sai thẳng tay đàn áp, bắt bớ, giết hại cán bộ, chiến sĩ và nhân dân ta đồng thời đưa bọn tay sai phản động đội lốt tôn giáo chống phá cách mạng, bắn giết những người Việt Minh. Để chống lại âm mưu và hành động khủng bố của giặc, Chi bộ Đảng Cộng sản xã Tân Phú Đông được thành lập. Đảng viên bám dân, củng cố mặt trận Việt Minh, Ủy ban kháng chiến hành chính, xây dựng lực lượng du kích và căn cứ kháng chiến ở xóm rẫy, phát động toàn dân thực hiện lời kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến” của Bác Hồ. Lực lượng du kích xã Tân Phú Đông lớn mạnh nhanh chóng và xây dựng được nhiều cơ sở trung kiên với cách mạng như: chú Hồ, Tám Hổn, Năm Cứng, Sáu Cừ v.v. trạm giao liên chính đặt tại nhà ông Nguyễn Văn Huệ, cách quốc lộ 80 khoảng 200 m.

Ngoài ra còn có một số cơ sở ngoài rẫy như: Tiệm thuốc bắc Đặng Thúc Liên, tiệm may Tùng S, Hai Hải (Điện lực), Châu Văn Phú (Bưu điện), Ông Nguyễn Hữu Phước cơ sở xe đò, nhiệm vụ chuyển chất nổ, vũ khí, đưa đón cán bộ. Nhà ông Phước số 3/7 khóm IV phường II có hầm bí mật giấu chất nổ, vũ khí thuộc cơ sở hậu cần Quân khu 8.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và hướng dẫn của cán bộ cách mạng, đồng bào trong rẫy xẻ đường ngang dọc, thường xuyên thay đổi địa hình để khi người lạ mặt và địch vào ta dễ phát hiện và chúng không biết đường ra. Nhân dân ta ở đây hết lòng đùm bọc, nuôi dấu, che chở cán bộ, du kích hoạt động chống Pháp.

Địch phát hiện có Việt Minh ở xóm rẫy nên đóng nhiều đồn bót xung quanh, nhằm bao vây tiêu diệt cơ sở cách mạng và làm cho cán bộ ta mất bàn đạp hoạt động trong thị xã Sa Đéc nhưng do Đảng lãnh đạo tốt công tác dân vận, binh vận và hợp đồng chặt chẽ với các cơ sở cách mạng, nên khi chúng chuẩn bị đi càn thì ta biết trước chủ động tránh né hoặc chống càn nên địch không làm gì được rẫy Cụ Hồ, mỗi lần chúng tấn công là mỗi lần chuốc lấy thất bại thảm hại.

Từ rẫy Cụ Hồ, bộ đội và du kích ta xuất kích đánh địch, trong đó có một số trận tiêu biểu như:

-Tháng 10/1947 ta đánh văn phòng chống cộng (Burcauantirouge) đóng gần nhà Ngủ Tân Á, đồng chí Kim Thạch đã ám sát tên Lê Thanh - Võ Bửu Linh làm quân Pháp chấn động hoang mang.

Đầu năm 1949, quân Pháp và tay sai định mở cuộc càn vào xóm rẫy. Được tin, đồng chí Nguyễn Thanh Tòng chủ động đột nhập vào nơi địch tập trung quân ném lựu đạn diệt 07 tên lính Pháp, bẻ gãy cuộc càn của địch.

- Ngày 01/3/1949 các đồng chí: Thanh, Thiệt, Định, Trị tổ chức bắt sống tên việt gian đội lốt linh mục: Mai Thành Đỏ, được tín đồ công giáo rất đồng tình vì tên này cầm đầu lực lượng vũ trang đánh phá cách mạng, bắt bớ nhân dân, hãm hiếp phụ nữ.

- Năm 1950 đồng chí Định chỉ huy đánh nhà phán Tặc, diệt hai tên lính kín.

- Năm 1951 được đồng bào giúp đỡ du kích xã diệt tên tay sai ác ôn Hồ Ngọc Châu và tên Senust gần chùa Từ Quang giữa ban ngày.
- Năm 1953 lực lượng du kích phục kích đánh bọn lính Cao Đài đi càn về, diệt 17 tên, thu 11 súng và 01 chiếc ghe lường địch chở lúa cướp bóc của dân.

Tổng kết thành tích trong thời kỳ chống Pháp, du kích rẫy Cụ Hồ phối hợp với lực lượng quân sự của thị xã SaĐéc đã diệt 50 tên, có 07 tên Pháp, thu nhiều súng đạn, nếu tính cả số trận đánh trên địa bàn thị xã thì đã diệt 148 tên, trong đó có 26 tên Pháp. Rẫy Cụ Hồ có qui mô nhỏ, địa bàn không rộng, dân không đông, lại nằm trong vòng vây của địch nhưng nó là căn cứ của nhân tâm, của lòng dân tin Đảng, tin vào chính nghĩa sẽ tất thắng nên nhân dân không sợ hy sinh gian khổ, quyết tâm kháng chiến chống giặc Pháp xâm lược giành độc lập, tự do cho dân tộc với khẩu hiệu:

Chiến công của rẫy Cụ Hồ đã tạo tiếng vang làm giặc Pháp và bọn tay sai kinh hoàng, sợ hãi. Không những đã phục vụ đắc lực cuộc kháng chiến chống Pháp ở địa bàn thị xã Sa Đéc mà còn phát huy tác dụng tích cực góp phần trong hai cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. Nơi đó xứng đáng được đưa vào danh mục các di tích lịch sử cách mạng của tỉnh nhà để giáo dục truyền thống cho các thế hệ hôm nay và mai sau.


Một tay làm chẳng nên non
Ba tay chụm lại lên sòng tiến lên
 
thanbai3vDate: Thursday, 2010-11-18, 3:01 PM | Message # 10
Thiếu Tướng
Group: Quản Lý Diễn Đàn
Messages: 254
Reputation: 5
Status: Offline
Lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - Di tích lịch sử QG

Khu di tích cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc khánh thành ngày 13/12/1977, là công trình ghi ơn cụ Nguyễn Sinh Sắc, một nhà nho yêu nước và là nguời đã sinh thành ra vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam – chủ tịch Hồ Chí Minh.

Di tích cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc nằm cạnh chùa Hoà Long, ngay trong nội ô của thành phố Cao Lãnh. Đây là quần thể di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng của tỉnh Đồng Tháp nói riêng và cả nước nói chung, đã được Bộ Văn hoá thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) công nhận vào ngày 09/04/1992.

Toàn bộ khu di tích rộng 3,6 ha, chia làm ba khu vực: mộ cụ Phó bảng, nhà sàn Bác Hồ và ao sen. Nơi đây mang lại cho bạn một cảm giác thư thái nhẹ nhõm khi nổi bật trên sắc hoa, màu lá là màu trắng tinh khiết, thanh thoát của các công trình: vòm mộ, hồ sen, phòng lưu niệm, nhà trưng bày về Bác, nhà trưng bày giới thiệu về cụ Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan (thân phụ và thân mẫu của Bác Hồ). Hàng rào xi măng đơn giản, thanh mảnh như những tấm phông trang hoàng thêm vẻ đẹp của khuôn viên, nơi có hàng trăm loại cây trái, hoa, cây cảnh quý hiếm được bà con địa phương và các tỉnh bạn hiến tặng. Mọi thứ đều toát lên vẻ uy nghi mà giản dị, trang trọng mà gần gũi, khiến ta như sống trong không khí thiêng liêng, lòng không khỏi bồi hồi nhớ về công lao của Bác và các bậc sinh thành ra Người…

Có lẽ bạn chưa biết rằng tất cả những công trình ấy không những được xây dựng rất kỳ công mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc. Vòm mộ hướng về phía Đông, là một cánh hoa sen cách điệu, có dáng dấp hình bàn tay xoè úp xuống, trên là 9 con rồng cách tân đậm nét dân gian, vươn ra trước thành 9 đầu hồi, tượng trưng cho hình ảnh nhân dân đồng bằng sông Cửu Long chở che, ôm ấp mộ người chí sĩ yêu nước. Ngôi mộ cụ Phó bảng được ốp đá hoa cương, núm mộ hình chữ nhật màu xám tro, yên vị trên nền mộ bằng đá mài trắng, hình lục giác không đều mở rộng dần ra hai bên và phía trước. Cách vòm mộ 25 m về phía trước là hồ sen hình ngôi sao năm cánh, giữa hồ sừng sững một đài sen trắng cách điệu cao 6,5 m, tượng trưng cho cuộc đời thanh bạch, lương tâm trong sáng của cụ Nguyễn Sinh Sắc và cũng là biểu tượng cho quê hương Đồng Tháp yêu quý vươn thẳng giữa lòng Tổ quốc Việt Nam…

Hằng năm cứ vào ngày 27/10 âm lịch, bà con xa gần ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các nơi hội tụ về đây tồ chức lễ giỗ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc trong không khí trang nghiêm, trọng thể, đông vui như một ngày hội lớn mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc.


Một tay làm chẳng nên non
Ba tay chụm lại lên sòng tiến lên
 
thanbai3vDate: Thursday, 2010-11-18, 3:16 PM | Message # 11
Thiếu Tướng
Group: Quản Lý Diễn Đàn
Messages: 254
Reputation: 5
Status: Offline
Gò Tháp - Khu di tích lịch sử văn hoá độc đáo

Khu di tích Gò Tháp nằm trên địa bàn hai xã Mỹ Hòa và Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, cách huyện lỵ Tháp Mười khoảng 11 km về hướng Bắc, cách thành phố Cao Lãnh về hướng Đông Bắc 43 km (theo đường bộ và đường thủy). Đây là Khu di tích cấp quốc gia được Bộ Văn hoá thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) công nhận từ năm 1998, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa - lịch sử của dân tộc và nhân loại.

Đến Gò Tháp, bạn sẽ bất ngờ bởi đây không chỉ là khu di tích mà còn có cảnh quan thiên nhiên đẹp với môi trường sinh thái còn mang nhiều dấu vết hoang sơ. Chiều dài gần 500m, ngang 200m, ở đây mủa khô nhiều gò cát lớn nhỏ uốn lượn quanh co, tạo thành khu gò nổi, trên gò có nhiều cây cổ thụ trăm tuổi xoè bóng mát, sừng sững vươn cao. Mùa nước nổi thì đồng nước mênh mông xen lẫn màu xanh cây cỏ, tạo thành phong cảnh thiên nhiên kì vĩ.
Nơi đây vốn là vùng đất mới được cư dân nguời Việt từ đàng ngoài vào khai hoang lập nghiệp, mở mang bờ cõi đất nước từ cuối thế kỉ XVII đầu thế kỉ XVIII, khi vùng đất này còn hoang vu với rừng rậm sình lầy, thiên nhiên khắc nghiệt “muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội như bánh canh”.

Tính từ con lộ Mỹ Hoà đi vào, quần thể di tích Gò Tháp gồm có 5 di tích tiêu biểu: Gò Tháp Mười, tháp Cổ Tự, mộ và đền thờ cụ Đốc Binh Kiều, gò Minh Sư, miếu Bà Chúa Xứ. Tại đây, giới khảo cổ học phát hiện được nhiều di vật cổ rất giá trị, chứng tích của nền văn minh Óc Eo xưa. Phải chăng khoảng 1500 năm về trước, một thành phố cổ của vương quốc Phù Nam đã từng tồn tại nơi đây?

Ở cực Nam của quần thể di tích Gò Tháp là Gò Tháp Mười, cũng chính là gò cao nhất (5,046m). Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, di tích Gò Tháp Mười từng là căn cứ của các cơ quan ở Nam Bộ, Khu 8, trường Quân chính khu 8 v.v.

Cách Gò Tháp Mười 100 m về phía Bắc là tháp Cổ Tự, tương truyền rằng đã có từ đời Thiệu Trị (1841-1847), trước đó là ngôi tháp thờ Chân Lạp. Trải qua nhiều thế kỉ thăng trầm, ngôi chùa giờ đây đượm màu hoang phế, những dấu vết chiến tranh cỏn in đậm trên vách tường và các bức tượng thờ thần, Phật v.v.

Qua khỏi chùa, bạn sẽ gặp đền thờ cụ Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều và Thiên hộ Võ Duy Dương. Hai cụ đã chọn Gò Tháp làm căn cứ địa cách mạng của nghĩa quân yêu nước trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp với những trận đánh làm quân địch kinh hồn bạt vía. Đi tiếp về hướng Bắc, bạn sẽ đến được gò Minh Sư và miếu Bà Chúa Xứ - nơi khách thập phương luôn kéo về rất đông.

Hằng năm, hai kì lễ hội truyền thống dân gian : vía Bà Chúa Xứ (rằm tháng 3 âm lịch) và tưởng niệm hai vị anh hùng dân tộc Thiên hộ Dương, Đốc binh Kiều (rằm tháng 11 âm lịch) đã thu hút hàng trăm ngàn lượt khách hàng hương về Gò Tháp để chiêm ngưỡng những kiến trúc cổ của nền văn hoá Óc Eo, thưởng ngoạn sinh họat “học trò lễ”, “nhạc lễ”, “múa lân” và các hoạt động văn hoá nghệ thuật khác.

Với những giá trị truyền thống ấy, tỉnh Đồng Tháp đã có kế hoạch xây dựng Gò Tháp thành một khu du lịch sinh thái mang đậm bản sắc của vùng Đồng Tháp Mười. Ngoài việc đầu tư xây dựng hệ thống đường xá từ thành phố Cao Lãnh vào đến Khu di tích, chỉnh trang cơ sở hạ tầng, tỉnh sẽ xây dựng một đài sen cao 79m với đầy đủ các dịch vụ như nhà hàng, khu vui chơi giải trí v.v. Ngoài ra, các di tích liên quan đến hoạt động của Xứ Uỷ Nam Kì và Uỷ ban Nam Bộ kháng chiến đều sẽ được phục hồi.
Tương lai không xa, đến đây bạn sẽ được lên tháp mười tầng, ngắm nhìn toàn cảnh Đồng Tháp Mười bao la, thưởng thức các món ăn đặc sản, tham gia các lễ hội truyền thống và nghỉ ngơi trên các nhà sàn đơn sơ nhưng hiện đại tại Khu di tích Gò Tháp, nơi mà vẻ đẹp thiên nhiên hoà quyện cùng với bề dày lịch sử văn hoá truyền thống dân tộc.


Một tay làm chẳng nên non
Ba tay chụm lại lên sòng tiến lên
 
thanbai3vDate: Thursday, 2010-11-18, 3:18 PM | Message # 12
Thiếu Tướng
Group: Quản Lý Diễn Đàn
Messages: 254
Reputation: 5
Status: Offline
Những đặc sản miền quê từ cá lóc

Cá lóc nướng trui
Vùng đất Nam Bộ ruộng lúa mênh mông, sông ngòi chằng chịt là nơi sinh sôi của bao nhiêu loài tôm cá, thủy sản: “Ruộng đồng mặc sức chim bay – Biển hồ lênh láng mặc bầy cá đua”. Chính vì vậy cái thú tát đìa bắt cá về chế biến món ăn đã trở thành một kiểu thưởng thức ẩm thực độc đáo ở miền Tây Nam Bộ. Trong đó, Đồng Tháp là xứ mà cá lóc nhiều và ngon đặc biệt.
Mỗi lần tát đìa, đến lúc nước cạn là giai đoạn gay cấn nhất, đám trê, rô cố chúi sâu vào lớp bùn đáy để trốn, còn cá lóc thì cố vượt lên để lách qua bờ thoát thân, nhưng đìa đã cạn, cứ lên tới nửa thành đìa thì rớt xuống. Người dưới đìa cứ thấy con lóc nào phóng lên là lập tức chộp con đó. Tại bàn tiệc dã chiến, những tàu lá chuối xanh mượt đã được xếp dài ở giữa. Bên trên xấp lá chuối là những xấp bánh tráng dẻo trắng phau, đọt xoài, lá lụa, quế vị, húng lủi v.v. tươi roi rói, xen lẫn là những lát chuối chát, khế chua, đôi khi còn có thêm những trái điều chín vàng ươm v.v.. Cạnh đó là tô mắm me cay hoặc muối ớt để chuẩn bị cho một món ăn dân dã nhưng cực kỳ ngon và được người dân Nam Bộ rất mê, món Cá lóc nướng trui.
Cá lóc rửa sạch, lựa con chừng 1 kg là vừa, thịt cá vừa ngọt, thơm, lại dễ nướng. Xiên một thanh trúc hoặc thanh tre tươi vót sẵn từ miệng cá cho đến đuôi. Nhiều khi nguời ta còn dùng dao chặt bỏ phần đuôi cá vì như vậy thì khi nướng chín phần bụng và xương cá sẽ không bị ứ máu, thịt cá sẽ không tanh khi để nguội. Sau đó cắm những thanh tre đã xiên cá xuống đất và phủ rơm khô lên, người nướng cá “có nghề” phải lượng sao cho rơm vừa đủ để khi rơm vửa tàn thì cá cũng vừa chín. Rơm dư thì cá khét hoặc chín quá, mất ngọt; rơm thiếu thì cá lại nhão, tanh v.v.
Nhìn đụm rơm cháy đỏ, tiếng mỡ nổ lốp bốp, thật sướng tai, sướng mũi vì cá lóc nướng trui có mùi thơm rất đặc trưng, không giống với loại cá nào khác. Mùi thơm toả ra từ lớp vẩy, thớ thịt và có cả mùi hơi khét của da. Cá chín đặt nguyên con lên tàu lá chuối, cạo bớt lớp vảy cá bị cháy, xẻ lằn dài theo bụng cá, mở ra làm đôi là ăn được. Lấy miếng cá còn bốc khói cuốn với bánh tráng, rau sống, chấm vào nước mắm hoặc mắm nêm, bạn sẽ thấy thật sướng miệng khi mùi thơm, vị ngọt béo của cá hoà lẫn với các hương vị của khế chua, chuối chát, ăn hoài không ngấy. Hãy nhai thật chậm rãi để nghe bao nhiêu hương vị của rau cỏ, đồng ruộng như ngấm vào tận ruột gan, ăn một lần nhớ mãi.
Cá lóc đắp bùn
Thay vì nướng trui, dân gian còn có món Cá lóc đắp bùn, cá rửa sạch, để nguyên con, dùng bùn dẻo đắp kín, sau đó chất lên rơm rạ đốt. Khi đất khô nứt ra là cá chín, có mùi thơm ngọt, phảng phất chút ít bùn, thường dùng chấm với muối tiêu rất ngon.
Cá lóc hấp bông so đũa
Nói đến các món đặc sản từ cá lóc ở Đồng Tháp còn phải kể đến món Cá lóc hấp bông so đũa, món ăn có thể chinh phục những thực khách khó tính nhất. Cá lóc làm sạch, ướp với bột ngọt, tiêu, củ hành và ít muối, để trong 10 phút. Hái khoảng 14 - 18 bông so đũa (non vừa búp nở) ở đọt, rửa sạch, lần lượt sắp phân nửa vào đĩa lớn, đặt cá lên, rồi sắp phân nửa phần bông còn lại phía trên, để trong nồi hấp cách thủy, đậy nắp đun sôi trong 30 phút là cá chín. Nước chấm là nước mắm dầm ớt. Mang dĩa cá nóng ra, lấy bông so đũa phía trên đi, để lộ một phần thân cá khói lên nghi ngút thật hấp dẫn. Món này đặc biệt ở chỗ bông so đũa đã thấm hết mùi vị thơm ngọt của cá tiết ra khi hấp, nên nếu nhai chầm chậm bông so đũa bạn sẽ cảm nhận được vị ngon rất lạ. Dùng hết bông so đũa rồi đến cá, hương vị cá hấp do được nhuỵ bông so đũa bao bọc kín nên rất dịu ngọt và thơm ngon. Ai đã một lần thưởng thức món ăn này do chính người nội trợ Đồng Tháp chế biến hẳn sẽ không thể nào quên.
Cá lóc nướng lá sen
Một món ăn khác, độc đáo không kém cá lóc hấp bông so đũa là cá lóc nướng lá sen, cái tên mà chỉ nghe thôi cũng cảm thấy xao xuyến chất bưng biền Nam Bộ, nơi có những cánh đồng sen bát ngát, cá lóc táp mồi có lúc phóng nằm trên những lá sen. Thế là nguời dân miệt vườn sáng chế ra món cá lóc nướng lá sen đơn giản, không đòi hỏi nhiều công phu nhưng lại đậm đà hương vị miền sông nước.
Khác với những món cá lóc nướng khác, cá lóc nướng lá sen đặc biệt ở chỗ nước chấm. Mắm nêm nguyên chất có vị mặn và chát, phải pha thêm đường, bột ngọt, chanh, bằm nhuyễn thơm rồi dùng khăn vắt nước cốt dừa hòa chung cho sền sệt là được.
Về khâu nướng cá, phải chọn con cá còn tươi sống, rửa sạch cho vào thau rồi rải đều lớp muối lên trên, đậy kín lại. Trong thau con cá lóc càng vùng vẫy bao nhiêu thì càng sạch chất nhờn chừng ấy. Bắt cá xiên từ miệng đến đuôi bằng một que tre vót nhọn rồi dùng lá sen gói kín lại hai, ba lớp. Lá sen phải là lá sen già, còn tươi có màu xanh thẫm, cứ thế cho con cá lên bếp than cháy đỏ mà nướng, vừa nướng vừa xoay trở mình cá. Lá sen cháy cho mùi thơm thanh thoát, nồng đượm. Khi lá cháy hết cũng là lúc cá chín đều, cá chín nhờ sức nóng của lá sen còn tươi. Cách nướng này không làm da cá bị khét như cách nướng trui, trái lại còn làm da cá vàng ươm, sống lưng cá nứt ra, dùng tay hoặc đũa tách làm đôi, rút bỏ xương, rưới mỡ hành cùng đậu phộng, cuốn với bánh tráng mỏng, các loại rau ghém, bún chấm nước mắm nêm tạo cho người ăn niềm thích thú riêng. Da cá vừa béo vừa giòn thoang thoảng hương sen, thịt cá rất ngọt hòa trong vị nước chấm đặc trưng... không gì hấp dẫn bằng.
Ngoài ra, nhắc đến món ăn từ cá lóc, chắc chắn không thể bỏ qua những món ăn hằng ngày rất quen thuộc với người dân Nam Bộ như khô cá lóc, canh chua cá lóc, cá lóc kho v.v.
Khô cá lóc: Cá lóc bắt về mổ bụng, xẻ thịt, lấy ruột gan ra, đem ướp muối phơi. Nếu trời nắng gắt, phơi khoảng vài nắng là được. Khi cá đã khô, người ta thường treo lủng lẳng ở nhà bếp, dùng để ăn lâu dài, khi ăn ta có thể nướng hoặc chiên giòn lên. Khô cá lóc thường dùng ăn với cơm, cháo trắng hoặc làm mồi nhậu. Khi ăn cơm, người ta thường chấm với nước mắm me có dầm ớt, nhưng ngon nhất vẫn là chấm với nước mắm xoài. Nhâm nhi vài ly rượu đế, vị chua của xoài, vị mằn mặn của khô cá hoà quyện với nhau, ta chợt nhận thấy món ăn tuy đơn giản nhưng ngon vô cùng.

Cá lóc kho:
Cá làm sạch, cắt ra từng khứa, cho vào mẻ kho. Kho cá lóc cũng như kho các loại cá khác, có thể kho khô hoặc kho nước. Nếu kho khô thì cho tiêu thật nhiều, còn kho nước thì có thể để vào vài trái ớt sừng trâu. Ăn kèm với các loại rau, dưa leo, chuối chát, nếu bằm xoài sống cho vào nước kho thì ăn cảng ngon.
Canh chua cá lóc: Đây là một trong những món ăn đặc trưng mà người Nam Bộ từ thành thị đến nông thôn đều ưa thích. Cá lóc làm sạch, cắt ra từng khứa to nấu với me, giá, bạc hà, ngò gai, cà chua v.v. phi thêm chút tỏi cho thơm. Ăn canh chua cá lóc muốn ngon thì nước chấm phải là nước chấm trong (chưa pha chế), dầm ớt vào cho cay. Tô canh chua cá lóc nóng nghi ngút, hấp dẫn với màu trắng của thịt cá, màu vàng của thơm, màu đỏ của cà, màu xanh của ngò gai v.v. cùng lớp tỏi phi vàng nổi trên mặt khiến ta chỉ nhìn thôi cũng muốn ăn ngay…
Chỉ với con cá lóc người dân Đồng Tháp còn có thể chế biến ra hơn một chục món ăn ngon khác, món nào cũng độc đáo, hấp dẫn, đậm đà hương vị miền Nam. Chắc chắn rằng, cá lóc nướng trui, canh chua cá lóc, cá lóc nướng lá sen v.v. vẫn luôn là những món ăn thấm đẫm hồn quê mà nguời dân đất phương Nam vẫn luôn lưu giữa trong tâm khảm mình, dù có đi bất cứ nơi đâu.


Một tay làm chẳng nên non
Ba tay chụm lại lên sòng tiến lên
 
thanbai3vDate: Thursday, 2010-11-18, 3:22 PM | Message # 13
Thiếu Tướng
Group: Quản Lý Diễn Đàn
Messages: 254
Reputation: 5
Status: Offline
Đặc sản Đồng Tháp Mười

Đồng Tháp Mười những ngày đầu mới khai phá bạt ngàn rừng cây với nhìều loài động vật như cá sấu, rắn, trăn, rùa, chuột v.v. tha hồ sinh sôi nảy nở. Quá trình khai hoang lập ấp nơi đây cũng gắn liền với những món đặc sản đồng ruộng thể hiện tính sáng tạo trong văn hoá ẩm thực của người dân. Ngoài những món ăn phổ biến từ các loại cá và rau đồng, bà con còn sáng tạo ra nhiều món ăn ngon, “độc” với những nguyên liệu đặc trưng cho vùng Đồng Tháp Mười trù phú. Cách chế biến tuy đơn giản nhưng hương vị của những món đặc sản này chắc chắn sẽ làm ngạc nhiên nhiều thực khách sành ăn.
CHUỘT XÀO XẢ ỚT
Sau khi săn chuột về, người ta đun nước cho sôi, trụng chuột vào chảo nước, lột da cho sạch, lộ ra lớp thịt chuột trắng phau đem treo lên cho ráo nước, chặt bỏ đầu, đuôi, chân v.v.. Sau đó, chặt thịt chuột thành từng miếng vừa miệng, ướp tỏi, bột ngọt, đường, muối, ngũ vị hương, nước tương v.v. độ chừng 5 phút cho thấm. Xong đâu đó, bắc chảo lên bếp, để thật nóng, cho mỡ, phi tỏi thật vàng, thơm, đổ sả ớt giã nhuyễn vào xào liên tục đến khi se lại mới cho thịt vào đảo đều tay. Khi thịt chín múc ra dĩa, rắc tiêu, đậu phộng lên. Dùng khi thịt còn nóng thì càng ngon tuyệt.
Cháo dậu xanh nấu với rắn hổ đất
Đồng Tháp Mười nổi tiếng có nhiều rùa, rắn. Khi bắt được rắn hổ đất, đem đập đầu cho chết, dùng nước sôi cạo vẩy thật sạch. Kế đến mổ lấy ruột gan, rồi chặt rắn thành từng khúc dài khoảng tấc tây, đem hầm cho nhừ mới vớt ra. Sau đó, đổ gạo và đậu xanh vào nồi nước hầm rắn. Cháo chín nêm nếm vừa miệng, xé thịt rắn hổ đất nhỏ như thịt gà, trộn chanh, rau răm. Múc mỗi tô cháo cho vào một ít thịt rắn, có rắc tiêu hành trộn đều, ăn đến đâu mát đến đó vì cháo đậu xanh rắn hổ đất có tác dụng làm mát gan, giải nhiệt, vừa ngon vừa giàu dinh dưỡng.
Dồi lươn rim nước cốt dừa
Đây là món ăn khoái khẩu của người dân vùng Đồng Tháp Mười. Dồi lươn có hương vị đặc trưng của nước dừa, hành và đậu phộng, thơm, béo rất hấp dẫn.
Để chế biến món dồi lươn, trước hết phải làm cho lươn chết rồi dùng tro hoặc cám tuốt sạch nhớt, moi bỏ ruột rồi đem rửa sạch. Dùng dao sắc cắt phần thịt ở phía cổ lươn mà không làm đứt rời da lươn, đảm bảo da được liền từ đầu tới đuôi.
Thịt lươn băm nhuyễn rồi trộn với thịt nạc, nấm mèo, bún tàu cũng đã được băm nhuyễn cùng với gia vị, đường, nước mắm, tiêu sọ để nguyên hạt. Dùng thìa nhỏ trộn đều và múc hỗn hợp thịt băm cho vào đầy da thân lươn đã lột ra trước đó như làm dồi lợn, dồi chó. Dồn thịt xong khoanh tròn nguyên con lươn đặt vào nồi lấy củ hành tàu lột bỏ vỏ lụa, cắt đứng làm tư nếu là hành nhỏ, hoặc làm tám nếu là hành to xếp lên trên.
Đổ nước cốt dừa ngập thân lươn rồi bắc lên bếp, để lửa liu riu. Khi nước cốt dừa sôi lên vài lượt thì nêm gia vị, đường, nước mắm cho vừa ăn, xong nhấc xuống múc ra đĩa rắc đậu phộng giã giập lên trên.
Hãy thử món dồi lươn rim nước cốt dừa ăn kèm với bánh mỳ hoặc nhậu lai rai với rượu mạnh, đó quả là món ăn tuyệt vời khiến bạn ăn rồi khó thể nào quên.
Tắc kè xào lăn
Vùng Đồng Tháp Mười bao la ngút ngàn còn là địa danh có nhiều tắc kè, rắn mối. Đây là món ăn khá phổ biến của nhân dân quanh vùng. Sau khi bắt tắc kè, người ta chặt bỏ đầu, nhúng nước sôi, cạo cho sạch lớp vẩy. Trước khi ướp, chặt tắc kè ra từng mếng, ướp với đại hồi, tiểu hồi, bắc chảo phi mỡ tỏi, rồi đổ thịt tắc kè vào xào cho săn lại; sau đó vắt nước cốt dừa vào xâm xấp, chụm lửa liu riu để thịt hoà quyện với gia vị và nước cốt, nhưng đừng để lửa nóng quá sẽ mất ngon. Hễ thấy nước cốt dừa sắc xuống, ta bắc chảo ra, rắc đậu phộng lên là xong. Thịt tắc kè thơm ngon lạ lùng, đặc biệt là phần đuôi béo ngậy, tập trung mỡ và xương sụn, bồi bổ cho ngũ tạng, lục phủ rất tốt. Nếu có thêm rượu đế nhâm nhi thì quả là không còn gì tuyệt bằng!


Một tay làm chẳng nên non
Ba tay chụm lại lên sòng tiến lên
 
thanbai3vDate: Thursday, 2010-11-18, 3:26 PM | Message # 14
Thiếu Tướng
Group: Quản Lý Diễn Đàn
Messages: 254
Reputation: 5
Status: Offline
Những món ngon từ mắm

Trên đất nước Việt Nam, địa phương nào cũng có món mắm đặc sản của mình, với hai loại mắm chính là mắm đồng và mắm biển (các loại thủy sản). Nhưng nói đến những chủng loại mắm dồi dào phong phú nhất, phải nói đến miền Nam. Người Nam Bộ trên bước đường khẩn hoang đã tìm được nguồn thực phẩm trời cho là những loại cá ngon trên khắp các sông ngòi, biển cả, cá nhiều đến mức tiêu thụ không hết, nên họ đã tìm tòi, sáng tạo nhiều loại mắm độc đáo để làm lương thực dự trữ. Với các món mắm đa dạng, dĩ nhiên cách chế biến món ăn với mắm cũng hết sức đa dạng.
Mắm kho bông súng
“Muốn ăn bông súng mắm kho
Thì vô Đồng Tháp ăn cho đã thèm”
Ở miệt quê Đồng Tháp, không ai lại không biết đến bông súng chấm mắm kho, món ăn dân dã nhưng hương vị đậm đà khó quên mà không phải nơi nào cũng có. Mỗi năm, hễ ăn tết xong là bà con bắt đầu tát mương, vũng, đìa để bắt cá đồng, con to đem bán, con nhỏ mang về làm mắm, chờ qua mùa nước nổi thì giở ra ăn dần v.v.
Muốn kho mắm cho ngon, nhiều người đổ nước dừa nạo vào xâm xấp, cao hơn mắm cỡ vài phân rồi bắc lên bếp cho tới khi thịt con mắm nhuyễn nhừ rồi mới nhắc xuống lọc kỹ, bỏ xương. Sau đó nêm nếm gia vị và đừng quên ớt, sả - hai thứ không thể thiếu trong món mắm kho, vài trăm gram thịt ba rọi, kho với tép bạc, cá rô, cá trê v.v. càng ngon.
Mắm kho ngon nhất là chấm với bông súng ở đìa, mà không phải bông súng nào cũng ngon như nhau, chỉ có loại bông súng trắng, cọng nhỏ cỡ chiếc đũa ăn cơm, ăn mới mềm, có “hậu” ngọt v.v.. Mùa nước về bông súng càng lên nhanh trắng đồng, nhổ về để nguyên cọng rửa sạch, tước vỏ bên ngoài, ngắt mỗi cọng độ dài chừng hai gang tay, để trong rổ cho ráo nước. Mắm dỡ ra có màu đỏ thẫm thơm lừng, bông súng bỏ vào chén, chan nước mắm kho lên trên. Chất cay của ớt, the của sả, ngọt của tép, cái giòn của bông súng tạo thành món ăn tuyệt vời, đơn sơ, ít tốn kém mà vẫn đậm đà hương đồng gió nội.
Bún mắm
Nam Bộ có nhiều món ăn độc đáo nhưng phổ biến vẫn là món bún. Bún được chế biến thành nhiều món ăn đa dạng như bún thịt xào, bún cà ri, bún riêu cua, bún mắm v.v.. Trong đó có lẽ hấp dẫn nhất là bún mắm mà Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Đồng Tháp là những nơi có món bún mắm đặc sắc và nổi tiếng hơn cả.
Bún mắm được xem là món ăn chứa đựng đầy đủ tinh hoa của mắm, tiền thân của nó vốn là món mắm kho ăn với rau đồng. Chỉ cần dùng đũa lùa mắm trộn rau và một ít cơm nguội cho vào miệng là đã tạo thành món ăn đơn giản nhưng thật khoái khẩu. Dần dần món ăn này được “nâng cấp” lên với nhiều nguyên liệu phong phú nhưng vẫn giữ cái nền mắm thơm điếc mũi, có gừng, sả làm dịu mùi nồng của mắm, có nước dừa tươi làm nước lèo thêm béo, ngọt, kèm thêm các món cá, thịt quay, mực, tôm, nghêu, sò, ốc v.v. từ khắp mọi miền đất nước về hội tụ trong nồi mắm, biến nó thành món ăn thịnh soạn, không ăn với cơm nguội nữa mà dùng chung với bún và đủ các loại rau đồng như: rau dừa, rau mác, kèo nèo, cọng bông súng, bắp chuối, rau muống chẻ nhỏ, bông điên điển, đọt xoài v.v.
Món bún mắm cũng tuỳ theo địa phương mà có nhiều khẩu vị khác nhau, thường thì nước lèo của các quán bún mắm chính gốc miền Tây đậm đà hơn. Khi nồi lẩu mắm sôi đến nước cuối cùng, người ăn không quen sẽ không chịu được vì nặng mùi, nhưng theo những người sành ăn, đây chính là lúc mắm sắc lại, ăn ngon nhất. Nước lèo của nồi bún mắm được nấu rất công phu, không dùng bột ngọt và đường, chỉ lấy chất ngọt từ con cá lóc, xương heo cùng chất tinh tuý trong các loại mắm đồng trở mùi đặc biệt như mắm cá linh, cá lóc, cá sặc v.v.. Vì thế bún mắm không những là món ăn ngon mà còn rất giàu dinh dưỡng. Ăn bún mắm, bạn sẽ cảm nhận được chất ngọt lạ lùng của cá đồng, chất cay nồng của ớt sống hoà quyện với sả, chất mặn mòi của mắm đồng làm cho tô bún lạ miệng và hấp dẫn vô cùng…


Một tay làm chẳng nên non
Ba tay chụm lại lên sòng tiến lên
 
thanbai3vDate: Thursday, 2010-11-18, 3:28 PM | Message # 15
Thiếu Tướng
Group: Quản Lý Diễn Đàn
Messages: 254
Reputation: 5
Status: Offline
Nghề làm nem ở Lai Vung

“Lai Vung là xứ lạ lùng
Nem chua mà ngọt, thơm nồng mà say”
Nếu Sa Đéc có làng hoa Sa Đéc thì Lai Vung cũng nổi tiếng khắp vùng đồng bằng Nam Bộ với nghề làm nem truyền thống. Nằm ở phía Bắc sông Hậu, làng nghề làm nem ở Lai Vung được hình thành hơn 60 năm nay và là một trong những làng nghể lâu đời nhất ở địa phương, nằm trong số gần 30 làng nghề được tỉnh Đồng Tháp công nhận.
Đặc sản nem Lai Vung từ lâu đã nổi tiếng với hương vị ngon đặc biệt. Thong thả mở từng lớp lá chuối, chắc chắn bạn không thể cầm lòng trước miếng nem tươi đỏ hồng điểm xuyết những hạt tiêu đen, vài lát tỏi trắng mỏng. Nem chua khi ăn có vị ngọt của thịt và vị chua của nem, còn nem nướng cũng là loại nem chua nhưng dùng khi nem chưa lên men, nưóng trên vỉ than đỏ hồng, ăn kèm với bún, rau thơm, nước chấm v.v.
Nghề làm nem cũng lắm công phu, làm ra một chiếc nem phải trải qua rất nhiều công đoạn. Thịt làm nem là thịt heo đưa vào cối đá quết nhuyễn, da heo được lạng nhỏ thành từng miếng. Trộn lẫn các thứ thịt, bì, tiêu, ớt, lót kèm lá vông xong nguời ta gói lại bằng lá chuối tươi để từ 3 đến 4 ngày cho lên men ở nhiệt độ khoảng 27-300C. Nem làm ngon và đúng cách phải đủ 8 phần thịt, 2 phần bì, thịt lợn phải tươi, gia vị phải cân đối, gói thật đều tay. Vì vậy mà ở Lai Vung có câu vè: “Từng gói, từng gói nếu ai không giỏi thì gói không đều, từng lá nhỏ tươi bao tròn viên thịt, để lá ít thì nem lâu chua, để thịt vừa vừa thì nem lâu chín…”
Tương truyền rằng, những ông tổ của nghề làm nem lúc đầu làm ra món ăn này chủ yếu để cúng kiến, giỗ tiệc, lễ tết. Sau này thấy ăn ngon miệng, dễ làm nên nhiều nguời Lai Vung quyết định học cách làm nem để bán. Ban đầu chỉ là bán nhỏ, lẻ, rồi sau đó truyền miệng cho nhau nên việc buôn bán nem cũng phát triển theo những chuyến xe đò, chuyến phà miền Tây và tới thập niên 1980-1990 đã trở thành mặt hàng bình dân được ưa chuộng. Đến năm 2000, Lai Vung đã có hàng chục lò nem tên tuổi như Út Thẳng, Tư Minh, Năm Thơ… Huyện Lai Vung cũng đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá cho làng nghề mình với tên gọi “nem Lai Vung”, mỗi ngày sản xuất ra hơn 300 ngàn chiếc nem lớn nhỏ, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động…
Một khi đã tới địa phận Đồng Tháp hẳn bạn không thể quên mua vài chục nem Lai Vung về làm quà cho bạn bè và nguời thân. Giá 1 chục nem nhỏ khoảng 4.000 đồng, nem lớn 1 chục 8.000 đồng, các loại nem đặc biệt từ 10.000 - 15.000 đồng. Mùi vị đậm đà của chiếc nem Lai Vung chắc chắn sẽ làm khách thập phương lưu luyến mãi khi nhớ về một Đồng Tháp hiền hòa.


Một tay làm chẳng nên non
Ba tay chụm lại lên sòng tiến lên
 
Diễn Đàn 3V » DIỄN ĐÀN 3V » TÀI LIỆU THUYẾT MINH 63 TỈNH THÀNH » ĐỒNG THÁP
  • Page 1 of 2
  • 1
  • 2
  • »
Search:

Bình Chọn
Rate my site
Total of answers: 22
Tin Nhắn
200
Site friends
  • Create a free website