Friday, 2024-05-17, 4:47 PM
Welcome Guest

3V CLUB

[ New messages · Members · Forum rules · Search · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Diễn Đàn 3V » DIỄN ĐÀN 3V » TÀI LIỆU THUYẾT MINH 63 TỈNH THÀNH » NGHỆ AN (quê bác)
NGHỆ AN
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-18, 10:01 AM | Message # 1
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Thuyết minh tỉnh Nghệ An

Tỉnh Nghệ AnĐôi nét về tỉnh Nghệ An
1.Địa Lý :
Diện tích: 16.371 km2.
Dân số (2004): 2.994.731 người.
Tỉnh lỵ: Thành phố Vinh.

Các huyện: thị xã Cửa Lò và 17 huyện: Diễn Châu, Huỳnh Lưu, Yên Thành, Đô Lương, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Tân Kỳ, Anh Sơn, Con Cuông, Nghĩa Đàn, Quì Hợp, Quì Châu, Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn.

Dân tộc: Việt (Kinh), Khơ mú, Ơ đu, Thổ, Sán Dìu, H'Mông...

Nghệ An là một tỉnh lớn ở phía Bắc Trung bộ, phía Bắc giáp Thanh Hóa, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp Lào, phía Nam giáp Hà Tĩnh. Địa hình của tỉnh Nghệ An bao gồm núi, đồi và thung lũng, độ dốc thoải dần từ tây bắc xuống đông nam. Hệ thống sông ngòi dày đặc, quốc lộ 1 và tuyến đường sắt Bắc - Nam đoạn chạy qua tỉnh dài hơn 94 km (58.8 miles). Bờ biển dài 82 km (51.3 miles), có Cửa Lò là cảnh biển quan trọng của miền Trung. Tỉnh có sân bay Vinh, có đường biên giới với Lào dài 419 km (262 miles). Giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không đều thuận lợi.

Địa thế Nghệ An nhìn ra biển Đông và lưng tựa Trường Sơn khắp tỉnh là rừng núi, sông ngòi ít đồng bằng. Từ sông cả kéo tới Keo Nứa (thuộc Hà Tĩnh), dọc theo phía Tây, toàn sa điệp thạch phủ lên những lớp đá vôi, thỉnh thoảng trồi lên những khối hoa cương. Ở đây có ngọn Phu saileng cao nhất tỉnh 2.711 m (8,133 ft). Những núi đáng kể khác là Phou Hautt 2452 m (7,356 ft), Bu cat xa 1095m (3,285 ft), Phou co 769 m (2,307 ft), Bù Đen 751 m (2,253 ft), Phou Han 1322 m (3,966 ft), Phouei Tang 1398 m (4,194 ft), Phu loong 1295m (3,885 ft), Phu can 949 m (2,847 ft), và Phu lon 1570 m (4,710 ft); những núi thấp như: núi Mông Gà cao 398 m (1,194 ft), Rú Đại Can 528 m (1,584 ft), Rú Đại Vạc 431 m (1,293 ft), núi Quyết, núi Gươm, Phu Vang 489 m (1,467 ft), núi Rong, núi Cuông (núi Mộ Dạ)...

Sông cả là sông chính của tỉnh, đoạn dưới gọi là sông Lam, vòng qua huyện Cửa Rào rồi xuống tây nam ra cửa Hội, dài hơn 300 km (188 miles). Những sông khác là sông Con, sông Nam Tiếp, sông Khé Thơ, sông Giang, sông Trai, sông Kênh Gai, sông cương, sông Hoàng Mai, sông Cửa Rô, sông Hiếu... Sông ở đây thường nhỏ nhưng hạ lưu rộng. Các cửa biển quan trọng là cửa Hội và cửa Lò. Những đảo nhỏ nằm ngoài biển là hàn Niêu (hòn Ngư), hòn Mát, hòn Tuần...

Nghệ An là tỉnh nằm trong vùng chuyển tiếp khí hậu nên khí hậu vừa mang tính đông lạnh của miền Bắc, vừa mang tính nắng nóng của miền Nam. Nhiệt độ trung bình năm từ 23 – 240 C. Mùa mưa bắt đầu tháng chín đến tháng tư, tháng năm còn nước lụt. Thường hay lụt bất ngờ vì núi dốc, nhưng nước rút cũng nhanh. Bão hay đến vào tháng tám, chín, mười. Mùa xuân ấm áp hai tháng đầu, từ tháng ba có gió Đông Nam ở vùng đồng bằng. Đầu tháng năm cũng hay bị lụt. Các tháng sáu, bảy có gió tây nóng khô.

2. Lịch sử:
Đất Nghệ An xưa là bộ Hoài Hoan, một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Thời bắc thuộc, dưới Đường Cao Tông đổi tên nước ta là An Nam Đô Hộ Phủ, đất này thành Châu Hoan, Châu Diễn, gồm 11 huyện. Đời vua Trần Duệ Tông (1372-1377), đổi Châu Hoan thành Nghệ An. Đời Vua Trần Thuận Tông, Hồ Quý Ly đổi lộ Nghệ An thành trấn Lâm An. Sang đến nhà Lê, đây là đạo Tây Hải, rồi gọi là Nghệ An thừa tuyên. Thời Tây Sơn đặt là Trung Đô, sau thành trấn Nghệ An. Đời nhà Nguyễn đất này là trấn Nghệ An. Năm Minh Mạng thứ 12, vua đổi trấn thành tỉnh Nghệ An. Hà Tĩnh cũng là tỉnh sau trở thành một đạo của Nghệ An.

Năm 722, anh hùng Mai Thúc Loan khởi nghĩa ở Đạn Sơn, dân chúng theo rất đông, đánh bại quân xâm lượt nhà Đường, chiếm một vùng ở Hoan Châu (huyện Nam Đàn), xây thành đắp lũy để đánh trường kỳ. Bên bờ sông Lam là nơi ác chiến cuối cùng, ghi lại sự hy sinh vì nước của người anh hùng này. Từ năm 1409 các anh hùng Trần Quý Khách, Đặng Dung, Nguyễn Biểu, Nguyễn Cảnh Dị nổi lên đánh quân Trương Phụ nhà Minh nhiều trận ở Nghệ An. Thời Minh thuộc, giặc tưởng Nghệ An là bức tường bất khả xâm phạm. Năm Giáp Thìn (1424) Bình Định Vương Lê Lợi đem quân mai phục ở núi Bồ Liệp, phủ Quý Châu giết tướng giặc Trần Trung và hơn hai ngàn lính, rồi chiếm thành Trà Long (huyện Tương Dương) không tốn một mũi tên.

Đầu năm Ất Tý (1425), Vương tiến hành đánh Nghệ An, dân chúng huyện Thang Chương được giải phóng, đem lương thực tiếp tế vận và theo khởi nghĩa rất đông. Ngày 29-11-1788, anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ từ phủ Xuân tiến quân ra bắc, dừng chân ở Nghệ An mộ thêm quân. Thời đó các đám sĩ phu khoa bảng bạc nhược tỏ vẻ ái ngại về việc mộ quân này. Dân Nghệ An của Bắc Hà chỉ phò mái triều Lê nhưng họ lầm, đồng bào Nghệ An chỉ phò một Tổ Quốc Việt Nam và không nhìn vua Quang Trung như "vua của Tây Sơn" mà ngưỡng mộ anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ như một đấng minh quân vì dân vì nước. Dân như được sống lại. Chỉ trong vòng nửa tháng, 10 vạn quân Nghệ An cùng hàng vạn người từ các vùng khác đã theo chân anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ tiến binh như thác lũ ra miền bắc, đánh tan tành hơn 30 vạn quân Thanh.

Khi Pháp xâm lăng nước ta, tháng 3 năm 1874, hai anh hùng Trần Tấn và Đặng Như Mai, quê ở Nghệ An, tụ tập các Văn Thân trong vùng truyền hịch khởi nghĩa, rồi cùng 3000 nghĩa quân đánh huyện Diễn Châu. Năm 1883, dân quân theo Ông Đinh Vân Chất chiếm huyện Nghĩa Hưng. Sau giặc Pháp bắt ông, chặt đầu và đốt hủy xác. Năm 1855, khi kinh thành Huế thất thủ, hai ông Nguyễn Xuân Ôn và Lê Doãn Nhạ đã lãnh đạo phong trào kháng Pháp tại Nghệ An.

Ngày 18-12-1855, quân ta vây kín giặc ở xã Đoài chúng phải dùng tới viện binh mới giải thoát được ít tên. Từ năm 1889, anh hùng Phan Đình Phùng tung quân lập căn cứ trong các khu rừng núi quanh các vùng Anh Sơn, Diễn Châu, Quỳ Châu và tiến đánh các đồn bót của giặc khắp vùng Nghệ An. Huyện Nam Đàn là nơi sinh trưởng của anh hùng Phan Bội Châu. Năm 1903, Ông viết "Lưu Cấu Huyết Lệ Tân Thư" chấn động cả nước kêu gọi các quan và sĩ phu đứng chống quân Pháp và cổ vũ cho quan điểm "duy tân tự cường", phát động phong trào Đông Du. Năm 1908, đồng bào Nghệ An cùng với các tỉnh khác đồng loạt biểu tình chống nộp thế, bắt đi phu. Năm 1912 anh hùng Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang Phục Hội hoạt động mạnh mẽ khắp nơi. Phong trào Đông Du mạnh cũng nhờ hai nhà cách mạng quê quán Việt Nam là Đặng Nguyên Cẩn và Đặng Thái Thân (người làng Hải Côn).

Năm 1910, giặc Pháp vây bắt Đặng Thái Thân, ông bắn chết một lính Pháp.

Nghệ An là một mảnh đất đã sản sinh nhiều danh nhân lịch sử, nhà khoa bảng, nhà khoa học, nhà văn nổi tiếng như Mai Hắc Đế, thi sĩ Hồ Xuân Hương... Cũng như các tỉnh khác của Việt Nam, truyền thống văn hóa của tỉnh rất phong phú. Là một tỉnh có nhiều dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc đều mang một bản sắc văn hóa, ngôn ngữ riêng giàu truyền thống. Nghệ An là xứ sở của nền văn hóa dân gian đặc sắc với những điệu hò, hát phường vải, hát đò đưa... Du khách đến với bất kỳ lễ hội nào của tỉnh Nghệ An đều có thể thưởng thức loại hình sinh hoạt văn hóa đặc sắc này.

Các dân tộc ít người của tỉnh Nghệ An có những loại hình âm nhạc riêng. Dân tộc Khơ-mú có âm nhạc nữ đuổi chim thú, nhạc khí gắn trên gậy chọc lỗ, tra hạt. Thăm đao là loại nhạc cụ bằng tre nứa; đàn môi được chế tạo bằng những mảnh cật tre vót mỏng. Ngoài ra họ còn có nhiều loại sáo, khèn... Còn người H'Mông lại có nhiều loại khèn và đàn môi để bày tỏ tình cảm, ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống, của quê hương đất nước.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-18, 10:05 AM | Message # 2
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
SÔNG LAM

Sông Lam (sông cả) có diện tích lưu vực là 27.200km², trong đó có một bộ phận trên đất bạn Lào rộng 9.480km², chiếm khoảng 35% tổng diện tích. Sông Lam có 2 nguồn: một là Nậm Nơn từ dãy Pu Lôi chảy xuống, hai là Nậm Mô từ cao nguyên Trấn Ninh về. Chiều dài dòng sông chính tính theo Nậm Nơn là 531km, còn tính theo Nậm Mô thì được 432km. Dòng nậm Mơ chảy thẳng tấp theo hướng Tây Bắc- Đông Nam của đứt gãy mang tên sông Cả, qua Cửa rào, Đô Lương, thành phố Vinh và đổ ra biển ở Cửa Hội.
Sông Lam có thủy chế khá phức tạp. Mùa lũ kéo dài 5 tháng từ tháng 7 đến tháng 11.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-18, 10:06 AM | Message # 3
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
KHU DU LỊCH NÚI QUYẾT
Trên đường vào Nam ra Bắc qua phà Bến Thủy, nhìn về phía dãy Tâ, có một núi nhỏ, đó là núi Quyết ngút ngàn thông reo và trở thành lâm viên núi Quyết, một điểm du lịch kiểu mới của tỉnh Nghệ An.

Khu du lịch núi Quyết rộng gần 160ha (diện tích núi 56ha) gồm những khu nhỏ: khu khách sạn nhà nghỉ ở phía Tây Nam, nhìn ra bờ sông lam là các khách sạn nhà nghỉ theo kiểu biệt thự mini và làng văn hóa dân tộc. Khu vui chơi giải trí gồm bể bơi, cầu trượt nước thủy cung, nhà hát múa rối nước, rạp chiếu phi, khu cắmtrại, sân bãi thể thao, đặc biệt là cáp treo du lịch qua sông lam nối liền hai vùng đất Nghệ An- hà Tĩnh. Khu phục vụ chung gồm siêu thị, nhà thuyền, bãi đổ xe, khu du lịch thành phố cổ, nhà bia.

Năm1998, là năm kỷ niệm 210 năm Phượng Hoàng Trung Đô- Vinh, thành phố đã hoàn thành hệ thống đường bao quanh núi dài 5km, kỳ đài trên đỉnh núi và nhà bia dẫn tích với tổng mức vốn đầu tư khoảng 51 tỷ đồng. Núi Quyết vốn có thế “ long lân quy phượng” nhưng thật sự có vị trí nổi bật khi Quang Trung- Nguyễn Huệ chọn làm đất đóng đô: “ nhớ lại buổi hồi loan kỳ trước, lúc qua Hoành Sơn, quả cung đã từng mở ra xem địa đồ, thấy huyện Chân Lộc, xã Yên Tường ( núi Quyết- Bến Thủy) hình thể rộng rãi, khí tượng tươi sáng… thật là chỗ đẹp đễ đóng đô vậy..” ( trích trong chiếu của Nguyễn Huệ gửi La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp ngày 3 tháng 9 năm Thái Đức 11 tức 1/10/1788).


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-18, 10:07 AM | Message # 4
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
PHƯỢNG HOÀNG TRUNG ĐÔ
Một di tích dưới chân núi Quyết ( thuộc địa phận thành phố Vinh) gắn bó với lịch sử triều đại Tây Sơn.

Tháng 12/1788 trước hành động phản quốc của bè lũ Chiêu Thống, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế ở Phú Xuân rồi tiến ra Bắc, đánh tan 30 vạn quân xâm lược Mãn Thanh, chấm dứt vương triều Lê suy tàn thối nát, thu giang sơn về một mối. Tuy vẫn định đô ở Phú Xuân nhưng từ lâu vua Quang Trung có ý định chọn một nơi khác, địa thế thuận lợi hơn, để xây dựng kinh đô mới phù hợp với kế hoạch lớn lao: kiến tạo một quốc gia thống nhấtgiàu mạnh. Nhà vua đã nhiều lần viết thư hỏi ý kiến La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp về việc này. Thư đề ngày mồng ba tháng chín niên hiệu Thái Đức (1788) có đoạn viết: “ lúa qua Hoành Sơn, qua cung đã từng mở bản đồ, thấy huyện Chân Lộc xã Yên Tường, hình thế rộng rãi, khí tượng tươi sáng, có thể chọn để xây kinh đô mới. Thật là chỗ đẹp để đóng đô vậy”. Và ngay trong năm 1788 việc khởi công xây dựng kinh đô mới đã được triển khai trên khu đất rộng khoảng 10 mẫu dưới chân núi Quyết.

Núi Quyết thời Lê mang tên núi Dũng Quyết. Theo quan niệm người xưa, đây là một quả núi đẹp, hội tụ tứ linh qua bốn Bối ( cồn rùa). Kinh đô mới mang tên Phượng Hoàng Trung Đô tựa vào núi Quyết, có sông Lam và núi Hồng Lĩnh che chắn, án ngữ con đường Thiên Lý “ là đô đường vừa cận, có thể khống chế được trong Nam ngoài Bắc”. Mặt Tây và Nam thành nội có tòa lầu lớn ba tầng, hai bên là hai dãy hành lang dẫn tới khu vực chính điện. Quanh thành có đặt vọng gác, kho tàng… việc xây dựng tiến hàng liện tục trong bốn năm (1788-1792), công trình chưa hoàn tất thì vua Quang Trung đột ngột qua đời (ngày 16/9/1792). Việc dời đô từ Phú Xuân về đây không được người kế vị thực hiện. Phượng Hoàng Trung Đô nay chỉ còn là một phế tích, nhưng trong bối cảnh tình hình đất nước lúc đó, việc lựa chọn nơi này làm Trung Đô cho ta thấy rõ tầm nhìn chiến lược sáng suốt của vua Quang Trung. Việc lựa chọn nơi này cố nhiên không chỉ liên quan đến tình cảm của nhà vua đối với mảnh đất cội nguồn xa xưa ( tổ tiên Nguyễn Huệ vốn quê ở Nghệ An), mà rõ ràng là có gắn bó với những nhân thức sâu sa của ông về con người và địa thế xứ Nghệ trong quá trình xây dựng lực lượng vũ trang và hậu phương chiến lược trải dài duốt mười mấy năm chinh chiến đánh dẹp thù trong giặc ngoài. Trong cuộc chiến quân ra bắc tiêu diệt quân xâm lược Mãn Thanh vào những ngày cuối năm Mậu Thân (1788) lực lượng vũ trang của vua Quang Trung được bổ sung thêm rất nhiều tráng đinh đất Ngệ và doanh trấn Nghệ An là nơi diễn ra cuộc duyệt binh lớn vang động lời kêu gọi diệt giặc cứu nước của hoàng đế anh hùng.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-18, 10:08 AM | Message # 5
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
NGUYỄN TẤT THÀNH (1890- 1969)

Tức chủ tịch Hồ Chí Minh- lãnh tụ cách mạng Việt Nam người sáng lập Đảng Cộng Sản Đông Dương. Chụ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Lúc nhỏ có tên là Nguyễn Sinh Cung. Trong nhiều năm hoạt động cách mạng lấy tên Nguyễn Ái Quốc và nhiều tên khác( Lý Thụy, Anh Ba, Vương Sơn Nhi, Chàng Vương, Tống văn Sơ, Hồ Quang, Thầu Chín…) con tiến sĩ Nguyễn Sinh Huy ( Nguyễn Sinh Sắc) và bà Hoàng Thị Loan, sinh ngày 19/5/1890 tại làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Ông xuất thân trong mt gia đình nho học yêu nước, thưở nhỏ thông minh, hiếu học. Đến tuổi thiếu niên theo thân phụ vào Huế học tại trường tiểu học Đông Ba, trường trung học Quốc Học. Đầu năm 1911, ông bỏ học với ý định ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Trên đường vào Sài Gòn ông ghé Phan Thiết của tỉnh Bình Thuận, dạy học một thời gian ngắn tại trường Dục Thanh do các nhà yêu nước lập ra. Sau đó ông vào Sài Gòn lấy tên là Ba làm phụ bếp cho tàu buôn Amira Latouche Trevíle, rồi sang Pháp tìm hiểu tình hình thế giới. Tại đây, ông liên hệ mật thiết với nhà yêu nước Phan Châu Trinh, Phan Văn Tường… và đến các nước Anh, Mỹ, Đức một thời gian. Năm 1917, ông tham gia Đảng Xã Hội Pháp, lập hội những người Việt Nam yêu nước để tuyên truyền với giác ngộ Việt Kiều ở Pháp. Năm 1918, ông cùng các nhà yêu nước khác giử đến hội nghị Verasailles một yêu sách gồm 8 điều đòi hỏi tự do, dâ chủ và quyền bình đẳng của người Việt Nam với tên Nguyễn Ái Quốc.

Năm 1921, ông tham gia Đảng Cộng Sản pháp. Tại Đại Hội lần thứ 2 của Đảng Cộng Sản Pháp (1923) ông được cử tham gia chủ Tịch đoàn Đại Hội. Ở đây ông và các đồng chí khác xuất bản tờ báoLe Paria (người cùng khổ) làm chủ nhiệm kiêm chủ bút. Cuối năm 1923 ông sang Lên Xô với tư cách là đại biểu của nông dân các nước thuộc địa. Tại hội nghị Quốc tế nông dân ông được bầu vào ban chấp hành quốc tế nông dân. Trong thời gian này ông làm việc ở Quốc Tế Cộng Sản và viết bài cho các báo sự thật, thư tín quốc tế.
Cuối năm 1924, ông về Quảng Châu (Trung Quốc) với tên Lý Thụy công tác trong phái đoàn brodine (cố vấn Liên Xô bên cạnh chính phủ quốc dân đảng Trung Quốc). Tại đây ông sáng lập Việt Nam Thanh Niên Đồng Chí Hội tập họp các nhà yêu nước ở nước ngoài và tham gia thành lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông. Năm 1928, về hoạt động ở Thái Lan và xuất bản báo Thân Ái. Các năm 1930-1931, tuy ở nước ngoài ông vẫn chỉ đạo thực hiện phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh và các tỉnh khác. Tháng 6/1932, ông bị mật thám Anh bắt tại Hương Cảng, đến đầu năm 1933 mới được thả tự do, sau đó ông trở lại Liên Xô học trại trường đại học Lénime. Năm 1938, ông về hoạt động ở Quảng Tây (Trung Quốc) trong đơn vị Bát Lộ quân Trung Quốc, đầu năm 1939, ông liên lạc được ban chấp hành trung ương Đảng Cộng Sản Đông Dương qua xứ ủy Bắc Kỳ.

Cuối năm 1940 ông về nước lập căn cứ Pắc Pó đào tạo cán bộ và trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng các hội Cứu Quốc ở các địa phương để chuẩn bị Tổng Khởi Nghĩa.

Tháng 8/1942, ông lấy tên là Hồ Chí Minh rồi trở sang Trung Quốc liên lạc với các tổ chức cách mạng người Việt Nam ở đó. Vừa đến biên giới thì bị chính quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch bắt giam một năm. Trong thời gian ngồi tù ông đã viết về tập thơ Ngục Trung Nhật Ký (nhật ký trong tù). Tháng 9/1943 sau khi được thả tu do, ông tiếp tục xúc tiến với các tổ chức chống Pháp- Nhật của người Việt Nam ở Liễu Châu, bắt liên lạc được với Đảng rồi trở về nước lãnh đạo cách mạng. Cuối năm 1944, ông thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và lập khu giải phóng Việt Bắc chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Ngày 16/8/1945, ông về Hà Nội chủ tọa phiên họp của tổng bộ Việt minh thành lập chính phủ lâm thời.

Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ đọc bản tuyên ngôn độc lập do ông viết, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chấm dứt chính quyền phong kiến, thực dân ngự trị lâu dài trên đất nước Việt Nam. Đến ngày 19/12/1946, do sự khiêu khích của thực dân Pháp chủ tịch ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến kéo dài đến năm 1954- với chiến thắng Điện Biên Phủ- quân Pháp bị bắt buộc ký hiệp định Geneve rút quân ra khỏi Việt Nam. Đầu năm 1955, chủ tịch rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội với sự đón tiếp tưng bừng của nhân dân thủ đô. Các năm 1957-1960 chủ tịch đi thăm các nước xã Hội Chủ nghĩa nhằm thắt chặt tình hữu nghị và tổng kết vấn đề chiến lược của cách mạng thế giới.
Sau khi Mỹ can thiệp vào miền Nam Việt Nam và chiến tranh xảy ra ác liệt. Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập hội nghị chính trị đặt biệt (27/3/1964) nhằm tăng cường khối đoàn kết toàn dân thực hiện thắng lợi cho cách mạng.
Trong những năm cuối đời, sức khỏe giảm sút, chủ tịch vẫn sáng suốt lãnh đạo nhân dân xây dựng và kháng chiến. Ngày 2/9/1969 vào lúc 9h47 chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần tại Hà Nội hưởng thọ 79 tuổi để lại sự thương tiếc khôn nguôi trong lòng nhân dân Việt Nam. Trước khi về thế giới bên kia chủ tịch có lời: “ Di Chúc- về việc riêng- tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, tức là hỏa táng tor chi làm ba phần, bỏ vào cái hộp sành.mt hộp cho miền Bắc, một hộp cho miền Trung, còn lại cho miền Nam. Đồng bào mỗi miền nên chọn một ngọn đồi cho chôn hộp tro đó. Trên mả không nên có bia đá, tượng đồng, mà nên xây một ngôi nhà đơn giản, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ, để cho những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi”.

Trong lễ quốc tang chủ tịch, bí thư thu nhất ban chấp hành trung ương Đảng Lao Động Việt Nam đọc bài điếu văn trong đó có đoạn: “ dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chí Minh, người anh hùng dân tộc vĩ đại và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta”.

Một tác giả khuyết danh- trước đây ở Sài Gòn- trân trọng điếu Chủ Tịch
“ Thế giới đạo tiên trình, Âu Á kim vô hậu bối
Vĩ nhân tân xã hội, Mã liệt chi hận hữu tiên sinh”
Nghĩa là: “ vạch ra con đường lên thế giới mới, xưa nay Âu Á chưa từng có như người- vĩ nhân của xã hội mới, sau Các Mác, Lê Nin chỉ có người mà thôi”.

Ngoài một nhà cách mạng, ông còn là một nhà văn, một nhà lý luận sáng giá. Ông đã để lại cho đời các tác phẩm nổi tiếng: đường Kách Mệmh, Bản án chế độ thực dân Pháp, con rồng tre,Nhật ký trong tù, tuyên ngôn độc lập, sửa đổi lề lối làm việc… và một số lớn thơ văn khác.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-18, 10:19 AM | Message # 6
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
QUÊ HƯƠNG CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

Ngôi nhà nơi Chủ Tịch ra đời
Năm 1883, để chuẩn bị cho lễ thành hôn của hai con là Nguyễn Sinh Sắc và Hoàng Thị Loan, cụ Hoàng Đường đã dựng cho họ một ngôi nhà tranh ba gian làm chỗ ở riêng sau ngày cưới. Mái nhà tranh đơn sơ giản dị này là tổ ấm uyên ương, ghi nhận những năm tháng hạnh phúc của gia đình chủ tịch. Tất cả những đồ dùng trong nhà đều bình dị và đc xếp đặt một cách ngăn nắp, thuận tiện, tạo cảm giác tuy hẹp mà không gian hài hòa và ấm cúng.
Gian ngoài, bên cửa sổ nhỏ đầu hồi có chiếu án thư ( để nghiên mực, hộp bút lông) và hai chiếc ghế vuông phía trên chếch về phía trong có hai giá đựng sách thánh hiền. Đây là nơi học tập của ông Sắc. Trên chiếc bàn nhỏ này, biết bao trang sách đã đưoc mở ra chắp cánh cho cuộc đời sự nghiệp của ông. Cũng có biết bao lần, cụ Hoàng Đường đã sang đây cùng con trao đổi thêm về văn chương chữ nghĩa. Nhìn nét chữ rắn rỏi và ý tứ sâu sắc trong các bài tập, cụ mừng thầm và tràn đầy hy vọng vào tương lai của người con rể thông minh, hiếu học.

Nhưng, vào buổi suy tàn của Nho giáo, đất nước lại trong cơn nguy kịch, rối ren, chuyện “ học tài thi phận” cũng là lẻ thường tình. Cho đến giờ phút vĩnh biệt cuộc đời (1893), cụ Đường vẫn chưa được nhìn thất niềm vinh quang khoa bảng đến với người con yêu quý. Sau nhiều năm vừa dùi mài kinh sử, vừa dạy học giúp vợ kiếm tiền, mãi tới kỳ thi Hương Giáp Ngọ triều Thành Thái năm thứ 6 (1894) ở trường Nghệ, Sắc mới đậu cử nhân. Tin vui nhanh chóng bay về làng Chùa, bà con đến mừng rất đông. Về phần Sắc coi đây là món quà báo hiếu cho nhạc phụ song nhà đang kỳ đại hạn tang nên chỉ biện trầu cau trình làng.

Gian nhà ngoài có bộ phận ba tấm, nơi nghỉ ngơi của ông Sắc sau những giờ làm việc, học căng thẳng. Những lúc như nhàn cha còn cùng nhau, giảng giải, bàn luận kinh sử. Tuổi thơ của Nguyễn Sinh Cung được cha mẹ dạy nói bi bô, giảng giải cho những điều hơn lẽ thiệt, nhen nhóm trong tâm hồn những ước bay xa.

Bộ phản còn là nơi tiếp khách, lúc thì tiếp những bạn đồng liêu đến bình văn, bình thơ, lúc thì tiếp bà con láng giềng với nồi khoai luộc, bát nước chè xanh ấm áp tình nghĩa xóm làng.

Hai gian nhà trong với nhiều hiện vật quý giá, ghi dấu những kỷ niệm thiêng liêng của gia đình Chủ tịch. Gian giữa, sát phên có chiếc giường nhỏ bằng gỗ xoan dài 4 thước 2 tấm ra, rộng gần 2 thước 5 tấm ta, thang báng tre, liếp nứa, trên trải chiếu mộc. Trước giường có tấm màn che bằng vải mộc nhuộm nâu.

Du khách đến đây, khi đứng trước chiếc giường này, ai ai cũng hết sức xúc động. Bởi trên chiếc giường quá đơn sơ, nhỏ hẹp này, những năm tháng hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ Sắc và Loan đã sinh ra ba người con ưu tú của đất nước.

Năm 1884 sinh con gái đầu lòng: cô Nguyễn Thị Thanh.
Năm 1888 sinh cậu Nguyễn Sinh Khiêm.
Và điều kỳ diệu thay ngày 19/5/1890, cậu bé Nguyễn Sinh Cung cất tiếng chào đời- người mà 100 năm sau, tổ chức UNESCO đã long trọng kỷ niệm ngày sinh với tư cách là anh hùng giải phóng dân tộc và là một nhà văn hóa lớn.
Ngôi nhà, chiếc giường- những kỷ vật đã trở thành những chứng tích lịch sử, ghi nhận giờ phút chào đời và những năm ấu thơ của bậc vĩ nhân của dân tộc Việt Nam.

Sát bên giường là chiếc rương gỗ nhò dùng đựng thóc gạo và những vật quý báu của gia đình. Chiếc rương món quà hồi môn của cụ Kép để lại cho con gái khi ra ở riêng. Thưở nhỏ, chủ tịch Hồ Chí Minh đã men theo chiếc rương này để chập chững tập đi. Đó là những bước đi đầu tiên trong cuộc đời Người, để rồi đó sẽ nối dài những bước tiếp theo trên khắp bốn biển năm châu tìm đường cứu nước trở về giải phóng non sông, giải phóng đồng bào.

Ở gian thứ ba, phía cuối giường kè chiếc khung cửi. Ngày ngày tần tảo ngoài đồng cày cấy, đêm đêm người mẹ Loan, sau khi lo toan chu tất cơm nước cho con lại ngồi vào khung cửi dưới ánh trăng của ngọn đèn dầu chăm chỉ dệt vảiđể kiếm thêm thu nhập. Bởi đôi chân khéo léo và đôi tay mềm mại ấy đã dệt nên những thước vải, những nhung lụa mượt mà và cũng góp phần d6ẹt nên cuộc đời sự nghiệp của chồng và con.
Vừa nhịp nhàng theo tiếng thoi đưa, bà vừa đưa võng ru con vào giấc ngủ bằng những làn điều dân ca bay bổng, nuôi lớn những hy vọng sâu xa, những ước mơ đẹp:

“ À ơi… làm người đói sạch, rách thơm.
Công danh phủi nhẹ, nước non phải đền”

Vốn trí thức phong phú về văn hóa dân gian của Chủ Tịch buổi đầu được ươm trồng từ người mẹ trẻ.

Đêm đêm, ở gian ngoài, anh nho Sắc dùi mài kinh sử trong chị Loan chăm chỉ dệt vải, hai vợ chồng cùng thức, cùng động viên nhau làm việc, học hành. Và trong lời ru kia, ý tứ của người vợ trao gửi cho chồng cũng thật ý nhị. Những kỷ vật trong hia gian nhà phản ánh sinh động không khí đầm ấm, hạnh phúc, sự lao động cần cù, lối sống bình dị của gia đình Chủ Tịch. Nó cũng ghi nhậngiờ phút ra đời, những bước đi chập chững, những biểu lộ tình cảm của Sinh Cung. Tuổi thơ êm ấm của Người được phát triển một cách toàn diện trong sự chăm sóc của mọi thành viên trong gia đình đặc biệt là từ người Mẹ.
Năm 1895, ông Sắc vào Huế dự kỳ thi Hội Khoa Ất Mùi nhưng không đậu. Biết tài học của ông trường Quốc Tử Giám nhận ông vào học. Lặn lội trở về quê ông bàn với vợ tạo điều kiện cho ông theo học để thành danh trên con đường cử nghiệp. Thương chồng, bà Loan đã vượt lên hoàn cảnh khó khăn, cha mới qua đời mẹ tuổi già sức yếu không nơi nương tựa, em gái vừa mới lấy chồng, các con còn thơ bé, bà để con gái đầu lòng ở lại chăm sóc bà ngoại rồi cùng chồng và hai con vượt đường thiên lý vào kinh đô Huế. Giữa đất kinh kỳ xa lạ, một mình bà lại phải xoay sở kiếm sống cho cả nhà, nuôi chồng con ăn học. Ông Sắc ngoài việc học ở trường Giám, còn đi dạy thêm ở làng Đương Nỗ kiếm thêm tiền phụ giúp vợ.

Bao khó khăn, vất vả chồng chất lên dôi vai của người mẹ, nhưng với đức hy sinh cao cả, bà đã tận tụy vì chông con không khí gia đình bao giờ cũng thuận hòa, ấm cúng.

Những gánh nặng gia đình, ngày càng nặng hơn. Cuối năm 1900, bà sinh thêm người con trai là Nguyễn Sinh Xin. Cái tên cảu cậu bé ghi nhận một kỷ niệm vất vả khó khăn của gia đình ở hcốn kinh thành. Thời gian chồng và con trai lớn đi vắng, mới sinh được ít ngày, lại trở dậy ngồi vào khung gửi dệt vải kiếm sống. Và tại họa ập tới, bà lâm bệnh nặng, mặc dù đã cố gắng gượng rất nhiều, lại được cậu con trai mười tuổi- Cung san sẻ gắng nặng, nhọc nhằn, chăm sóc tận tụy, độngviên ân cần nhưng bà không qua được. Ngày 10/12/1901, bà qua đời trong vòng tay âu yếm của cậu con trai yêu quý Cung.

Thi hài bà được con đưa qua cổng Thanh Long của Kinh Thành Huế bằng thuyền, ngược dòng sông Hương Giang lên an táng tại chân núi Tam Tầng, dãy Ngự Bình thành phố Huế. Ra đi ở tuối 33 đầy xuân sắc, nhưng cuộc đời bà không hề ngắn ngủi. Bà đã sống hết mình đã kịp tạo dựng gửi gắm những ước mơ của mình vào người chồng thân yêu và những người con thông minh. Mãi mãi người đời khắc sâu vẻ đẹp, trí tuệ, tâm hồn người mẹ của một thi6en tài, mt vĩ nhân kiệt xuất của dân tộc Việt Nam.

Trở về Huế với tâm trạng đau buồn, cha con ông đón một cái tết buồn tẻ vô cùng nơi đất đế đô, họ cùng nhau chăm sóc phần mộ người thân yêu nhất đã quá cố. Nhưng kế sinh nhau buột mấy cha con phải trở về quê hương bản quán. Nói sao hết nỗi buồn đau vô hạn của người mẹ già và bà con họ tộc, láng giềng khi người con gái yêu ra đi mãi mãi không trở về.

Canh cánh nỗi lòng khi người vợ ra đi mà mình chưa đền đáp, ông bước vào kỳ thi hội khoa Tân Sửu với một quyết tâm nóng bỏng. Và khổ luyện ắt gặt hái thành công, kỳ thi này ông đã đậu Phó Bảng. Đó là món quà đầy ý nghĩa làm an lòng người vợ hiền đang an nghỉ. Ông được vua Thành Thái ban cho biển “Ân tứ ninh gia” và cờ “ Phó bảng phát khoa”.

Theo phong tục, bốn cha con ông trở về làng Sen quê nội ông sinh sống (1901) cậu Xin đã mất ở Hoàng Trù. Những tháng ngày ở Hoàng Trù là những kỷ niệm không bao giờ phai mờ trong ký ức của Cung.
Từ đó, ngôi nhà này được giao cho bà con trong họ sử dụng. Năm 1959, ban quản lý đã đưa di tích của Hồ Chí Minh ở Nghệ An đã đưa về dựng trên nền đất cũ làm lưu niệm.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-18, 10:21 AM | Message # 7
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
PHẦN MỘ BÀ HOÀNG THỊ LOAN (1868-1901)

Bà Loan là bà mẹ Việt Nam anh hùng tiêu biểu có công nuôi dạy nên những người con yêu nước, trong đó có Nguyễn Sinh Cung, sau này là chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bà Loan sinh tại làng Hoàng Trù, sau khi kết hôn cùng với ông Sắc đã theo ông suốt cả một chặng đường dài. Năm 1895, ông Sắc ra Huế dự thi, nhưng không đậu vì thương chồng muốn chồng có đầy đủ điều kiện để học hành và thành đạt, bà đã quyết định theo chồng sống tại kinh đô. Bao khó khăn vất vả chồng lên vai bà, nhưng bới đức hy sinh cao cả, bà đã tận tụy vì chồng con không khí gia đình lúc nào cũng êm ấm. Ngày 10/12/1901, bà đã trút hơi thở cuối cùng trong vòng tay thương tiếc của nhiều người.

Thi hài bà được con đưa qua cổng Thanh Long của Kinh Thành Huế bằng thuyền, ngược dòng sông Hương Giang lên an táng tại chân núi Tam Tầng, dãy Ngự Bình thành phố Huế.

Năm 1922, lúc đang bị quản thúc tại Huế, nhân một chuyến được phép về thăm quê, cô Thanh (chị Bác Hồ) đã bí mật đem hài cố của mẹ về an táng tại vườn nhà. Đến năm 1942, cậu Khiêm sau khi ra tù lần thứ 2 đem thi hài mẹ an nghỉ vĩnh hằng ở núi Đồng Tranh trong dãy núi Đại Lãnh.

Năm 1985, nhân kỷ niệm ngày sinh lần thứ 95 của chủ tịch, nhân dân Nghệ An đã xây phần mộ bà Loan trên núi Đồng Tranh. Từ chân núi đi gần 300 bậc thang đá lên đền phần mộ bà. Phía trên mộ có mái che bằng bê tông được khắc như hình chiếc khung gửi, thưở sinh thời bà thường dệt gửi để nuôi con.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-18, 10:22 AM | Message # 8
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
BIỂN CỬA LÒ
Cửa Lò không chỉ là vùng biển đẹp của tỉnh Nghệ An mà còn là một thắng cảnh của đất nước. Xưa kia, nơi sông đổ ra biển gọi là Cửa Xa. Theo nhân dân địa phương kể lại, thưở ấy người ta làm muối bằng cách xây lò mà sắc nước biển. Trong Nghệ An phong thổ thoại, Bùi Danh Lâm cũng ghi: “ Cánh đồng muối nào phải ngăn bờ, buổi triều dâng lò un khói tỏa”. Ban đêm, thuyền từ ngoài khơi cứ nhìn ánh lửa lò mà vào bến nên ở đây gọi là Cửa Lò. Đọan cuối của sông Cấm cũng gọi là sông Lò.

Cửa Lò, nơi nghỉ mát nổi tiếng, một trung tâm du lịch hấp dẫn mới Cửa Lò- thì sẽ gồm tới 13 bến với chiều dài 3km. Tổng diện tích toàn bộ gồm tới 330ha nước và 110 ha đất, cảng sẽ cò độ sâu 12,5m để tiếp nhận tàu lớn với trọng tải 25.000 tấn, hệ thống bốc dỡ, vận chuyển hàng sẽ được cơ giới hóa với hàng chục cẩu và hàng trăm xe máy hiện đại. Cảng Nghệ An quê bác sẽ có tầm quan trọng đặc biệt: nó sẽ là cảng thứ ba của đất nước sau cảng Sài Gòn, cảng Hải Phòng, nó sẽ phục vụ tiếp nhận vật tư, hàng hóa cho các tỉnh miền Trung, kể cả việc tiếp nhận hàng hóa cho nước bạn Lào.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-18, 10:23 AM | Message # 9
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
PHONG TRÀO XÔ VIẾT NGHỆ TĨNH 1930
Nhân ngày quốc tế lào động 1/5/1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Bộ Cộng Sản tỉnh Nghệ An, công nhân nhà máy diêm nhà máy cưa Bến Thủy cùng hàng trăm nông dân các vùng lân cận thị xã Vinh rầm rộ biểu tình thị uy, phất cờ đỏ sao búa liềm, giương cao khẩu hiệu “ tăng tiền lương, giảm sưu thuế, thi hành luật lao động, chống khủng bố”. Thực dân Pháp cho binh lính xả súng vào đoàn biểu tình làm 7 người chết và 18 người bị thương và bắt hơn 100 người. Cùng ngày hôm đó, 3.000 nông dân huyện Thanh Chương biểu tình phá đồn điền Ký Viên cắm cờ búa liềm trênnóc nhà và tịch thu rung lúa chia cho nông dân. Quân Pháp và lính khố xanh kéo tới đàn áp làm 18 người trúng đạn chết, 30 người bị thương, một số đông bị bắt.

Tháng 9/1930, phong tròa công nông đã phát triển đến đỉnh cao. Đế quốc Pháp và tay sai điện cuồng khủng bố, đàn áp. Ngày 12/9/1930 để hưởng ứng cuộc đấu tranh của nông dân các huyện và cuộc bãi công của công nhân Vinh- Bến Thủy, phản đối chính sách khủng bố của bọn thực dân và tay sai, một cuộc biểu tình khổng lồvới 20 ngàn người đã nổ ra ở Hưng Yên. Đế quốc Pháp cho máy bay tới ném bom, 217 người bị chết, 126 người bị thương. Như lửa đổ thêm dầu,ngay tối hôm đó, một đoàn đại biểu đến phá huyện nam Đàn, cắt dây diện thoại, xung đột với lính Pháp. Tiếp đó, suốt trong hai tháng 9&10 ở các huệyn Thanh Chương, Diễn Châu, Hương Sơn nông dân khởi nghĩa vũ trang, chiếm lấy chính quyền theo hình thức Xô Viết, trấn áp bọn phản cách mạng. Hoảng sợ trước phong trào quần chúng lên cao và trước ảnh hưởng của Đảng Cộng Sản ngày càng lớn mạnh, Pháp đã khủng bố cực kỳ tạn bạo. Cholính đi bắt giết dân chúng, triệt hạ làng mạc, chia rẽ mua chuộc cán bộ. Vì vậy nhiều cơ quan lãnh đạo của Đảng bị phá vỡ, hàng vạn cán bộ đảng viên và chiến sĩ yêu nước bị bắt bị tù đày hoặc giết chết. Giữa năm 1931, phong trào tạm thời thời lắng xuống chờ đợi thời cơ mới.

Năm 1960 để ghi nhở lại một thời vẻ vang hào hùng của quân dân xứ Nghệ bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh đã được xây dựng tại thành phố Vinh. Đây là một công trình văn hóa độc đáo lưu giữ trên 5.000 hiện vật gốc và các tài liệu thể hiện tinh thần cách mạng kiên cường bất khuất của nhân dân Nghệ Tĩnh.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-18, 10:24 AM | Message # 10
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
HỒNG NGỌC QUỲ CHÂU

Không phải chỉ những năm gần đây ta mới biết các mỏ đá đỏ hay còn gọi là Hồng Ngọc ở Quỳ Châu mà ông cha ta đã biết từ lâu, từ ngày có địa danh Quỳ Châu, vì Quỳ Châu có nghĩa là Ngọc Đỏ. Xưa kia, mỏ này đã được khai thác để là đồ trang sức cho vua quan, cho các thương nhân giàu có.
Hồng ngọc rất quý hiếm và có giá trị trên thị trường quốc tế. Có những viên ngọc đắt gấp hàng trăm lần so với vàng cùng trọng lượng. Ở nước ta đã từng tìm thấy những viên hồng ngọc lớn mà thế giới chỉ có vài viên cũng cỡ và có giá trị tới hàng triệu đôla trên thị trường thế giới.

Hồng ngọc cũng chỉ là một chủng loại loại họ trong họ hàng đông đảo các loại đá quý. Ngay hồng ngọc cũng có nhiều loại khác nhau. Ví dụ như: hồng ngọc hổ phách có màu hồng, màu sữa, màu mật ong, màu da cam, còn hồng ngọc grơnát lại có màu đỏ như hoa lựu, nâu đen, vàng, xanh nhạt, trắng trong suốt. Ngoài ra còn có loại hồng ngọc rubi có màu đỏ, từ đỏ nhạt đến đỏ thẩm.

Các loại đá quý được hình thành trong thiên nhiên ở độ sâu trong lòng đất từ vài nghìn tới vài chục nghìn mét hoặc sâu hơn nữa. Ở độ sâu này, các đá bị biến chất và trao đổi với nhau, từ đó hình thành các loại đá quý. Về mặt đất đc nâng lên, bị mưa gió xói lở làm cho các đá quý lộ ra trên mắt đất và đến lượt nó bị mưa nắng làm vỡ vụn trong đ1o có những viên ngọc nằm lẫn với cát, bùn, sỏi…


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-18, 10:25 AM | Message # 11
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
VIÊN ĐÁ RUBI- NGÔI SAO VIỆT NAM
Đây là bảo vật của quốc gia. Viên Rubi có màu đỏ tươi, các mặt đều đồng nhất, là ngọc đá thiên nhiên chưa qua chế tác tinh xảo, có trọng lượng lên tới 2.160g tương đương 10.800 carat, được tìm thấy ở Lục Yên- Yên Bái. Sách kỷ lục thế giới Guiness xuất bản năm 1991 bằng tiếng anh tại Mỹ cho biết viên Rubi lớn nhất năm đó chỉ có 8.500carat, cao 5,5inch, màu đỏ đưoc cắt mài thành cái chuông. Còn trong cuốn sách kỷ lục guiness măm 1998 viên Rubi mang tên ngôi sao Eminent được coi là nguồn gốc từ An Độ, nay thuộc sỡ hữu riêng của công ty đá quý Eminent, thành phố New York cũng chỉ nặng có 6.465carat. Bảo vật thứ hai quốc gia là viên đá Rubi có màu huyết dụ và đặc biệt hơn là có ánh sao lấp lánh cực kỳ quý hiếm (cho dù chưa đánh bóng, cắt mài), gồm 2 khối liền nhau, với tổng trọng lượng lên tới 2.260g. Riêng khối Rubi ánh sao thứ nhất nặng tới 1.820g tương đương 9.100carat, khối rubi thứ hai có trọng lượng khiêm nhường hơn 440g tương đương 2.200carat. Viên đá này được tìm thấy ở Quỳ Châu- Nghệ An.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
Diễn Đàn 3V » DIỄN ĐÀN 3V » TÀI LIỆU THUYẾT MINH 63 TỈNH THÀNH » NGHỆ AN (quê bác)
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:

Bình Chọn
Rate my site
Total of answers: 22
Tin Nhắn
200
Site friends
  • Create a free website