Friday, 2024-05-17, 4:46 PM
Welcome Guest

3V CLUB

[ New messages · Members · Forum rules · Search · RSS ]
  • Page 2 of 2
  • «
  • 1
  • 2
Diễn Đàn 3V » DIỄN ĐÀN 3V » TÀI LIỆU THUYẾT MINH 63 TỈNH THÀNH » KIÊN GIANG
KIÊN GIANG
thanbai3vDate: Thursday, 2010-11-18, 1:48 PM | Message # 16
Thiếu Tướng
Group: Quản Lý Diễn Đàn
Messages: 254
Reputation: 5
Status: Offline
Ốc Hương Phú Quốc

Con ốc hương không những quyến rũ với mùi thơm tự nhiên mà còn khiến bao người phải ngất ngây nhờ thịt ngọt.

Phú Quốc từng được mệnh danh là “đảo ngọc đất phương Nam”, nơi có biển sạch và giàu tiềm năng hải sản với hơn 1.000 loài, đặc biệt là các loài nhuyễn thể. Trong đó ốc hương được coi là đặc sản quý đang được bà con ngư dân khai thác và nuôi trồng để xuất khẩu.

Ông Đặng Văn Nhàn ở ấp Đường Đào, xã Dương Tơ, Phú Quốc, người đầu tiên nuôi ốc hương thành công cho biết bà con ở Phú Quốc chỉ mới phát hiện giá trị con ốc hương từ vài năm trở lại đây.

Từ mô hình ăn nên làm ra của ông Nhàn, số hộ ngư dân ở đảo Phú Quốc dần chuyển sang nuôi ốc hương ngày càng đông, nhiều nhất là Hàm Ninh, Gành Dầu, Cửa Cạn… Hiện nay, mặc dù sản phẩm làm ra tiêu thụ rất mạnh trong nội địa, kể cả xuất sang Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc… nhưng đa số các hộ nuôi đều tự phát, đơn lẻ, địa phương chưa quy hoạch xong vùng nuôi và định hướng quy mô nuôi.

Theo các lão ngư Phú Quốc, đặc điểm của ốc hương là nuôi ít tốn thức ăn, mau lớn, ít dịch bệnh, tỉ lệ hao hụt chỉ khoảng 20%. Điều quan trọng là phải tuân thủ nghiêm nhặt các quy trình sản xuất, nhất là môi trường, nhiệt độ và thức ăn, đặc biệt là nguồn nước phải sạch, chỗ nuôi yên tĩnh, ít sóng gió. Thông thường ở môi trường thiên nhiên ốc hương đi từng đôi nhưng khi gặp thức ăn chúng lại họp đàn và bu quanh miếng mồi để rút tỉa. Mùa giao phối và mang trứng của chúng kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8 nên vào thời điểm này ít ai đánh bắt ốc vì thịt không ngon.

Ốc hương cung cấp nhiều calori, các loại vitamin B, rất cần cho hoạt động của não và hệ thần kinh. Ốc hương không có cholesterol, lại dễ được cơ thể hấp thụ, dù ăn đến mấy cũng không sợ béo và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Theo đánh giá của các tay mộ điệu ẩm thực, ốc hương là “cao thủ trong các loại ốc biển” và là món ăn phổ biến trong các nhà hàng. Nhiều loại ốc khi luộc, mặc dù cho thêm sả, gừng nhưng cũng không loại hết mùi tanh của ốc. Chỉ riêng ốc hương dù luộc mộc, mùi ốc vẫn tỏa hương, ngan ngát như mùi lá dứa, khêu gợi khứu giác thực khách.

Có nhiều cách chế biến ốc hương khác nhau tùy theo bàn tay tài hoa của mỗi người. Có người thích luộc, có người thích nướng, hấp, tẩm bột chiên giòn, lại có người thích làm gỏi hoặc sốt me chua cay.

Dân sành điệu ở miền Trung sau khi luộc sôi ốc vài dạo thì vớt ra nhúng vào nước lạnh cho thịt mềm và giòn. Tại Phú Quốc, nhiều du khách thích món nướng và luộc chấm muối ớt, muối tiêu chanh, hoặc tương ớt.

Hấp dẫn nhất là khi nướng gần chín, ta cho chút mỡ hành hoặc dầu ăn vào miệng ốc hương rồi tiếp tục nướng. Nhờ thế thịt ốc sẽ trở nên vàng ruộm và bốc mùi thơm nức, khiến mọi người khó cưỡng lại được sự thèm thuồng.

Khi ăn, ta nhẹ tay “lôi” nguyên con ốc ra, cho vào miệng nhẩn nha nhai nghe giòn giòn, sần sật, đậm đà, tha hồ mà tận hưởng mùi thơm ngon của thịt cùng với vị bùi bùi của gan ốc thật tuyệt. Nếu có thêm một ly rượu nồng để “dẫn mồi” thì nhất định quên cả lối về.

Nhiều người quả quyết ốc hương hơn hẳn các loài ốc khác ở chỗ vừa thơm ngon, vừa hiền, hàm lượng dinh dưỡng cao. Khi ăn, thực khách nên chọn những con nhỏ, thịt sẽ ngọt bùi và mềm hơn con lớn. Ốc hương nấu me cũng là món ngon không nên bỏ qua. Nhẩn nha từng miếng ốc thơm ngọt, chua chua, cay cay, bảo đảm ngon nhức răng. Để chắc bụng, bạn nhón thêm mấy miếng bánh mì chấm vào nước xốt ốc chua cay, càng khoái khẩu.


Một tay làm chẳng nên non
Ba tay chụm lại lên sòng tiến lên
 
thanbai3vDate: Thursday, 2010-11-18, 1:50 PM | Message # 17
Thiếu Tướng
Group: Quản Lý Diễn Đàn
Messages: 254
Reputation: 5
Status: Offline
Lên Gành Dầu thăm đền thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực

Nguyễn Trung Trực (Sinh năm Đinh Dậu 1837 – mất năm Mậu Thìn 1868) là liệt sĩ cận đại, nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Tân An (nay thuộc tỉnh Long An) và Rạch Giá (nay thuộc tỉnh Kiên Giang), tục gọi là Quản Chơn hay Quản Lịch. (Vì lúc nhỏ ông có tên là Chơn, rồi từ năm Kỉ Mùi 1859 đổi là Lịch, còn Quản là chức Quản cơ). Sau khi đốt tàu L’Esperance, ông đổi tên là Nguyễn Trung Trực và tên này được nhân dân gọi cho đến ngày cuối cùng. Quê ở phủ Tân An, tỉnh Gia Định (nay thuộc ngoại ô thị xã Tân An, Long An).

Ông xuất thân trong một gia đình chài lưới ở hạ lưu sông Vàm Cỏ, năm 1861, hưởng ứng lịch Cần Vương chống Pháp, ông chiêu mộ một số đông nông dân nổi dậy đánh phá các đồn Pháp ở các vùng thuộc phủ Tân An. Lập được nhiều chiến công nên được triều đình Huế phong chức Quản cơ.

Nghĩa quân dưới quyền lãnh đạo của ông gồm một số nhà yêu nước: Nguyễn Văn Điền (hay Điền), Nguyễn Học, lương thân Hồ Quang…tổ chức cuộc phục kích đốt tàu L’Esperance của Pháp trưa ngày 10-12-1861 tại vàm Nhật Tảo.

Sau đó, ông tiếp tục chiến đấu qua lại trên địa bàn Gia Định, Biên Hòa. Sau khi ba tỉnh miền đông Nam Bộ mất (hòa ước Nhâm Tuất 1862) ông được phong làm Lãnh binh. Năm 1861 ông lại được triều đình phong chức Hà Tiên thành thủ úy để trấn giữ đất Hà Tiên.

Sau khi thành Hà Tiên thất thủ, ngày 23-6-1867, ông rút quân về Rạch Giá tiếp tục cuộc chiến đấu, lập căn cứ ở Hòn Chồng. Ngày 16-6-1868 ông cho quân đánh úp đồn Kiên Giang (nay là thị xã Rạch Giá) tiêu diệt địch và làm chủ tình hình được tài liệu. Giặc Pháp phản công, ông rút ra đảo Phú Quốc lập căn cứ nhằm chống giặc lâu dài. Pháp phải huy động một lực lượng hùng hậu đến bao vây và tấn công đảo. Đến tháng 10-1868, để bảo đảm lực lượng nghĩa quân và nhân dân trên đảo, ông tự ra nộp mình cho giặc bắt. Chúng nhiều lần dụ dộ, mua chuộc nhưng ông không ra đầu hàng.

Sau đó, ông bị giải về Sài Gòn, viên thống soái Nam Kì lúc đó vừa dụ hàng, vừa hăm dọc, ông trả lời: “ Thưa Pháp soái, chúng tôi chắc rằng lúc nào ngài trừ cho hết cỏ trên mặt đất thì chừng đó ngài mới may ra trừ tiệt được những người ái quốc của xứ sở này”.

Cuối cùng giặc Pháp đem ông ra hành hình ở chợ Rạch Giá ngày 27-10-1868, hưởng dương 31 tuổi.

Để tỏ lòng biết ơn Ông, hiện nay, nhân dân ta thờ cúng Ông ở nhiều nơi, trong đó tiêu biểu là Đền Thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực tại Long An, Đền Thờ anh hùng Nguyễn TRung Trực tại Rạch Giá và đền thờ anh hùng Nguyễn Trung trực tại Gành Dầu Phú Quốc.


Một tay làm chẳng nên non
Ba tay chụm lại lên sòng tiến lên
 
thanbai3vDate: Thursday, 2010-11-18, 1:52 PM | Message # 18
Thiếu Tướng
Group: Quản Lý Diễn Đàn
Messages: 254
Reputation: 5
Status: Offline
NHÀ TÙ PHÚ QUỐC - NHÀ LAO CÂY DỪA

Trại giam Tù binh Chiến tranh Phú Quốc, hay Trại giam Tù binh Cộng sản Phú Quốc là một trại giam nằm ở cực nam đảo Phú Quốc, tại xã An Thới. Trong chiến tranh Đông Dương, trại giam này có tên là Nhà lao Cây Dừa.

Đây là trại giam tù binh trung tâm toàn Việt Nam Cộng hòa, từng giam giữ hơn 32.000 tù binh (40.000 tù nhân nếu tính cả tù chính trị nhiều thời kỳ). Trong Chiến tranh Việt Nam, tù binh chiến tranh Trại giam tù binh Phú Quốc đã phải chịu những hình phạt, tra tấn như đóng đinh vào tay, chân, đầu; đốt dây kẽm cháy đỏ đâm vào da thịt, đục răng, trùm bao bố chế nước sôi hoặc đổ lửa than, ném vào chảo nước sôi, thiêu sống, chôn sống... Trong thời gian tồn tại không đầy 6 năm (từ tháng 6/1967 đến 3/1973) trại giam tù binh Phú Quốc, có hơn 4.000 người chết, hàng chục ngàn người bị thương tật tàn phế

Trại giam Tù binh Chiến tranh Phú Quốc có tất cả là 12 khu (năm 1972) được đánh số từ khu 1 đến khu 12. Riêng khu 13, 14 được xây dựng thêm vào cuối năm 1972. Mỗi khu trại giam có khả năng chứa khoảng 3000 tù nhân. Năm 1972, có khoảng 12x 3000 = 36 000 tù nhân. Mỗi khu trại giam lại được chia làm nhiều phân khu. Thường thì có 4 phân khu, trong 1 khu. Một phân khu chứa được 950 tù binh. Riêng phân khu B2 dành riêng để giam giữ các sĩ quan. Tù binh có cấp bậc lớn nhất là Thượng tá. Trại giam Tù binh Chiến tranh Phú Quốc do 3 tiểu đoàn quân cảnh (7, 8, 12) canh giữ.

Ngoài ra, Phú Quốc cũng có một trại giam tù hình sự, giam giữ những tù nhân thường phạm bị kết án 10 năm trở lên, ở thị trấn Dương Đông, mặt tây của đảo.

Trong chiến tranh Đông Dương
Cuối năm 1949 đầu năm 1950, quân của Trung Hoa Quốc dân đảng thua trận trước Quân giải phóng Trung Quốc, rút chạy dạt sang Việt Nam. Lực lượng này có trên 3 vạn người, được Pháp đưa ra đóng tại phía nam đảo Phú Quốc một thời gian trước khi quay về Đài Loan theo Tưởng Giới Thạch.

Tận dụng nhà cửa có sẵn của trại lính Quốc dân đảng, quân Pháp lập một trại giam tù binh trên một diện tích gần 40 hécta, gọi là “Căng Cây Dừa” (Trại Cây Dừa). Trại gồm 4 khu nhà giam A, B, C, D. Các tù binh cộng sản bị Pháp bắt từ các chiến trường Trung, Nam, Bắc Việt Nam bị tập trung đưa ra trại giam này ở Phú Quốc. Số tù binh này gồm khoảng 14.000 người, đa số từ nhà tù Đoạn Xá (Hải Phòng). Cũng như tại các nhà tù khác trong Chiến tranh Đông Dương, tù nhân cộng sản tại Trại Cây Dừa sinh hoạt đấu tranh chống khủng bố, đàn áp, và tổ chức vượt ngục. Sau hơn 1 năm ở trại, có 99 tù nhân bị chết, 200 người vượt ngục

Tháng 7 năm 1954, sau Hiệp định Genève, Pháp trao trả cho phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hầu hết tù binh ở trại này.

Trong chiến tranh Việt Nam

Trao trả tù binh Phú Quốc tháng 3 năm 1973Cuối năm 1955, chính quyền Ngô Đình Diệm xây dựng một trại giam ở địa điểm Căng Cây Dừa cũ, với diện tích rộng 4 ha, đặt tên là Trại huấn chính Cây Dừa, còn gọi là Nhà lao Cây Dừa. Trại tù có nhà giam tù nam, nhà giam tù nữ, nhà giam phụ lão. Ngày 5 tháng 1 năm 1956, 598 người tù từ trại Trung tâm huấn chính Biên Hòa được đưa đến đề lao Gia Định, rồi đưa xuống tàu vận tải Hắc Giang của hải quân chở từ Sài Gòn về đến Phú Quốc. Về sau còn có thêm một số tù chính trị thuộc diện "Việt Cộng" hoặc "thân Cộng" cũng được đưa đến Trại huấn chính Cây Dừa.

Trong 7 tháng, từ tháng 2 đến tháng 9 năm 1956, có khoảng 100 tù nhân vượt ngục, trong đó có một số người bị bắn chết khi vượt rào. Các ông Phạm Văn Khỏe (em ruột của Phạm Hùng), và Mai Thanh (Tỉnh ủy viên, Bí thư Thị ủy Rạch Giá) cũng vượt ngục trong thời gian này. Thấy tình hình bất ổn, năm 1957, chính quyền Sài Gòn đưa số tù chính trị ở “Trại huấn chính Cây Dừa” về đất liền, và đày một số ra nhà tù Côn Đảo.

Khi chiến tranh Việt Nam leo thang, số tù binh và tù chính trị tăng cao, chính quyền Việt Nam Cộng hòa xây dựng thêm nhiều trại giam tù binh ở Biên Hòa, Pleiku, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quy Nhơn... Tại Phú Quốc, năm 1966, một trại giam rộng hơn 400 ha được xây dựng ở thung lũng An Thới, cách “Căng Cây Dừa” cũ 2km. Trại giam gồm 12 khu, mỗi khu có 4 phân khu A, B, C, D, với trên 400 nhà giam, được gọi là Trại giam tù binh cộng sản Việt Nam / Phú Quốc, thường được gọi là Trại giam tù binh Phú Quốc. Mỗi phân khu, ngoài 9 phòng để tù binh ở, có 2 phòng để thẩm vấn, phạt vạ hoặc biệt giam tù binh ... Tất cả 11 phòng đều có cấu trúc vì kèo sắt, nóc tôn, vách tôn, mỗi phòng bề ngang 5 mét, dài 20 mét, hai đầu chừa hai lối ra vào, bề ngang khoảng 8 tấc và mỗi bên vách tôn có 4 cửa sổ, dưới vách tôn có khoảng trống chừng 3 tấc, có rào dây kẽm gai. Để canh gác khu trại giam, chung quanh mỗi khu giam có một pháo đài canh gác có đặt súng đại liên; tại cổng chính của khu giam có 2 vọng gác; một vọng tổng kiểm soát đốc canh, 2 giờ thay phiên gác một lần, liên tục 24/24 giờ; hai xe tuần tra liên tục quanh khu giam; ban đêm còn có các toán vào vòng rào giới hạn để kiểm soát lưu động tại các phân khu và 10 vọng gác di động. Đứng đầu ban chỉ huy trại giam là một trung tá hoặc đại úy (có lúc là một chuẩn tướng) Quân lực Việt Nam Cộng hòa, đằng sau là một cố vấn Mỹ. Lực lượng canh giữ trực tiếp trại giam gồm có 4 tiểu đoàn quân cảnh, một liên đội địa phương quân, một đại đội công binh, một đơn vị hải thuyền và một đội quân khuyển.

Nhà tù Phú Quốc trở thành trại giam tù binh trung tâm toàn Việt Nam Cộng hòa, giam giữ hơn 32.000 tù binh (40.000 tù nhân nếu tính cả tù chính trị nhiều thời kỳ). Có khoảng 12.000 tù nhân là bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, trong đó có khoảng 9000 người từ miền Bắc. Có trên 20.000 tù nhân là dân quân du kích xã, ấp và cán bộ chính trị. Có hơn 2.000 sĩ quan, hạ sĩ quan; trên 100 tù nhân là cán bộ cộng sản có trình độ chính trị trung cấp, sơ cấp (trong đó có 10 tỉnh ủy viên, trên 40 huyện ủy viên) và trên 200 chi ủy viên. [2] Vào tháng 5-1969 tù binh đã tổ chức vượt ngục thành công tại khu B2.


Một tay làm chẳng nên non
Ba tay chụm lại lên sòng tiến lên
 
Diễn Đàn 3V » DIỄN ĐÀN 3V » TÀI LIỆU THUYẾT MINH 63 TỈNH THÀNH » KIÊN GIANG
  • Page 2 of 2
  • «
  • 1
  • 2
Search:

Bình Chọn
Rate my site
Total of answers: 22
Tin Nhắn
200
Site friends
  • Create a free website