Friday, 2024-05-17, 5:08 PM
Welcome Guest

3V CLUB

[ New messages · Members · Forum rules · Search · RSS ]
  • Page 1 of 2
  • 1
  • 2
  • »
Diễn Đàn 3V » DIỄN ĐÀN 3V » TÀI LIỆU THUYẾT MINH 63 TỈNH THÀNH » NINH BÌNH (về cố đô Hoa Lư)
NINH BÌNH
phuocdeptraiDate: Tuesday, 2010-11-23, 10:43 AM | Message # 1
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Thuyết minh tỉnh Ninh Bình

TỈNH NINH BÌNH

Ninh Bình nằm ở cực Nam của vùng đồng bằng Bắc bộ, xen giữa lưu vực sông Hồng và sông Mã, nơi tiếp giáp và ngăn cách miền Bắc với miền Trung bởi dãy núi Tam Điệp hùng vĩ.. Ninh Bình có quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy qua, cùng hệ thống sông ngòi phong phú, với cảng Ninh Bình, có điều kiện phát triển mạnh giao thông cả đường bộ, đường thủy, giao lưu thuận lợi với các địa phương trong nước và quốc tế. Ninh Bình cách thủ đô Hà Nội hơn 90 km, trên tuyến đường quốc lộ 1A xuyên Bắc - Nam quan trọng vào bậc nhất của nước ta; và đường sắt xuyên Bắc - Nam đi qua (đoạn chạy qua đất Ninh Bình dài 35 km); với hai nút giao thông chính là thị xã tỉnh lỵ Ninh Bình và thị xã Tam Điệp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - văn hoá với cả hai miền đất nước.

Với diện tích tự nhiên là 1398,7km2, đứng thứ 52 trong 53 tỉnh, thành phố (chỉ lớn hơn diện tích tự nhiên của thành phố Hà Nội). Tuy là một tỉnh không lớn nhưng địa hình rất đa dạng: có núi sông, đồng bằng, vùng biển, mang đầy đủ sắc thái địa hình Việt Nam thu nhỏ. Có 8 đơn vị hành chính gồm 6 huyện và 2 thị xã trực thuộc tỉnh: huyện Nho Quan, thị xã Tam Điệp là vùng đồi núi; các huyện Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Mô thuộc vùng nửa đồi núi; diện tích đồng bằng và ven biển chủ yếu thuộc huyện Kim Sơn, Yên Khánh và thị xã Ninh Bình chỉ chiếm 1/5 diện tích tự nhiên của tỉnh.

Cộng đồng các dân tộc đang sinh sống trong tỉnh gồm có 23 dân tộc: đa số là dân tộc Kinh chiếm trên 98,2%; đứng thứ hai là dân tộc Mường chiếm gần 1,7%; các dân tộc như Tày, Nùng, Thái, Hoa, H’Mông, Dao mỗi dân tộc có từ trên một chục đến hơn một trăm người. Trong số các dân tộc ít người sinh sống trong tỉnh, dân tộc Mường đã định cư khá lâu đời ở các xã thuộc miền núi cao huyện Nho Quan, thị xã Tam Điệp và là một bộ phận của cư dân người Mường sinh sống dọc theo dải núi đá vôi từ Hoà Bình đi Thanh Hoá; các phong tục tập quán sinh hoạt, truyền thống văn hoá mang nét đặc trưng của cộng đồng dân tộc Mường của Việt Nam. Các dân tộc ít người khác sống phân tán, rải rác ở các địa phương trong tỉnh, không hình thành cộng đồng dân tộc nhất định, đa số đó có quan hệ hôn nhân, gia đình hoặc trong quá trình đi tìm đường sinh cơ lập nghiệp mà đến định cư ở địa phương và chịu ảnh hưởng sâu sắc của phong tục, tập quán sinh hoạt, sản xuất, truyền thống văn hoá của người Kinh.

Danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng: Cố đô Hoa Lư (tại xã Trường Yên- Hoa Lư)- là kinh đô của Nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên ở Việt Nam, hiện nơi đây có đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành; khu du lịch Tam Cốc- Bích Động (tại xã Ninh Hải- Hoa Lư) đã được tặng chữ: " Nam thiên đệ nhị động" hay "Vịnh Hạ Long cạn"; Vườn Quốc gia Cúc Phương (thuộc huyện Nho Quan) với diện tích rừng nguyên sinh khoảng 22.000 ha, có nhiều động thực vật quý hiếm, có cây Chò ngàn năm tuổi, có động Người xưa; khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long, động Vân Trình, nước nóng Kênh Gà, khu hang động Tràng An, Nhà thờ đá Phát Diệm, khu du lịch sinh thái hồ Đồng Chương, khu phòng tuyến Biện Sơn- Tam Điệp...

Vùng đất Ninh Bình thời xa xưa phần lớn là vùng ngập mặn thuộc huyện Chu Diên, quận Giao Chỉ. Trải qua nhiều biến thiên của lịch sử, Ninh Bình có nhiều tên gọi khác nhau như: thế kỷ thứ X gọi là châu Trường Yên; thế kỷ XIII gọi là phủ Trường Yên; thế kỷ XVIII (thời Hậu Lê) gọi là Thanh Hoa ngoại trấn; dưới triều nhà Nguyễn, thế kỷ XIX năm Gia Long thứ năm (1806), gọi là đạo Thanh Bình; năm Minh Mệnh thứ mười (1829) gọi là trấn Ninh Bình; năm Minh Mệnh thứ mười hai (1831) gọi là tỉnh Ninh Bình.

Năm 1976, tỉnh Ninh Bình hợp nhất với tỉnh Nam Hà thành tỉnh Hà Nam Ninh;

Năm 1992, tỉnh Ninh Bình được tái lập. Hiện nay, tỉnh Ninh Bình có 6 huyện là Gia Viễn, Nho Quan, Kim Sơn, Hoa Lư, Yên Khánh, Yên Mô; 2 thị xã là Ninh Bình và Tam Điệp với tổng số 144 xã, phường, thị trấn.

Tỉnh Ninh Bình có hai tôn giáo chính là Phật giáo và Thiên chúa giáo. Nhân dân Ninh Bình sống chủ yếu bằng nghề sản xuất nông nghiệp, trồng lúa nước và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ngoài ra nhiều người còn làm các nghề thủ công truyền thống như: thêu ren ở Hoa Lư, dệt chiếu và làm hàng cói mỹ nghệ ở Kim Sơn, Yên Khánh..., đan lát mây tre ở Gia Viễn, Nho Quan, sản xuất đồ đá mỹ nghệ ở Ninh Vân (Hoa Lư). Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, nhân dân Ninh Bình phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, anh dũng chiến đấu chống giặc ngoại xâm và cần cù, sáng tạo, năng động trong lao động sản xuất xây dựng quê hương đất nước.

Vùng đất Ninh Bình đã sinh thành và cống hiến cho đất nước nhiều người con ưu tú trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, tiêu biểu là anh hùng dân tộc Đinh Bộ Lĩnh, các nhà chính trị, quân sự, các danh nhân văn hoá như: Trương Hán Siêu, Ninh Tốn, Vũ Duy Thanh, Vũ Phạm Khải...Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Đảng bộ, quân và dân Ninh Bình đã chiến đấu kiên cường, dũng cảm lập nên nhiều chiến công xuất sắc được Đảng, Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Tuesday, 2010-11-23, 10:45 AM | Message # 2
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Tam Cốc

Nếu đã đến Ninh Bình, du khách đừng quên đi thuyền tham quan Tam Cốc - Bích Động, được xem là vịnh Hạ Long trên cạn hoặc ghé đầm Vân Long hoang sơ là khu bảo tồn thiên nhiên với nhiều động vật quý hiếm. Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động là một quần thể du lịch, một địa danh nổi tiếng từ xa xưa, thuộc địa phận xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình; cách thủ đô Hà Nội 100 km về phía Nam. Nơi đây vẫn giữ được nét nguyên sơ, thiên tạo, với nhiều hang động, di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng trong và ngoài nước như: đền Thái Vi, Tam Cốc, chùa Bích Động, động Tiên, chùa Linh Cốc… Bích Động là một trong những danh thắng nổi tiếng nhất của Ninh Bình được mệnh danh là "Nam Thiên đệ nhị động" (động đẹp thứ nhì ở trời Nam), nằm trong dãy núi Ngũ Nhạc Sơn thuộc địa phận thôn Đam Khê, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư. Năm 1773, cụ Nguyễn Nghiễm (thân sinh của đại thi hào Nguyễn Du) đã đến thăm động. Nhìn toàn cảnh núi, động, sông nước, đồng ruộng, bầu trời ở đây đều phủ một màu xanh nên cụ đã đặt cho động một cái tên rất đẹp và mộng mơ..
Tam Cốc có nghĩa là 3 hang: Hang Cả, Hang Hai và Hang Ba. Vào thăm Tam Cốc chỉ có một con đường thủy duy nhất dọc theo dòng sông Ngô Đồng, ra vào mất khoảng 3 tiếng đồng hồ. Từ bến đò Vân Lâm đến Hang Cả đi bằng thuyền khoảng 2km, du khách có thể ngắm nhìn cảnh trời mây non nước rất nồng nàn thi vị. Núi nối tiếp núi, cứ mỗi góc nhìn lại cho một dáng hình mới, thiên hình vạn trạng.

ĐỘNG THIÊN HƯƠNG
Du khách thăm Tam Cốc xong ngồi thuyền lướt ra đến Bến thánh còn gọi là Bến Sính do Trần Thái Tông làm để vào am Thái Vi bằng đường thỷ, lên bờ đi bộ khoảng 50m men theo đường chân núi bên tay trái là đền Thiên Hương Động ( đng trời tỏa ngát hương) ở núi Đồng Vỡ. Chân núi Đồng Vỡ trước đây bị sóng biển đẩy liếm mòn, khoét sâu hõm vào thẳng đều. Đây là những kỳ công hành triệu năm đẽo gọt tuyệt vời của nước biển.

Động Thiên Hương ở lưng chừng núi có độ cao so với mặt đất khoảng 15m đi hai lối tả hữu bước lên cao 30 bậc. Diện tích nền động bằng phẳng khoảng 800m² với bề ngang 20m bề dọc 40m, chiều cao của động là hơn 60m. Điều độc đáo của động là phía có lối lên thẳng đứng đến tận đỉnh núi. Đỉnh núi rỗng, lộ thiên tròn có đường kính khoảng 6m. nằm gọn trong động là một ngôi miếu thờ bà Trần Thị Dung là con ông Trần Lý ở thôn Lưu Gia nay là xã Lưu Xá huện Hưng Nhân tỉnh Thái Bình. Là con vua Lý Thái Tông, Thái tử Sảm mới 25 tuổi, chạy loạn về đây đã lấy Trần Thị Dung. Trần lý đã mộ quân các xã xung quanh phò vua Lý Cao Tông về chiếm lại Thăng Long. Cuối năm 1209, quân họ Trần rước vua Lý Cao Tông về kinh. Năm 1210, vua Lý Cao Tông qua đời. Năm 1211, Thái Tử Sảm 17 tuổi lên ngôi là vua Lý Huệ Tông lập bà Trần Thị Dung làm nguyên phi. Năm 1216, bà Trần Thị Dung sinh con gái đầu lòng là công chúa Thuận Thiên. Hai năm sau 1218 bà sinh con con gái thứ hai là công chúa Chiêu Thánh. Bà Trần Thị Dung được tôn làm hoàng hậu. Năm 1226, vua Lý Huệ Tông mất ở chùa Chân Giáo do trần Thủ Độ ép tử. Thời gian sau, bà lấy Thái sư Trần Thủ Độ. Bà có công lao lớn trong việc giao hòa Trần Liễu với trần Cảnh ( Trần liễu và Trần Cảnh là con của Trần Thừa, Trần Thừa lại là anh ruột của Trần Thị Dung. Trần Liễu lấy công chúa Thuận Thiên. Trần Cảnh lấy công chúa Chiêu Thành).

Hơn mười năm chung sống bên Trần cảnh ( vua Trần Thái Tông) hoàng hậu Chiêu thánh vẫn không sinh nở gì, nên Trần Thủ Độ ép vua Trần Thái Tông bỏ hoàng hậu Chiêu Thành lấy Thuận Thiên làm hoàng hậu vì Thuận Thiên đang có mang. Đó là năm 1237. Vì vậy, Trần Liễu ( là bố Trần Hưng Đạo) chng lại vua Trần Thái Tông và làm loạn. Nhờ có bà Trần Thị Dung, trần Liễu và Trần Cảnh đã hòa thuận. Bà giữ cho cơ nghiệp nhà Trần được yên ổn. Mùa xuân năm 1259, bà Trần Thị Dung qua đời. Vua Trần đã phong bà là “ Linh Từ Quốc mẫu”. Nhà sử học Ngỗ Sĩ Liên trong “ Đạo Việt Sử Ký Toàn Thư” có viết ca ngợi bà: “ giúp đỡ nội trị cho nhà trần, Linh Từ có nhiều công to thế mới biết trời sinh ra Linh Từ là để mở nhà Trần.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Tuesday, 2010-11-23, 10:46 AM | Message # 3
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
ĐỀN THÁI VI

Xung động Thiên Hương du khách đi bộ khoảng 50m nữa thì đến đền Thái Vi ( thái Vi Tử). Theo sách “ Thái Vi Quốc Tế Ngọc Ký” sau cuộc kháng chiến chống quân Nguyên- Mông lần thứ nhất (1258), vua Trần Thái Tông tròn 40 tuổi, nhường ngôi cho là Thái Từ Hoàng lân làm Thái Thượng hoàng về vùng núi Vũ Lâm tu hành dựng Hành cung Vũ Lâm, lập am Thái Vi ở giữa động Vũ Lâm ( một Hoàng về vùng núi Vũ Lâm tu hành dựng Hành Cung Vũ Lâm, xã Ninh Hải ngày nay). Khi ở đây Trần Thái Tông đã biến khu rừng rậm và vùng đất hoang hóa thành nơi cư dân cư đông đúc. Nhà vua chiêu dân lập ra làng văn lâm, khuên nhân dân khẩn hoang được 155 mẫu ruộng. đó là căn cứ chỉ đạo cuộc kháng chiến chống quân Nguyên- Mông lần thứ hai (1258). Công lao của Trần Thái Tông rất lớn. Vì vậy khi ông mất, nhân dân đã xảy đền thờ Trần Thái Tông, Hiển Từ Thái Hậu ( tức hoàng hậu Thuận Thiên) và Trần Thánh Tông, tên là “ Thái Vi Từ” vì nó là nơi hoàng đế nhà Trần xuất gia. Thái Vi Từ được xây dựng theo kiểu “ nội công ngoại quốc”. Điều đặc biệt ở đền Thái Vi Từ là tất cả các cột đá đều làm bằng đá xanh nguyên khối được chạm khắc rất công phu, tỷ mỉ, đường nét uyển chuyển tao nhã như chạm gỗ và có phần còn sắc sảo tinh túy hơn thế nữa. Những người thợ đá ở đây đã làm cho các cột có hồn, mang tính nghệ thuật cao.

“ NAM THIÊN ĐỆ NHỊ ĐỘNG”- BÍCH ĐỘNG
Bích Động là một trong thắng cảnh nổi tiếng nhất Ninh Bình được mệnh dan hlà “ Nam Thiên Đệ Nhị Động” (động đẹp thứ hai trời Nam), sau động Hương Tích ở Hà Tây. Bích Động là “ Động Xanh”. Cụ Nguyễn Nghiễm (thân sinh của nhà thơ lớn Nguyễn Du) được triều đình giao cho việc phụ trách đắp đê Hồng Lĩnh ở phía nam huyện Yên Mô, có đến thăm chùa và đặc tên động vào năm 1773, triều đình vua Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng. Bích Động ở địa phận thôn Đăng Khê, xã Ninh Hải, Bích Động gắn liền với tên chùa Bích Động được xây dựng theo kiểu chữ Tam- Tam Cốc dọc theo sườn núi từ thấp lên cao: Hạ Trung Thượng. Chùa Bích Động có thể có từ lâu theo Đại Nam Nhất Thống Chí đền đời vua Lê Diệu Tông ở niên hiệu Vĩnh Thịnh (1705-1719)hai nhà sư Chí Kiên và sư Chí Thế mới xây dựng ba ngôi chùa Hạ- trung- Thượng như ngày nay đã được trùng tu nhiều lần liên tiếp. Phỏng đoán ba ngôi chùa đó đuợc xây dựng từ năm 1705. Vì đến năm 1707 hai nhà sư Chí Kiên và Chí Thế làm bài minh vào tháng 8 cho khắc vào bia đá. Hiện nay, bài minh bia này vẫn còn ở chùa Bích Động. Nhìn lên những dãy núi cao vút bao quanh chùa Bích Động du khách thấy có 5 ngọn núi đứng xung quanh gọi là Ngũ Nhạc Sơn trong giống như 5 cánh hoa sen. Hai ngọn núi tả hữu đứng nhô cao như hai cột đồng trụ. Tương truyền ở Bích Động trước đây có một loài hoa cúc màu vàng nhỏ xíu gọi là Sơn kim cúc loại cúc này chỉ có ở đây và núi Dục Thúy lấy hoa đem pha với trà uống mắt sẽ sáng lên. Bích Động quả là một vẻ đẹp hoàn hảo vĩnh hằng.

Chùa Bích Động

Chùa Bích Động thuộc địa phận thôn Đam Khê, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư. Đây là ngôi chùa nằm ở lưng chừng núi bán mái ra phía ngoài, một nửa ngôi chùa gắn vào hang động, một nửa lộ thiên.

Chùa còn được gọi là chùa Đông vì quay mặt ra hướng đông. Bích Động là một ngôi chùa cổ, dáng nét trang nghiêm mang đậm tính phương Đông. Núi, động và chùa đan quyện, hài hòa lại ẩn hiện giữa những cây đại thụ xanh biếc làm cho cảnh trí ở đây càng thêm thâm nghiêm, huyền ảo.

Chùa Bích Động nguyên có tên "Bạch Ngọc Thanh Sơn Đồng"- Mang ý nghĩa một ngôi chùa bằng đá rất đẹp và trong trắng như ngọc ở nơi sơn cùng thủy tận (Bạch ngọc thạch được ghép thành chữ Bích, còn sơn đồng ghép thành chữ Động- chùa Bích Động) là một công trình văn hóa-kiến trúc cổ kính, đường nét hoa văn chạm trổ rất tinh xảo.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Tuesday, 2010-11-23, 10:48 AM | Message # 4
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Nhà thờ đá Phát Diệm

Nhà thờ đá Phát Diệm cách Hà Nội 129 km về phía Nam, thuộc địa phận thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Tọa lạc trên một diện tích khoảng 22 ha, khu thánh đường Phát Diệm này là sự kết hợp hài hoà về nghệ thuật kiến trúc Âu châu và Á Đông, mang phong cách kiến trúc độc đáo vừa lớn lao, vừa trọng điểm trải rộng trong không gian cùng với phong cảnh sơn thủy hữu tình, non nước xanh biếc ngoạn mục.

Đây là một kỳ quan kiến trúc độc đáo nổi tiếng xây dựng chủ yếu bằng đá khởi công từ 1875 đến năm 1899 hoàn thành. Huyện Kim Sơn là một miền đất trẻ nhưng đến thời vua Tự Đức nhà thờ đá được tiến hành xây dựng ở đây. Hàng nghìn tấn đá có nhiều phiến đá lớn nặng trên dưới 20 tấn hàng trăm cây gỗ lim to nặng trên dưới 10 tấn và những nguyên vật liệu khác được chuyển về Phát Diệm.

Phương đình dài 24m, rộng 17m, cao 25m có 3 tầng xây hoàn toàn bằng đá phiến. Tầng dưới lớn nhất xây đá xanh vuôn vắn chia thành ba lồng. Các vòm cửa ở đây lắp ghép đá rất tinh xảo khiến những phiến đá hình hộp chữ nhật nặng hàng tấn vẫn dính lại với nhau bền chặt tạo thành những đường cong uyển chuyển mềm mại tài tình.

Nhà thờ chính được xây dựng năm 1891 gồm 5 lối đi vào bằng đá chạm trổ đẹp như ngoài phương đình. Ở trên là ba tháp mái cong. Nhà thờ chính dài 74m, rộng 21m, cao 15m có 4 mái. Trong nhà thờ có 6 hàng cột bằng gỗ lim trong đó có hai hàng cột giữa cao 11m chu vị mỗi cột là 2,35m nặng khoảng 10 tấn. Tất cả các cột ở đây được làm bằng nguyên một thân cây lim không có cột nào ghép. Gian thượng của thánh đường có bàn thờ đá lớn là một phiến đá nặng khoảng 20 tấn dài 3m, rộng 0,9m, cao 0,8m đưoc đẽo gọt vuông thành sắc cạnh ba mặt tiền và hai bên đều được chạm trổ hoa lá bốn màu trông như được một khăn hoa màu thạch sáng. Toàn bộ bức vách phía sau bàn thờ là gỗ cũng được chạm trổ tinh vi sơn son thiếp vàng ruc rỡ như các bức câu đối hoặc bàn thờ ở các ngôi chùa cổ. Toàn cảnh nhà thờ đá Phát Diệm là sáu nhà thờ- một công trình kiến trúc đồ sộ, chất liệu xây dựng bằng gạch, gỗ, chủ yếu bằng đá. Tất cả hiện lên nguy nga tráng lệ hài hòa với cây xanh cảnh vật, phản ánh một nền nghệ thuật kiến trúc điêu khắc đặc biệt là điêu khắc đá, tài năng thông minh và sức sáng tạo của dân tộc Việt nam mang phong cách dân tộc, phong cách Á Đông.

Đây là một quần thể nhà thờ kiểu Việt Nam, đậm màu sắc dân tộc, từ những chi tiết nhỏ trong điêu khắc đến kiến trúc tổng thể và trong từng nhà thờ. Bất kỳ chỗ nào trong điêu khắc đá và gỗ đều là những hình ảnh thân thuộc, gần gũi với con người Việt Nam và chỉ họ mới làm được điều kỳ diệu đó... Như thách thức với thời gian, hơn 100 năm qua Nhà thờ đá Phát Diệm vẫn còn nguyên vẹn và sẽ tồn tại mãi mãi.

Vườn quốc gia Cúc Phương

Cách thủ đô Hà Nội 120km về phía Nam, với tổng diện tích 22.000 ha, giáp giới 3 tỉnh: Ninh Bình, Thanh Hoá và Hoà Bình, Vườn quốc gia Cúc Phương được thành lập ngày 7 tháng 7 năm 1962. Cúc Phương đa trở thành Vườn quốc gia đầu tiên và cũng là đơn vị bảo tồn thiên nhiên đầu tiên của Việt Nam.

Không chỉ là một khu rừng cổ đa dạng về thực vật, Cúc Phương còn là nơi lưu giữ nhiều loài động vật quý hiếm. Một số động vật quý hiếm được ghi vào Sách đỏ mà thế giới không còn, chỉ có ở Cúc Phương như: cá diếc hang, sóc bụng đỏ...

Đến với Cúc Phương, du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên bởi khu bảo tồn này không chỉ là một vườn bách thảo, bách thú đồ sộ mà còn có các hang động kỳ thú với những tên gọi huyền thoại như: động Vui Xuân, động Trăng Khuyết, động Thanh Minh, động Chùa, động Thuỷ Tiên, động Phò Mã... Mỗi hang động là một "cung điện" lộng lẫy nguy nga với những nhũ đá đẹp mê hồn. Đặc biệt, năm 1966 các nhà khảo cổ học Việt Nam và thế giới đã tiến hành khai quật động Người Xưa và động Con Moong, tại các hang động này đã tìm thấy những ngôi mộ cổ với các bộ xương người hóa thạch còn khá nguyên vẹn, các công cụ đồ đá, cùng nhiều di vật khác cách ngày nay từ 7.000 đến 12.500 năm.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Tuesday, 2010-11-23, 10:50 AM | Message # 5
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Cố đô Hoa Lư

Từ Hà Nội đi 100 cây số là đến cố đô Hoa Lư, kinh đô của nước Đại Cồ Việt cách đây hơn 10 thế kỷ. Đứng tren núi Mã Yên Sơn nơi có mộ vua Đinh, ta có thể thu cả kinh đô xưa vào tầm mắt. Cố đô xưa rộng 300 ha trải dài trên địa phận các thôn Chi Phong, Yên Thành, Yên Thượng thuộc xã Trường Yên huyện Hoa Lư. Kinh đô Hoa Lư xưa rộng khoảng 300 ha, gồm Thành Ngoại, Thành Nội và Thành Nam, được bao quanh bởi hàng loạt núi đá vòng cung, cảnh quan hùng vĩ, khoảng trống giữa các sườn núi được xây kín bằng đất ken gạch, chân thành có gạch bó, đắp cao từ 8 - 10 mét.

Làng Kim Bồng
Là nơi sinh trưởng Vũ Duy Thanh đời Tự Đức, tư chất rất thông minh, sách chỉ đọc qua một lần là nhớ, lại có tài ứng đối mẫn tiệp, kiến thức uyên bác vô cùng. Khi làm giám khảo khóa thi, ông đã nhìn ra nhân tài văn võ của Ông Bích Khiêm mà chấm trúng tuyển, trong khi các quan khác đã đánh rớt. Khi làm quan chỉ nghĩ đến ích nước lợi dân, ông đã từng tự ý ra lệnh cho quan địa phương Quảng Bình phát gạo cho dân đang gặp nạn đói, rồi sau mới cho triều đình biết. Ông là người sáng chế tàu thủy chạy bằng hơi nước giống theo kiểu Tây phương để tăng cường phòng thủ bờ biển; cũng như yêu cầu triều đình khai thác tối đa loại "đá dễ đốt" (than đá) ở Quảng Yên (trong khi các quan triều đình cho là đá ma quỷ phải trừ). Tiếc thay, Tự Đức không xem những sáng kiến này là trọng. Sau quân Pháp chiếm cả miền Bắc, khai thác tối đa mỏ than đá ở Hòn Gay. Ninh Bình còn là quê Nguyễn Tử Mẫn, danh sĩ đời vua Thiệu Trị; ông có văn tài cao, khí tiết vững và sở trường về quốc văn.

Làng Phúc Am

Là quê anh hùng Trương Hán Siêu, tính rất cương nghị, giỏi về chính trị, chuộng thơ văn, giữ chức Hàn Lâm Học Sĩ đời Trần. Ông là một trong những quan tham mưu của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, hết lòng chăm lo cho việc quốc gia và là tác giả bài Bạch Đằng Giang Phú, sách Tế Tháp Kỷ, Hoàng Triều Dại Điển (sách viết chung với Nguyễn Trung Ngạn).Cố Đô Hoa Lư: Kể bắt đầu từ năm 968 Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế ở Hoa Lư thì kinh đô Hoa Lư tồn tại 41 năm (968 - 1009) trong đó 12 năm là triều đình đại Đinh (Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đặt tên nước là Đại Cồ Việt) và 29 năm kế tiếp là triều đại Lê (mà người đầu tiên là Lê Hoàn lên ngôi Hoàng Đế hiệu là Lê Đại Hành). Vua Lê Đại Hành đã mở mang xây dựng cung điện làm cho kinh thành càng nguy nga tráng lệ. Đến năm 1010 Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long. Ngày nay du khách đến thăm Hoa Lư, trên nền cung điện năm xưa là hai ngôi đền cách nhau chừng 500 m (1,500 ft). Một đền thờ Đinh Tiên Hoàng và một đền thờ Lê Đại Hành đều nằm trên địa phận xã Trường Yên, huyện Hoa Lư. Cũng vì hai ngôi đền thờ hai vị Hoàng Đế rất gần nhau nên nhân dân quen gọi là đền Đinh - Lê.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Tuesday, 2010-11-23, 10:52 AM | Message # 6
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Sông Vân và núi Dục Thúy

Núi Dục Thúy nằm ngay trên sông Vân Sàng, như một khối ngọc nổi lên giữa tỉnh lỵ. Núi có chùa Non Nước nên còn gọi là núi Non Nước và có đền thờ anh hùng Trương Hán Siêu đời Trần. Sông Vân bao bọc ba mặt núi Dục Thúy, chỉ còn một mặt nối đất liền. Gần tỉnh lỵ có núi Hồi Hạc và núi Cánh Diều (còn gọi là núi Ngọc Mỹ Nhân), hợp với sông Vân thành một bức tranh sơn thủy thiên nhiên tuyệt đẹp.

Đền Vua Đinh

Đền toạ lạc ở làng Trường Yên Thượng, xã Trường Yên huyện Hoa Lư trên khuôn viên rộng 5 ha. Đền được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 17.

Đền vua Lê Đại Hành
Cách đền vua Đinh chừng 50 m là đến đền thờ vua Lê Đại Hành. Điều đặc biệt ở đền thờ vua Lê Đại Hành là nghệ thuật chạm gỗ thế kỷ 17 đã đạt đến trình độ điêu luyện, tinh xảo. Đền được xây dựng để tỏ lòng biết ơn của nhân dân đối với hai ông vua đã có công lớn trong việc xây dựng đất nước vào thế kỷ thứ 10.

Động Thiên Tôn
Ở làng Đa Giá, có hai lớp, bên trong có đền thờ đức Trấn Vũ từ hơn nghìn năm nay và có giếng ngọc nước trong, sâu ba trượng. Bên trái là động Long Thủy, bên phải là động Tượng Sơn. Động bên ngoài thờ Nam Tào Bắc Đẩu và các vị Kim Cương Hộ Pháp. Trên vách động có nhũ đá muôn màu sặc sỡ. Trước đây, từ mùng 4 đến mùng 10 tháng Ba âm lịch hàng năm, làng mở hội tại vùng này.

Đền Thái Vy
Thờ Trần Thái Tông, Hoàng hậu Thuận Thiên và Trần Thánh Tông là ông vua đã có công rất lớn đối với làng Văn Lâm.

Thập đạo tướng quân

Cha mẹ qua đời sớm, Lê Hoàn được một vị quan nhỏ là Lê Đột nhận về nuôi. Lớn lên ông đi theo Nam Việt Vương Đinh Liễn và đã lập được nhiều chiến công, Đinh Bộ Lĩnh giao cho ông chỉ huy 2.000 binh sĩ. Đến năm 968, Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp xong loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, lập nên nhà Đinh. Lê Hoàn có công lao trong cuộc đánh dẹp và được giao chức vụ Thập đạo tướng quân, Điện tiền đô chỉ huy sứ - tức chức vụ tổng chỉ huy quân đội cả nước Đại Cồ Việt, trực tiếp chỉ huy đội quân cấm vệ của triều đình Hoa Lư. Lúc đó ông mới 27 tuổi.

Tháng 10 năm 979, cha con Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị sát hại, Vệ vương Đinh Toàn mới 6 tuổi lên ngôi vua. Lê Hoàn trở thành Nhiếp chính trong một tình thế đầy khó khăn. Các đại thần thân cận của Tiên Hoàng là Đinh Điền, Nguyễn Bặc cùng tướng Phạm Hạp nổi dậy chống lại Lê Hoàn nhưng bị Lê Hoàn nhanh chóng đánh dẹp, ba người đều bị giết. Phò mã nhà Đinh là Ngô Nhật Khánh bỏ trốn vào nam, cùng vua Chăm Pa với hơn nghìn chiến thuyền định đến đánh kinh đô Hoa Lư nhưng bị bão dìm chết.

Thấy triều đình Hoa Lư rối ren, nhà Tống bên Trung Quốc có ý định cho quân tiến vào đánh chiếm Đại Cồ Việt. Vua Tống nhiều lần viết thư sang dụ và đe dọa triều Đinh bắt phải quy phụ đầu hàng. Trước tình hình đó, Thái hậu Dương Vân Nga cùng tướng Phạm Cự Lạng và các triều thần tôn Lê Hoàn lên làm vua. Lê Hoàn lên ngôi lấy niên hiệu là Thiên Phúc, quốc hiệu vẫn là Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư. Lê Đại Hành cử Phạm Cự Lạng (Lượng), em của Phạm Hạp làm đại tướng quân. Đầu năm 981, vua nhà Tống phát quân sang đánh Đại Cồ Việt, cử các tướng Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng, Triệu Phụng Huân, Quách Quân Biện, Giả Thực, Vương Soạn cầm quân chia hai đường thủy bộ. Sau hai trận thắng lớn Bạch Đằng, Tây Kết, quân Lê giết được Hầu Nhân Bảo, bắt sống Quách Quân Biện, Triệu Phụng Huân, quân Tống rút lui về nước. Năm sau, Lê Đại Hành lại mang quân vào nam đánh Chiêm Thành vì trước đó vua nước này bắt giữ sứ giả của Đại Cồ Việt, đại phá được quân Chiêm Thành, giết chết vua Chiêm là Bà Mỹ Thuế.

Về các biến cố chính trị liên quan đến cái chết của Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn, có các nhà nghiên cứu, như Hoàng Đạo Thuý, đặt giả thiết không phải Đỗ Thích mà chính Lê Hoàn, cấu kết với Dương Vân Nga, đã ám sát Đinh Tiên Hoàng và con trưởng để chiếm ngôi .

Lê Đại Hành làm vua, ông cho xây dựng nhiều công trình, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp để chấn hưng đất nước.

Về đối ngoại, sử dụng chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo nhưng cương quyết. Có lần sứ Tống sang đòi vua quỳ nhận sắc phong của vua Tống, Đại Hành lấy cớ bị đau chân nên không quỳ. Sứ Tống không làm gì được. Để tránh việc đón tiếp sứ giả phiền hà tốn kém, Lê Đại Hành còn đề nghị nước Tống từ lần sau hãy cử sứ giả đưa thư đến địa giới và báo tin, triều đình Hoa Lư sẽ sai người lên biên giới để nhận chiếu thư của vua Tống. Vua Tống cũng chấp thuận. Sứ Tống là Lý Giác rất khâm phục Lê Đại Hành, làm thơ tặng ông, trong đó có câu: "Ngoài trời còn có trời soi nữa", ý nói vua Lê không kém gì vua Tống.

Lê Đại Hành mất năm Ất Tỵ 1005, trị vì được 25 năm. Lê Đại Hành cùng Đại Thắng minh hoàng hậu (Dương Vân Nga) được thờ ở đền vua Lê tại huyện Hoa Lư, Ninh Bình.

Về tên "Đại Hành": theo Đại Việt Sử ký Toàn Thư, khi vua mới mất mà chưa được đặt thụy hiệu thì được gọi là "Đại Hành Hoàng đế". Có sách giải thích "đại hành" là đi xa hẳn không trở lại. Có sách giải thích "đại hành" là đức hạnh lớn (hành và hạnh viết cùng một chữ, âm cổ đọc như nhau). Do vua nối ngôi là Lê Ngọa Triều đã không đặt thụy hiệu nên "Đại Hành Hoàng đế" đã trở thành thụy hiệu của Lê Hoàn.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Tuesday, 2010-11-23, 10:53 AM | Message # 7
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
HOÀNG HẬU DƯƠNG VÂN NGA

Trên thế giới đã có rất nhiều hoàng hậu nổi tiếng tài ba nhưng chỉ làm vợ một ông vua. Còn bà Nga đã làm vợ hai vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành. Điều đó khẳng định bà rất xinh đẹp, có sức quyến rũ, thông minh nên mới được vinh dự ấy. Công lao lớn nhất của bà là lượng sức mình không đảm đương việc nước. Bà đã quyết định trao ngôi báu lại cho Lê Hoàn tức là truất cơ nghiệp của nhà Đinh, xây dựng nhà Tiền Lê. Đây là việc làm phù hợp với lòng trời, lòng dân. Bà là người phụ nữ thức thời yêu nước, nghĩ đến vận mệnh đất nước là trên hết, bỏ ngoài tai lời bàn tán, phản đối thậm chí cả những dư luận rất xấu của triều đình lúc bấy giờ. Và một lần nữa, vượt trên những người phụ nữ đương thời dám tự quyết đoán tình cảm riêng tư theo tiếng gọi của con tim bà chia sẽ hạnh phúc với Lê Hoàn, góp phần xây dựng đất nước sau chiến thắng. Bà qua đời vào năm 1000. Nga chính là người phụ nữ nổi tiếng, vô tiền khoáng hậu trong lịch sử dân tộc việt nam. Trong lịch sử nước ta cũng có hoàng hậu hai vua đó là công chúa Lê Ngọc Bình- em của công chúa Lê Ngọc Hân nhưng về tài đức thì không thể nào so sánh với Dương Vân Nga.

NAM THIÊN ĐỆ TAM ĐỘNG- ĐỊCH LỘNG
Động đẹp nhất thứ ba trời nam nằm ở xã Gia Thanh huyện Gia Viễn. Động có từ lâu lắm rồi nhưng tương truyền người dân ở đây đi kiếm củi đã phát hiện ra động nam 1739. Vào trong động có rất nhiều nhũ đá tuyệt đẹp, đặc biệt một nhũ đá co 1hình giống tượng phật nên họ đã lập bàn thờ phật ngay từ đó. Theo văn bia để lại trong thành phố mãi đến năm Canh Thân triều vua Lê Hiển Tông niên hiệu Cảnh Hưng thứ nhất ( tức năm 1740) ô«5ng mới được biến thành chùa để tho phật. Muốn lên chùa Địch lộng phải leo lên 105 bậc đá mới tới nơi, vì động ở lưng chừng một quả núi hùng vĩ. Do ở độ cao, động dài, nhũ đá lại thắt ở giữa nên gió thổi vào động phát ra âm thanh của đá nghe như tiếng sáo động chính là cây sáo khổng lồ bằng đá do sự sắp đặt của tạo hóa giữa đất trời mênh mông bao la. Tên Địch Lộng có nghãi là thế ( Địch là sáo, Lộng là gió).

Theo tấm bia tạc năm Tự Đức thứ 7 (1854) ở chùa Địch Lộng vào năm 1821 trong chuyến ra Bắc Hà khi trở về kinh đô, vua Minh mạng nghe tiếng đồn Địch Lộng đẹp nên đã ghé thăm. Nhà vua ngự thuyền sắp phải chui qua Kẽm Trống thì có một viên cận thần ngồi chung thuyền đọc cho vua nghe bài thơ nôm kẽm trống của bà chúa thơ nôm Hồ Xuân Hương:

Hai bên thì núi giữa thì sông
Có phải đây là kẽm Trống không?
Gío lật đật sườn non khua lắc cắc
Sóng dồn mặt nước vỗ long bong

Ở trong hang núi còn hơi hẹp
Ra khỏi đầu non đã rộng thùng
Qua cửa mình ơi nên ngắm lại
Nào ai có biết nỗi vân bồng

Vua nghe xong mặt đỏ ửng bừng tức giận liền hạ lệnh cho thuyền đòi viên quan địa phương đến truyền bắt đốc thúc ngay nhân dân huyện Gia Viễn phải đào một con sông khác vòng cung quanh núi kẽm Trống không đi qua kẽm trống để ng thuyền tham quan Địch Lộng. Sông đào xong vua Minh Mạng ngự thuyền đến tham quan Địch Lộng quả là một cảnh đẹp điệu kỳ. Nhà vua liền tặng nămchữ “ Nam Thiên Đệ Tam Động”.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Tuesday, 2010-11-23, 11:53 AM | Message # 8
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Chùa Bái Đính

Tại thôn Sinh Dược, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, cách Cố đô Hoa Lư về phía Tây Bắc khoảng 4 km có một trái núi lớn, đứng độc lập, cao nhất vùng, khoảng 200 mét có dáng vòng cung hai bên khép lại tựa tay ngai, gọi là thế ngai vàng. Đó là núi Bái Đính, còn giữ được vẻ nguyên sơ của núi rừng hoang dã, tự nhiên. Cây cối lớn nhỏ mọc xanh um trên núi . Núi luôn bao phủ một màu xanh tươi.

Điều đặc biệt của núi Bái Đính là ở phía Tây Nam núi có một động đẹp dài khoảng 25 mét, rộng 15 mét, cao chỉ trên 2 mét, cách đây khoảng 1000 năm khi Thiền sư Nguyễn Minh Không đi tìm cây thuốc để chữa bệnh cứu người, qua đây đã phát hiện ra động và biến động làm chùa thờ Phật, gọi là hang Sáng, động thờ Phật.

Nguyễn Minh Không (1065 – 1141), ở xã Gia Thắng, Gia Tiến, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình ngày nay là một Thiền sư nổi tiếng, một danh y thiên tài đã chữa bệnh cho Vua Lý Thần Tông (1128 – 1138) khỏi bệnh, được phong làm Quốc sư. Ông còn là ông tổ của nghề đúc đồng Việt Nam.

Như thế chùa Bái Đính ở trên núi Bái Đính do Thiền sư Nguyễn Minh Không lập cách ngày nay gần 1000 năm. “ Ngôi chùa” đó rất linh thiêng. Các Tăng ni và Phật tử trong cả nước thường đến đây lễ Phật.

Từ chùa Bái Đính trên núi Bái Đính thiêng liêng đó, hiện nay nằm gần chân núi Bái Đính lại có thêm một khu chùa Bái Đính mới đang được xây dựng hoàn chỉnh từ năm 2004 đến nay. Khu chùa mới đó cũng lấy tên là chùa Bái Đính. Giữa cũ và mới đều bổ trợ cho nhau, ở đây có sự tiếp nối giữa xưa và nay, thiên nhiên và con người cùng tạo dựng lên chùa Bái Đính.

Kiến trúc của chùa Bái Đính mới là từ thấp lên cao, 5 cấp theo đường chính đạo: đầu tiên là Tam quan nội, đến Tháp chuông, điện thờ Quan thế âm Bồ Tát, điện thờ Pháp chủ và trên cùng là toà Tam thế. Năm cấp này cao dần lên, biểu tượng cho ngọn núi thiêng Tu Di. Nếu tính theo độ dài từ Tam quan nội đến toà Tam thế thì khu chùa Bái Đính hiện nay xây dựng ở giai đoạn I có chiều dài 812 mét. Nếu sau này xây dựng hoàn chỉnh thì khu chùa Bái Đính mới sẽ có tổng diện tích 700 ha. Đó cũng là diện tích khu chùa lớn nhất Việt Nam.

Chùa Bái Đính mới quay hướng Bắc, ghé Đông, dựng trên dãy đồi cao gần chùa Bái Đính cổ. Cách chân đồi không xa là sông Hoàng Long uốn lượn như con rồng vàng nổi lên đón Đinh Bộ Lĩnh thuở hàn vi, mang một vẻ đẹp huyền hoặc. Nếu tính độ cao ở chỗ thấp nhất của chùa Bái Đính là Tam quan nội, thì mặt đất đã cao so với mặt nước biển là 9,25 mét.

Hiện nay trong giai đoạn I mới sử dụng có 50 ha, khu chùa đã hoàn thành 5 công trình chính như sau:

1. TAM QUAN NỘI

Tam quan nội xây dựng toàn bằng gỗ tứ thiết, kiến trúc theo kiểu lộng tàn, chồng giường, tiền bẩy, hậu bẩy, xà nách, cao tới đỉnh 16,5 m, có chiều dài 32 m, rộng 13,5 m. Điều độc đáo là có 4 cột cái bằng gỗ tứ thiết, mỗi cột cao 13,85 m, đường kính 0,87 m, nặng khoảng 10 tấn. Tam quan có 3 tầng mái uốn cong lợp bằng ngói men ống Bát Tràng màu nâu sẫm. Các góc của mái đều có đầu đao xây cong lên như hình đuôi chim Phượng. Trong Tam quan nội sẽ đặt 10 pho tượng Hộ pháp bằng đồng, trong đó có 2 tượng Hộ pháp, mỗi tượng cao 5,5 m, nặng 12 tấn. Đây là một Tam quan lớn, đồ sộ, chưa từng thấy ở đâu trên đất nước ta.

2. THÁP CHUÔNG


Tháp chuông được xây dựng bằng bê tông cốt thép giả gỗ, kiến trúc theo kiểu tháp chuông cổ, kiểu chồng diêm hình bát giác (8 cạnh), có 3 tầng, với 3 tầng mái cong, xà chồng cổ ngỗng. Tháp chuông cao gần 22 m, đường kính trong tháp là 17 m, tính phủ bì đến chân đế đường kính là 49 m.

Trong tháp chuông treo một quả chuông đồng nặng 36 tấn. Chày kình đánh chuông bằng gỗ tứ thiết dài 4,2 m, đường kính 0,3 m, nặng 500 kg. Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã cấp bằng “Xác nhận kỷ lục”: “Đại hội đồng chuông lớn nhất Việt Nam” (phá kỷ lục Việt Nam), ngày 12 tháng 12 năm 2007.

3. ĐIỆN QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT

Điện được xây dựng toàn bằng gỗ tứ thiết, 100% kiến trúc bằng gỗ, cao 14,8 m, dài 40,4 m, rộng 16,8 m, gồm 7 gian. Điện cũng kiến trúc theo kiểu lộng tàn, chồng giường, tiền bẩy, hậu bẩy, xà nách, cột chống, góc kẻ chuyền, có hai tầng mái uốn cong ở bốn phía.

Điều độc đáo của điện là ở gian giữa, sẽ đặt tượng Quan Thế Âm Bồ Tát nghìn mắt, nghìn tay (thiên thủ, thiên nhỡn), đúc bằng đồng cao 9,57 m, nặng khoảng 80 tấn (cả bệ). Đây cũng là một pho tượng Quan Thế Âm Bồ Tát bằng đồng lớn nhất ở Việt Nam.

4. ĐIỆN THỜ PHÁP CHỦ

Điện xây dựng toàn bằng bê tông cốt thép giả gỗ rất đồ sộ, hoành tráng, cao đến nóc gần 30 m, dài 44,7 m, rộng 43,3 m, có diện tích 1.945 m2, gồm 2 tầng mái cong, có 5 gian, gian giữa rất rộng, dài đến 13,5 m. Tường sau, hai hồi và phía trước hai gian hồi, phía ngoài tường xây gạch không trát, phía trong xây các ô nhỏ, bên trong đặt 1.284 pho tượng Thích Ca Mầu Ni nhỏ bằng đồng. Điều đặc biệt ở điện thờ Pháp chủ là ở gian giữa, trên bệ cao 1,5 m ốp đá thước, đặt một pho tượng lớn bằng đồng nguyên khối, cao 10 m, nặng 100 tấn. Nhìn pho tượng đồng lớn, đồ sộ, sẽ sửng sốt, bàng hoàng, thán phục trước tài nghệ của các nghệ nhân đúc đồng đã làm nên tuyệt tác vĩ đại này. Pho tượng này đã được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam cấp bằng “Xác nhận kỷ lục”: “Pho tượng Phật Thích Ca bằng đồng cao và nặng nhất Việt Nam”, ngày 04 tháng 5 năm 2006.

Điều hấp dẫn nữa là ở gian giữa điện còn đặt một sập thờ, có chiều dài 8,55 m, rộng 4,52 m, cao 1,27 m. kích thước của sập đều vào các cung Nghênh Phúc, Tài lộc. Như thế diện tích của mặt sập rộng 39 m2, tương đương với diện tích của một ngôi nhà ngói cổ 4 gian. Mặt sập dày 0,1 m. Để đỡ nổi mặt sập rộng, dày và nặng như thế phải bảo đảm chắc khoẻ và kết cấu nên sập phải có 8 chân vuông 0,45 m (4 chân ở 4 góc và 4 chân ở 2 chiều dài). Các chân đều đục chạm rồng kênh bong, uốn lượn. Sập đục tứ diện (bốn mặt), nhìn hướng nào, góc nào, trên nhìn xuống, dưới nhìn lên, đều long lanh, huyền diệu. Chính giữa sập đục chạm hình tượng toà sen và bánh xe chuyển pháp luân. Phần yếm ở ba mặt: mặt tiền và hai hồi được đục chạm hai lớp, tạo cảm giác trùng điệp. Bốn mặt yếm được đục chạm toàn bộ hình rồng mây cách điệu. Phần cổ sập cao trên 0,4 m, được chia nhiều ô ngang, có đố dọc lệch nhau, trông xa như hình một chiếc áo cà sa khổng lồ trang trí hàng trăm con rồng vàng son rực rỡ. Phần diềm của mặt sập và hai tai hai bên được coi là phụ hơn, so với chân, yếm và cổ, nhưng cũng được đục chạm hết sức cầu kỳ, với hàng nghìn lá đề và cánh sen cách điệu. Đường nét đục chạm ở sập rất tỷ mỷ, có chỗ chỉ 3 mm nhưng đều tăm tắp, uốn lượn nhịp nhàng. Có thể nói, từ kỹ thuật đục chạm đến mỹ thuật của sập đã được làm theo một quy trình rất nghiêm ngặt và công phu, toát lên được vẻ đẹp truyền thống vừa thâm trầm về ý tưởng, vừa tinh xảo về đường nét, lung linh, đẹp đẽ, rực rỡ. Nó là một tác phẩm gỗ mỹ nghệ cao cấp bậc nhất, rất đặc biệt, uy nghi, tráng lệ nhất từ xưa cho đến nay. Để làm chiếc sập này đã phải sử dụng đến trên 10 khối gỗ vàng tâm thành khí. Đây là một sập thờ bằng gỗ to lớn nhất, được chạm khắc tinh vi và đẹp đẽ nhất ở Việt Nam.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Tuesday, 2010-11-23, 11:56 AM | Message # 9
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Ninh Bình - tượng Phật tổ lớn nhất Việt Nam

Ở chùa Bái Đính, xã Gia Sinh, (Gia Viễn-Ninh Bình), trong điện thờ Pháp chủ xây dựng toàn bằng bê tông cốt thép giả gỗ rất đồ sộ, hoành tráng, cao đến nóc gần 30 m, dài 44,7 m, rộng 43,3 m, có diện tích 1.945 m2 đặt một pho tượng lớn bằng đồng nguyên khối dát vàng, cao 10 m, nặng 100 tấn trên bệ cao 1,5 m ốp đá thước chạm hoa văn trông rất bề thế.

Đó là pho tượng Thích Ca Mâu Ni ngồi trên toà sen và niệm hoa sen, ở gian giữa. Mặt Ngài mang dáng vẻ hiền từ, miệng thoáng nụ cười cứu độ, tai to dài (sự cao quý), mũi thẳng đều đặn (tướng chính nhân quân tử), tóc xoắn ốc bướu nổi trên đầu (đề cao trí tuệ và nội tâm), mặc áo ca sa (“ca” là nhiều, “sa” là cát, có nghĩa là áo khoác từ nhiều mụn vải quyên góp mà thành), biểu tượng tạo cho tâm thanh lòng tĩnh để trí tuệ phát sinh nhằm diệt trừ: Tham, sân, si, ái, ố, hỷ, nộ.

Đặc biệt là mắt bao giờ cũng nhìn xuống soi rọi nội tâm. Mọi biểu hiện về trí tuệ, lòng từ bi quảng đại, sức mạnh Phật pháp đã thể hiện qua hình hài của tượng. Giữa ngực Ngài có chữ “vạn”, biểu thị công đức, lòng từ bi và trí tuệ vô lượng của Phật (là phù hiệu, không phải là chữ viết). Tay phải cầm búp sen cao gần ngang đầu. Tư thế này gọi là tượng Hoa Niêm. Chân khoanh chỉ lộ một bần chân phải để chống tà ma. Tay trái để ngang trước bụng.

Toà sen là 3 lớp cánh sen. Hai lớp trên chồng lên nhau: Lớp trên cánh sen nhỏ, lớp dưới so le nổi rõ cánh sen to. Lớp thứ 3, gần như đối xứng với cánh sen to ở trên là một làn cánh sen rủ xuống, hình dung như lòng từ bi của Phật đang che chở cho muôn loài đã biết quy y hối cải.

Phía sau tượng là một phù điêu rộng lớn hình lá đề được làm bằng đồng (thúc đồng) gồm nhiều mảnh ghép lại, có gắn hàng trăm pho tượng Phật nhỏ đúc bằng đồng theo kích cỡ khác nhau. Nhìn pho tượng đồng lớn, đồ sộ, du khách sẽ sửng sốt, bàng hoàng, thán phục trước tài nghệ của các nghệ nhân đúc đồng đã làm nên tuyệt tác vĩ đại này.

Chỉ riêng công việc vận chuyển pho tượng đồng nặng 100 tấn lên đồi núi cao và đặt trong điện đã là một kỳ công. Pho tượng này đã được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam cấp bằng “Xác nhận kỷ lục”: “Pho tượng Phật Thích Ca bằng đồng cao và nặng nhất Việt Nam”, ngày 4-5-2006. Pho tượng này do các nghệ nhân đúc đồng thôn Thượng Đồng, xã Yên Tiến, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định đúc.

Đức tượng Thích Ca Mâu Ni, trước tiên phải có mẫu. Mẫu tượng làm bằng thạch cao với sơ đay dựng bằng khung tre. Có mẫu tượng rồi phải làm khuôn. Công việc khó khăn, vất vả và lâu nhất là làm khuôn nguội mới đúc được đồng đỏ.

Khâu đầu tiên của việc làm khuôn là dùng đất sét đen cho vào máy xay nghiền nhỏ với trấu và giấy bồi để cho đất chịu nhiệt và dễ thoát hơi. Dùng đất đó cùng với khung sắt theo từng ô đắp phủ lên mẫu thạch cao theo tỷ lệ 1/1, tức là làm khuôn ngoài, gọi là bìa, khuôn trong nhỏ hơn mẫu tượng cũng làm bằng đất, gọi là thao. Làm thao rất khó, cũng dựng bằng khung sắt nhưng phải nhỏ hơn mẫu để tạo ra khoảng cách giữa bìa và thao từ 3 đến 5 cm.

Công đoạn lắp ghép hai khuôn có khoảng trống ở giữa để đổ đồng vào là vô cùng quan trọng, phải chính xác theo đúng độ dày của mẫu tượng ở tất cả các bộ phận. Nếu lệch một chút là đồng sẽ có chỗ dày, chỗ mỏng. Làm khuôn tượng phải mất 5 tháng mới xong. Khuôn tượng có thể để trên mặt đất hoặc lật ngược đặt sâu xuống lòng đất tuỳ theo địa hình của xưởng đúc.

Khi đã hoàn chỉnh khuôn tượng mới đến khâu nấu đồng, rót đồng đổ vào khuôn. Dĩ nhiên khi nấu đồng đều có cho một số vàng vào. Thời gian của công đoạn này rất ngắn, chỉ khoảng 1 giờ đồng hồ. Sau cùng, khi đồng đã nguội, tiến hành gọt giũa, mài nhẵn, đánh bóng tượng, tức là hoàn thiện kỹ thuật, cũng phải mất từ 5 đến 6 tháng.

Đúc pho tượng này, chỉ tính riêng nguyên liệu phụ gia, đã phải dùng đến 60 m3 đất sét, 70 tấn thép các loại để làm khuôn; 35 tấn than đá, 120 tấn củi để nung chảy đồng.

Trong thời gian ghép mẫu, làm khuôn và khi đúc tượng, rót đồng vào khuôn phải sử dụng cẩu loại 25 tấn và 100 tấn. Khi tượng đúc xong, vận chuyển tượng đến chùa Bái Đính còn phải sử dụng cẩu loại 25 tấn và loại 100 tấn nữa. Ngày đưa tượng Phật tổ về chùa Bái Đính là ngày 24-3 năm Bính Tuất, tức là ngày 21-4-2006.

Khi vận chuyển tượng phải dùng đến loại xe đặc chủng. Đường từ xưởng đúc ở thôn Thượng Đồng ra đường cái lại hẹp, nên phải kè thêm đá ở bên ngoài và chặt cây cho đường thoáng rộng. Bắt đầu chuyển tượng từ 3 giờ sáng từ xã Yên Tiến, mãi đến 14 giờ mới tới chùa Bái Đính. Như thế, đoạn đường chuyển tượng chỉ dài có hơn 30 km nhưng phải đi mất 9 giờ.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Tuesday, 2010-11-23, 2:00 PM | Message # 10
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Phòng tuyến Tam Điệp - Biên Sơn

Trong cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc năm 1788 – 1789, phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn giữ vai trò chiến lược quan trọng trong giai đoạn rút lui chiến lược cũng như giai đoạn phản công chiến lược. Đó là giới hạn rút lui cuối cùng của quân Tây Sơn ở Bắc Hà. Đó cũng là địa điểm tập kết của đại quân Tây Sơn do Quang Trung thống lĩnh từ phú Xuân kéo ra. Và đó cũng là bàn đạp của cuộc phản công chiến lược, là căn cứ xuất phát của các đạo thuỷ bộ hùng binh Tây Sơn tiến ra đại phá quân giặc.

Thế nhưng, sử sách xưa ghi chép sơ lược đến mức hầu như không thể hình dung được cách tổ chức phòng tuyến, thậm trí vị trí đèo Tam điệp ở đâu cũng không xác định được. Điều may mắn là tuy 187 năm đã trôi qua (1789 – 1976), nhưng phòng tuyến Tam Điệp lịch sử đó còn để lại một số di tích và dấu ấn đậm đà trong ky ức của nhân dân qua nhiều truyền thuyết dân gian phong phú. Gần đây, những người làm công tác sử học đã phát hiện và khảo sát những di tích đó.

Núi Tam Điệp, xét về mặt địa ly, là dải cuối cùng của vòng cung đá vôi Hoà Bình ăn ra gần sát biển. Đó là một dải núi đá vôi xen lẫn một số đồi đất ở vào vùng giáp giới hai tỉnh Hà Nam Ninh và Thanh Hoá. Núi Tam Điệp tự nó đã có giá trị như một bức tường thành thiên nhiên lợi hại ngăn cách hai vùng Ninh Bình – Thanh Hoá và án ngữ các đường thuỷ bộ từ Thăng Long vào Thanh Hoá. Đấy là đường Thiên ly qua đèo Tam Điệp; đường núi (hay thượng đạo) qua Phố Cát và đường thuỷ qua cửa Thần Phù.

Bộ binh Tây Sơn lui về giữ Tam Điệp là chiếm lĩnh một tuyến địa hình lợi hại, giành nơi dừng chân vững chắc trong phòng ngự cũng như tiến công. Quân Tây Sơn tổ chức phòng ngự nhằm ngăn chặn các đường giao thông qua Tam Điệp, chủ yếu là đường Thiên ly.

Đường Thiên ly qua ải Tam Điệp rồi men theo các vách núi đá vôi dựng đứng, băng qua một số thung lũng và trườn qua đèo Tam Điệp gồm ba đỉnh đèo, rồi vào đồng bằng Thanh Hoá. Di tích của con đường giao thông cổ đó đến nay vẫn còn từng đoạn và có nơi cách quốc lộ 1 đến 4 km về phía đông. Trên đỉnh đèo cao nhất với độ cao 110m còn tấm bia đá khắc bài thơ “ qua núi Tam Điệp “ ( quá Tam Điệp Sơn) của thiệu trị khi tuần du qua đây năm 1842. Đỉnh đèo phía Bắc cao 68m, phía Nam cao 80m. Qua đèo Tam Điệp ( hay đèo Ba Dội) mới hiểu được những lời thơ mô tả hết sức hiện thực và sinh động của “ bà chúa thơ nôm “ Hồ Xuân Hương.

"Một đèo, một đèo lại một đèo,
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo.
Cửa son đỏ loét tùm hum nóc,
Hòn đá xanh rì lún phún rêu."

Trước ải Tam Điệp còn di tích thành luỹ của quân Tây Sơn. Luỹ dài 135m, chân rộng 15m, có chỗ cao 1,8m, nối liền hai mạch núi đá vôi nhằm chặn một lối đi qua đấy. Thành rộng gần một mẫu Bắc bộ, hình gần vuông, chân rộng 7m, có chỗ cao hơn 2m. Phía ngoài thành đều có hào, di tích còn lại có chỗ rộng 4m, sâu 0,5m. Thành nằm gần đường Thiên Ly và giữ như một tiền đồn phía bắc cửa ải. Những luỹ này được xây dựng từ trước và quân Tây Sơn đã tu bổ, xây dựng khi lập phòng tuyến Tam Điệp. Vì vậy nhân dân địa phương thường gọi “đồn lính trú cổ triều” hay là ‘’luỹ Quang Trung", ‘’ đồn Tây Sơn” Biện Sơn là một hòn đảo ở phía nam Thanh Hoá, nay thuộc xã Hải Thượng, huyện Tĩnh Gia. Đảo rộng gần 4km vuông, dài hơn 4km, chiều ngang chỗ rộng nhất hơn 1km, cách gần 1km. Phía ngoài Biện Sơn còn một loạt đảo lớn nhỏ như đảo hòn Bung, đảo hòn Sò, hòn Sập … lớn nhất là đảo hòn Me.

Thuỷ quân Tây Sơn rút về giữ Biện Sơn là kiểm soát con đường thuỷ ven biển từ Bắc vào Nam và chuẩn bị sẵn một căn cứ tập kết và xuất phát cho các đạo thuỷ binh.

Phía Bắc đảo Biện Sơn có vũng Biện Sơn ăn lõm vào, ba bề núi bao bọc. Hàng trăm chiến thuyền có thể đậu an toàn trong vũng sóng yên biển lặng ấy. Trên đảo còn di tích ba thành nhỏ, xây theo lối ghép đó.
Thành Đồn ở phía đông Bắc, hình tròn, đường kính phía trong là 72m. Thành dày 10m, có chỗ cao đến 3,5m, phía trên thành đắp thêm tường phụ cao 1m, dầy 1,2m.

Thành Hươu ở phía đông nam, cũng hình tròn, đường kính phía trong 13m. Thành dày 1,3m, chỗ cao 1,7m. Nhân dân gọi là ‘’ thành Hươu” vì gần đó có ghềnh đá hình con hươu.

Thành Ngọc ở nam tây đảo, phía trên vũng Ngọc ( vì vậy gọi là thành Ngọc), thành hình bán nguyệt, đường kính phía trong 22m và đã bị phá huỷ nhiều chỗ.
Những thành trên đảo Biện Sơn đã có từ đời Lê và quân Tây Sơn sử dụng trong thời gian đóng quân ở đây. Sau đó, nhà Nguyễn sửa chữa lại, lập thành đồn Biện Sơn ( thành Đồn) và pháo đài Tĩnh Hải( thành Hươu). Di tích cả hai thành này đã qua sự tu tạo của nhà Nguyễn.

Những di tích trên là những tư liệu lịch sử rất quí, cho phép bổ sung những thiếu sót của sử sách, khôi phục một cách đầy đủ hơn phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn của quân đội Tây Sơn.

Trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh, trên phòng tuyến Tam Điệp – Biên Sơn không sẩy ra một trận đánh nào. Nhưng chính bằng chiến tuyến đó, một binh lực nhỏ của quân Tây Sơn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bí mật cho đại quân Tây Sơn do Quang Trung trực tiếp chỉ huy tiến ra tổ chức cuộc phản công chiến lược và cũng chính từ chiến lược này, 5 đạo quân Tây Sơn xuất trận, hình thành thế trận tiến công bất ngờ, thần tốc, giáng những đòn sấm sét nghiền nát hàng chục vạn quân xâm lược, lập nên chiến công kỳ diệu của màu xuân Kỷ Dậu năm 1789, giành lại độc lập, thực hiện thống nhất nước nhà.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Tuesday, 2010-11-23, 2:02 PM | Message # 11
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Đèo Tam Điệp

Đèo Tam Điệp là một tuyến phòng ngự rất lợi hại, mang vị trí chiến lược quan trọng trong quân sự cũng như bức tường thành thiên nhiên án ngữ cong đường thiên lý ra Bắc vào Nam.

Đèo thuộc thị xã Tam Điệp, cách phía Nam thị xã Ninh Bình khoảng 18 km. Nơi đây có 3 dẫy núi chạy suốt từ Hoà Bình về. Chỗ đá hạ thấp xuống gọi là đèo. Từ bắc vào đến địa phận này có ba đèo liền nhau nên gọi là Tam Điệp. Đèo thứ nhất cao 68m, đèo ở giữa cao 110m, đèo thứ ba cao 80m (so với mặt nước biển).

Đèo Tam Điệp còn gắn liền với một sự kiện lịch sử. Tháng Chạp năm Mậu Thân, tại nơi đây vua Quang Trung đã mở tiệc khao quân ở đèo Tam Điệp trước khi ra bắc lần thứ hai.

Đèo Tam Điệp không chỉ là một thắng cảnh đẹp mà còn là một di tích lịch sử nổi tiếng đã đi vào thơ văn của các thi sĩ xưa và nay.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Tuesday, 2010-11-23, 2:03 PM | Message # 12
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Động Tam Giao

Từ thành phố Ninh Bình theo quốc lộ 1A đi Thanh Hoá, qua đền Dâu (ở thị xã Tam Điệp), rẽ tay trái đi khoảng 3km nữa là đến động Tam Giao. Động nằm trong một dẫy núi đá vôi bắt nguồn từ Hoà Bình đổ về, chạy dài, là ranh giới giữa hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hoá.

Nước mưa chảy nhiều, ngấm vào núi đá theo đường kẽ nứt trong đá vôi, đục rỗng núi từ bên trong đã làm thành động. Động có từ lâu, che kín sau những lùm cây um tùm, rậm rạp. người dân ở đây đi chặt củi mới tìm ra động vào tháng 3 năm 1986.Động ở lưng chừng núi, có ba cửa vào ra và ba buồng giao nhau nên gọi là Tam Giao.Du khách thăm động phải đi theo sườn núi phía Tây hoặc phía Bắc, vào cửa Bắc, trên độ cao so với chân núi khoảng 150 mét. Cửa Bắc hướng về thị xã Tam Điệp. Cửa Nam động thấp hơn, hướng về phía động Từ Thức (Nga Sơn Thanh Hoá).Cửa tây động hướng về đèo Tam Điệp (Đèo Ba Dội ).

Vào qua cửa tây, bước vào động là buồng thứ nhất, được gọi là "Cung Bái Yết", rộng khoảng 80m2. Từ nền động lên đến trần động cao khoảng 30 mét. ở gần cửa Tây, có khối nhũ đá tròn, chảy dài từ trần động xuống nền động, trông giống như 3 cột hiên nhà. Trong động có nhiều nhũ đá có hình thù voi chầu, hổ phục, sư tử múa, đại bàng bay, Phật Bà Quan Âm, ông Tiên, cô Tiên và những đám nhũ đá chảy dài như những thác nước...

Từ bên tay trái buồng thứ nhất, du khách bước sâu xuống gần 10 mét nữa là đến buồng thứ hai, được gọi là " Cung Đàn Thần ", hay " Động Âm Nhạc ". Trong động toàn nhũ đá chảy dài từ trên cao xuống nền động thẳng tắp như những dây đàn. Du khách chỉ cần cầm một hòn đá nhỏ, gõ vào " những dây đàn" đó là có thể nghe được những âm thanh phát ra đủ bảy nốt nhạc. Nếu du khách gõ liền một mạch, nhịp tay nặng nhẹ, sẽ được nghe một bản nhạc độc đáo của cây đàn đá vang vọng, như không bao giờ dứt.

Muốn vào buồng ba, phải bước xuống một cái hang rồi bước sâu khoảng gần 20 mét nữa mới tới nơi. Buồng ba được gọi là "Cung Kim Cương"còn gọi là "Kho Kim Cương". Đây là buồng dài, rộng nhất, cao sâu thăm thẳm, cũng có rất nhiều nhũ đá có hình dáng chim muông, hoa quả như: Chim Bói Cá, cây Vạn Tuế, dàn Bí Xanh, quả Phật Thủ, quả Khế.... vừa như hữu hình vừa như vô hình. Trong động cũng có các nhũ đá gõ vào sẽ phát ra những âm thanh trầm bổngnhư từ chốn xa xôi nào vọng xuống động.

Mùa đông vào đây du khách sẽ cảm thấy ấm áp, còn mùa hè thì mát lạnh. Khoảng giữa vách"Cung Kim Cương" có dòng nước chảy ngầm từ trên cao xuống, tạo thành một dòng nước nhỏ dài vài mét, nước không bao giờ cạn, trong vắt, được gọi là " Suối Giải Oan ".

Men theo "Suối Giải Oan ", chui sâu xuống một cửa hang nhỏ hẹp ở bên phải mới đến được "Kho Kim Cương". "Kho Kim Cương " như một ngôi nhà hình tháp, cao khoảng trên 20 mét. Điều kỳ lạ là,khi có ánh đèn pin hoặc có ánh sáng chiếu vào, du khách sẽ nhìn thấy một vách động ánh sáng như nhảy múa trong màn đêm, nhũ đá phát ra sắc mầu lấp lánh sáng long lanh như được khảm bạc, dát vàng, như kim cương. Nền" kho Kim Cương" rất phẳng, rộng khoảng 20m2.

Từ "Kho Kim Cương", du khách ra theo đường đã vào, bước lên nèn buồng ba, đi thẳng xuống bên phải là một khang sâu thăm thẳm. Hang này có "lối lên trời", tức là có đường leo lên đêns tận đỉnh núi nhìn thấy trời xanh và có "lối xuống âm phủ" là đường xuống hang sâu, càng xuống miệng hang càng nhỏ dần, trần hang càng cao, với nhiều ngóc nghách, sâu đến vài chục mét. có lẽ, chưa ai dám đi hết "lối âm phủ này".


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Tuesday, 2010-11-23, 2:06 PM | Message # 13
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Núi Quan, Hang Phật, Quèn Ma

Từ thị xã Ninh Bình, du khách đi theo Quốc lộ 1 về phía Nam, sẽ gặp Thị xã Tam Điệp. Nơi đây trước năm 1945 vốn là khu rừng núi hoang vu thuộc huyện Yên Mô. con đường quốc lộ 1 ( trước kia là đường thiên lý từ Bắc vào Nam) chạy ngang qua thị xã xưa kia hoang vắng, nay đã trở nên sầm uất.

Thị xã Tam Điệp có ba phường và bốn xã. phía Bắc làng Quang Hiền, xã Quang Sơn, có một rặng núi chạy dài. Phía Đông đầu rặng núi ấy, tục gọi là núi Ông hay núi Quan, có một hang nhỏ. Cửa hang ẩn khuất dưới những tán lá cây cối um tùm, đứng dưới chân núi không trông thấy được. Trong hang có một pho tượng Phật khắc nổi trên vách đá. Người dân nơi đây thường gọi là Hang Phật.

Đường lên Hang Phật không khó. Cửa hang chính nằm ở độ cao cách chân núi gần 40m, khuất sau những tảng đá và cây cối. Cửa này không rộng mà cũng không cao lắm, người lớn phải cúi lưng mới vào được, bề rộng chừng 1,2m, cao hơn 1m. qua cửa phải đi theo một giải hẹp cheo leo gần chục mét, ta bước vào cửa hang có tượng phật, cửa hang này cũng hẹp như cửa vào chính, nhưng khi bước qua ta thấy vòm hang cao và rộng hơn, có chỗ cao hơn 3m âm u và tĩnh mịch, nơi này lại có một cửa hang thông ra hướng chính nam cao và rộng hơn hai cửa kia.

Pho tượng Phật được tạc nổi trên vách đá, cao 0,75m, nhìn ra cửa chính nam, không biết được khắc từ bao giờ, nhưng chắc chắn vào những thế kỷ trước khi con đường thiên lý ( quốc lộ 1 ngày nay ) ở đoạn cửa ngõ Bắc- Nam này có nhiều hoạt động quân sự cũng như dân sự sầm uất, bởi vì gần đó người ta còn phát hiện tấm bia khắc đá vào giữa thế kỷ 16 vào thời kỳ đầu nhà Lê Trung Hưng. Tấm bia khắc trên vách đá nói về việc mở đường núi Quan, dựng cầu qua sông và lập chợ ở khu vực làng Quang Liệt này.

Tượng Phật ngồi xếp chân kiểu kiết giá ( bắt chéo chân), theo cách ngồi của nhà sư thiền định, bàn tay để ngửa chồng lên nhau đặt trong lòng. Đầu đội mũ có chỏm nhọn, trước mũ có vòng tròn nhỏ, tai đeo vòng, sống mũi thẳng, đôi mắt lim dim trầm tư suy nghĩ và đôi lông mày cong nhẹ. Đường nét điêu khắc tinh xảo có thể cho ta thấy rõ tấm áo như dán vào thân và hằn lên những đường gờ cong tuyệt tác. Tượng ngồi trên một toà sen cao khoảng 0,20m, đang trong tư thế tĩnh toạ nhập thiền trong hang lạnh âm u và huyền bí.

Gần nơi hang Phật này, cũng thuộc dãy núi Ông (còn gọi là núi Quan) ở phía Bắc làng Quang Hiển, phía dưới chân núi có một bãi cỏ rộng ngăn cách với làng bởi một con sông nhỏ. Người ta bảo núi này có Quèn Ma. Tương truyền, tại nơi bãi cỏ ở chân núi này có Ma họp chợ ( chợ Ma). Người đướng từ xa nhìn nơi đây thấy quang cảnh như một phiên chợ họp đông vui náo nhiệt mua bán sầm uất, thậm chí còn có thể nghe thấy cả những âm thanh của một phiên chợ chiều. Nhưng khi đến gần thì không thấy gì, không một bóng người, không một tiếng động ngoài tiếng chim chóc trên cây bên sườn núi và tiếng gió thổi qua cành lá.

Huyền thoại nói rằng ở đó có Ma họp chợ, vì thế mới có câu:

"Nước độc lang ca,
Ma thiêng Quang Hiển."

Dân làng Quang Hiển vẫn lưu truyền cho nhau nhiều mẩu chuyện quái dị về chợ Ma không biết có từ bao giờ, nhưng truyền qua người này đến người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, đã ăn sâu vào tâm trí người dân làng xưa kia, đến nỗi người nhát gan khi đi qua khu vực bãi trống dưới chân núi này, nơi" Ma" họp chợ, đều cảm thấy sợ hãi. Chỉ một thoáng động nhẹ, một con vật chạy trong bụi rậm hoặc một tiếng chim vỗ cánh bay là đã gây nỗi sợ hãi khiến họ phải hốt hoảng bỏ chạy.

Gần đây người ta còn phát hiện ở gần Quèn ma này một tấm bia khắc chữ Hán trên vách núi. Tấm bia đá có diện tích hơn 1 mét vuông, trên khắc 339 chữ Hán gồm 2 phần: phần văn xuôi và phần lạc khoản, gồm 1 khổ thư có 22 dòng thơ 4 chữ. Nội dung bài văn bia như sau: "Bia sửa đường núi Quan, dựng cầu gỗ, mở chợ". Bia dựng để ghi việc Thiếu Bảo Từ Quận Công và Đông Sơn Hầu cho sửa đường núi Quan, dựng cầu gỗ và mở chợ.

Vua Thuận Bình muôn tuổi, năm thứ 7, Ât Mão, tiết thanh minh. Mây lành nở hoa ưu bát (hoa sung), mưa nhuần cây cỏ, bất thần nẩy ý, lại cảm duyên lành.Có quan Đề lĩnh trưởng Thái Bảo Từ Quận công, Đại Sĩ Đông Sơn hầu trên đường hành đạo phát tâm bồ đề thấy xã Quang Liệt, huyện Yên Mô trên có núi Quan gập ghềnh khó đi mới gọi thợ đá sửa thành đường bằng phẳng, dưới có dòng sông sâu nước trong mới gọi người đem gỗ làm cầu để có đường đi qua sông, lại dựng lều quán để người qua đường có chỗ nghỉ ngơi, mở chợ búa để dân trong vùng có nơi mua bán trao đổi. Điều đó chẳng những ngày nay có lợi mà còn mong muốn dấu vết sáng soi muôn thuở. Mới cùng mọi người chốn trần gian mở khai bến mới, lập hội một ngày đêm lên núi báu cùng hưởng tuổi thọ. Nay việc công đức đã vuông tròn bèn chạm khắc vào đá để lưu truyền mãi mãi.

Thập kỷ thứ 2 và thứ 3 của thế kỷ 16, triều đình nhà Lê suy yếu. Từ năm 1522, thế lực các vua Lê ngày càng tàn tạ. Dựa vào công lao của mình trong việc đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nông đân và các thế lực chống đối, lại được sự ủng hộ của một số quần thần, Thái Phó Nhân Quốc công Mạc Đăng Dung phế bỏ vua Lê Chiêu Tông, lập Lê Xuân lên làm vua tức vua Lê Cung Hoàng, sau đó đến năm 1527 nhận thấy sự bất lực của nhà Lê và thần dân trong nước đã theo mình, Mạc Đăng Dung bức vua Lê phải nhường ngôi và lập ra nhà Mạc.

Trong những năm trước đó, do đại hạn năm 1512 dân trong nước đói lớn và năm 1517 nạn đói lại hoành hành, nhân dân trong vùng chết đói nằm gối lên nhau. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân bùng lên khắp nơi như Kinh Bắc, Sơn Tây, Hưng Hoá, Thanh Hoá, Nghệ An...

Quan quân triều đình phải đi đánh dẹp nhiều. Tiếp theo đó là sự tiếm ngôi của Mạc Đăng Dung mở đầu một thời kỳ mà sử học goi là Nam - Bắc triều ( 1533-1592). Một triều đình mới của nhà Lê hình thành ở Thanh Hoá, sử gọi là Nam triều và nhà Mạc ở phía Bắc gọi là Bắc triều. Các cuộc chinh chiến cứ xảy ra liên miên giữa Nam và Bắc triều trong nhiều thập kỷ, kéo dài đến tận cuối thế kỷ thứ 16, năm 1592 mới kết thúc nhà Mạc.

Trong tấm bia khắc trên vách núi làng Quang Liệt có nói đến hai nhân vật là Thái Bảo Từ quận công và Đại Sĩ Đông Sơn hầu là hai nhân vật của thời kỳ đó.Từ Quận công có thể là Võ Hộ (hay vũ Hộ). Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Vũ Hộ người Thù Du, huyện Nghi Dương( Hải Phòng), năm 1520, Quang Thuận thứ 5 khi ông mới có tước hiệu là quỳnh Khê hầu được Lê Chiêu Tông sai đi đánh Vũ Nghiêm Uy làm loạn ở Tuyên Quang. Ông là em rể của Mạc Đăng Dung đang có thế lực chuyên quyền.

Cũng theo Khâm định Việt sử thông giám cương định, năm 1523 Mạc Đăng Dung tiếm quyền lập Lê Xuân lên làm vua, nhưng hai thế lực một bên là Mạc Đăng Dung và bên kia là Lê Cung Hoàng (Lê Xuân) cùng với quần thần trung thành với nhà Lê tìm cách diệt nhau, các trận đánh xẩy ra ở nhiều nơi.
Năm đó (1523) Mạc Quyết, Vũ Hộ, Vũ Như Quế kéo quân đánh Trịnh Tùng ở Thanh Hoá. Đường đi chiến dịch phải qua đèo Tam Điệp thuộc huyện Yên Mô và qua làng Quang Hiển ( tên cũ là Quang Liệt), nên có thể sau khi thắng trận Vũ Hộ (khi đó là Quỳnh Khê hầu) cùng với Mạc Quyết ( khi đó là Đông Sơn hầu) ban ân cho dân làng được sửa đường, bắc cầu gỗ qua sông Quang Hiển và dựng chợ để dân có chỗ trao đổi mua bán.

Tấm bia khắc năm 1555, khi đó Vũ Hộ đã là Từ Quận công, còn Đông Sơn Hầu Mạc Quyết là em trai Mạc Đăng Dung đã được phong tước vương là Tín Vương từ năm 1527. Vậy thì có thể người soạn bia gần 40 năm sau là Vũ Tuyên Khanh đã lầm chăng?

Nhưng có một điều rất rõ mà trong tấm bia đá nói, đó là vào thời điểm Từ Quận công và Đông Sơn hầu cho sửa đường núi Quan, dựng cầu và lập chợ thì làng Quang Liệt khi đó đã là nơi cư dân đông đúc, bán buôn sầm uất và cũng là nơi có nhiều doanh trại quân đội đóng. Có thể pho tượng Phật trong hang Phật ở núi Ông cũng được tạc trong thời kỳ này. Ngày nay, dưới chân núi Quan có nhiều di tích như có vài nơi nền đất chắc và cao hơn mặt ruộng, phải chăng đó là nền của các đình, chùa, dinh thự,doanh trại còn sót lại đến ngày nay. Dù sao, hang Phật, Quèn Ma và tấm bia trên vách núi Ông (núi Quan) làng Quang Hiển, thị xã Tam Điệp là di tích và những thắng cảnh của đất Yên Mô, Tam Điệp. Đó là những tư liệu quý để các nhà nghiên cứu tìm hiểu về lịch sử xã hội vùng Tam Điệp, Yên Mô, Ninh Bình vào giai đoạn Nam - Bắc triều trong thế kỷ thứ 16.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Tuesday, 2010-11-23, 2:09 PM | Message # 14
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Khu du lịch
Cố đô Hoa Lư - Hang Tràng An

Từ trung tâm thành phố Ninh Bình du khách đi ngược về phía bắc theo quốc lộ 1A khoảng 7 km tới ngã ba Cầu Huyện, rẽ trái đi thêm 5 km nữa là tới Cố đô Hoa Lư. Cố đô xưa nằm gọn trong địa phận xã Trường Yên có diện tích khoảng 300 ha được bao bọc bởi các vòng cung núi đá vôi tạo nên bức tường thành vững chắc bên bờ sông Hoàng Long.

Nơi đây còn lưu giữ nhiều chứng tích lịch sử của một kinh đô với 3 triều đại kế tiếp là Đinh, Lê và Lý.

Phía nam của kinh đô Hoa Lư là khu hang động sinh thái Tràng An có tổng diện tích 2.400 ha với những dải đá vôi, các thung lũng và hệ thống sông ngầm đan xen tạo nên một không gian huyền ảo và thơ mộng.

Sự vận động biến ảo của đất trời nơi đây đã bày sẵn quanh cố đô xưa một trận đồ bát quái có cửa Sinh, cửa Tử. Xưa các cửa Tử dùng để mai phục chôn vùi quân xâm lược. Nay các cửa Sinh mở rộng chào đón du khách, đưa du khách vào cõi tiên, lâng lâng một cảm giác thoát tục.

Các điểm du lịch trong khu:

1.Cố đô Hoa Lư.

2.Động Thiên Tôn.

3.Đền vua Đinh Tiên Hoàng.

4.Động Hoa Sơn.

5.Đền vua Lê Đại Hành.

6.Hang Động Tràng An.

7.Nhà bia tưởng niệm Vua Lý Thái Tổ.

8.Đền Vực.

9.Chùa Nhất Trụ.

10.Chùa Bái Đính.

11.Chùa Bàn Long.

12.Hang Sinh Dược.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Tuesday, 2010-11-23, 2:11 PM | Message # 15
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
1.Cố đô Hoa Lư

Cố đô Hoa Lư là kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến trung ương tập quyền Việt Nam. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, lập nên triều đại nhà Đinh, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, xây dựng kinh đô ở Hoa Lư (xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình ngày nay). Kinh đô Hoa Lư rộng khoảng 300ha, bao gồm Thành Ngoại và Thành Nội. Đây là một quân thành vững chắc gồm những dãy núi đá vôi và các tường thành nhân tạo đan xen, nối liền với nhau.

Kinh đô Hoa Lư tồn tại 42 năm (968 - 1010), trong đó 13 năm (968 - 980) là triều đại Đinh, 29 năm tiếp theo là triều đại Tiền Lê (980 - 1009). Đầu tháng 11 năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi vua cũng chính tại mảnh đất kinh đô Hoa Lư lịch sử này. Tháng 7 (âm lịch) năm Canh Tuất (1010) Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long. Từ đó kinh đô Hoa Lư trở thành Cố đô.

Cho dù thời gian và sự thăng trầm của lịch sử nhưng kinh đô Hoa Lư vẫn còn lưu giữ những chứng tích lịch sử hào hùng: đó là những bức tường thành do thiên nhiên và con người tạo dựng; đó là hai ngôi đền thờ: vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành uy nghiêm được xây dựng mô phỏng kinh đô Hoa Lư xưa…Đây sẽ mãi là những dấu son lịch sử sáng ngời để người dân Việt Nam nói chung, người dân Ninh Bình nói riêng luôn trân trọng và tự hào.

“Cồ Việt Quốc đương Tống Khai Bảo.
Hoa Lư đô thị Hán Tràng An.”


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
Diễn Đàn 3V » DIỄN ĐÀN 3V » TÀI LIỆU THUYẾT MINH 63 TỈNH THÀNH » NINH BÌNH (về cố đô Hoa Lư)
  • Page 1 of 2
  • 1
  • 2
  • »
Search:

Bình Chọn
Rate my site
Total of answers: 22
Tin Nhắn
200
Site friends
  • Create a free website