Friday, 2024-05-17, 3:38 PM
Welcome Guest

3V CLUB

[ New messages · Members · Forum rules · Search · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Diễn Đàn 3V » DIỄN ĐÀN 3V » TÀI LIỆU THUYẾT MINH 63 TỈNH THÀNH » GIA LAI
GIA LAI
phuocdeptraiDate: Monday, 2010-11-22, 3:46 PM | Message # 1
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Gia Lai là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Nguyên Việt Nam. Trước đây là một phần của tỉnh Gia Lai-Kon Tum.

Với diện tích 15.494,9 km², tỉnh Gia Lai trải dài từ 15°58'20" đến 14°36'36" vĩ Bắc, từ 107°27'23" đến 108°94'40" kinh Đông. Phía bắc giáp tỉnh Kon Tum, phía nam giáp tỉnh Đắk Lắk, phía tây giáp Campuchia với 90 km đường biên giới quốc gia, phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên.

Gia Lai có khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, một năm có hai mùa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Vùng Tây Trường Sơn có lượng mưa trung bình từ 2.200 đến 2.500 mm, vùng Đông Trường Sơn từ 1.200 đến 1.750 mm. Nhiệt độ trung bình năm là 22-25ºC.

Gia Lai là nơi đầu nguồn nguồn của nhiều con sông đổ về vùng duyên hải miền Trung Việt Nam và về phía Campuchia như sông Ba, sông Sê San và nhiều con suối lớn nhỏ.

Khoáng sản

Các loại khoáng sản có trên địa bàn tỉnh này là crom, niken, coban, thiếc, asen, boxit-laterit, vàng, vonframit, molipdenit, caxiterrit v.v.

Động vật

Trong địa bàn tỉnh Gia Lai có một số loài thú sinh sống như voi, nai, bò, hoẵng, thỏ rừng, lợn rừng, trăn, rắn, cọp, các loài chim như gà rừng, chim cu đất, gà gô, khướu, công, trĩ sao, gà lôi hồng tía, gà lôi vằn, các loài cá như lúi, phá, sóc, trạch, lăng, chép. Các loại gia cầm, gia súc như trâu, bò, lợn, gà, vịt, ngựa, thỏ v.v.

Thực vật

thực vật ở đây cũng không khá phong phú lắm, nhiều nhất là tiêu, cây chè, cây điều, cây lúa, v.v... và một số cây hoa màu nhưng với số lượng không nhiều. . cây thông, cây tùng, cà phêm, cao su, với số lượng nhiều.

Tỉnh Gia Lai bao gồm 1 thành phố trực thuộc, 2 thị xã và 13 huyện:
Thành phố Pleiku
Thị xã An Khê
Thị xã Ayun Pa, còn gọi là Cheo Reo
Huyện Chư Păh, huyện lỵ là Phú Hoà
Huyện Chư Prông
Huyện Chư Sê
Huyện Đắk Đoa
Huyện Đắk Pơ
Huyện Đức Cơ, huyện lỵ là Chư Ty
Huyện Ia Grai
Huyện Ia Pa
Huyện KBang
Huyện Kông Chro
Huyện Krông Pa, huyện lỵ là Phú Túc
Huyện Mang Yang
Huyện Phú Thiện

Lịch sử

Vùng Tây Nguyên ngày xưa đa số la những người dân tộc thiểu số sinh sống. Và họ sống với nhau trong những làng mạc mà cha ông họ đã gây dựng nên. Trong một ngày nọ người trưỡng làng cảm thấy trong người của mình có vẻ không ổn nên đã cho gọi 2 người con trai vào và tổ chức một cuộc thi săn bắt để chọn ra một người kế vị. Và cuộc thi đã diễn ra nhưng phần thắng đã thuộc về người em. Người anh buồn bã bỏ sang một vùng đất khác để sinh sống. Còn lại người em đã lập ra một làng tên là "plei ku". ( Ở đây nếu dịch sang nghĩa từ thì Plei: là một cái làng Ku: người em. Pleiku : làng của người em (nhớ về chiến thắng của người em). Và cái tên Pleiku được gắn liền với dia danh nay suốt bao năm tháng qua.

Dân số

Dân số tỉnh Gia Lai gần 1,1 triệu người (năm 2004) bao gồm nhiều cộng đồng dân tộc cùng sinh sống. Trong đó, người Kinh chiếm 52% dân số. Còn lại là các dân tộc Gia-rai (33,5%), Ba Na (13,7%), Giẻ-triêng, Xơ-đăng, Cơ-ho, Thái, Mường ...

Đường bộ

Quốc lộ 14 nối Gia Lai với Kon Tum, Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng về phía Bắc và Đắk Lắk, Đắk Nông, các tỉnh vùng Đông Nam Bộ về phía Nam. Quốc lộ 19 nối với cảng Quy Nhơn,Bình Định dài 180Km về phía Đông và các tỉnh Đông Bắc Campuchia về hướng Tây. Quốc lộ 25 nối với Phú Yên. Ngoài ra, đường Hồ Chí Minh cũng đi qua địa bàn tỉnh Gia Lai. Các quốc lộ 14, 25 nối Gia Lai với các tỉnh Tây Nguyên và duyên hải miền Trung rất thuận tiện cho vận chuyển hàng hóa đến cảng để xuất khẩu và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước.

Hiện nay, tất cả các tuyến đường xuống các trung tâm huyện đã được trải nhựa hầu hết các trung tâm xã đã có đường ôtô đến.

Đường hàng không

Sân bay Pleiku (còn gọi là sân bay Cù Hanh) là một sân bay tương đối nhỏ,có từ thời Pháp.Sân bay Pleiku đang hoạt động, mỗi tuần có 6 chuyến từ thành phố Hồ Chí Minh đi Pleiku - Đà Nẵng - Hà Nội và ngược lại.

Thủy điện
Với địa hình cao và nhiều sông suối, Gia Lai là một trong những nơi tập trung khá nhiều các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ:

Thủy điện Yaly
Thủy điện An Khê
Thủy điện Ayun Hạ
Thủy điện Sê San 1
Thủy điện Sê San 2
Thủy điện Sê San 3
Thủy điện Sê San 4

Kinh tế

Công nghiệp

Trên cơ sở nguồn tài nguyên nông lâm nghiệp và khoáng sản, mở ra triển vọng phát triển các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến nông lâm sản với quy mô vừa và lớn.

Trong sản xuất vật liệu xây dựng, trước hết với nguồn đá vôi tại chỗ có thể phát triển sản xuất xi măng phục vụ cho một phần nhu cầu các tỉnh phía Bắc Tây Nguyên và các tỉnh Đông Bắc Campuchia. Hiện có hai nhà máy sản xuất xi măng với công suất 14 vạn tấn/năm. Với nguồn đá granit sẵn có, phong phú về màu sắc có thể chế biến ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu trong tỉnh và xuất khẩu.

Trong chế biến nông lâm sản, với trữ lượng gỗ lớn trong tỉnh và khả năng nhập khẩu gỗ từ các nước Đông Nam Á đảm bảo ổn định nguyên liệu cho sản xuất chế biến các mặt hàng gỗ lâu dài, chế biến song mây, sản xuất bột giấy. Từ mủ cao su có thể chế biến các sản phẩm cao su dân dụng và công nghiệp chất lượng cao; Chế biến cà phê xuất khẩu, chế biến đường, chế biến dầu thực vật, chế biến sắn, chế biến hoa quả và súc sản đóng hộp.
Ngoài ra còn có thể phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng khi đã xác định được địa bàn và trữ lượng cho phép.

Lâm nghiệp Nông nghiệp

Do đặc trưng là đất đỏ bazal (vì Biển Hồ là miệng của một núi lửa tạm ngừng hoạt động), ở thành phố PleiKu và các huyện vùng cao của Gia Lai có thể canh tác các loại cây công nghiệp như cao su, cà phê, điều... Riêng huyện Đăk Pơ và thị xã An Khê thì thích hợp cho việc trồng cây ngắn ngày, do chịu ảnh hưởng khí hậu của vùng giáp ranh (Bình Định). Huyện Đăk Pơ là vựa rau của cả vùng Tây Nguyên, hàng ngày cung cấp trên 100 tấn rau cho các khu vực ở miền Trung và Tây Nguyên.

Du lịch

Xuất phát từ điều kiện địa lý, là vùng núi cao có nhiều cảnh quan tự nhiên cũng như nhân tạo, Gia Lai có tiềm năng du lịch rất phong phú. Đó là những khu rừng nguyên sinh với hệ thống động thực vật phong phú, nhiều ghềnh thác, suối, hồ như Biển Hồ là một thắng cảnh nổi tiếng. Biển Hồ được xem như là một đôi mắt của thành phố núi Pleiku.

Nhiều núi đồi như Cổng Trời MangYang, đỉnh Hàm Rồng. Cảnh quang nhân tạo có các rừng cao su, đồi chè, cà phê bạt ngàn. Kết hợp vời các tuyến đường rừng, có cácc tuyến dã ngoại bằng thuyền trên sông, cưỡi voi xuyên rừng, trekking...

Bên cạnh sự hấp dẫn của thiên nhiên hùng vĩ, ở Gia Lai còn có nền văn hóa lâu đời đầm đà bản sắc núi rừng của đồng bào các dân tộc, chủ yếu là Jarai và banah thể hiện qua kiến trúc nhà Rông, nhà sàn, nhà mồ, qua lễ hội truyền thống, qua y phục và nhạc cụ...

Thêm vào đó, Gia Lai có bề dày lịch sử và truyền thống cách mạng hào hùng được thể hiện đậm nét qua các di tích lịch sử văn hóa như khu Tây Sơn thượng đạo, di tích căn cứ địa của anh hùng áo vải Tây Sơn Nguyễn Huệ; Đó là quê hương của anh hùng Núp, các địa danh Pleime, Che reo, là răng đã đi vào lịch sử.

Ai đã đến Gia Lai chắc đã từng biết đến những con dốc cao và dài, với con đường mờ trong sương vào những sáng mùa đông, đã từng đi vào bài hát "Thành phố sương mù". Những điểm du lich trong thành phố không nhiều, ngoài khu vui chơi giải trí là hồ Đức An, sân vận động và rạp chiếu phim, và rất nhiều quán cà phê. Có rất nhiều thác quanh thành phố như: thác Dakthoa, thác Phú Cường, thác Lồ Ô, thác Chín tầng, ... bài hát,: thành phố sương mù. thành phố sương mù, đêm về nhớ thêm...

Văn hóa - Xã hội

Âm nhạc

Có các nhạc cụ đặc trưng của các dân tộc thiểu số:
Cồng chiêng
Đàn đá
Đàn K'ni
K'lông pút
Đàn Goong
T'rưng
Alal

Ẩm thực

Rượu cần
cafe

Điêu khắc

Tượng nhà mồ

Lễ hội

Lễ hội Đâm Trâu
Lễ ăn cơm mới
dù ai ăn đâu làm đâu. nhớ ngày lẽ hội đâm trâu thì về.

Sân khấu

Đoàn Nghệ thuật Đam San: nghiên cứu, sưu tầm, chỉnh lý, biên soạn và biểu diễn...

Các dân tộc thiểu số có tín ngưỡng vạn vật hữu linh, đời sống văn hóa của họ gắn liền với các lễ hội, ở đó họ trình diễn các loại nhạc cụ, các điện múa (xoang) diễn ngâm trường ca (kể khan). Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung có các trường ca nổi tiếng như trường ca Đăm San, Xinh Nhã, Hơmon...

Thể dục thể thao

Gia Lai có Câu lạc bộ bóng đá Hoàng Anh Gia Lai hiện đang tham dự và đã hai lần vô địch giải bóng đá chuyên nghiệp V-League của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Monday, 2010-11-22, 3:48 PM | Message # 2
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
THỦY ĐIỆN YALY

Nhà máy thuỷ điện Yaly là tổ hợp kỹ thuật điều hành công trình thủy điện Yali trên sông Sêsan. Nhà máy được khởi công năm 1993 và hoàn thành vào năm 2003. Địa điểm: huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Lòng hồ thuỷ điện Yaly phần lớn nằm trên địa phận huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, thuộc lưu vực sông Pô Kô và Đắk Bla, công suất thiết kế 720 MW. Mỗi năm nhà máy nộp thuế tài nguyên nước khoảng 70 tỷ đồng.

Tây Nguyên sẽ trở thành trung tâm thuỷ điện lớn

Theo chiến lược phát triển điện năng đến năm 2010 của Việt Nam, khu vực Tây Nguyên sẽ trở thành một trung tâm thuỷ điện lớn vào loại nhất nước, với hàng chục nhà máy điện lớn, nhỏ có tổng công suất khoảng 5.000 MW, bằng hơn 1/3 tổng công suất hiện có của hệ thống điện quốc gia.

Hiện tại khu vực này đã có hai nhà máy thuỷ điện đi vào hoạt động là thuỷ điện Yaly với 720MW và thuỷ điện Sê San 3 có công suất 280 MW đều nằm trên sông Sê San. Kể từ khi tổ máy số 1 được đưa vào vận hành (đầu năm 2000) tới giữa năm 2006, Yaly đã sản xuất được hơn 18 tỷ KWh điện. Mặc dù hai tổ máy của nhà máy thuỷ điện Sê San 3 mới được đưa vào vận hành quí 2 và 3/2006, nhưng đến cuối tháng 9 vừa qua, nhà máy đã sản xuất được hơn 260 triệuKWh - đúng vào thời điểm miền Bắc đang thiếu điện nhất.

Theo quy hoạch thuỷ điện sông Sê San đã được Chính phủ phê duyệt, trên con sông có tiềm năng thuỷ điện lớn thư ba của cả nước sau Sông Đà và Sông Đồng Nai này sẽ có 6 công trình thuỷ điện cỡ vừa và lớn, cho tổng công suất 1.796 MW. Khi cả 6 nhà máy điện này đi vào sản xuất, mỗi năm sẽ đưa lên lưới điện quốc gia trung bình hơn 7,3 tỷ KWh điện.

Theo kế hoạch của Tổng công ty điện Việt Nam, cuối tháng 11 này, tổ máy 1 của thuỷ điện Sê San 3A sẽ phát điện và tháng 2/2007, tổ máy 2 sẽ đi vào hoạt động tháng 2/2006. Tháng 2/ 2008, tổ máy số 1 của thuỷ điện Pleikrông sẽ phát điện. Tháng 5/2009, tổ máy 1 thuỷ điện Sê San 4 cũng sẽ đi vào hoạt động.

Trên dòng sông Sêrêpốk cũng sẽ có 6 nhà máy thuỷ điện được xây dựng, với tổng công suất 650 MW, sản lượng điện bình quân khoảng 2,8 tỷ KWh/năm. Trên sông Ba thuộc địa phận 3 tỉnh Gia Lai, Đắc Lắc và Phú Yên sẽ có 10 nhà máy thuỷ điện, với tổng công suất khoảng 669 MW, sản lượng điện bình quân 2,6 tỷ KWh/năm.

Riêng trên sông Đồng Nai, con sông có tiềm năng thuỷ điện chỉ đứng sau sông Đà có thể xây dựng 16 nhà máy thuỷ điện với tổng công suất lắp máy gần 3.000 MW. Hiện nay, trên con sông này ngành điện đã và đang xây dựng 9 dự án thuỷ điện, với tổng công suất lắp máy 1.610 MW, sản lượng điện hàng năm 6,4 tỷ KWh.

Bên cạnh việc xây dựng các nhà máy thuỷ điện có tầm cỡ trên, nhiều trạm thuỷ điện nhỏ cũng được lắp đặt tại khu vực Tây Nguyên. Chỉ riêng tại Đắk Lắk, các cơ quan chuyên môn cho rằng có tới 101 vị trí có thể xây dựng được các trạm phát điện, trong đó có 11 công trình đã được chọn để xây dựng trong thời gian tới. Hiện tỉnh đã đưa vào khai thác hơn 10 trạm thuỷ điện nhỏ, với tổng công suất lắp đặt khoảng 15.000 KW.

Các dự án thuỷ điện ở Tây Nguyên đã và sẽ giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động, trong đó có rất nhiều người dân tộc tại địa phương.

Ngoài ra, các hồ chứa nước của các nhà máy thuỷ điện sẽ tăng dự trữ nước cho sản xuất nông nghiệp ở khu vực Tây Nguyên, giúp người dân cải tạo đất đai, cải thiện điều kiện canh tác trên vùng đất đai màu mỡ nhưng thường khô hạn này.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Monday, 2010-11-22, 3:55 PM | Message # 3
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Hồ T'Nưng

Hồ T’nưng, hay Biển Hồ, là một hồ nước ngọt nằm ở phía tây thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Đây là hồ nước ngọt quan trọng cấp nước cho thành phố này. Biển Hồ Tơ Nưng còn gọi là hồ Ea Nueng. Từ thành phố Pleiku theo quốc lộ 14 đi về thị xã Kontum, khi đến km 7 thì rẽ về tay phải, theo con đường mòn dẫn đến hồ.

Hồ T'Nưng là nơi ẩn náu của các loài chim, như chim sin sít, chim bói cá, chim cuốc đen... Chim kơ túc, kơ vông thường thấp thoáng trong các cụm hoa sen, hoa súng trên mắt hồ; le le, ngỗng trời thường lặn ngụp trong những bãi lau sậy; và trên trời, chim đ'rao, chim trắc la bay lượn.

Hồ T'Nưng còn là vựa cá lớn của Tây Nguyên, gồm đủ loại cá nước ngọt như cá chép, cá trắm, cá trôi, cá đá, cá niềng, cá chày, cá ngựa... Ngoài ra còn có rùa, ba ba, lươn..., chình là những thuỷ sản sống lâu năm trong hồ.

Theo các nhà khoa học thì hồ T'Nưng chính là miệng núi lửa đã ngừng hoạt động từ hàng trăm triệu năm qua. Hồ có hình bầu dục, sâu 20-30 m, với diện tích 230 ha. Bờ hồ chính là miệng núi lửa nhô cao cho nên đứng từ xa vẫn trông thấy rõ. Hồ T'Nưng là một trong những hồ đẹp nhất ở Tây Nguyên, khi gió to thường có sóng lớn nên mới gọi là biển hồ. Còn người địa phương gọi là T'Nưng, có nghĩa là "biển trên núi".

Những ngày có mưa lớn, hàng trăm con suối đổ về đây và nước biển hồ dâng lên lai láng. Thuyền độc mộc là phương tiện đi lại duy nhất và thuận tiện nhất trên mặt hồ. Nhiều buôn làng của người Ba Na, người Gia Rai sống trên bờ hồ, ngoài săn bắn, hái lượm, làm nương rẫy còn sống bằng nghề đánh bắt cá.

Truyền thuyết Gia Rai

Đối với biển hồ T'Nưng, đồng bào Gia Rai có nhiều kỷ niệm đau buồn qua chuyện kể:

Ngày xưa nơi đây là buôn làng sầm uất với những dòng suối nước trong veo. Hàng ngày tiếng chiêng, tiếng trống, tiếng đàn hòa vang thành những khúc nhạc rộn rã, âm vang khắp núi rừng. Thế rồi một năm nọ, trâu bò cả làng đều chết. Dân làng cho là Giàng (Yang) ghét bỏ nên cùng tộc trưởng vào rừng săn bắt nai đem về làm lễ cúng Giàng. Lễ xong, mọi người đang vui say, tin rằng Giàng sẽ phò trợ. Nào ngờ, mặt đất bỗng nhiên rung chuyển mạnh làm sụp đổ cả làng xuống vực sâu, nước tràn ngập, không còn một ai sống sót. Riêng có vợ chồng Mạc Mây bận đi thăm bà con ở xa nên đã tránh được tai nạn thảm khốc. Về làng, chỉ thấy toàn biển nước mênh mông, quá bàng hoàng, khiếp sợ bèn chạy đi báo các làng lân cận về tin khủng khiếp này. Cũng từ đó, người Gia Rai nhớ thương da diết những người đã khuất vì tai nạn trên và luôn luôn xem biển hồ T'Nưng là chứng tích của một sự kiện bi thảm khó quên được.

Khách phương xa đến thành phố Pleiku có lẽ không quên đi thăm biển hồ. Tại đây, khách có thể dùng thuyền độc mộc dạo chơi trên mặt hồ. Đẹp nhất là vào những đêm trăng sáng, mặt hồ càng huyền ảo, lung linh. Nếu đến đây vào dịp lễ hội, du khách sẽ được bà con buôn làng mời tham dự vào cuộc múa hát, vui say bất tận rồi quên hẳn lối về.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Monday, 2010-11-22, 3:58 PM | Message # 4
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Nhà hàng tại Gia Lai

Nhà hàng Thiên Thanh.
Địa chỉ: hẻm 22, đường Phạm Văn Đồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Điện thoại: (+059) 826209.

Nhà hàng Đại Vinh Gia Trang.
Địa chỉ: đường Vạn Kiếp, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Điện thoại: (+059) 830646.

Nhà hàng Thanh Trúc.
Địa chỉ: số 112/4/17, đường Phan Đình Phùng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Điện thoại: (+059) 823973.

Nhà hàng Cung Đình.
Địa chỉ: số 47, đường Thống Nhất, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Điện thoại: (+059) 824268.

Nhà hàng Tre Xanh.
Địa chỉ: số 18, đường Lê Lai, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Điện thoại: (+059) 715787.

Nhà hàng Ngọc Lâm.
Địa chỉ: số 127, đường Phan Đình Phùng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Điện thoại: (+059) 823208.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Monday, 2010-11-22, 4:01 PM | Message # 5
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Khách sạn tại Gia Lai

Khách sạn Hùng Vương.
Địa chỉ: số 205, đường Hùng Vương, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Điện thoại: (+059) 824270.
Fax: (+059) 827170.

Khách sạn Movies Star.
Địa chỉ: số 6, đường Võ Thị Sáu, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Điện thoại: (+059) 823855.
Fax: (+059) 823700.

Khách sạn Pleiku.
Địa chỉ: số 124, đường Lê Lợi, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Điện thoại: (+059) 824628.
Fax: (+059) 822151.

Khách sạn Thanh Lịch.
Địa chỉ: số 86, đường Nguyễn Văn Trỗi, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Điện thoại: (+059) 824674.
Fax: (+059) 828319.

Khách sạn 197.
Địa chỉ: số 197, đường Hùng Vương, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Điện thoại: (+059) 823659.

Khách sạn Hoàng Anh Gia Lai - Pleiku.
Địa chỉ: số 1, đường Phù Đổng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Điện thoại: (+059) 718459.
Fax: (+059) 718457.

Khách sạn Tây Đô.
Địa chỉ: số 139, đường Lê Lợi, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Điện thoại: (+059) 825533.

Khách sạn Thanh Bình.
Địa chỉ: số 93, đường Hai Bà Trưng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Điện thoại: (+059) 823561.

Khách sạn Thuận Hải.
Địa chỉ: số 96, đường Trần Phú, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Điện thoại: (+059) 824476.

Khách sạn Vĩnh Hội.
Địa chỉ: số 39, đường Trần Phú, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Điện thoại: (+059) 824644.

Khách sạn Ialy.
Địa chỉ: số 89, đường Hùng Vương, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Điện thoại: (+059) 824843 - (+059) 824858.
Fax: (+059) 827619.

Khách sạn Đức Long.
Địa chỉ: số 95 - số 97, đườngHai Bà Trưng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Điện thoại: (+059) 876303.

Khách sạn Việt Trường.
Địa chỉ: số 84, đường Hùng Vương, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Điện thoại: (+059) 824515.

Khách sạn Tre Xanh.
Địa chỉ: số 18, đường Lê Lai, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Điện thoại: (+059) 715787.

Khách sạn Hoàng Gia.
Địa chỉ: số 59,đường Wừu, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Điện thoại: (+059) 875620.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Monday, 2010-11-22, 4:02 PM | Message # 6
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Làng voi Nhơn Hòa

Làng voi Nhơn Hòa thuộc xã Nhơn Hòa, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, cách thành phố Pleiku khoảng 65 km về phía Nam, trên quốc lộ 14 hướng đi từ thành phố Pleiku đến thành phố Buôn Ma Thuột.

Voi ở Nhơn Hòa không phải được săn bắt ở rừng về rồi thuần dưỡng như ở Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk mà voi được người dân nơi đây mua lại từ Buôn Đôn về sau khi chúng đã được thuần dưỡng để phục vụ sản xuất, kéo gỗ, chuyên chở hàng hóa... Khác với trâu, bò hay các loại gia súc, gia cầm khác được nuôi thả trong nhà, trong vườn, trong chuồng... voi được nuôi cột trong rừng bằng xích sắt, không chuồng trại, tự kiếm ăn trong phạm vi bán kính dây xích cột cho phép. Chỉ đến khi có nhu cầu, nài voi (người chủ của voi) mới tới dẫn đi.

Chặng nghỉ chân trong rừng của du khách là dưới chân thác La Nhí - một thác nước tự nhiên đẹp với độ cao cột nước hơn 50 mét. Tại đây du khách dùng bữa trưa, đắm mình đùa giỡn dưới làn nước xanh mát, hay thư giãn và nghỉ ngơi dưới tán rừng... trước khi lên lưng voi trở về điểm xuất phát.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Monday, 2010-11-22, 4:04 PM | Message # 7
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Suối Đôi: Địa danh du lịch đầy triển vọng của Gia Lai

Đặc biệt, có hai dòng suối chạy song song kéo dài hàng chục km rồi đổ ra sông Sê San. Suối Đôi có diện tích khá lớn, có thể trở thành khu du lịch sinh thái lý tưởng rộng từ 700 ha đến 1.000 ha.

Mới đây, đoàn khảo sát tài nguyên du lịch của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đi thực tế tại tuyến biên giới. Trong chuyến đi này, đoàn rất ấn tượng về Suối Đôi thuộc địa phận xã Ia Dom, huyện Đức Cơ. Tiến sĩ Lương Bài - người được mời tham gia cùng đoàn nhận định: “Đây có thể là điểm nhấn, mở ra một triển vọng lớn để phát triển kinh tế du lịch phía Tây của tỉnh”.

Sở dĩ khu vực Suối Đôi được các nhà quản lý và chuyên môn về du lịch quan tâm, đánh giá cao vì đây là nơi có những cảnh đẹp kỳ vĩ với cả một quần thể núi đá vôi, những khu rừng già bạt ngàn xanh thẳm, đan xen nhiều tầng; hệ thống sông suối, thác nước tuôn chảy quanh năm…

Đặc biệt, có hai dòng suối chạy song song kéo dài hàng chục km rồi đổ ra sông Sê San. Suối Đôi có diện tích khá lớn, có thể trở thành khu du lịch sinh thái lý tưởng rộng từ 700 ha đến 1.000 ha. Với cảnh quan thiên nhiên đẹp, khí hậu trong lành, tài nguyên rừng và hệ động - thực vật đa dạng, phong phú, nơi này cũng có thể tạo ra các sản phẩm du lịch và loại hình dịch vụ du lịch độc đáo về lưu trú, nghỉ dưỡng, học tập, giải trí.

Nếu được quy hoạch đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, khu du lịch Suối Đôi sẽ có lợi thế do nằm cạnh Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh. Từ vùng sinh thái này, du khách có thể tiếp tục hành trình trên con đường Trường Sơn huyền thoại hoặc theo đường 78 sang khu vực Đông Bắc Campuchia.

Đồng thời, được điền dã, thực địa, đắm mình trong nét đẹp của các hoạt động văn hóa dân gian, các món ẩm thực độc đáo như rượu ghè, cơm ống nứa, cá từ lưu vực sông Sê San; mua sắm các mặt hàng lưu niệm từ làng nghề truyền thống như vải thổ cẩm, đồ đan bằng mây tre, dự lễ hội đâm trâu, đánh cồng chiêng và hát dân ca, các trò chơi dân gian của các buôn làng người Jrai bản địa dọc tuyến biên giới.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Wednesday, 2010-11-24, 10:16 PM | Message # 8
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
NHÀ MỒ TÂY NGUYÊN

Nhà mồ là cách ứng xử của cộng đồng người sống Tây Nguyên đối với người chết bao gồm nghi lễ ma chay. Họ tin rằng linh hồn người chết không thể từ thế giới bên kia trở về thế giới bên này để họp mặt cùng con cháu đang sống, cùng con cháu chia sẻ bữa cơm gia đình dưới một mái nhà.
Hay nói cách khác họ không có hình thức thờ phụng tổ tiên như người Kinh. Mà họ chỉ “quan hệ” với người đã khuất trong thời gian nhất định, từ khi người ấy trút hơi thở cuối cùng cho đến lúc đi hẳn khỏi trần gian.

Làng ma

Đồng bào dân tộc Tây Nguyên phân chia khu vực cư trú của mình thành 2 phần: Làng chính cống, tức khu vực của người sống còn làng phụ là khu vực cư trú của người chết. Khu vực cư trú của người chết bao giờ cũng áp sát khu vực của người sống về phía Tây. Trục Đông Tây là con đường nối liền người sống với thế giới của thần linh, là mặt phẳng của trần gian, là ranh giới giữa cái sống – chết, ánh sáng và bóng tối.

Mấy chục năm trở lại đây nhà mồ và tượng mồ Tây Nguyên chỉ còn tập trung chủ yếu ở ba tộc: Bana, Êđê, Gia rai, Mnông và Xơ đăng. Họ đều là những cư dân nông nghiệp canh tác lúa rẫy mỗi năm chỉ thu hoạch một mùa vào tháng 11 và 12 sau đó là thời gian nghỉ ngơi. Trước khi bước sang chu kỳ trồng trọt mới bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 4. Trong thời gian nông nhàn người ta tổ chức ăn tết theo từng làng với nhiều lễ tục như cầu an, cúng lúa mới, đặc biệt là lễ bỏ mả thường rộ vào tháng 2, 3. Người ta gọi đây là mùa bỏ mà.

Giai đoạn chưa bỏ mả, có thể là một năm hoặc nhiều hơn thế, tuỳ tập quán của từng tộc người. Trong giai đoạn chưa bỏ mả người sống phải thường xuyên chăm sóc người mới khuất, cung cấp thức ăn hàng ngày cho người chết ngay ở mả và cộng cảm với người chết qua cúng bái. Quan trọng nhất là phải dựng một ngôi nhà che nấm mồ với những biểu hiện ngoại hình gắn với quan niệm về thế giới của tộc người, trong đó chứa đựng con đường dẫn linh hồn người chết qua thế giới bên kia.

Trong áo quan được mái nhà mồ che chở, người chết nằm dài trên trục Đông Tây, đầu về phía mặt trời mọc, chân về phía mặt trời lặn, nghĩa là mặt hướng về phía tây, phía âm u. Không gian linh thiêng quanh nhà mồ được một hàng rào tượng gỗ bao quanh, đây là hạn định khu vực linh thiêng cho từng ngôi mộ được bố trí thành một hình chữ nhật theo hướng Đông Tây và lối ra vào bao giờ cũng ở mặt Đông của hình chữ nhật.

Tại lối ra vào mặt Đông của từng nhà mả có hai pho tượng hoàn toàn khác nhau, một nam và một nữ đứng cạnh hai bên lối đi, ngó mặt vào nhau ở một tư thế sinh động nhất. Vào lúc bình minh trong những ngôi nhà mồ, mặt trời mọc lên, các tia sáng ban mai đầu tiên dọi vào không gian linh thiêng, soi sáng cả đôi nam nữ. Có lẽ phải sống những giây phút tương tự như thế người ta mới nhận ra được, mới cảm được cái linh của những nghi lễ ma chay ngay giữa nhà mồ. Những con người chưa kịp thoát khỏi thân cây, khỏi lòng thiên nhiên vốn chứa sự sống bỗng đọng lại khi gặp trời đất, ánh sáng, trong những tư thế chưa kịp nói lên một hành động rõ nghĩa nào, những đường viền đơn sơ, những khối mộc mạc, tuy có lúc thô ráp nhưng tổng hoà lại thành một bố cục khá độc đáo. Sự sống và cái chết mặc dù đối lập nhau nhưng không phản bác nhau, trái lại bổ sung cho nhau, nối tiếp nhau, cái này sinh thành cái kia.

Trong nghĩa địa của làng, mỗi người chết thường được chôn một mộ riêng, ít trường hợp chôn 2 đến 3 người nhưng tộc Gia rai lại có tục chôn kế tiếp từ 3 đến 4 người trong một quan tài, nhiều quan tài chôn vào một mộ bởi vậy có những mộ 30- 40 người. Theo quan niệm của họ, kể từ khi tử thi được chôn cất, ma trú ngụ ngay tại nhà mồ trong nghĩa địa. Về sau nó sẽ hành trình tới sống với tổ tiên ở thế giới ma - thế giới của người chết ở một nơi xa xôi, mơ hồ. Người ta tin rằng ma sẽ không ở mãi thế giới đó, về sau nó sẽ trở lại làm người bằng cách nhập vào một đứa trẻ mới sinh thuộc dòng họ người quá cố.

Lễ bỏ mả chính là để tiễn biệt ma sang thế giới bên kia- thế giới của ma. Sau khi làm lễ bỏ mả, người vợ hoặc người chồng goá sẽ hết giai đoạn tang chế đồng thời cũng chấm dứt quan hệ vợ chồng với người đã chết. Thời gian này thường sau mai táng 3 năm hoặc lâu hơn. Ỏ các làng Gia Rai nhiều trường hợp kéo dài tới 10 năm.

Tang gia tổ chức việc bỏ mả một cách chu đáo, trọng thể theo phong tục cổ truyền. Lễ bỏ mả diễn ra sôi động ngay trong nghĩa địa, đây thực sự là lễ hội lớn nhất, quan trọng nhất của người dân trong làng. Trước kia, mỗi cuộc bỏ mả thường kéo dài 5- 7 ngày đêm, ngày nay khoảng 3 ngày đêm. Để tổ chức bỏ mả, tang gia phải ủ sẵn nhiều rượu cần, trâu bò lợn gạo đồng thời có sự tham gia giúp đỡ như một tập tục của toàn thể dân làng và bà con gần xa. Tuỳ theo mỗi gia đình, lễ bỏ mả thường đông tới mấy trăm người, giết thịt hàng chục con trâu con bò, rượu cần hàng trăm ché. Nếu người chết thuộc dạng khá giả có vị thế trong làng, thì lễ bỏ mả còn lớn và linh đình hơn.

Trung tâm của lễ bỏ mả là ngôi nhà mồ mới bao quanh và trùm lên mộ. Nó được nghệ nhân trong làng làm và trang trí công phu, giành nhiều thời gian công sức và tài nghệ để tạo dựng ngôi nhà mới thật đẹp cho người chết. Nhà mồ với những tượng mồ được dựng lên ngay trước lễ bỏ mả và chỉ để phục vụ mấy ngày lễ bỏ mả còn sau đó người ta bỏ cho mưa nắng dãi dầu và nó sẽ bị huỷ hoại dần theo năm tháng, ngay cả ngôi mộ cũng không được thăm nom như trước kia.

Kiến trúc của người chết

Kiến trúc của nhà mồ không hoàn toàn giống nhau có loại đơn giản có loại cầu kỳ với nhiều hoa văn. Nó nổi bật từ xa, trên nóc phô ra nhiều hoa văn vẽ hoặc đan. Các mép mái thường có thanh gỗ ốp, chúng tạo thành từng đôi, bắt chéo nhau tại nóc. Theo truyền thống Tây Nguyên, người ta thường dùng ba màu trang trí nhà mồ là đen, đỏ và trắng. Mỗi nhà mồ kiểu cổ truyền là một công trình nghệ thuật đích thực tuy mộc mạc thô sơ nhưng hài hoà và đặc sắc.

Tượng mồ là một trong những tác phẩm điêu khắc độc đáo và phong phú: có tượng người cả nam cả nữ ở những tư thế và tình huống khác nhau, có tượng con vật, tượng đồ vật trong đó những tượng liên quan đến chủ đề sinh thành chiếm số lượng đáng kể.

Mái nhà của nhà mồ có cơ cấu phát triển theo chiều cao, trong đa số các trường hợp làm bằng tre đan. Tuỳ theo mỗi dân tộc trang trí theo hình thù riêng. Mái nhà của người Ba Na mang hoa văn hình học với hai mặt phẳng chính còn của người Gia Rai mang hoa văn hiện thực với các loại cây, động vật. Mỗi một loại hoa văn với cách sắp xếp khác nhau là một gợi ý về vũ trụ luận. Có thể đó là biểu tượng của mặt trời, mặt trăng và các thiên thể. Người Ba Na gọi cột là Klao mà họ quan niệm là đường dẫn linh hồn người chết lên trời, họ còn gọi các vật trang trí bên ngoài là mặt Nar (mặt trời), mặt Khei (mặt trăng).

Cùng với những chuyển biến trong cuộc sống của các dân tộc, nhà mồ và tượng mồ có khá nhiều thay đổi. Ở nhiều nơi đã thấy phổ biến những nhà mồ làm theo hướng đơn giản, ít trang trí hơn và sử dụng những vật liệu mới như lợp bằng tôn, ngói hoặc phủ vải trắng thay vì mái cỏ tranh hay ván với phên nan tre, xây tường gạch và quét vôi ve thay vì dựng vách nhà và hàng rào bằng gỗ tròn đồng thời người ta cũng thêm vào những màu mới dùng sơn công nghiệp để tô vẽ, còn tượng thì ít dần đi nhưng ngày một phong phú về đề tài. Bên cạnh những dạng tượng quen thuộc cổ truyền, người ta cũng đưa hình ảnh cuộc sống đương thời vào thế giới tượng mồ như: người lính phương Tây, cô y tá, thợ chụp ảnh, học sinh, bộ đội,… Nhưng họ vẫn làm tất cả chỉ bằng chiếc rìu, con dao, cái đục.

Nhà mồ Tây Nguyên là một phần vô cùng quan trọng và rất đặc sắc trong văn hoá cổ truyền của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Nó vừa là văn hoá vật thể, vừa là văn hoá phi vật thể, vừa có giá trị nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, lại vừa có ý nghĩa về dân tộc, tôn giáo. Gắn liền với nhà mồ và tượng mồ là hàng loạt các yếu tố văn hoá của cư dân Tây Nguyên.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
Diễn Đàn 3V » DIỄN ĐÀN 3V » TÀI LIỆU THUYẾT MINH 63 TỈNH THÀNH » GIA LAI
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:

Bình Chọn
Rate my site
Total of answers: 22
Tin Nhắn
200
Site friends
  • Create a free website