Saturday, 2025-07-12, 11:29 PM
Welcome Guest
3V CLUB
HÒA HẢO
| |
phuocdeptrai | Date: Tuesday, 2010-11-16, 4:10 PM | Message # 1 |
 Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Status: Offline
| Đạo Hoà Hảo Tổ đình Phật giáo Hòa Hảo, xưa thuộc làng Hòa Hảo, nay thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Đạo Hòa Hảo, hay còn gọi là Phật giáo Hòa Hảo, là một tông phái Phật giáo do Huỳnh Phú Sổ khai lập năm 1939, lấy pháp môn Tịnh Độ tông làm căn bản và chủ trương tu hành tại gia. Số tín đồ Đạo Hòa Hảo ước tính khoảng 2 triệu người, tập trung chủ yếu ở miền Tây Nam Bộ. Hiện nay, trong thư viện của hơn 30 quốc gia trên thế giới vẫn còn giữ những tài liệu sách báo về đạo Hòa Hảo. Ra đời Tổ đình Phật giáo Hòa Hảo, xưa thuộc làng Hòa Hảo, nay thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Đạo Hòa Hảo ra đời tại làng Hòa Hảo, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang năm 1939 do Huỳnh Phú Sổ sáng lập. Huỳnh Phú Sổ, sinh ngày 15 tháng 11 năm 1920 (tức 25/11 Kỷ Mùi), là con của Huỳnh Công Bộ, một con người điềm đạm trầm tính, ít nói, thường xa lánh chốn đông người ồn ã. Ông được cha cho học hết bậc sơ Pháp-Việt tại một trường ở huyện, có năng khiếu thơ, văn và thông minh, nhạy cảm. Nhưng do sức khỏe luôn đau ốm nên ông không tiếp tục học lên bậc cao hơn. Ông phải lên núi Cấm tìm thầy chữa bệnh và tại đây ông đã tu theo phái Bửu Sơn Kỳ Hương do Phật thầy Đoàn Minh Huyên (1807-1856) làm giáo chủ. Huỳnh Phú Sổ tự nhận mình là bậc "sinh như tri", biết được quá khứ nhìn thấu tương lai, được thọ mệnh cùng với Phật A-di-đà và Phật Thích-ca Mâu-ni, xuống hạ giới có nhiệm vụ truyền bá cho dân chúng tư tưởng Bửu Sơn Kỳ Hương để "Chấn hưng Phật giáo, cứu độ chúng sinh khỏi sông mê, biển khổ và đưa tới chốn Tây phương cực lạc". Ông chữa bệnh cho nhân dân bằng các bài thuốc đã học và chính những lúc đi chữa bệnh đó ông đã kết hợp rao giảng về Tứ ân hiếu nghĩa của Phật thầy Tây An Đoàn Minh Huyên qua những bài sấm kệ do ông soạn thảo. Vì vậy chỉ trong vòng 2 năm từ 1937 đến 1939 số người tin theo ông đã khá đông và ông trở nên nổi tiếng khắp vùng. Ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão (tức 4/7/1939) được ông chọn làm ngày khai đạo, khi ông chưa tròn 20 tuổi. Nơi tổ chức lễ khai đạo chính là gia đình ông. Ông đã lấy tên ngôi làng Hòa Hảo nơi mình sinh ra để đặt tên cho tôn giáo mới của mình: đạo Hòa Hảo hay Phật giáo Hòa Hảo. Ông đã được các tín đồ suy tôn làm giáo chủ Hòa Hảo. Huỳnh Phú Sổ tự xưng là Phật thầy mượn thân xác mình để cứu độ chúng sinh. Ông làm nhiều bài ca dao, thơ ca, nói thiên cơ, sau được tập hợp lại thành bài giảng "Giác mê tâm kệ" có phần gần gũi tư tưởng thần bí, tín ngưỡng dân gian nên trong hoàn cảnh đời sống nhân dân Nam Bộ đầu những năm 40 thế kỷ 20 dễ đi vào lòng người, được quần chúng tin theo. Muốn trở thành tín đồ Hòa Hảo phải tuyên thệ: "Một đời, một đạo đến ngày chung thân". Thời kỳ Nhật xâm chiếm Sang năm 1941, đạo Hòa Hảo tiếp tục gia tăng số lượng tín đồ của mình một cách nhanh chóng. Khi Nhật vào Đông Dương, Pháp lo ngại Nhật tranh thủ giáo phái Hòa Hảo nên đã câu thúc Huỳnh Phú Sổ ở Châu Đốc, Bạc Liêu, Cần Thơ. Năm 1942, Nhật vận động được giáo chủ Hòa Hảo về Sài Gòn. Tại đây ông đã vận động được nhiều nhân vật hoạt động chính trị thân Nhật vào đạo Hòa Hảo để gây thanh thế, đồng thời thời gian này nhiều thanh niên theo đạo Hòa Hảo cũng tham gia các tổ chức của Nhật. Năm 1946, Huỳnh Phú Sổ cùng với những người lãnh đạo Hòa Hảo thành lập tổ chức "Việt Nam dân chủ xã hội đảng" gọi tắt là "Đảng Dân xã" bao gồm lực lượng nòng cốt trong Hòa Hảo và tổ chức Việt Nam quốc gia độc lập đảng. Đảng Dân xã có điều lệ và chương trình hành động, cơ cấu tổ chức riêng, có vai trò như một tổ chức chính trị. Từ đó Hòa Hảo vừa có đạo vừa có đảng và nó mang hình thức một tổ chức chính trị. Sau khi lập đảng chính trị, Hòa Hảo còn lập lực lượng vũ trang mang tên "Bộ đội Nguyễn Trung Trực". 1947-1972 Năm 1947, Huỳnh Phú Sổ mất tích, lực lượng phản động tìm cách chia rẽ những phần tử quá khích trong đạo Hòa Hảo chống lại Việt Minh, gây ra những vụ thảm sát đẫm máu. Nội bộ Hòa Hảo có sự chia rẽ thành các nhóm khác nhau, cát cứ ở các vùng thuộc Long Xuyên, Châu Đốc, Cần Thơ. Năm 1964 đạo Hòa Hảo có sự củng cố lại về tổ chức, xây dựng mở mang các cơ sở tôn giáo, văn hóa, xã hội. Hệ thống Ban trị sự được kiện toàn từ trung ương đến cơ sở (hình thành cơ cấu tổ chức 4 cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã). Đảng Dân xã cũng được củng cố để hỗ trợ cho đạo, đồng thời cơ quan lãnh đạo Hòa Hảo có sự phân đôi thành 2 ban trị sự trung ương: phái cũ do Lương Trọng Tường, phái mới do Huỳnh Văn Nhiệm đứng đầu. Năm 1972 Lê Quang Liêm tách ra khỏi phái cũ của Lương Trọng Tường thành lập ban trị sự trung ương mới. Lúc này đạo Hòa Hảo có tới 3 ban trị sự trung ương cùng tồn tại cho đến ngày 30 tháng 4 _1975. Sau đó, Hòa Hảo thành lập thêm Tổng đoàn bảo an, lập Viện đại học Hòa Hảo. Đến nay, Hòa Hảo vẫn phát triển chú yếu trong vùng tứ giác Long Xuyên. Số lượng tín đồ khoảng 2 triệu người. ( Theo tài liệu thu thập của Wikipedia)
Cứ chơi cho hết đời trai trẻ Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
|
|
| |
phuocdeptrai | Date: Tuesday, 2010-11-16, 4:16 PM | Message # 2 |
 Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Status: Offline
| TIỂU SỬ CỦA ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ VÀ CÔNG ĐỨC CỦA NGÀI ĐỐI VỚI ĐẠO PHẬT GIÁO HÒA HẢO VÀ TỔ QUỐC VIỆT NAM Đức Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ, người sáng lập ra Đạo Phật Giáo Hòa Hảo, sinh vào ngày 25 tháng 11 năm Kỷ Mùi, nhằm ngày 15 tháng giêng năm 1920 tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc (nay là tỉnh An Giang) gần biên giới Việt - Miên. Ngài là người con trai cả của Đức Ông Huỳnh Công Bộ và Đức Bà Lê Thị Nhậm, một hương tộc nổi tiếng và được tôn kính bởi dân chúng khắp vùng . Sau khi đậu cấp bằng Tiểu học tại Tân Châu, Đức Giáo Chủ vì đau yếu liên miên, đã phải thôi học . Với sự khá giả của gia đình, Ngài có thể có đủ điều kiện học đến cấp cao, nhưng vì sự bệnh hoạn nói trên, khiến ngài không tiếp tục được . Năm 15 tuổi, nhiều cơn sốt rét dữ dội phát sanh, làm cho Đức Giáo Chủ ngày càng gầy yếu, mất ăn mất ngủ . Chứng bịnh nầy còn thỉnh thoảng biến sanh nhiều hiện tượng khác làm cho thân hình Ngài trở nên tiều tụy da dẻ xanh gầy . Đau lòng vì bịnh của con, Đức Ông và Đức Bà (thân phụ và thân mẫu của Đức Giáo Chủ) hết lòng lo phương cứu chữa . Nhưng bịnh vẫn hoàn bịnh . Trong mấy năm từ 15 đến 21 tuổi , Đức Giáo Chủ mắc phải chứng bịnh trầm kha mà không một thầy thuốc Đông Y hay Tây Y nào trị được . Thì ra đó là cơ hội mà các đấng Thiêng Liêng dọn sửa phần xác thịt để Đức Giáo Chủ tiếp nhận những điển quang tinh anh mạnh mẽ sau nầy . Kịp đến ngày 18 tháng 5 năm Kỹ Mão (1939), một ngày dáng ghi nhớ trong lịch sử cách mạng và đạo giáo nước nhà, một cuộc lễ vô cùng tôn nghiêm được cử hành tại Tổ Đình để cho Đức Giáo Chủ "Đền Linh Khứu sơn trung thọ mạng" . Bấy giờ Đức Giáo Chủ được 21 tuổi . Mặc dù còn bịnh hoạn dây dưa, gương mặt Ngài trông vẫn đẹp đẽ khôi ngô và trí huệ Ngài trở nên dị thường tỏ ngỏ . Bắt đầu từ đó Ngài chữa bịnh thuyết pháp và sáng tác Thi Văn Kệ Giảng . Từ tháng 5 năm 1936, nhiều bịnh tà, bịnh điên nan y, đã được đưa đến tận làng Hòa Hảo và được chữa khỏi, không khác nào Đức Chúa Giê Su hay Phật Thầy Tây An thuở trước đã chữa khỏi muôn vạn dân lành . Vì vậy mà số người đến xin trị bịnh càng lúc càng đông . Kẻ ở xa xôi tận miền Trung hoặc Sài Gòn, Chợ Lớn, cũng như người ở gần gũi miệt Sa Đéc, Cần Thơ đua nhau đến nhờ Ngài cứu chữa . Phương pháp của Đức Giáo Chủ rất đơn giản . Tùy theo triệu chứng của bịnh nhân, Ngài khi thì nước lã, giấy vàng, lúc thì đưa bông trang, lá bưởi ....Một điều đáng để ý là mỗi khi trị bịnh cho người nào là Ngài khuyên họ nên niệm Phật tưởng Trời và vái van Thần Thánh bởi vì : Thành lòng nước lã nên hồ, Hữu tâm chí đức cam lồ Phật ban . Số người được cứu sống kể sao cho xiết . Nhờ sự cứu bịnh đó của Ngài, Đức Giáo Chủ trong một thời gian ngắn khoảng một năm (1939-1940), đã thu hút được một số đông quay về ngưỡng mộ . Thế mới hay Ngài đã thực hành phương pháp dự định trước kia là "dùng huyền diệu của Tiên Gia độ bịnh cho kẻ có căn lành nhờ được mạnh mà cảm lòng từ bi của Chư Vị với Trăm Quan" . Người ta đã cảm đức và ghi ân, nên đã trùng trùng quy y Phật Pháp . Sau ngày "chịu lịnh Tây Phương thọ ký", tức 18-5 Kỷ Mão, Đức Giáo Chủ ít trầm mặc và nói nhiều hơn xưa . Gặp ai Ngài nói nấy . Ngài nói về sắc diện, tính tình và tương lai của người đối thoại để gần cuối câu chuyện, Ngài khuyên làm lành, lánh dữ và nên tin Phật, xem Kinh . Ngài luôn luôn khiêm tốn trong cử chỉ, văn từ và rất mực bình dân, nhũn nhặn với bất cứ người thân sơ, cao thấp . Nhứt là đối với hạng người quyền thế Đức Giáo Chủ không hề có cử chỉ khúm núm hoặc dùng những tiếng "bẩm", tiếng "ngài" như thời lệ . Biết bao người có khuynh hướng Cộng Sản đến chất vấn Giáo Chủ . Họ lấy làm khâm phục vì đã nói thấu ruột gan, và còn giải thích, biện luận rõ ràng để đánh đổ cái học thuyết Mácxit - Lênin mà người ta đang theo ấy . Thế là trong số thập phương thiện tín tới viếng Giáo Chủ ngoài những người xin bùa, thỉnh thuốc, từ ấy lại có thêm nhiều người đến để, hoặc nghe Ngài giảng giải giáo lý nhiệm mầu, hoặc đọ sức thử tài xem coi sở kiến của Ngài có áp phục được họ chăng .
Cứ chơi cho hết đời trai trẻ Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
|
|
| |
phuocdeptrai | Date: Tuesday, 2010-11-16, 4:17 PM | Message # 3 |
 Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Status: Offline
| Trong số những tay cự phách của làng nho, cùng những tay quyền quý tân học đang làm việc cho Pháp đến với Ngài, ta có thể kể Chủ Quận Tân Châu, Chủ Quận Chợ Mới, y sĩ Nguyễn Kỳ Trân, thi sĩ Huỳnh Hiệp Hòa, Hương cả Đào-thành Đô và nhiều học giả đương thời khác . Những vị nầy sau một lần gặp Đức Giáo Chủ thì đều phục tài kính đức . Một ký giả ở Sài Gòn, ông Hiên Sĩ, khi viết về Đức Giáo Chủ trong hơn 30 bài báo, có diễn tả tài hùng biện của Ngài bằng câu "thao thao bất tuyệt" và kết luận rằng Ngài đã "chiếm giải quán quân về phương diện diễn thuyết ". Lại nữa, lời văn của Đức Giáo Chủ có mãnh lực hấp dẫn quần chúng một cách lạ thường nên thính giả nhiều khi mủi lòng rơi lụy, liền phát tâm tu hành theo Đạo . Ai đã từng dõi gót theo Ngài trong cuộc khuyến nông năm 1945, trong vòng 2 tháng với không biết bao nhiêu lý luận khác nhau, đều phải công nhận Ngài là bậc "mồm sông bút sấm" . Những cuộc thuyết pháp kể trên, nếu cộng với 107 lần chu du khuyến nông thuyết giáo trên gần khắp miền Nam năm 1945, chúng ta có thể nói Ngài đã trải qua trên một ngàn lần khuyến thuyết quan trọng với hằng ngàn đề tài khác biệt . Và nhờ những cuộc thuyết pháp này mà người mộ đạo quy căn, ngày càng đông thêm không xiết nói. Nhưng công đức vĩ đại lớn nhất của Đức Huỳnh Giáo Chủ trong việc truyền giáo là việc viết ra Kệ Giảng . Nhờ Kệ Giảng đó mới được phổ truyền một cách sâu rộng chủ trương canh tân Phật Giáo của Ngài và nhờ đó mà hằng triệu người mộ đạo và quay về với chân tính, tự tâm . Những tác phẩm của Đức Giáo Chủ viết ra, phần nhiều thuộc thể văn vần . Ngài viết, dầu tản văn hay vận văn, điều đáng để ý là khi cầm bút thì cứ viết thẳng một mạch, không dùng giấy nháp . Có thể kể những tác phẩm trường thiên sau đây của Đức Giáo Chủ : 1. Sấm Giảng Khuyên Người Đời Tu Niệm , tức quyển nhứt, văn lục bát, dài 910 câu xuất bản lần đầu năm 1939 . 2. Kệ Dân của Người Khùng , tức quyển nhì, văn thất ngôn trường thiên, dài 846 câu, xuất bản lần đầu năm 1939 . 3. Sám Giảng , tức quyển ba, văn lục bát dài 612 câu, xuất bản lần đầu năm 1939 . 4. Giác Mê Tâm Kệ , tức quyển thứ tư, văn thất ngôn trường thiên, dài 846 câu, xuất bản lần đầu năm 1939 . 5. Khuyến Thiện , tức cuốn thứ năm, đoạn nhứt và đoạn chót viết bằng lối lụt bát, đoạn giữa viết bằng lối thất ngôn, dài 756 câu, xuất bản lần đầu năm 1942 . 6. Những Điều Sơ Lược Cần Biết Của Kẻ Tu Hiền . Quyển này viết bằng văn xuôi, xuất bản lần đầu năm 1945 . Tuy văn xuôi, quyển này có một đặc sắc là giản dị mà lưu loát, âm hưởng du dương nhịp nhàng . Ngoài sáu quyển vừa kể, Đức Giáo Chủ còn viết ra rất nhiều bài thi, bài văn gom góp để in thành một quyển nhan đề "Sưu Tập Thi Văn Giáo Lý của Đức Huỳnh Giáo Chủ". Nhìn qua công đức truyền giáo của Đức Giáo Chủ, ta thấy trong một thời gian tuy không dài nhưng những điều Ngài đã thực hiện, bắt buộc những người dù cho khó tính tới đâu, cũng phải công nhận là vô cùng phong phú và vĩ đại . Đó là đối với công cuộc truyền giáo . Đối với sự nghiệp Chánh Trị và công cuộc cứu quốc : Trong khoảng thời gian từ 1940 đến 1942, vì sự tập hợp của các tín đồ thiện nam tín nữ đến nghe các cuộc thuyết pháp của Ngài và quy y theo đạo ngày càng đông , thực dân Pháp đã nhiều lần bắt giam Đức Giáo Chủ để theo dõi và giám sát ngôn ngữ, hành vi của Ngài . Năm 1942, Ngài được hiến binh Nhật giải thoát và tạm thời được an toàn để tiếp tục công cuộc liên lạc với các nhà ái quốc chân chính . Năm 1943, Ngài nhận làm cố vấn cho Thanh Niên Ái Quốc Đoàn, sau đổi tên thành Việt Nam Ái Quốc Đảng . Cuối năm 1944, Ngài bí mật chỉ thị cho thanh niên PGHH thành lập Bảo An Đoàn ở một số tỉnh miền Tây . Tháng 3 năm 1945, Ngài thành lập VN Độc Lập Vận Động Hội vì Ngài nhận thấy thái độ chưa dứt khoát của người Nhật về vấn đề độc lập và thống nhất của VN . Tháng 10 năm ấy , Ngài liên kết với các lãnh tụ tôn giáo và đảng phái quốc gia thành lập Mật Trận Quốc Gia Thống Nhất . Mặt trận này quy tụ hầu hết các lực lượng tôn giáo, chánh trị, và trí thức Miền Nam, nên đã bị Trần Văn Giàu, lúc bấy giờ là Chủ Tịch Ủy Ban Hành Chánh Nam Bộ cùng đồng bọn Cộng Sản bao vây văn phòng PGHH ở góc đường Miche và Sohier . Tất cả nhân viên tại đây đều bị bắt . Đức Giáo Chủ cùng một số tín đồ thân cận vượt khỏi vòng vây lên xe đi về ngoại ô châu thành Biên Hòa, sau đó đến rừng chồi Long Thành, cuối cùng băng rừng vượt suối đến Cỏ Nay, thuộc tỉnh Bà Rịa , rồi rút sâu vào rừng chà là . Đến năm 1946, Ngài bí mật trở về ẩn trú tại vùng Chợ Lớn, và sau tết nguyên đán năm Bính Tuất các tín đồ PGHH bắt đầu nối được liên lạc với Ngài . Tháng 4 năm 1946 Mặt trận quốc gia liên hiệp ra đời mà Đức Giáo Chủ là Chủ Tịch , trong đó quy tụ rất đông các lãnh tụ quốc gia . Nhưng sau đó không lâu, Việt Minh lại dở ngón độc tài hạ lệnh giải tán mặt trận . Ngày 21 tháng 9, năm 1946 Đức Giáo Chủ thành lập Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng để có danh nghĩa tranh đấu cứu quốc, đồng thời kết nạp các phần tử quốc gia chân chính . Tháng 10 năm 1946, sau nhiều lần Phạm Thiều theo chỉ thị Việt Minh, mời Đức Giáo Chủ tham chánh, Ngài đứng ra lãnh nhiệm vụ Ủy Viên Đặc Biệt trong Ủy Ban Hành Chánh Nam Bộ . Điều này chứng tỏ thiện chí của Ngài lúc nào cũng nghĩ tới quyền lợi tối thượng của Tổ quốc mà dẹp bỏ hiềm riêng . Nhưng Việt Minh đã phản bội, cho tái diễn những cuộc xô xát giữa họ và tín đồ PGHH tại miền Tây . Được tin nầy Đức Giáo Chủ đã rời miền Đông về miền Tây dàn xếp . Ngày 16 tháng 4 năm 1947 (tức ngày 25 tháng 2 nhuần năm Đinh Hợi), chi đội trưởng Vệ Quốc Quân Bửu Vinh và Thanh Tra Chánh Trị miền Tây Nam Bộ Trần Văn Nguyên, âm mưu mời Ngài đến họp và hãm hại Ngài tại ngọn rạch Đốc Vàng Hạ, nay thuộc xã Tân Phú, tỉnh Đồng Tháp . Trong lúc họp, Bửu Vinh đã cho quân của Việt Minh phục kích và giết các tự vệ quân của Đức Giáo Chủ . Trong lúc rối loạn, Đức Thầy vẫn bình tĩnh , thổi tắt ngọn đèn và ra đi trong đêm tối . Sau biến cố này , không một ai rõ tin về Ngài . Liền ngày sau, Việt Minh đã phát động một chiến dịch đại quy mô nhằm tiêu diệt tất cả các chức sắc PGHH và cán bộ VN Dân Chủ Xã Hội Đảng . Kể từ ngày Đức Giáo Chủ ra đi cho đến nay 1947 - 2001 là đã 54 năm tròn, PGHH phải liên tục tự vệ để sống. Đoàn thể PGHH vẫn một lòng tin tưởng rằng Cộng Sản không thể nào hãm hại được Đức Giáo Chủ và Ngài sẽ trở về để hoàn tất sứ mạng thiêng liêng tại Hội Long Hoa đúng như những lời tiên tri trong kinh giảng. Và với công đức phi thường đó của Đức Giáo Chủ trong công cuộc truyền giáo và cứu quốc, trái tim của người tín đồ PGHH đã và đang luôn hướng về Ngài và sẵn sàng xã thân vì đạo nghĩa .
Cứ chơi cho hết đời trai trẻ Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
|
|
| |
phuocdeptrai | Date: Tuesday, 2010-11-16, 4:19 PM | Message # 4 |
 Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Status: Offline
| LỊCH SỬ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHẬT GIÁO HÒA HẢO I.- VỊ-TRÍ ĐỊA-DƯ Nền Đạo Phật-Giáo Hòa-Hảo được khai sáng tại làng Hòa-Hảo, quận Tân-Châu, Tỉnh Châu-Đốc, Nước Việt-Nam, vào thời đó phát-triển mạnh ở Miền Tây Nam-Việt, nhứt là tại các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Kiên Giang, Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau và Thành phố Sài Gòn. Đặc biệt đây là những tỉnh đồng-bằng thuộc châu-thổ sông Cửu-Long, giáp giới nước Cao-Miên được mệnh danh là vựa lúa của Việt-Nam. Nhờ sự phì-nhiêu của đất đai, vùng này có khả năng vĩ-đại về nông nghiệp, và có một vai trò căn-bản trong nền kinh-tế nông-nghiệp hiện nay của nước Việt-Nam. Riêng vùng này, gọi chung là Miền Tây hay Đồng Bằng Sông Cửu Long, ngày nay gồm 12 tỉnh là : Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Kiên Giang, Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau với tổng diện tích canh tác lúa là 4,009,000 mẫu tây ; cây hoa màu : 4,500,000 mẫu tây. Tổng sản lượng hằng năm gần 16,000,000 tấn lúa (Thống Kê năm 1999) chưa kể những sản-phẩm hoa-mầu phụ, và ngư-nghiệp, chăn nuôi... Đại-đa-số gạo xuất cảng của Việt-Nam sang các nước cần mua mễ cốc, đã xuất phát tại vùng này. II.- NGUỒN GỐC Ngoài sự kiện kinh-tế trên đây, vùng này còn có một số dãy núi mà nhiều văn-kiện lịch-sử xưa nay đã lưu-truyền rằng tại đó chứa đựng nhiều điều huyền bí ly-kỳ, nhứt là bảy dãy núi Thất-Sơn tại biên giới tỉnh Châu-Đốc giáp xứ Cao-Miên. Những điều huyền-bí đó lưu-truyền trong sách vở đến nay chưa ai cắt nghĩa được ngoài sự kiện cụ-thể là chính tại vùng Thất-sơn này đã phát-xuất, từ năm 1849 một vị Phật Sống tức Đức Phật-Thầy Tây-An, sáng lập tông-phái Bửu-Sơn Kỳ-Hương, và sau này vào năm 1939, cũng một vị Phật Sống khác là Đức Thầy Huỳnh-Phú-Sổ, tiếp nối truyền-thống Bửu-Sơn Kỳ-Hương mà khai sang mối đạo Phật-Giáo Hòa-Hảo, cũng tại một địa-điểm gần dẫy Thất-Sơn. Tuy là Phật-Giáo Hòa-Hảo mới ra đời từ 1939 đến nay, nhưng đã có nguồn gốc tông-phái từ 1849, tức là trên một trăm năm nay. Đức Phật Thầy Tây-An đã nổi danh khắp Miền Nam Việt-Nam, là một vị Phật Sống và một nhà ái-quốc, cũng như sau này Đức Huỳnh Giáo-Chủ Phật-Giáo Hòa-Hảo cũng được người Việt-Nam tôn sùng là một vị Phật Sống xuống thế cứu đời, đồng thời cũng là một nhà Cách-mạng quốc-gia chơn-chánh. (xin xem Tiểu-Sử và Giáo-Lý của Đức Huỳnh-giáo-chủ.)
Cứ chơi cho hết đời trai trẻ Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
|
|
| |
phuocdeptrai | Date: Tuesday, 2010-11-16, 4:20 PM | Message # 5 |
 Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Status: Offline
| III.- SỐ TÍN-ĐỒ PHẬT-GIÁO HÒA-HẢO Tổng-số tín đồ P.G.H.H. được ước lượng vào khoảng trên 5 triệu người trong toàn quốc, đại diện là tỉ-số 38% trên tổng dân-số 16,133,434 người của Đồng Bằng Sông Cửu Long. Có những tỉnh như An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bạc Liêu tín-đồ Phật-Giáo Hòa-Hảo lên đến 90% dân-số; ở các tỉnh khác, tỷ-số này thay đổi từ 10 đến 60%. Nếu các tín-đồ Phật-Giáo Hòa-Hảo tham-gia các cuộc bầu-cử ứng-cử trong nhiệm-vụ đại-biểu nhân-dân, thì họ sẽ chiếm được đại đa số ghế. Tỷ-dụ trong cuộc bầu cử Hội-đồng hàng Tỉnh 1965, tại các tỉnh An-giang, Châu-Đốc, tất cả các đại-biểu nhân-dân đều là tín-đồ Phật-Giáo Hòa-Hảo; và tại các tỉnh Kiến-phong, Vĩnh-long, Phong-dinh, tín-đồ P.G.H.H. đã chiếm 80% số ghế. Tỷ-số này cũng đã được thể hiện trong cuộc bầu cử Quốc-Hội Lập-Hiến Việt-Nam Cộng-Hòa ngày 11-9-65, và liên danh đắc-cử nhiều phiếu nhứt trong toàn-quốc là liên danh của tín-đồ P.G.H.H. tỉnh An-giang. IV.- ĐẶC-TÍNH PHẬT-GIÁO HÒA-HẢO Hiện nay Phật-Giáo Hòa-Hảo là một trong số 4 tôn-giáo quan trọng nhứt ở Việt-Nam. Với khối quần-chúng trên 5 triệu người P.G.H.H. không những có tánh-chất của một khối quần-chúng tâm-lý sắt-son tin-tường nơi giáo-lý cao-siêu của Đức Huỳnh-giáo-chủ, mà còn thêm có tổ-chức thành hàng-ngũ, hệ-thống chặt-chẽ để chịu đựng mọi thử thách cam-go mà tự tồn và phát-triển. ĐẶC TÍNH THỨ NHẤT : nằm trong truyền-thống Bửu-Sơn Kỳ-Hương đến Phật-Giáo Hòa-Hảo là một nền đạo Phật gần gũi với ĐẠO LÝ DÂN TỘC (NHÂN-HIẾU-TRUNG-NGHĨA) Trên phương-diện Nhân-sinh và Xã-hội, người ta cũng nhận định rằng bản chất thuần phác của ngưởi nông-dân cho họ có căn-bản thuận-lợi để tu-học theo đạo Phật và thấm nhuần đạo lý làm người sống trong quan hệ với gia đình, xã hội, đất nước để rèn luyện trở thành những hạt giống tốt gieo trồng cho một tương lai toàn thiện, toàn mỹ sau này. Tuy gốc Đạo bám rễ trên tầng lớp nông dân nhưng từ đó các lớp tín hữu sau nhờ tiếp thu nền học vấn tiên tiến đã và đang vươn lên đến đỉnh trí tuệ để đóng góp cho đời bàn tay, khối óc của họ. ĐẶC TÍNH THỨ HAI : Phật-Giáo Hòa-Hảo cũng như Bửu-Sơn Kỳ-Hương đều chủ-trương tu-hành tại-gia. Bởi vì các vị Giáo-chủ nay đã nghĩ rằng đạo Phật không những chỉ truyền-bá ỏ thiên-non mà còn phải phát-triển rộng-rãi đến mọi gia-đình. Do đó các tín đồ P.G.H.H. không bắt buộc cạo đầu vào chùa, lìa bỏ mọi việc ngoài thế-gian, mà họ vẫn ở tại gia-đình, sống như mọi người công-dân khác, với nếp sống bình-dị trong nông-nghiệp, đồng thời tu hành theo giáo-lý Đức Thích-Ca. Tôn-chỉ tu-hành của Phật-Giáo Hòa-Hảo là HỌC PHẬT TU NHÂN, tức là noi theo giáo-lý chơn-truyền của Đức Phật mà tu sửa con người, để vừa làm tròn bổn-phận trong cõi đời đang sống, vừa dọn thân-tâm cho trong sáng đề được siêu-thăng vào cõi Tịnh-độ Cực-lạc, giải-thoát khỏi vòng luân-hồi. Để thi hành tôn-chỉ Học Phật Tu Nhân, người các tín đồ P.G.H.H. phải tích cực thực hiện Tứ-Ân, tức bốn điều ân lớn là: * Ân Tổ-Tiên Cha-mẹ * Ân Đất-Nước * Ân Tam-Bảo (Phật, Pháp, Tăng) * Ân đồng-bào nhơn-loại (Xin xem Sấm Giảng quyển 6 do Đức Huỳnh Giáo-Chủ viết) Cũng trong đường lối đó, người tín đồ P.G.H.H. đã tỏ ra tích cực tu-hành đồng thời cũng tích-cực hy-sinh vì đất nước, khi quốc-gia hữu-sự. ĐẶC TÍNH THỨ BA : là sự canh-tân phương pháp hành-đạo nhằm loại trừ mọi hình thức rườm-rà mê-tín dị-đoan. Đặc tính canh-tân này có mục đích loại bỏ âm-thinh sắc-tướng để phát-dương phần tinh-túy của Đạo Phật, đúng theo chánh-pháp vô-vi của Đức Phật. Đạo Phật-Giáo Hòa-Hảo chủ-trương canh-tân như sau: Không cất chùa đúc tượng thêm, ngoài những ngôi chùa đã sẳn có. Ai giầu lòng từ-thiện thì nên phát tâm bố-thí, cứu-trợ kẻ nghèo-khổ, thì hơn là cất chùa lớn đúc tượng cao. Không chấp nhận thầy cúng, thầy lễ, thấy bói, thầy phù-thủy, cũng không dâng cúng chè-xôi thực-phẩm cho Phật, vì Phật không dùng những của hối-lộ đó. Không dùng cờ phướn, lầu kho, đốt giấy tiền vàng bạc, phí-tổn vô-ích . . . Không khóc lóc hay làm linh đình lúc tang ma, mà chỉ im lặng cầu nguyện cho linh hồn kẻ chết được siêu thoát. Không ép hôn, thách thức tiền cưới hay tiệc rượu linh-đình, vì sẽ mang nợ, gay hại về sau. Tóm lại, giáo-pháp Vô-Vi Phật-Giáo Hòa-Hảo nhằm canh-tân phương-pháp hành-đạo để trở về với Giáo-lý chơn-truyền của-Đức Phật, là tu hành TÂM, chẳng phải ở hình-thức nghi-lễ bề ngoài.
Cứ chơi cho hết đời trai trẻ Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
|
|
| |
phuocdeptrai | Date: Tuesday, 2010-11-16, 4:23 PM | Message # 6 |
 Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Status: Offline
| V.- SỰ THỜ-PHƯỢNG CỦA PHẬT-GIÁO HÒA-HẢO Trong chủ trương canh-tân nói trên, sự thờ-phượng trong nhà các tín-đồ Phật-Giáo Hòa-Hảo thật là giản-dị. Trên bàn thờ, không có tượng Phật, không có chuông mõ. Chỉ có một tấm Trần bằng vải mầu dà, tượng trưng cho sự hòa-hợp nhơn-loại, và cho màu-sắc nhà thiền. Đó là bàn thờ Chủ Phật. Dưới bàn thờ Phật là bàn thờ Cửu-huyền Thất-Tổ, ông bà cha mẹ đã khuất. Trước nhà có một bàn thờ lộ-thiên (gọi la Bàn Thông-Thiên) để người tín-đồ cảm thông với Trời-Đất, bốn phương Trời, mười phương Phật. Không dùng bất cứ thực phẩm nào kể cả trái cây, để cúng Phật, mà chỉ dùng nước lạnh, bông hoa, và nhang. Nước lạnh tượng trưng sự trong sạch, bông hoa tượng-trưng sự tinh-khiết và nhang làm át mùi uế-trược. Mỗi ngày người tín-đồ P.G.H.H. làm lễ cúng Phật, ít nhứt hai lần, buổi sáng và buổi tối. Trong các ngày rằm, mồng một, ngày vía Chú Phật, họ đến chùa hay hội-quán hành lễ, và nghe kinh-giảng hay nghe thuyết-pháp. Lúc hành lễ họ không dùng mõ chuông, mà chỉ lâm râm tâm-niệm. Khi nào mắc công việc thì đến giờ hành lễ họ quay mặt về hướng Tây mà cúng Phật, và khuyến khích nhau ngồi đâu, ở đâu cũng tụng niệm trong tâm. Ngoài ra trong các Xã, Ấp có những độc-giảng-đường trang-bị máy phóng-thanh, đễ mỗi ngày trong những giờ nhứt định. có những giảng-viên đến đọc kinh giảng hay thuyết-pháp cho người chung quanh cũng nghe. Độc Giảng Đường Phật-Giáo Hòa-Hảo là những ngôi chùa thâu-hẹp chỉ để truyền đạo, chứ không phải để cư-trú, nên nhỏ hơn chùa, bởi bản-chất Phật-Giáo Hòa-Hảo là cư-sĩ tại-gia. Trước năm 1975, chỗ nào có nhiều tín đồ P.G.H.H. đều có độc-giảng-đường, với nét kiến-trúc đặc-biệt của Phật-Giáo Hòa-Hảo. Theo kiểm-kê 1965 có 390 Độc Giảng Đường P.G.H.H. VI.- CỜ ĐẠO, HUY-HIỆU Cờ đạo hình chữ nhựt màu dà, không có chữ hay hình tượng nào. Huy-hiệu P.G.H.H. hình tròn màu dà, bìa vàng trên có bông sen trắng, và bốn chữ tắt P.G.H.H. VII.- THÁNH-ĐỊA Thánh-địa Phật-Giáo Hòa-Hảo đặt tại làng Hòa-Hảo và Tổ Đình Phật Giáo Hòa Hảo là sanh-quán của Đức Huỳnh Giáo-chủ, và cũng là nơi khai sáng mối Đạo. Tại đây không có sự xây cất đồ-sộ, nhưng có một nếp sống đặc-biệt an-lạc, với không khí đạo-giáo. VIII.- HỆ THỐNG TỔ-CHỨC Đoàn thể Phật-Giáo Hòa-Hảo được quản-trị bỡi một hệ thống Ban-Trị-Sự. Các Ban-trị-sự được thiết lập từ mỗi Ấp, Xã, Quận, Tỉnh. Trên hết là một Hội-Đồng Trị-Sự Trung-ương. Mỗi Ấp chia làm nhiều chi-hội. Nhờ một tổ chức chặt-chẽ và đi sâu vào tới hạ-tầng cơ-cở quần-chúng, nên sự điều-hành công-việc được chặt-chẽ, và các chỉ-thị được thi hành suốt từ Trung-Ương xuống đến chi-hội. Nguyên tắc tổ-chức và điều-khiển là Dân-chủ tập trung, tức là: BẦU CỬ - Các tín-đồ bầu-cử lựa chọn Đại-diện của mình vào các Ban-trị-sự Ấp. Sau đó các Ấp bầu Ban-Trị-Sự Xã, và các Ấp, Xã bầu Ban-trị-sự Quận, Tỉnh. Rồi tất cả Ấp, Xã, Quận, Tỉnh, bầu lên Hội-đồng Trị-sự Trung-ương LÃNH-ĐẠO - Tổ đình Giáo Hội Phật Giáo Hòa-Hảo lo việc phụng tự và nghi lễ tại Thánh Địa Hòa-Hảo. Nguyên tắc dân-chủ tập-trung làm cho các Trị-sự-viên được bầu có tính-chất đại-diện bởi đã được lựa chọn theo tiêu-chuẩn đạo-đức, nên đương-nhiên có uy-tín để điều-hành mọi việc. Do đó, giáo-quyền được tôn-trọng theo nguyên tắc hạ-cấp phục-tòng thượng-cấp. Bên cạnh Hội-đồng Trị-sự Trung-ương có một Hội đồng Bảo-Pháp đặc-trách vấn-đề thi-hành kỹ-luật theo giới-điều của Đạo. Trên hết có vị lãnh-đạo tinh-thần tối-cao là Đức Giáo-Chủ Huỳnh-Phú-Sổ, đại khai-sáng mối Đạo.
Cứ chơi cho hết đời trai trẻ Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
|
|
| |
phuocdeptrai | Date: Tuesday, 2010-11-16, 4:24 PM | Message # 7 |
 Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Status: Offline
| IX.- SINH-HOẠT Phật-Giáo Hòa-Hảo được khai-sáng từ năm 1939. Lúc đó là thời-kỳ Việt-Nam lệ-thuộc nước Pháp, nên người Pháp nhiều lần đàn áp và ngăn chận sự truyền-đạo của Đức Huỳnh-giáo-chủ. Đến khi quân đội Nhựt tiến chiếm Đông-Dương, nhà cầm quyền Nhựt tỏ ý muốn giúp đỡ các đòan thể quốc gia và tôn giáo để đòi lại chủ quyền trong tay người Pháp. Do đó, vào năm 1942, Đức Huỳnh-giáo-chủ được quân đội Nhựt giải-thoát khỏi tình-trạng biệt giam tại Bạc Liêu, và đưa Ngài về Saigon. Đức Huỳnh Giáo-chủ tuy cám ơn người Nhựt đã giải-thoát mình, nhưng vẫn một mực đòi hỏi chánh-phủ Nhựt hãy thật-sự giao trả chủ-quyền Việt-Nam cho dân-tộc Việt-Nam. Năm 1945, đoàn-thể P.G.H.H. tổ chức kháng-chiến chống Pháp, và sau đó chống chế-độ độc-tài khủng bố do Cộng Sản Việt-minh chủ-trương. Sau khi Đức Huỳnh Giáo Chủ bị mất tích từ 1947, Phật Giáo Hòa-Hảo được sự dẫn dắt của Đức ông Huỳnh Công Bộ, là thân sinh của Đức Huỳnh Giáo Chủ tiếp tục phát huy đạo pháp tại Tổ Đình Phật Giáo Hòa-Hảo - Thánh Địa xã Hòa-Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc (nay trực thuộc tỉnh An Giang), là người chỉ đạo vừa quân sự lẫn giáo quyền trực thuộc Phật Giáo Hòa-Hảo. Về quân sự chia làm 4 khu vực chính : * Tướng Trần Văn Soái (tự Năm Lửa) : Cái Vồn, Cần Thơ, và Vĩnh Long. * Tướng Nguyễn Giác Ngộ (ông Nguyễn) : Chợ Mới - An Giang. * Tướng Lê Quang Vinh : An Giang và Cần Thơ. * Tướng Lâm Thành Nguyên : Châu Đốc và Hà Tiên. Về nhân sĩ dân sự : đặt dưới sự điều động của Đức Ông Huỳnh Công Bộ gồm các nhân sĩ tiêu biểu : * Lương Trọng Tường * Trần Văn Nhựt (tự Dật Sĩ) * Nguyễn Ngọc Tố * Nguyễn Văn Hầu * Luật sư Mai Văn Dậu v.v.. Sau khi hiệp-định Giơ-Neo ký kết, Ông Ngô-đình-Diệm chấp-chánh quyền hành tại Việt-Nam, và dưới chế-độ gia-đình-trị này, Phật-Giáo Hòa-Hảo cũng lại bị đàn-áp, không được tự-do sinh-hoạt. Chỉ sau khi chế-độ này bị lật đổ ngày 1-11-63, Giáo-hội Phật-Giáo Hòa-Hảo mới có thời-cơ để tổ-chức lại hàng-ngũ tín-đồ và hệ-thống các Ban Trị Sự từ năm 1964 đến năm 1975. Đức Ông Huỳnh Công Bộ lãnh đạo Tổ Đình Phật Giáo Hòa-Hảo từ năm 1947 đến năm 1961. Sau khi Đức Ông qua đời, Đức Bà Lê Thị Nhậm thay thế đảm nhận cương vị lãnh đạo Giáo Hội Phật Giáo Hòa-Hảo (Hội Trưởng Danh Dự Tối Cao) . Đến 1967 Tổ Đình Phật Giáo Hòa-Hảo phải chịu đựng rất nhiều khó khăn mất mát. Nhân viên cán sự quan trọng của Tổ Đình bị bắt cóc và thủ tiêu, điển hình là ông Huỳnh Hữu Thiện (tự Ký Dữ), Trần Văn Tập v.v.. trong số 5 yếu nhân của Tổ Đình bị mật vụ chánh quyền Ngô Đình Diệm thủ tiêu. Dù vậy Tổ Đình Giáo Hội Phật Giáo Hòa-Hảo đã vượt hết mọi khó khăn bảo vệ được đoàn thể. Khi biến cố lịch sử 1975 của đất nước xảy ra, các ban trị sự bị chính quyền giải tán và ngưng hoạt động. Tình trạng của giáo hội Phật Giáo Hòa-Hảo trở lại như thập niên 1950 ; trong nước duy nhứt chỉ còn tồn tại Tổ Đình Phật Giáo Hòa-Hảo do Cô Năm Huỳnh Thị Kim Biên (mất 1978 tại VN) là bào muội của Đức Huỳnh Giáo Chủ cùng gia đình thân tộc can đảm chịu đựng giai đoạn đen tối và khó khăn nhứt của Giáo sử. Tổ Đình Giáo Hội PGHH đã bị cô lập và áp lực từ chính quyền trên mọi phương diện . Lấy hai chữ HÒA HẢO làm đầu, lãnh đạo Tổ Đình cương quyết giữ vững lập trường phi bạo lực, phi chính trị ; tránh tất cả nguyên nhân để Nhà nước vinh vào đó mà đàn áp gây thương vong cho tín đồ PGHH . Cho dù PGHH có được chính phủ do ai cầm đầu có hay không công nhận, cho hay không cho cho phép hoạt động, PGHH cùng Tổ Đình Phật Giáo Hòa Hảo vẫn tồn tại và đó là một thực thể bất biến và vĩnh hằng. Trong phương thức HỌC PHẬT TU NHÂN, trên 5 triệu người tín-đồ P.G.H.H cư-sĩ tại-gia đồng thời với tu-sửa thân-tâm, lại còn đóng góp vào việc phát-triển nền kinh-tế nông-nghiệp của Việt-Nam. Hơn thế, khi quốc gia hữu-sự, tín-đồ P.G.H.H sẵn sàng hiến-dâng đời-sống hy sinh để bảo vệ Tổ-quốc và Đạo-nghĩa. Mỗi năm đặc biệt trong ngày lễ Kỷ-niệm khai-sáng mối Đạo vào 18 tháng 5 âm lịch, các sự-kiện trên đây được thề-hiện trong tổ-chức đại-lễ nơi Thánh-địa Hòa-Hảo, và ở khắp vùng Hậu-giang.
Cứ chơi cho hết đời trai trẻ Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
|
|
| |
phuocdeptrai | Date: Tuesday, 2010-11-16, 4:27 PM | Message # 8 |
 Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Status: Offline
| X.- TRONG CỘNG-ĐỒNG PHẬT-GIÁO THẾ-GIỚI Hiện nay Phật Giáo Hòa-Hảo là một trong số 4 tôn giáo quan trọng nhứt ở Việt Nam. Với khối quần chúng trên 5 triệu người, Phật Giáo Hòa-Hảo không những có tánh chất của một khối quần chúng tâm lý sắt son tin tưởng nơi giáo lý cao siêu của Đức Huỳnh Giáo-Chủ, mà còn thêm có tổ chức thành hàng ngũ, hệ thống chặt chẽ, để chịu đựng mọi thử thách cam go mà tự tồn và phát triển. Trên bình-diện quốc-gia, Giáo-hội Phật-Giáo Hòa-Hảo là một hội-viên sáng-lập cùa Hội-Đồng Tôn-Giáo Việt-Nam, một cơ-quan đoàn-kết các tôn-giáo chánh-yếu như Thiên-Chúa-Giáo, Phật-Giáo, Phật-Giáo Hòa-Hảo, Cao-Đài-Giáo... Đồng thời đoàn thể P.G.H.H cũng tham gia các sanh hoạt quốc gia, đúng theo truyền-thống của một tôn-giáo dân-tộc. Ngoài ra, giáo-lý P.G.H.H. cũng đã được tiếp-nhận với nhiều cảm-tình bởi nhiều giới trí-thức Đông-Phương cũng như Tây-Phương. Bởi vì, với một giáo-thuyết hòa-đồng tinh-hoa Tam-giáo, Phật-Giáo Hòa-Hảo đã phát-dương giáo-pháp chơn-truyền của Đức Thích-Ca Mâu-Ni làm căn-bản giáo-lý, lại thêm các tư-tường Nho-giáo, Lão-giáo, đã ăn sâu vào tập-tục dân-tộc Việt-Nam, để kết thành một hệ-thống tư-tưởng Đạo-học có đặc-thái dân-tộc Việt-Nam. Với giáo-thuyết phong-phú ấy, Phật-Giáo Hòa-Hảo là một tổ-chức đang hướng dẫn một phần nhơn-loại dưới ánh sáng của Đức Phật, để đưa con người trong thế kỷ hiện-tại đến những giá-trị tinh-thần mới, hầu cùng với các Phật-tử Thế-giới và các Giáo-hội Phật-giáo khắp các quốc-gia, biểu-dương Đạo-Phật, cải tạo xã-hội, giải-thoát Con Người. XI.- HỆ-THỐNG TỔ CHỨC - Tổ Đình Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo - Ban Trị Sự Phật Giáo Hòa Hảo (Tài-liệu Báo PHƯƠNG-ĐÔNG số 23, xuất bản tháng 5/1973, do tác giả Hinh-Phương viết) Tổ Đình Phật Giáo Hòa Hảo do các thành viên Huỳnh Tộc trông coi và thực hiện nhiệm vụ gìn giữ di tích lịch sử của Phật Giáo Hòa Hảo. Tổ Đình là nơi tổ chức các nghi lễ lớn trong năm và cũng là nơi đã diễn ra cuộc lễ tấn phong Ban Trị Sự Trung Ương nhiệm kỳ I do ông Lương Trọng Tường được đề cử làm Hội Trưởng (29-11-1964). XII.- HỆ-THỐNG BAN-TRỊ-SỰ - Hội-đồng Trị-sự Trung-Ương - Các Ban-Trị-Sự Tỉnh : An-giang, Châu-đốc, Sadec, Kiến-phong, Kiên-giang, Vĩnh-long, Phong-dinh, Bạc-liêu, Chương-thiện, An-Xuyên, Ba-Xuyên, Biên-hòa, Gia-định, Vĩnh-bình, Kiên-hòa, Kiên-tường, Lâm-đồng, Tuyên-đức, Ninh-Thuận, Phú-Yên, Bình-định, và liên tỉnh Long-an/Đinh-tường. - Các Ban-Trị-Sự Xã : Saigon, Cần-thơ, Mỹ-tho, Rạch-giá, Vũng-tàu, Đà-lạt - Các Ban-Trị-Sự trực thuộc Trung-ương : Thánh-địa Hòa-Hảo, Xã Thiện-từ - 82 Ban-Trị-Sự cấp Quận, 476 Ban-Trị-Sự cấp Xã, 3,100 Ban-Trị-Sự Ấp XIII.- CƠ SỞ TU-VIỆN 213 chùa-chiền, tu-viện 468 độc-giảng-đường 2,876 văn-phòng XIV.- NHÂN-SỰ - Hội đồng Trị-sự Trung-ương gồm 23 người. - Các Ban-Trị-Sự gồm từ 10 đến 15 người. - 36,500 trị-sự-viên các cấp . - 2,679 tu sĩ và nhân viên tại các tu viện. - 6,086 độc giảng viên. - 10,000 nhân viên và khóa sinh ngành Phổ-thông giáo-lý.
Cứ chơi cho hết đời trai trẻ Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
|
|
| |
|
|