Saturday, 2025-07-19, 7:39 AM
Welcome Guest
3V CLUB
TIỀN GIANG
| |
thanbai3v | Date: Wednesday, 2010-11-17, 12:32 PM | Message # 1 |
 Thiếu Tướng
Group: Quản Lý Diễn Đàn
Messages: 254
Status: Offline
| HỦ TIẾU MỸ THO Hủ tiếu Mỹ Tho khác hủ tiếu Tàu, hủ tiếu Nam Vang, phở Bắc, bún bò Huế... ở chỗ không ăn với xà lách, giấm, rau ghém, mà dùng giá sống, chanh, ớt, nước tương. Ðiều làm nên hương vị riêng khiến cho hủ tiếu Mỹ Tho trở nên nổi tiếng và nhiều người "bén mùi" kể từ thập niên sáu mươi nhờ sự hoàn thiện từ khâu chọn hột gạo làm ra cọng bánh tới nồi nước lèo cùng tuyệt kỹ pha chế của các đầu bếp trứ danh đất Mỹ Tho như: Phánh Ký, Nam Sơn, Tuyền Ký... cùng các lớp thợ nấu sau này Nhiều người cho biết, hủ tiếu ngon nhất phải là loại làm bằng gạo Gò Cát (đặc sản như tàu hương, nàng thơm chợ Ðào). Ðây là vùng trồng lúa thơm địa phương của xã Mỹ Phong, ngoại thành Mỹ Tho. Cũng cần nói thêm, gạo Gò Cát làm bún, bánh tráng, bánh nghệ nức tiếng ở Mỹ Tho hơn 40 năm nay. Nhưng hủ tiếu ngon phải là bánh khô, khi nấu trụng sơ nước sôi, tươm mỡ hành phi, cọng trong bóng, bắt mắt. Hồi trước hủ tiếu Mỹ Tho ngoài thịt, lòng còn có con tôm chẻ đôi bày trên mặt, trông ngon mắt. Giờ để giá thành hợp túi tiền của số đông, người ta thay bằng sườn, cặp trứng cút . Ngón gia truyền không ai chịu hé răng. Hơn kém nhau còn tuỳ thuộc vào nồi nước lèo. Về cơ bản, chất ngọt của nước lèo từ xương ống hầm kỹ, thịt và khô mực nướng, cùng một số nguyên liệu, gia vị đặc trưng, được các đầu bếp gia giảm theo khẩu vị khách hàng của mình. Mỗi lần mở nồi hầm chan bánh, hương thơm ngào ngạt mời gọi khách làm nhiều người qua đường cầm lòng không đậu. Vì vậy, dù hàng quán khu vực Cầu Quay - Mỹ Tho tuềnh toàng, thực khách vẫn cứ nườm nượp. Thậm chí, trong cẩm nang của nhiều hãng du lịch lữ hành quốc tế giới thiệu hẳn tên những hiệu ăn nổi tiếng của nơi đây. Hủ tiếu Mỹ Tho là món ăn đặc sản đậm đà tính dân tộc luôn gợi nhớ đối với những ai đã từng tri âm tri kỷ với đất Mỹ Tho. Thật hiếm có món ăn nào làm theo cách thức của người dân Nam bộ lại vừa miệng cả giới Tây, Tàu.
Added (2010-11-17, 12:32 PM) --------------------------------------------- Trại rắn Đồng Tâm - Điểm du lịch độc đáo ở Tiền Giang Cách thành phố Mỹ Tho khoảng 9km, Trung tâm Nuôi trồng Nghiên cứu Chế biến Dược liệu Quân khu 9, hay gọi là Trại rắn Đồng Tâm (Châu Thành - Tiền Giang) từ lâu đã hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế. Đặc biệt, đây còn là nơi chữa trị rắn cắn cho bà con khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Tiền thân là Xí nghiệp 408 (trại rắn Đồng Tâm), đến năm 1988 được nâng cấp lên thành Trung tâm nuôi trồng, nghiên cứu, chế biến dược liệu Quân khu 9, có nhiệm vụ bảo tồn các nguồn dược liệu quý; sản xuất thuốc y học dân tộc; cấp cứu và điều trị rắn độc cắn cho quân và dân các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Gần 30 năm qua, hoạt động của Trung tâm đạt nhiều thành quả trong việc phục vụ cho nhân dân và quốc phòng. Ông Nguyễn Quang Khải - Phó Giám đốc Trại rắn Đồng Tâm, phấn khởi cho biết: Bình quân mỗi năm, Trung tâm tiếp nhận hơn 500 ca bị rắn độc cắn, nhưng đáng mừng là nhiều năm nay không có trường hợp nào tử vong. Năm 2005, Trung tâm nuôi trồng, chế biến dược liệu Quân khu 9 được nhà nước và các bộ, ngành đầu tư hơn 10 tỷ đồng xây dựng khoa cấp cứu rắn độc, nhà xưởng và các trang thiết bị máy móc để phục vụ tốt hơn nhu cầu điều trị bệnh cho nhân dân. Từ tháng 3/2006, các bệnh nhân đến đây được khám và nằm viện miễn phí với mỗi ca giảm khoảng 200 ngàn đồng. Hiện nay, Trung tâm có thể cứu sống những người bị rắn độc cắn chỉ còn thoi thóp, nếu đem đến Trung tâm kịp thời. Nhiều trường hợp bệnh nhân bị rắn cắn đi nhờ các thầy lang điều trị, vừa không khỏi bệnh vừa tốn kém, đến khi đem đến Trung tâm thì những chỗ bị rắn cắn đã hoại tử, phải mất nhiều thời gian mới chữa khỏi. Từ thực trạng đó, Trung tâm đã kết hợp với các trạm y tế địa phương tổ chức nhiều đợt tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân kiến thức về cách phòng ngừa rắn độc, cũng như sơ cấp cứu ban đầu trước khi đem đến bệnh viện gần nhất. Không những là nơi điều trị bệnh nhân bị rắn độc cắn mà trại rắn Đồng Tâm còn là điểm tham quan độc đáo, nằm trong tour du lịch Mỹ Tho - cù lao Thới Sơn - trại rắn Đồng Tâm. Tại đây, du khách tận mắt chiêm ngưỡng hàng trăm loại rắn khác nhau, từ những loài rắn hiền lành (rắn nước, rắn gáo,...), đến các loài rắn độc (hổ ngựa, rắn hổ cạp nong, hổ mai gầm,...), những loài động vật quí hiếm như trăn, cá sấu, ba ba, cáo, gấu... Hiện mỗi năm có khoảng 30 - 40 ngàn du khách quốc tế và trong nước đến tham quan nơi đây. Để ngày càng thu hút khách du lịch, Sở Thương mại - Du lịch tỉnh Tiền Giang đang phối hợp cùng trại rắn Đồng Tâm đầu tư nâng cấp toàn khu trại rắn, trồng cây xanh, bổ sung nhiều con thú quí hiếm khác... Dự kiến, khi hoàn thành mỗi năm trại rắn sẽ đón khoảng 10- 15 ngàn lượt du khách đến tham quan.
Một tay làm chẳng nên non Ba tay chụm lại lên sòng tiến lên
|
|
| |
phuocdeptrai | Date: Wednesday, 2010-11-17, 4:41 PM | Message # 2 |
 Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Status: Offline
| Đứng trên cầu Rạch Miễu, nghĩ về “Tứ linh” Rất khó có cây cầu nào như cầu Rạch Miễu. Đứng trên cầu mà hướng về biển Đông sẽ bắt gặp bốn cù lao “chụm đầu” lại, hợp thành “Tứ linh” giữa sông nước mênh mông. Khen ai khéo đặt tên cồn để có được một bộ “Tứ linh”: Long, Lân, Quy, Phụng. Mỗi cù lao đều có nét đặc thù, mang sắc thái riêng tạo nên một quần thể sinh động. Vừa hết đoạn dây văng, cầu Rạch Miễu đổ xuống cồn Lân, còn gọi là cù lao Thới Sơn. Nhìn lên bản đồ, cù lao Thới Sơn như thể “long chầu” trong cung đình Huế. Thới Sơn đang sở hữu bốn cái “nhất”: tuổi đời cao nhất, diện tích lớn nhất, cũng được coi là đẹp và hài hòa nhất trong “Tứ linh”. Lịch sử mở đất của Thới Sơn thật hào hùng. Có thể nói mỗi mảnh vườn, con rạch Thới Sơn đều ghi dấu chiến công của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ tiêu diệt 5 vạn quân Xiêm. Sang thế kỷ XX, nơi đây lại ghi đậm chiến công của các “dũng sĩ diệt Mỹ” trên vành đai Bình Đức nổi tiếng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Cồn Lân Đất Thới Sơn màu mỡ, con người Thới Sơn hiền hòa, cần cù, chân chất cùng với bàn tay khéo léo luôn tạo nên một diện mạo mới. Đến Thới Sơn không chỉ ngắm nhìn cảnh sắc miệt vườn, thưởng thức hương vị ngọt ngào của cây trái xứ cồn, mà còn chiêm ngưỡng những công trình mà người dân nơi đây gìn giữ từ thuở khai hoang, lập ấp. Dẫu trải qua bao tháng năm mưa bom, bão đạn, nhưng ngôi nhà chữ đinh theo phong cách cổ xưa, cùng với vật dụng trong nhà được khảm xà cừ tinh xảo, sắc màu lấp lánh, đôi liễn sơn son, thiếp vàng của Nguyễn Văn Vinh vẫn còn đó, thách thức thời gian. Đến Thới Sơn còn là để được thưởng thức rượu mật ong, cùng tấm lòng đôn hậu của người phụ nữ với chiếc áo bà ba, khăn rằn quấn cổ, chèo xuồng trên sông rạch, đưa khách đến những làng nghề truyền thống như đan len, thêu thùa, cùng nhịp nhàng tát mương bắt cá với khách… một hoạt động thường nhật của người dân Nam bộ, luôn chân thành, quyến rũ. Đến đây còn có nhiều loại hình giải trí đậm nét chân quê, dân dã như nhảy dây, nhảy kẹng, đu quay,… rõ nét văn minh miệt vườn. Quả là thú vị. Nằm kế cạnh cồn Lân là cồn Phụng, còn gọi là cù lao Tân Vinh, nơi có di tích đạo Dừa do Nguyễn Thành Nam lập nên từ những năm 60 thế kỷ XX. Tuy đạo Dừa có một triết lý mơ hồ, lạc lỏng và tự cho mình là “vua nhà Nguyễn tái sinh”, nhưng cũng để lại một số công trình như chiếc bình được cẩn những mảnh sành sứ, một cái sân rồng tượng trưng cho chín cửa sông Cửu Long, rồi những chiếc tháp cao, những mô hình núi non, hang động hợp thành một quần thể kiến trúc khá tinh xảo, khó quên. Bàn tay khéo léo của những người thợ năm xưa thật đáng khâm phục. Trong “Tứ linh”, chỉ có cồn Thới Sơn và cồn Phụng là có đờn ca tài tử. Nếu như ở Thới Sơn du khách có thể tận hưởng những thanh âm mượt mà, sâu lắng từ tiếng đàn, lời ca qua dòng nhạc tài tử của gia đình ông Nguyễn Văn Du có đến 5 thế hệ nối tiếp nhau cứ “ngọt lịm” như hương vị cây trái của xứ cù lao, thì ở cồn Phụng, những câu hò, điệu lý như âm vang, mặn mà thêm từ ngón tay, giọng hát điêu luyện của các tài tử mang về từ nhiều miền quê khác nhau của Bến Tre, có cùng đam mê một loại hình nghệ thuật của cha ông và cách duy trì một nền âm nhạc cổ truyền của dân tộc, được phát ra từ một hang đá nhân tạo mát lạnh bởi làn gió trong lành miền sông nước. Ở cồn Phụng cũng có nhà hàng, nhà nghỉ. Khu giải trí với phong cảnh hài hòa, độc đáo. Cồn Phụng còn có bánh tráng Mỹ Lồng, đặc sản của Bến Tre. Khách sẽ trực tiếp chứng kiến, thậm chí tham gia từ khâu chọn gạo, nạo dừa, cùng với bàn tay khéo léo, không ít điệu nghệ của người xứ dừa tráng bánh, phơi bánh vừa mỏng vừa tròn, đẹp lại vừa ngon, ngọt. Nếu như người Bến Tre tự hào về dừa, thì dân cồn Phụng chính là người đi tiên phong làm cho cây dừa tăng thêm giá trị. Xót xa thấy thân dừa ngã xuống vì bom đạn, họ đã “tận dụng” nó để làm đũa ăn, đũa bếp phục vụ con người. Từ khung cảnh thơ mộng trên cồn Phụng đã hình thành một “làng” nghề thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu dừa, nhanh chóng lan rộng khắp Bến Tre và không ngừng lớn mạnh. Cùng với bàn tay của hàng ngàn nghệ nhân xuất thân từ nông dân giàu sáng tạo, những sản phẩm xinh xắn có thể sử dụng trong nhà bếp cho đến trang trí phòng ngủ, phòng khách, từ nhà ở bình dân đến khách sạn sang trọng, từ trong nước ra nước ngoài. Đi đâu cũng thấy cây dừa phục vụ cho đời, với nét tinh xảo kết tinh từ tình người, tình đất Bến Tre, không ngừng tô đẹp thêm cho sắc diện quê hương. Thiên nhiên lại khéo sắp đặt khi hai đầu cồn Thới Sơn và cồn Phụng hướng về cồn Rồng, phía xa bên kia của sông Tiền, người đời gọi là cù lao Tân Long. Cù lao Tân Long hình thành đã lâu, nhưng chỉ được khai thác chừng trăm năm nay. Để tránh bom đạn trong chiến tranh, người Bến Tre đã đến đây sinh sống, và ngày nay Tân Long trở thành đơn vị hành chánh của thành phố Mỹ Tho thuộc tỉnh Tiền Giang. Ngoài vườn cây trái, Tân Long cũng nuôi cá bè như những cồn khác trong “Tứ linh”. Khác hẳn là ở bờ Bắc, có cảnh quan nhộn nhịp bởi đội tàu đánh cá trên vùng biển phía Nam, thay nhau neo đậu che kín cả một đoạn mặt sông. Tàu của người Tân Long thì ít, đa phần là tàu của bà con khắp nơi. Sở dĩ càng nhiều tàu cặp bến Tân Long là vì nơi đây lòng sông sâu và rộng, ít sóng gió và gần cảng cá Mỹ Tho. Nhưng trên tất cả vẫn là lòng người, cùng bàn tay khéo léo của người thợ Tân Long sửa chữa ghe tàu. Nếu như đàn ông bận rộn cho việc sửa máy, tu bổ thân tàu, thì người phụ nữ lại luôn tay vá lưới, kết phao trên những boong tàu. Lời qua tiếng lại líu lo như chim hót, cùng với tiếng búa cọc cọc, tiếng cưa rào rào,… cả ngày lẫn đêm, không khác gì một bản nhạc mang âm hưởng lâu ngày thành quen, không nghe thì khó mà ngủ được. Cồn Phụng Tân Long còn có lợi thế về nghề nuôi thủy sản. Cù lao hiện có trên 500 bè cá, đủ các loại có giá trị như cá chép, điêu hồng, cá tra, rô phi. Chỉ cần 50 - 60 m2 bè, mỗi năm sẽ thu về gần 10 tấn cá. Một nguồn lợi lớn. Người em út trong “Tứ linh” là cồn Quy, mới được khai phá từ những năm 60 của thế kỷ XX, vẫn còn dấu vết hoang sơ, nhưng không kém phần hấp dẫn đối với du khách. Đâu có mảnh đất nào mà không có nghĩa tình của những bàn tay lao động. Những cảnh sắc quyến rũ của quá trình mở mang khai phá mảnh đất này vẫn còn lưu giữ, cùng với con người cần cù, phóng khoáng và đất đai màu mỡ, đã làm từng mầm cây trở thành những khu vườn quả ngọt, trái say. Cồn Quy nổi danh vì cây trái có hương thơm đặc biệt. Nhãn hồng, nhãn tiêu cơm dày ngọt lịm. Khi đến mùa nhãn trổ hoa, người cồn Quy thanh thản vui với đàn ong kêu chăm chỉ. Dù chỉ nuôi nghiệp dư, ong cồn Quy vẫn cần mẫn chắt lọc hương vị đậm đà của hoa, những gì tinh túy của nắng, của gió và phù sa tặng lại cho con người, một thùng cũng được vài lít mật mỗi mùa. Người cồn Quy gắn với vườn cây và con rạch. Họ sẵn lòng giới thiệu khách phương xa những món ăn đậm đà hương vị đồng quê. Ngoài uống nước dừa tại gốc, còn có nhãn, có mận, có cam, quít, bưởi quanh năm, là món tôm càng xanh nướng, luộc, làm gỏi tự thích cùng với tấm lòng đôn hậu của người dân nơi đây, sẽ níu khách lại bởi một tình cảm ấm cúng trong gia đình. Đi sâu vào ba dãy cù lao, Bến Tre còn có những vườn cây trái ở Cái Mơn, Sơn Định, Vĩnh Bình (Chợ Lách) hay Tiên Long, Tiên Thủy, Tân Phú (Châu Thành) cứ như quấn lấy chân người. Vườn chim Vàm Hồ, khu rừng Liệt Địa ở Ba Tri, du khách thỏa thích tận hưởng những gì còn hoang dã. Và chỉ cần qua Cống đập Ba Lai, xuôi về Thừa Đức, tha hồ ngâm mình trong nước biển Đông. Bến Tre còn có các danh nhân như nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu; tiến sĩ đầu tiên Nam kỳ lục tỉnh Phan Thanh Giản; nhà giáo Võ Trường Toản; chí sĩ Phan Văn Trị; nhà bác học Trương Vĩnh Ký; nữ tướng Nguyễn Thị Định, … Còn có khu lưu niệm Đồng Khởi và đầu cầu của chuyến tàu không số chở vũ khí từ Bắc vào Nam. Về những nơi này sẽ biết thêm tình người, tình đất Bến Tre thủy chung, sâu lắng và nồng thắm. Ngày 19-1-2009, cầu Rạch Miễu sẽ chính thức được đưa vào sử dụng, sẽ xóa đi cảnh ngăn sông cách trở của Bến Tre, là điều kiện để cho tỉnh phát triển thuận lợi hơn. Nhưng khi đường cao tốc từ thành phố Hồ Chí Minh về miền Tây đưa vào vận hành và cùng vài thứ khác nữa, lúc ấy Bến Tre mới thật sự trở thành “lá phổi” lý tưởng cho thành phố và các khu công nghiệp trong những ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ, ngày tết. Nguồn: Bentre.gov.vn
Cứ chơi cho hết đời trai trẻ Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
|
|
| |
phuocdeptrai | Date: Wednesday, 2010-11-17, 4:42 PM | Message # 3 |
 Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Status: Offline
| Lũy pháo đài Trương Định Thành đồn pháo đài là một kiến trúc kiên cổ, chân móng làm bằng đá ong, đá xanh cao 8 mét. Bốn phía có cổng, vọng gác, rào chắn. Phần giữa đồn là kho vũ khí, giếng nước và vọng lầu chỉ huy. Thành được đắp theo hình lục lăng. Đá hàn sông do các ghe, thuyền chở từ Biên Hòa về rồi đục thủng cho chìm xuống để không bị dòng nước cuốn đi và tồn tại đến ngày nay. Di tích lịch sử lũy pháo đài thuộc xã Phú Đông, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Thành lũy này do chính anh hùng Trương Định chỉ huy nhân dân xây dựng để tổ chức đánh Pháp, góp phần vào chiến thắng trong các trận cửa Khâu - Trại Cá vào những năm 1862 - 1863. Đồn lũy được xây dựng trên một địa hình đặc biệt: mặt Đông là biển cả, có bãi cát bồi lớn nên tàu lớn không tiến sát được, lại có rặng cây che khuất. Mặt Bắc là dòng sông Cửu Tiểu, có đập đá làm phòng ngự, trên bờ gắn liền với thành ngoài, là nơi đặt súng thần công. Mặt Tây có rạch đồn và sình lầy, rừng rậm. Mặt Nam một dãy trại dài nối liền lũy đất cát làm phòng tuyến dày đặc những chà là, sình lầy gai góc. Riêng thành đồn pháo đài được kiến trúc rất kiên cố, chân móng là đá ong, đá xanh cao khoảng 8 mét, rộng từ 3,5 mét đến 4,5 mét. Mặt thành rộng từ 1,8 mét đến 2,5 mét. Bốn phía có các cổng, vọng gác, rào chắn. Phần giữa đồn có kho vũ khí, giếng nước và vọng lầu chỉ huy. Thành đắp theo hình lục lăng. Đá hàn sông do các ghe, thuyền chở từ Biên Hòa về rồi đục thủng cho chìm xuống, do vậy mới không bị dòng nước cuốn đi và tồn tại đến ngày nay. Lũy Pháo đài thể hiện sinh động khí phách kiên cường giữ nước, bảo vệ quê hương của nhân dân Nam Bộ trong những năm kháng chiến chống Pháp. Đặc biệt ở mặt Bắc là sông Cửa Tiểu có đập đá phòng ngự - nơi đặt súng Thần công để trấn giữ một cửa biển quan trọng ở phía Nam tổ quốc.
Cứ chơi cho hết đời trai trẻ Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
|
|
| |
phuocdeptrai | Date: Wednesday, 2010-11-17, 4:47 PM | Message # 4 |
 Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Status: Offline
| Chùa Vĩnh Tràng Năm 1849, hòa thượng Huệ Đăng đã vận động tín đồ góp công, góp của xây dựng chùa theo lối kiến trúc của chùa Giác Lâm ở Gia Định, nhưng to lớn hơn với 178 cây cột, hai sân thiên tỉnh, năm lớp nhà (chùa Giác Lâm có 98 cột, một sân thiên tỉnh, ba lớp nhà). Năm 1907, hòa thượng Trà Chánh Hậu cho sửa chữa phần chánh điện. Năm 1930, hòa thượng Minh Đằng cho trùng tu toàn diện để chùa có diện mạo như ngày hôm nay. Lúc đầu, chùa có tên là Vĩnh Trường, xuất phát từ hai câu đối do chính hòa thượng sáng tác: "Vĩnh cửu đối sơn hà, Trường tồn tề thiên địa." Nhưng về sau, chùa được gọi là Vĩnh Tràng. Khác vối những ngôi chùa truyền thống, chùa Vĩnh Tràng không có cổng tam quan mà thay vào đó là hai cổng ra vào được xây dựng theo lối cổ lầu và được ốp bằng nhiều mảnh sành, sứ với những màu sắc khác nhau theo chủ đề long, lân, quy, phụng, ngư, tiền, canh, mục, hoa, điểu và các điển tích Phật giáo. Chùa được xây dựng theo dạng chữ "Quốc" của Hán tự, gồm có bốn gian là tiền đường, chánh điện, nhà tổ, nhà hậu, nối tiếp nhau. Riêng mặt trước của tiền đường thì được xây dựng theo lối kiến trúc dung hòa Âu - Á với những hàng cột thanh mảnh, vòm còng và hoa văn nhiều màu sắc. Trên nóc chùa có năm mái nhô cao, tượng trưng cho ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) theo quan niệm của phương Đông. Tại gian chánh điện, chùa có 60 tượng quý, được tạo tác bằng đồng, gỗ, đất nung và tất cả đều được thếp vàng rực rỡ. Trong đó có giá trị nghệ thuật nhất là bộ tượng mười tám vị la hán được tạc từ gỗ mít vào năm 1909. Ngoài ra, chùa còn có bảy bộ bao lam tuyệt đẹp và chiếc đại hồng chung được đúc vào năm 1854. Xung quanh chùa là những vườn cây cảnh trồng nhiều loại hoa thơm cỏ lạ, những hồ nước thơm ngát hương sen và những cây cổ thụ che trùm bóng mát, tạo nên sự hài hòa tuyệt vời giữa khung cảnh thiên nhiên với không gian kiến trúc, khiến chùa thêm cổ kính, thâm nghiêm. Không chỉ có ý nghĩa tôn giáo và giá trị kiến trúc - nghệ thuật, chùa còn là nơi che giấu nhiều nhà yêu nước và cung cấp hậu cần cho phong trào cách mạng. Vì thế, chùa được Nhà nước công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia, chùa Vĩnh Tràng tọa lạc tại xã Mỹ Phong , cách trung tâm thành phố Mỹ Tho khoảng 3 km.
Cứ chơi cho hết đời trai trẻ Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
|
|
| |
phuocdeptrai | Date: Wednesday, 2010-11-17, 4:53 PM | Message # 5 |
 Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Status: Offline
| Khu di tích Rạch Gầm - Xoài Mút Tháng 1 năm 1785, Nguyễn Huệ tiến quân vào Gia Định, vị tướng trẻ 32 tuổi này chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút (nay thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang), cách cửa Tiểu khoảng 70 km làm trận địa quyết chiến. Rạch Gầm - Xoài Mút nằm giữa căn cứ Trà Tân của địch và căn cứ Mỹ Tho của quân ta. Tại đây, Nguyễn Huệ bố trí phục binh với hỏa lực rất mạnh trên bãi đất và giồng đất xã An Đức và trên cù lao Thới Sơn. Trong khi đó, ở căn cứ Mỹ Tho, Nguyễn Huệ bố trí bản doanh với quân lực mỏng và làm cho địch tin là ta rút chạy về Quy Nhơn. Vì thế, đêm ngày mồng chín tháng chạp năm Giáp Thìn tức ngày 19 tháng một năm 1785, đại quân địch gồm 2 vạn quân Xiêm và hơn 1 vạn quân của Nguyễn Ánh ào ạt tiến thẳng Mỹ Tho hòng bắt sống Nguyễn Huệ đưa về Vọng Cát. Nguyễn Huệ cho quân cầm cự đánh trả dữ dội và rút lui từ từ nhử địch vào trận địa mai phục khiến chúng vừa ham đánh vừa chủ quan. Khi toàn bộ đại quân địch lọt vào khúc sông đã bố trí sẵn, vị tướng trẻ tài ba mới phát hiệu lệnh nổi phục binh đánh dữ dội. 300 thuyền chiến lớn và hàng ngàn thuyền câu nhỏ của địch như con rắn khổng lồ đã bị đứt ra từng khúc mà tiêu diệt. Quân thủy của Nguyễn Huệ phục sẵn từ Rạch Gầm và Xoài Mút lao ra khoá đầu và khóa cuối không cho địch rút chạy. Pháo và hoả hổ từ trận địa phục kích trên bãi bần An Đức và bãi dừa Thới Sơn đốt cháy rừng rực cả đoàn thuyền chiến của hải quân Xiêm... Trận chiến trên sông xảy ra vào đêm ngày 19 tháng 1 năm 1785 rạng ngày 20 tháng 1 năm 1785. Công trình xây dựng khu di tích Rạch Gầm - Xoài Mút có tổng vốn đầu tư hơn 11 tỉ đồng, được khánh thành đúng dịp kỷ niệm 220 năm chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút (1785 - 2005). Công trình gồm tượng đài biểu trưng chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút, hai khu nhà trưng bày và khu nhà cổ Nam Bộ. Tượng đài anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đứng tuốt gươm, cùng một hậu vệ trong tư thế ngồi bắn cung và hỏa lực súng thần công và một người nông dân trên chiếc thuyền chiến, đại diện cho nhân dân địa phương tham gia trận đánh. Tượng đài làm bằng đồng đỏ, nặng 20 tấn, cao hơn 8 mét. Khu nhà trưng bày nằm dưới chân tượng đài, có hệ thống phù điêu bằng đồng bao bọc, phía trong có bức tranh phù điêu hoành tráng giới thiệu về thời kỳ khẩn hoang, lập ấp tại Rạch Gầm - Xoài Mút và về chiến công của quân Tây Sơn trong trận thủy chiến chống quân xâm lược Xiêm. Nhà trưng bày nằm bên bờ Sông Tiền và khu nhà cổ Nam Bộ, giới thiệu khoảng 564 hiện vật liên quan tới chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút, gồm phương tiện sử dụng và vũ khí gươm giáo của quân Tây Sơn và quân Xiêm.
Cứ chơi cho hết đời trai trẻ Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
|
|
| |
phuocdeptrai | Date: Wednesday, 2010-11-17, 4:54 PM | Message # 6 |
 Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Status: Offline
| Chợ nổi Cái Bè Chợ nổi Cái Bè xuất hiện trong sự hình thành một thị trấn nhỏ bên dòng sông Tiền lộng gió. Đến vàm Cái Bè, trên một khúc sông rộng, du khách sẽ được tận mắt nhìn thấy cảnh buôn bán tấp nập. Hàng ngày, có khoảng 400 thuyền đến 500 thuyền đầy ắp các loại trái cây neo dọc hai bên sông chờ thương lái đến cất hàng. Ghe xuồng như mắc cửi, tiếng nói cười rộn rã, huyên náo - cái huyên náo không dễ lẫn mà chỉ riêng miền sông nước Cửu Long mới có, mang một nét quyến rũ đặc biệt. Nằm về phía hữu ngạn chợ nổi Cái Bè là cù lao Tân Phong, xưa là Cồn Cù, thuộc châu Định Viễn, dinh Long Hồ, được hợp thành bởi sáu hòn đảo xinh xắn có tổng diện tích 2.430 hecta. Tân Phong như hòn ngọc xanh giữa dòng sông Tiền trĩu nặng phù sa, nổi tiếng với những vườn chôm chôm quả to và ngọt. Đây còn là hình ảnh thu nhỏ của miền Tây Nam Bộ hấp dẫn du khách đến với văn minh miệt vườn.
Cứ chơi cho hết đời trai trẻ Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
|
|
| |
phuocdeptrai | Date: Wednesday, 2010-11-17, 4:55 PM | Message # 7 |
 Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Status: Offline
| Mộ Thủ Khoa Huân Mộ Thủ Khoa Huân tọa lạc tại ấp Hoà Quới, xã Hoà Tịnh, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Thủ Khoa Huân tên thật là Nguyễn Hữu Huân, sinh năm 1830 tại xã Mỹ Tịnh, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, thuở bé rất thông minh và học giỏi. Ông đậu thủ khoa trong cuộc thi Hương năm 1852 dưới triều Tự Đức. Khi thực dân Pháp lộ rõ âm mưu xâm lược nước ta, ông từ quan, liên kết các sĩ phu yêu nước, chiêu mộ nghĩa binh đứng lên chống giặc. Trong 15 năm hoạt động, ba lần bị giặc bắt, ông đã nêu tấm gương sáng về lòng yêu nước và khí phách anh hùng, chúng đày ông đến đảo Réunion - một hòn đảo Đông Nam châu Phi, nhưng ông vẫn không nhụt chí. Ra tù, ông cùng các sĩ phu yêu nước tổ chức lực lượng, đánh địch nhiều nơi. Khi bị bắt, giặc đem tước lộc ra mua chuộc, nhưng không lay chuyển được ông. Cuối cùng, chúng xử trảm ông tại quê nhà. Trước lúc chết, ông vẫn ung dung đọc thơ, tỏ khí phách của một bậc hiền tài yêu nước. Mộ và đền thờ Thủ Khoa Huân đặt tại xã Hòa Tịnh, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Tượng đài ông được dựng tại trung tâm yhành phố Mỹ Tho.
Cứ chơi cho hết đời trai trẻ Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
|
|
| |
phuocdeptrai | Date: Wednesday, 2010-11-17, 4:56 PM | Message # 8 |
 Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Status: Offline
| Lăng Trương Định Lăng Trương Định tọa lạc ở phường 1, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Khu di tích gồm lăng, đền thờ và tượng đài anh hùng dân tộc Trương Định. Mộ ông được xây bằng đá ong là dạng kiến trúc mộ táng tiêu biểu của người Việt ở Nam Bộ. Trương Định sinh năm 1820 tại huyện Bình Sơn, tỉnh Quãng Ngãi. Cha ông là Trương Tầm, giữ chức lãnh binh Gia Định. Từ nhỏ, Trương Định đã có tướng mạo khôi ngô, thông hiểu binh thư, võ nghệ. Thời Thiệu Trị, ông theo cha vào Nam, lấy vợ người Tân An, tỉnh Định Tường (tỉnh Tiền Giang) rồi ở luôn ở quê vợ. Năm 1850, hưởng ứng chính sách khẩn hoang của Nguyễn Tri Phương, ông đứng ra chiêu mộ dân nghèo khai hoang lập ấp ở huyện Tân Hoà (Gò Công). Vì có công lớn, ông được triều đình Huế phong chức Quân Cơ, hàm lục phẩm. Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, Trương Định lãnh đạo nhân dân đứng lên chống giặc, làm cho thực dân Pháp bao phen thất điên bát đảo. Ngày 26 tháng 2 năm 1863, Pháp huy động một lực lượng lớn mở cuộc tấn công vào căn cứ nghĩa quân. Cuộc chiến diễn ra vô cùng ác liệt. Đến rạng sáng ngày 19 tháng 8 năm 1863 ông rơi vào vòng vây địch. Do có sự phản bội, Trương Định đã tử tiết ngày 20 tháng 8 năm 1864, nêu cao khí phách của một vị tướng anh hùng. Nhân dân đã chôn cất ông tại thị xã Gò Công.
Cứ chơi cho hết đời trai trẻ Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
|
|
| |
phuocdeptrai | Date: Wednesday, 2010-11-17, 5:00 PM | Message # 9 |
 Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Status: Offline
| Lăng Hoàng Gia Lăng Hoàng Gia tên gọi bao gồm mộ chí và nhà thờ dòng họ Phạm, là “Thích Lý” (họ ngoại của Tự Đức). Khu di tích này nằm tại Giồng Sơn Quy thuộc thị xã Gò Công. Nhân dân địa phương gọi di tích này là Lăng Hoàng Gia. Ấp có di tích này mang tên ấp Hoàng Gia, xã Sơn Quy, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Từ 1987, Lăng Hoàng Gia nằm trong ấp Hoàng Gia thuộc xã Long Hưng, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Nằm trọn trong xóm dân cư, Lăng Hoàng Gia ở địa thế thuận lợi cho đường ô tô đến di tích nên dễ quy hoạch thành nơi tham quan du lịch. Dòng họ Phạm là dòng họ sống lâu đời ở Gò Công. Phạm Đăng Khoa là người khai cơ lập nghiệp của dòng họ ở đây. Mộ chí của ông còn tại Giồng Sơn Quy. Đến đời thứ tư của họ Phạm có Phạm Đăng Hưng, người làm quan dưới hai triều: triều Gia Long và triều Minh Mạng. Ông là người có lòng giúp đỡ dân nghèo trong lúc thất bát vì thiên tai địch họa. Nhân dân thường gọi ông là “Ba Bị” vì lúc làm Điền Tuấn Quan, đi đâu ông cũng mang ba bị hạt ngũ cốc để phân phát cho dân nghèo. Phạm Đăng Hưng sinh năm 1764 tại Giồng Sơn Quy, ông có tư chất thông minh, tướng mạo tuấn tú lớn lên ông cùng Ngô Tùng Châu theo học chữ Nho thầy Võ Trường Toản. Năm 1784, Phạm Đăng Hưng đỗ Tam trường, đang chuẩn bị thi tứ trường thì bị bệnh nên ông về quê làm ruộng. Nhưng do văn tài lỗi lạc và nổi tiếng là người hiền đức nên được bổ làm quan Lễ Sinh Nội Phủ của triều Nguyễn. Qua nhiều lần thăng giáng chức vì bị gièm pha ông suýt mang trọng tội. Nhờ tận tụy, nhã nhặn, Phạm Đăng Hưng đã được bổ vào các chức: - Chưởng Tưởng Dã Sự (trông coi đê điều). - Quan Thâm Thiên Giám (trông coi thiên văn). - Quốc Sử Quán Tổng Tài (đứng đầu cơ quan viết lịch sử). Năm 1824, Phạn Đăng Hưng bị bệnh mất tại Huế, được vua Minh Mạng thăng hàm “Vinh Lộc Đại Phu, Trụ Quốc Hiệp Biên, Đại Học Sĩ, Thụy Trung Nhã” và đưa về an táng tại Sơn Quy. Năm 1849, Tự Đức gia tặng “Đặc Tiến Kim Tử Vinh Lộc Đại Phu hái Bảo Cần Chánh Điện, Đại Học Sĩ, tước Đức Quốc Công”. Ông là cha của Hoàng Thái Hậu Từ Dũ, ông ngoại vua Tự Đức, nên triều đình còn cấp cho dòng họ Phạm nhiều ruộng đất bổng lộc. Toàn bộ di tích lăng Hoàng Gia nằm trên đất Giồng Sơn Quy (là nơi có gò đất cao như mu rùa nên dân gọi là gò Rùa). Tự Đức là Sơn Quy, lay ý nghĩa trong khoa địa lý “cao nhất xích vi sơn”, mang kỳ vọng cho họ ngoại của vua được lâu bền. Khu di tích bao gồm nhà thờ họ Phạm với diện tích 199 m2, ngoài mộ Phạm Đăng Hưng và sáu ngôi mộ tổ họ Phạm còn có tám ngôi mộ quan trọng khác chôn tại Sơn quy. Mộ dòng họ Phạm và Phạm Đăng Hưng chôn theo một trục dài đối xứng nhau, toàn bộ đều làm bằng hồ ô đước không chạm khắc. được bao bọc xung quanh lớp tường dày 80 cm, cao 90 cm. Nhìn tổng thể khu mộ ta thấy mộ Phạm Đăng Hưng đứng đầu, trên một gò cao có dáng mu rùa, mộ xây theo tam cấp, tứ trụ, gồm hai vòng biểu hiện cho tam tài, diện tích hơn 800 m2. Mộ không xây theo kiểu “Ngưu phanh, mã phục” (trâu nằm, ngựa quỳ) như mộ dành cho quan võ. Mộ xây theo dáng “Đỉnh trụ” (chóp đỉnh) như chiếc nón lá buông lỏng nhờ tám cánh tượng trưng như búp sen. Nhìn chung như cái đỉnh, dạng này ít thấy ở mộ cổ. Tương truyền thi thể Phạm Đăng Hưng được chôn ngồi. Mộ chôn theo nội quan ngoại quách bao bọc. Trước mộ có tấm bia đá “Cưm Thạch” hai bên có gắn các mảnh sứ cổ Trung Quốc (nay đã vỡ nát). Nội dung khắc trong bia nói về chức tước được phong của Phạm Đăng Hưng, (ghi bằng chữ Hán đọc được nhưng chưa dịch). Nhà thờ Phạm Đăng Hưng được xây năm 1826, trên khu vườn đất rộng 2.987 m2, bao gồm nhà thờ chính, nhà khách, nhà kho, cổng tam quan và các công trình phụ tự khác bao bọc chung quanh. Năm 1849 Tự Đức gia phong Phạm Đăng Hưng lên tước Đức Quốc, đồng thời truy tặng ngữ đại họ mẹ Tự Đức. Do đó, nhà thờ được sửa sang theo quy mô nghi thức cung đình, được đặt nhiều biển đại tự để thờ: - Gian chính giữa thờ Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng. - Gian tả thờ Phước An Hầu Phạm Đăng Long là cha của Phạm Đăng Hưng. - Gian tả ngoài cùng thờ Mư Khả Tự Phạm Đăng Tiên. - Gian hữu thờ Bình Thạnh Bà Phạm Đăng Danh. - Gian cuối bên hữu thờ Thiền sư Phạm Đăng Khoa. Nhờ tiền của bà từ Dũ Thái Hậu trợ cấp để xây thêm nhà khách, nhà trà, tàu ngựa để tổ chức đại lễ đón sắc phong của vua từ Huế vào. Năm 1889, sau khi Thành Thái lên ngôi, đang chuẩn bị vào thăm nên có tu sửa thêm nhà thờ và mộ Phạm Đăng Hưng, lam năm tấm biển của Ngũ Tước, tường hồ và cổng bằng gạch theo phong cách phương Tây. Nhìn chung nhà thờ và mộ Phạm Đăng Hưng là một công trình kiến trúc nghệ thuật thời Nguyễn, có lẫn lộn kiến trúc Pháp, nhưng vẫn mang đậm nét kiến trúc truyền thống dân tộc qua các mảng trạm khắc trên Mộ và trang trí bên trong nhà thờ bằng những điển tích rút ra từ “Tứ linh”, “Tứ quý” trong bát bửu cổ đồ mà chỉ có người Á Đông chúng ta quan niệm. Toàn bộ nhà thờ nằm trọn trong khuôn viên cây trái, hoa lá cảnh bao bọc theo kiểu kiến trúc cổ ở Huế, rõ nét Huế mà ta đang thấy ở nội thành Huế. Hiện vật di tích Lăng Hoàng gia ngày nay không còn nhiều, đa phần là mất hết các di vật cổ có giá trị về mặt cổ vật và nghệ thuật. Chỉ còn lại những hiện vật mà kẻ gian không thể lấy được: - Bia đá trong phần mộ Phạm Đăng Hưng có kích thước 160 cm x 120 cm x 15 cm bằng đá hoa cương. - Bảy biển đại tự sơn son thiếp vàng, trên khung có chạm tứ quý được làm vào thời Thành Thái. - Một khám thờ Phạm Đăng Hưng sơn son thiếp vàng chung quanh chạm “Tứ linh”, “Tứ quý”. - Một long án chạm tứ linh trước bàn thờ Phạm Đăng Hưng, dài 1,2 mét rộng 1,2 mét chạm khắc rất tinh xảo nhưng đã bị dột nát hư hỏng phần dưới, còn lại bốn bàn thờ bằng cây mới được tạo lập sau này rất đơn giản. Lăng Hoàng Gia là một di tích lịch sử văn hóa có ý nghĩa quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của Nam Bộ nói chung và Gò Công nói riêng. Vì Phạm Đăng Hưng và dòng họ của ông là những người vào đây lập nghiệp từ đầu thế kỷ XVII, nên hiện nay còn một trong bốn đời của ông tại Sơn Quy. Nhà thờ và mộ Phạm Đăng Hưng là công trình kiến trúc nghệ thuật hài hòa giữa Á và Âu, nhưng mang đậm nét truyền thống dân tộc, được thể hiện qua các mảng chạm khắc trong nhà thờ và trên mộ. Khu Lăng Hoàng Gia đã được tô màu đỏ trên bản đồ địa chính, được ghi là “toàn bộ khu di tích nằm trên thửa đất số 822 và số 821” (trích theo biên bản quy định khu vực bảo ve di tích ngày 18 tháng 9 năm 1992 tại văn phòng ủy ban nhân dân thị xã Gò Công).
Cứ chơi cho hết đời trai trẻ Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
|
|
| |
phuocdeptrai | Date: Wednesday, 2010-11-17, 5:04 PM | Message # 10 |
 Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Status: Offline
| Khu di tích lịch sử Ấp Bắc Khu Di tích Lịch sử Quốc gia Ấp Bắc thuộc xã Tân Phú, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang cách trung tâm huyện lỵ 10 km về hướng Đông. Tại đây, bia kỷ niệm có ghi: “Chiến thắng Ấp Bắc ngày 2 tháng 1 năm 1963 đã đánh bại các chiến thuật: bủa lưới, phóng lao, trực thăng vận và thiết xa vận mà đế quốc Mĩ cho là tân kỳ. Chiến thắng Ấp Bắc nói lên đầy đủ ý chí quật cường của dân tộc Việt Nam; sức mạnh vô địch của chiến tranh nhân dân; là tiếng chuông báo hiệu sụp đổ của chế độ Ngô Đình Diệm cùng chiến lược chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mĩ.”. Từ trụ sở Ủy ban Nhân dân xã Tân Phú đến khu di tích chừng 500 mét. Chính tại nơi đây hơn 40 năm về trước, đã diễn ra trận đánh ác liệt, dồn dập, đi vào lịch sử như một Bạch Đằng, Đống Đa hay Chi Lăng. Khu di tích là một quần thể kiến trúc nằm trong khuôn viên chừng 2 hecta bao gồm: tượng đồng 3 chiến sĩ gang thép, xe bọc thép, máy bay lên thẳng những chiến lợi phẩm sau trận đánh, pháo 105 ly, mộ 3 chiến sĩ gang thép, nhà quản trang, xen kẻ trong khu vườn hoa lúc nào cũng khoe sắc và toả hương thơm ngát. Cạnh vườn hoa là những ao nhỏ, bên dưới trồng hoa súng đỏ. Từng đàn cá rô phi, điêu hồng vô tư lội tung tăng dưới làn nước trong vắt. Du khách có thể ngồi trên những chiếc băng đá phóng tầm mắt ngắm nhìn cảnh vật nơi đây. Có lẽ ấn tượng nhất trong khuôn viên này là tượng đồng 3 chiến sĩ gang thép cao sừng sửng, nặng 18 tấn: người cầm súng, người cầm thủ pháo hiên ngang đứng trên xe tăng địch, làm cho ta phảng phất hình ảnh của những chiến sĩ cầm cờ Tổ quốc trên nóc hầm tướng De Castrie ở trận Điện Biên Phủ năm nào. Tác giả là nhà điêu khắc Nguyễn Hải, do cơ sở đúc đồng Phương Nam, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh thực hiện, khánh thành nhân kỷ niệm 35 năm chiến thắng Ấp Bắc. Hình ảnh uy nghi của các anh như đưa chúng tôi trở về cảnh súng nổ, bom rền hơn 40 năm về trước. Từ khi khu di tích được khánh thành đến nay đã đón hàng ngàn lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu. Đây cũng là nơi giáo dục cho học sinh trong tỉnh về truyền thống đấu tranh bất khuất của tổ tiên trong sự nghiệp giữ nước. Rời khu di tích, nhìn hai bên đường, chúng tôi không khỏi vui mừng trước những cánh đồng lúa trĩu hạt, những rẫy dưa chi chít quả căng tròn. Lác đác trên cánh đồng, nhiều mô hình bằng xi -măng xác máy bay, xe M113 bốc cháy. Tất cả như minh chứng cho một sức sống mới trên mảnh đất anh hùng.
Cứ chơi cho hết đời trai trẻ Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
|
|
| |
|
|