Friday, 2025-07-18, 11:44 PM
Welcome Guest
3V CLUB
THỪA THIÊN HUẾ
| |
phuocdeptrai | Date: Friday, 2010-11-12, 2:48 PM | Message # 1 |
 Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Status: Offline
| download ở đây
Cứ chơi cho hết đời trai trẻ Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
|
|
| |
phuocdeptrai | Date: Friday, 2010-11-12, 2:54 PM | Message # 2 |
 Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Status: Offline
| Nhà hát cổ nhất Việt Nam Nhà hát Duyệt Thị Đường (Tp.Huế) đã có gần 200 năm tuổi, được coi là nhà hát cổ nhất ở nước ta còn tồn tại đến ngày nay. Nhà hát Duyệt Thị Đường Duyệt Thị Đường là một trong bốn nhà hát được xây dựng dưới thời các vua Nguyễn, gồm Duyệt Thị Đường xây dựng năm 1826 dưới thời vua Minh Mạng; nhà hát Tịnh Quan Viên xây dựng năm 1843 dưới thời vua Thiệu Trị; nhà hát Minh Khiêm Dường xây dựng năm 1865 dưới thời vua Tự Đức; nhà hát Cửu Tư Đài xây dựng năm 1917, thời vua Khải Định. Đây không chỉ là nơi tấu nhạc cung đình, mà còn trình diễn nhiều loại hình nghệ thuật khác như, tuồng, kịch hát, ca Huế theo yêu cầu và sở thích của nhà vua. Mặc dù sau này còn có thêm ba nhà hát nữa được xây dựng, nhưng Duyệt Thị Đường vẫn được các vua Nguyễn kế tiếp nhau tu bổ, tôn tạo để làm nơi trình diễn các loại hình nghệ thuật, nơi biểu diễn chiêu đãi sứ thần các nước khi đến Việt Nam. Đây không chỉ là sân khấu trình diễn mà còn là công trình kiến trúc độc đáo thể hiện trình độ nghệ thuật cao của kiến trúc xây dựng thời nhà Nguyễn. Sau khi chế độ phong kiến nhà Nguyễn sụp đổ, Duyệt Thị Đường bị rơi vào quên lãng. Những năm đầu của thập niên 1960, Duyệt Thị Đường được chính quyền Sài Gòn tu sửa thành học đường của Trường Quốc gia âm nhạc Huế. Nhiều chi tiết công trình của nhà hát cổ bị phá bỏ, cấu trúc nhà hát cũng bị thay đổi, không còn chỗ cho ngự lãm và biễu diễn. Những năm sau giải phóng, công trình văn hoá này không được quan tâm tu tạo kịp thời, sự tàn phá của thời gian và chiến tranh cộng thêm sự thiếu ý thức của con người đã làm Duyệt Thị Đường gần như trở thành phế tích. Ngày nay, du khách đến Huế ngoài thăm thú đền đài lăng tẩm, ai cũng háo hức được thưởng thức Nhã nhạc, nét tinh hoa của âm nhạc dân tộc Việt Nam trong khung cảnh cung đình Huế xưa. Do đó, nhà hát Duyệt Thị Đường sau một thời gian trùng tu, tôn tạo đã mở cửa đón khách. Ngoài sự lôi cuốn hấp dẫn của Nhã nhạc, du khách đến đây còn bởi sự tò mò khám phá nhà hát cổ nhất Việt Nam. Có lẽ, đây cũng chính là nét đặc sắc của Duyệt Thị Đường đối với du khách trong và ngoài nước.
Cứ chơi cho hết đời trai trẻ Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
|
|
| |
phuocdeptrai | Date: Friday, 2010-11-12, 2:57 PM | Message # 3 |
 Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Status: Offline
| Khám phá nhà mồ A Lưới Cộng đồng các dân tộc huyện miền núi A Lưới (Thừa Thiên - Huế) có tục sau khi người thân chết 3 - 5 năm phải bốc hài cốt, tạ lễ và đưa vào những ngôi nhà mồ mà không chôn xuống dưới đất, nhằm thể hiện sự hiếu nghĩa của con cháu đối với đấng sinh thành. Dọc theo triền quốc lộ 49 qua các xã Hưng Nguyên, Hồng Nhâm, A Roàng, Hồng Trung… những chiếc quan tài nhỏ làm bằng đất nung hoặc bằng gỗ đã mục ruỗng nằm trơ ra. Dưới đất, nhiều mảnh gỗ nằm ngổn ngang giữa nhiều thứ vật dụng chia cho người chết. Đó là những nhà mồ, nghĩa địa “treo”, của cộng đồng các dân tộc Pa Cô, Tà Ôi, Vân Kiều… huyện miền núi A Lưới. Phong tục táng “treo” Nghĩa địa "treo" ở thôn Đụt, xã Hồng Trung là nơi tập trung hàng trăm ngôi mộ của người dân địa phương. Theo ông Hồ Văn Xếp, 64 tuổi, đây là tập tục lâu đời của nhiều đồng bào dân tộc sống ở những dãy núi trải dọc huyện A Lưới. “Trước đây ở làng mình có tục huyền táng, chỉ đào huyệt mộ rồi bỏ quan tài xuống chứ không lấp đất. Bây giờ thì không còn nữa, chỉ còn cải táng mộ sau khi chết 3 - 5 năm rồi để lên trên thôi”, ông Xếp kể. Cũng theo ông Xếp, mỗi lần cải táng, trong họ hoặc làng họp bàn lại với nhau, phải có ít nhất ba ngôi mộ được cải táng một lần. Người con trai cả trong gia đình chịu trách nhiệm thông báo cho chị em gái đã đi lấy chồng xa, chuẩn bị rượu thịt và ăn uống cho những ngày làm lễ. Nếu gia đình đó không có con trai thì họ hàng phải đứng ra lo liệu. Theo cách gọi của người Pa Cô, lăng được gọi là piêng, chi phí cho việc xây piêng, mua tiểu và những vật lễ tế như con heo (ít nhất 10 kg), 10 cái chén, bộ quần áo, chiếc chiếu được chia đều cho những người con gái. Ngày làm lễ cải táng, người anh cả trong gia đình phải mời bằng được họ hàng các bên vợ, chị em gái đã lấy chồng. Lễ cải táng diễn ra trong hai ngày, một đêm. Tất cả việc ăn ngủ của họ hàng, khách khứa…gia chủ đều phải lo hết. Những hài cốt được “thầy ma” bốc lên, bỏ vào trong những cái tiểu rồi tập trung lại ở gần khu nghĩa địa mới. Đám thanh niên trong làng được tiếp đãi rượu, thịt xong làm nhiệm vụ đánh trống, chiêng và bảo vệ những bộ hài cốtcho đến khi xong lễ. Nếu họ để cho người ngoài vào phá hay làm hỏng những thứ được giao trông nom sẽ bị phạt tội nặng. Ngoài ra còn có bạn bè, thanh niên của các làng bản khác đến dự, cùng uống rượu, hát hò trong ngày làm lễ cải táng. Đồng bào ở các vùng này quan niệm, sau khi cải táng không được chôn xuống đất mà bỏ vào trong piêng để linh hồn của người khuất sau bao năm bị đày dưới âm phủ được siêu thoát, hòa nhập với tiết âm dương. Nếu quá thời hạn quy định không thực hiện thì gia đình sẽ gặp xui, làm ăn thất bát và luôn ốm đau.
Cứ chơi cho hết đời trai trẻ Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
|
|
| |
phuocdeptrai | Date: Friday, 2010-11-12, 2:58 PM | Message # 4 |
 Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Status: Offline
| Đời ông Xếp đã chứng kiến không biết bao nhiêu lần dân làng cải táng, chính tay ông cũng bốc từng nắm xương để vào trong tiểu rồi đưa lên nghĩa địa mới. Ông kể rằng, có lần cả dân làng ăn không ngon, ngủ không yên khi cải táng phần mộ mà bộ xương hầu như vẫn còn nguyên, để sao cũng không vào được cái tiểu nhỏ, đành bỏ vào quan tài gỗ dành cho người mới chết rồi để trên đất. Trong ba ngày, cả dân làng phải góp gạo, heo làm lễ cúng. “Chết sau ba năm mà còn xương nguyên vẹn coi như cái hồn chưa thoát được. “Hắn” vẫn ở trong làng, sẽ về phá làng. Phải cúng lớn mới yên được”, ông Xếp kể. Mục sở thị những khu nhà mồ Vài năm về trước, người Pa Cô ở thôn Đụt rất sợ ma. Sau khi chôn người chết, họ không còn ra thăm viếng piêng hay thờ cúng trong nhà, 3 - 5 năm sau, họ làm lễ cải táng để đưa hài cốt lên mặt đất, từ đó nghĩa vụ đền đáp ơn sinh thành coi như đã trọn. Ông Xếp kể rằng, chính ông là người đầu tiên học theo người Kinh thường xuyên vào nhang khói, vệ sinh cho piêng mỗi ngày lễ tết. Bây giờ, bà con học ông nên chỉ có ngày cận Tết, ra thắp nén nhang cho người khuất. Những tháng ngày còn lại của năm không một bóng người lui tới nghĩa địa. Khi chúng tôi nói muốn vào thăm khu nghĩa địa “treo”, ông Xếp tỏ ra dè dặt. Ông bảo rằng người lạ không được vào thăm piêng bởi sợ mang xui xẻo đến cho gia chủ. Sau một hồi thuyết phục và cam kết sẽ làm theo sự chỉ dẫn của dân làng, ông Xếp im lặng một lúc, ông nói: “Để tôi đi hỏi ý kiến của những gia đình xem họ có đồng ý không. Nếu tôi tự ý dẫn vào, có chuyện chi là tôi không chịu hết tội với họ”. Sau một hồi đi quanh xóm, ông Xếp cũng xin được dân làng để cho chúng tôi vào. Ông căn dặn: “Vào đó không được nói bậy, không được chạm vào bất cứ thứ chi hết. Muốn làm việc chi phải hỏi ý kiến của tôi vì đây là nơi linh thiêng của cả làng”. Theo chân ông vào khu nghĩa địa "treo" nằm bên đường Hồ Chí Minh khi mặt trời gần lặn xuống bên kia dốc núi. Không có con đường nào lên trên những cái piêng, chỉ còn cách vạch cây mà đi. Như vấp vào cái gì đó dưới chân, ông Xếp quay lại nói: “Ở đây toàn là những huyệt mộ lúc trước chôn người chết giờ đã cải táng. Trời tối rồi phải đi chậm, không thì vấp vào cái hố, giẫm phải chén bát, nắp quan tài”. Trong ánh sáng lờ mờ, những cái nắp quan tài đã mục ruỗng, nhiều chiếc bát có cái đã sứt mẻ, những bộ áo quần… nằm ngổn ngang trong khu nghĩa địa. Sau hơn 30 phút, chúng tôi đã bước chân lên nghĩa địa. Hàng chục cái piêng hiển hiện ra trước mắt với đủ sắc màu của sơn, có cái dựng tạm bằng gỗ, nhiều cái đã mục, xiêu vẹo, nằm lô nhô không theo một trật tự. Có piêng phía trong có hai cái tiểu, có cái có tới 6 - 7 cái. Tất cả nằm trơ vơ trên mặt đất và sắp đặt ngay ngắn theo thứ tự lúc đang sống. Ông Xếp bảo rằng trong những cái tiểu đó có cái không có hài cốt vì lúc chết người thân không tìm được xác. Theo ông, chắc có lẽ vì quan niệm này mà bây giờ vẫn tồn tại những nghĩa địa “treo”: người Pa Cô làng này quan niệm về cái chết là chết khô hay là chết tươi. Chết khô nghĩa là chết mà không chảy máu, chết do bệnh tật. Còn chết tươi là chết do con hổ, con thú rừng ăn thịt, hay bị tai nạn giao thông mà chết. Nếu chết không tìm thấy xác thì sau 3 năm, muộn nhất 5 năm người thân phải làm lễ cải táng. Luật tục cải táng cho người chết mất xác cũng li kỳ, nó báo cả điềm xui hoặc sự may mắn cho gia đình. Ngày cải táng, họ lên chỗ người đó chết, trải chiếc chiếu ra và bắt con châu chấu bỏ vào giữa. Sau khi thầy ma cúng xong, họ bắt nhốt con châu chấu vào một ống tre bịt kín hai đầu, chỉ chừa một lỗ nhỏ bằng cái kim cho châu chấu thở. Sau một tuần mở ra, nếu con vật này chết thì gia đình sẽ gặp xui xẻo; nếu sống thì gia đình rất may mắn. Ông Xếp bảo: "Không biết hên xui thế nào nhưng phải làm để kêu hồn người chết trở về, để cho cái bụng được yên".
Cứ chơi cho hết đời trai trẻ Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
|
|
| |
phuocdeptrai | Date: Friday, 2010-11-12, 3:02 PM | Message # 5 |
 Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Status: Offline
| Đặc sắc y phục triều Nguyễn Muốn tìm hiểu mỹ thụât triều Nguyễn xin mời bạn đến Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế ở số 3 đường Lê Trực, Huế. Bảo tàng thành lập từ năm 1923 dưới thời vua Khải Định, gọi là bảo tàng Khải Định. Tại đây, hiện trưng bày và tàng trữ trên 10.000 tác phẩm mỹ thuật cổ gồm các loại gốm sứ, đồ đồng, đồ gỗ, ngọc ngà, vàng bạc, đá quý, tượng điêu khắc, đồ dệt... Bộ sưu tập đồ dệt cổ tại bảo tàng mỹ thuật cung đình (BTMTCĐ) gồm hàng ngàn hiện vật dùng trong nghi trượng, tế tự, ngự dụng, ban thưởng và sinh hoạt của vua, hoàn cung và quan lại, trong đó sưu tập y phục là phong phú nhất. Có khoảng 100 bộ quần áo rất quý hiếm của các vua, hoàng hậu, hoàng tử, quan lại... được lưu trữ. Ví dụ: áo sa kép có thêu hình rồng màu huyền đen dùng để mặc thường triều, áo lương dệt rồng tay rộng, có đính các hạt kim tuyến dùng để mặc trong lễ tế Đàn Nam Giao của vua Minh Mạng (1802 - 1840); áo thường triều của vua Tự Đức, Khải Định; áo đoạn gấm của bà Đoan Huy Hoàng Thái Hậu ( vợ vua Khải Định), cho đến lễ phục, thường phục của Nam Phương Hoàng hậu gần đây... Theo tài liệu của BTMTCĐ Huế thì y phục triều Nguyễn được chế tác chủ yếu bằng nguyên liệu trong nước như tơ lụa, gấm, sa, kim tuyến, khuy (vàng, bạc, đồng, hổ phách, mã não...) chỉ thêu, chỉ may. Các làng nghề dệt hàng năm cung cấp hàng chục nghìn tấm vải, sa, gấm...các loại phục vụ triều đình như: La Khê (Từ Liêm, Hà Nội) dệt sa Nam, gấm; dệt sa sợi nhỏ ở một số làng Thanh Hoá, Hà Tây; dệt lụa ở Gia Định, Định Tường, Khánh Hoà, An Giang; dệt vải có 9 thôn ở Hà Nội, 8 xã ở Nam Định, 26 xã ở Bắc Ninh, 26 xã ở Sơn Tây... Triều vua Nguyễn nào cũng đều có chỉ dụ tuyển mộ những người thợ giỏi trong cả nước về kinh đô may, thêu y phục triều đình theo quy định cách mà nhà vua và bộ Lễ quy định. Trang phục của vua có các loại như y phục đại triều, thường triều, lễ triều như lễ tế Đàn Nam Giao, lễ cày ruộng Tịch Điền, y phục sinh hoạt... Y phục của vua và hoàng hậu được trang trí phổ biến bằng hình thêu rồng, phụng và hoa văn bát bửu. Rồng là con vật độc tôn của nhà vua, tượng trưng cho vương quyền. Trên áo vua, rồng có khi hiện cả con, hoặc cách điệu rồng hoá mây, cửu long, rồng ổ. Chim phụng tượng trưng cho thịnh vượng, giàu đẹp, thường gắn với nữ giới. Tuy nhiên ở thường triều của một số vua cũng thêu phụng, bát bửu và hoa văn nói lên sự hạnh phúc, cầu mong mọi sự tốt đẹp. Chất liệu áo của vua, hoàng hậu là sa kép, sa tanh, sa vàng, sa đỏ, lương, gấm, đoạn... toàn những loại siêu lụa! Năm 1806 vua Gia Long ban chỉ dụ về luật lệ quy định mỗi quan văn, võ mỗi người một bộ trang phục đại triều và một bộ thường triều. Trang phục của các quan may bằng vải. Triều phục đại triều cấp cho quan võ tam phẩm, quan văn lục phẩm trở lên; quan câp dưới chỉ được cấp thường phục. Triều phục đại triều có hai loại: y và thường. Tuỳ theo cấp bậc quan mà màu sắc vải áo và hình thêu trang trí khác nhau. áo bào nhiễu gọi là bát tỉ (8 sợi) màu đồng cũ, thêu hình ảnh tứ linh ( rồng nhỏ, lân, rùa, phụng) bằng 5 màu chỉ xanh, vàng, đỏ, trắng, đen có lẫn những sợi chỉ kim loại vàng. áo thường mây bằng tơ tằm gọi là lương sa (vải mỏng nhẹ) màu đỏ thêu bằng chỉ ngũ sắc xen sợi kim loại vàng. Hai bên phía dưới vạt có thêu hạc (văn), lân (võ) được thêu ngang trước ngực. Trang phục triều Nguyễn còn đến nay là các tác phẩm nghệ thuật quý bởi các nghệ nhân cắt may, thêu thùa xưa là tinh hoa của cả nước, họ lại không sản xuất đồng loạt mà chỉ làm một ít bộ, có khi chỉ may một bộ duy nhất. Đẹp nhất là y phục các bậc hậu. Mỗi chiếc áo là sự kết hợp của nghệ thuật cắt may, thêu thùa hội hoạ, với nghệ thuật kim hoàn tuyệt tác. Trang phục triều Nguyễn chính là kết tinh của nghệ thụât y phục Việt Nam thế kỷ 19 với những mô - típ, hoạ tiết riêng thuần Nguyễn, thuần Việt rất đáng được nghiên cứu, khai thác. (NetCodo)
Cứ chơi cho hết đời trai trẻ Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
|
|
| |
|
|