Friday, 2024-05-17, 3:00 PM
Welcome Guest

3V CLUB

[ New messages · Members · Forum rules · Search · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Diễn Đàn 3V » DIỄN ĐÀN 3V » TÀI LIỆU THUYẾT MINH 63 TỈNH THÀNH » DAKNONG (anh em daklak)
DAKNONG
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-18, 2:09 PM | Message # 1
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Đắk Nông

Đắk Nông là một tỉnh ở Tây Nguyên được thành lập từ năm 2004. Phía Bắc tỉnh Đắk Nông giáp Đắk Lắk, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây giáp tỉnh Bình Phước và Campuchia.

Địa hình
Đắk Nông nằm ở phía Trung Bộ, đoạn cuối dãy Trường Sơn, trên một vùng cao nguyên, độ cao trung bình 500 m so với mặt biển. Địa hình tương đối bằng, có bình nguyên rộng lớn với nhiều đồng cỏ trải dài về phía Đông. Phía Tây địa hình thấp dần, nghiêng về phía Campuchia, phía Nam là miền đồng trũng có nhiều đầm hồ.
Có 3 hệ thống sông chính: sông Ba, sông Serepôk (các nhánh Krông Bông, Krông Pắk, Krông Ana, Krông Nô...) và một số sông nhỏ khác, nhiều thác nước cao, thuỷ năng lớn
Các đơn vị hành chính
Đắk Nông có 8 đơn vị hành chính: gồm 1 thị xã và 7 huyện.
• Thị xã Gia Nghĩa (tỉnh lỵ) 4 phường và 4 xã
• Huyện:
o Cư Jút (thành lập ngày 19 tháng 6 năm 1990, tách từ huyện Đăk Mil và thị xã Buôn Ma Thuột) 1 thị trấn và 7 xã
o Đắk Glong (tên cũ trước tháng 6 năm 2005 là huyện Đắk Nông) 7 xã
o Đắk Mil (có từ năm 1975)1 thị trấn và 9 xã
o Đắk R'Lấp (còn gọi là Kiến Đức, thành lập ngày 22 tháng 2 năm 1986, tách ra từ huyện Đắk Nông cũ)1 thị trấn và 9 xã
o Đắk Song (tách từ huyện Đắk Nông cũ và Đắk Mil).1 thị trấn và 8 xã
o Krông Nô.1 thị trấn và 9 xã
o Tuy Đức (thành lập trên cơ sở xã Đăk Buk So tách ra từ huyện Đắk R'lấp cũ (1-2007))6 xã
Đắk Nông có 4 phường,5 thị trấn và 51 xã Theo kết quả điều tra ngày 01/04/2009, dân số tỉnh Đắk Nông là 489.442 người.
Khí hậu
Khí hậu vùng này tương đối ôn hòa, nhiệt độ trung bình năm 24 °C, tháng nóng nhất và lạnh nhất chỉ chênh lệch trung bình 5 °C. Thời tiết và lượng mưa phụ thuộc theo mùa. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiều gió và hơi lạnh, thời tiết khô hạn, nhiều khe suối khô cạn. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 trong năm, lượng nước rất lớn, nhiều năm bị ngập lụt ảnh hưởng đến giao thông.

Dân tộc
Trên địa bàn tỉnh Đăk Nông có các dân tộc người Việt (Kinh), Êđê, Nùng, M'Nông, Tày người Mạ, Người H' Mông cùng sinh sống.

Kinh tế, nông nghiệp

Đắk Nông có diện tích đất canh tác màu mỡ, chủ yếu là đất bazan, thuận lợi cho trồng cây công nghiệp, đặc biệt là cà phê, cao su, hạt tiêu... Tỉnh cũng rất giàu trữ lượng khoáng sản, đặc biệt là quặng bô-xít dùng để sản xuất nhôm.
Năm 2005 GDP bình quân đầu người ở Đăk Nông là $370. Tỷ trọng công nghiệp chiếm 17,8 % GDP năm 2005, từ 6,9 % năm 2000 (trước khi tách tỉnh); dịch vụ tăng lên 24,4 % từ 14,2 %. Trong khi đó nông nghiệp giảm xuống 57,8 % từ 78,9 %.
Đắk Nông là một trong những tỉnh liên tục đứng ở cuối bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hàng năm.
Văn hóa

Nét đặc sắc của Đắk Nông có lẽ vẫn phần nào là rất nhiều của Đắk Lắk do một thời gian dài tỉnh này là một khu vực của Đắk Lắk.
Vùng đất này có nền văn hóa cổ truyền khá đa dạng của nhiều dân tộc đậm nét truyền thống và bản sắc riêng. Nơi đây còn lưu giữ nhiều pho sử thi truyền miệng rất độc đáo như sử thi Đam San dài hàng ngàn câu. Các luật tục cổ, kiến trúc nhà sàn, nhà rông và tượng nhà mồ còn chứa bao điều bí ẩn đầy hấp dẫn.
Các loại nhạc cụ dân tộc từ lâu đời đã trở nên nổi tiếng và là niềm tự hào của cả vùng Tây Nguyên, của văn hóa dân gian Việt Nam: bộ đàn đá của người M'Nông (huyện Lăk - Đăk Lăk), bộ chiêng đá được phát hiện tại Đắk R'lấp có niên đại hàng ngàn năm về trước, đàn T'rưng, đàn K'lông pút, đàn nước, kèn, sáo... Nếu đúng dịp, du khách sẽ được tham dự những lễ hội độc đáo còn nguyên chất dân gian. Trong lễ hội, cả buôn làng cầm tay nhau nhảy múa xung quanh đống lửa theo nhịp của cồng, chiêng.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-18, 2:11 PM | Message # 2
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline

Khách sạn tại Đăk Nông

Khách sạn Đăk Nông Lodge Resort.
Địa chỉ: khối 7, phường Nghĩa Trung, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông.
Điện thoại: (+0501) 546200.
Fax: (+0501) 546201.

Khách sạn Sunrise.
Địa chỉ: đường Điện Biên Phủ, phường Nghĩa Trung, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông.
Điện thoại: (+0501) 544665.
Fax: (+0501) 544345.

Khách sạn Trường Giang.
Địa chỉ: đường 23/3, khối 7, phường Nghĩa Trung, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông.
Điện thoại: (+098) 4212677.

Khách sạn Hướng Dương.
Địa chỉ: đường Quang Trung, phường Nghĩa Tân, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông.
Điện thoại: (+0501) 545829.

Khách sạn Tường Vy.
Địa chỉ: đường Nơ Trang Long, khối 7, phường Nghĩa Trung, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông.
Điện thoại: (+091) 4160098 - (+091) 3127085.

Khách sạn Thông Xanh.
Địa chỉ: thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông.
Điện thoại: (+0501) 843159.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-18, 2:13 PM | Message # 3
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Nhà hàng tại Đăk Nông

Nhà hàng Đăk Nông Lodge.
Địa chỉ: khối 7, phường Nghĩa Trung, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông.
Điện thoại: (+0501) 546200.
Fax: (+0501) 546201.

Nhà hàng Sơn Mã.
Địa chỉ: đường Quang Trung, phường Nghĩa Tân, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông.
Điện thoại: (+091) 3444770.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
thanbai3vDate: Thursday, 2010-11-18, 2:14 PM | Message # 4
Thiếu Tướng
Group: Quản Lý Diễn Đàn
Messages: 254
Reputation: 5
Status: Offline
Thác Ba Tầng

Vị trí: Thuộc huyện Đắk Nông, tỉnh Đắk Nông, cách thị trấn Gia Nghĩa khoảng 8km theo quốc lộ 14 ngược hướng về Buôn Ma Thuột.
Đặc điểm:Quanh thác Ba Tầng có nhiều cây cổ thụ và có bãi đất rộng bằng phẳng, thoáng mát để cho du khách cắm trại, thư giãn khi đến thăm thắng cảnh này.

Người ta gọi là thác Ba Tầng bởi vì khi nước suối chảy đến đây phải qua ba tầng thác mới đến lòng suối nằm ở phía dưới. Ba tầng thác này nằm nối tiếp nhau trong một chiều dài khoảng 40m. Tầng thứ nhất không cao lắm, nước từ các tảng đá rơi xuống lòng thác từ độ cao hơn 1,5m. Cách tầng thác thứ nhất chừng 20m là tầng thác thứ hai. Ở tầng thác này, dòng nước suối xanh trong sau khi len lỏi giữa những tảng đá nằm kề nhau và từ độ cao khoảng 2m đã tràn xuống phía dưới tung bọt trắng xóa. Thác thứ ba là thác lớn nhất và là thác chính của cụm thác Ba Tầng. Ngọn thác chính này cao hơn 20m, ngày đêm ầm ào chảy giữa khung cảnh yên vắng của núi rừng và đổ tràn về hai bên bờ suối. Ở đây dòng suối khá rộng, ven bờ có nhiều lùm cây cao tỏa bóng mát mà du khách có thể ngồi nghỉ ngơi ngắm cảnh dòng nước tuôn trào từ trên cao xuống trong âm vang của tiếng thác reo. Đứng dưới nhìn lên ta thấy hơi nước tỏa bay ra xung quanh như một lớp sương mù bao phủ ngọn thác mải miết reo vang muôn thuở giữa ngàn xanh.



Một tay làm chẳng nên non
Ba tay chụm lại lên sòng tiến lên
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-18, 2:15 PM | Message # 5
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Truyền thuyết thác D'ray Sáp

Trên quốc lộ 14, đoạn cách thành phố Buôn Mê Thuột khoảng 30 km là thị trấn Ea Tling, huyện Cư Jút, tỉnh Đắc Nông. Từ đây rẽ theo con đường trải nhựa dài 6km, chạy quanh co vòng vèo giữa một bên là đồi núi trập trùng rợp bóng cây xanh, một bên là vực sâu với dòng sông SêrêPok uốn khúc, ta sẽ đến thác Đ'ray Sáp hùng vỹ ở xã Đắc Sor, huyện Krông Nô, nay thuộc về tỉnh Đắc Nông.

Truyền thuyết D'ray Sáp

Chuyện xưa kể rằng: có một nàng con gái tên là H'mi, hàng ngày nàng vẫn cùng với người yêu đi làm rẫy bên nhau. Một hôm, trong lúc họ đang ngồi nghỉ trên một tảng đá, bỗng có một con quái vật đầu to như quả núi, mắt lớn tựa nồi đồng, râu dài răng nhọn, toàn thân có vảy lấp lánh như bạc hiện trên bầu trời, rồi bất ngờ sà xuống đất…Chiếc vòi của nó cắm xuống…một cột nước khổng lồ từ dưới mặt nước phun lên, con quái vật xòe đôi cánh lớn lượn mấy vòng, rồi phun nước tạo thành cơn loạn vũ cuồng phong dữ dội và bay mất…Cô gái trong giây phút đã tan biến vào lớp mây mù, còn chàng trai thì biến thành một thân cây lớn, cắm sâu vào ghềnh đá… Chỗ ấy ngày nay gọi là Thác Khói-Đ'ray Sáp...

Đ'ray Sáp là một trong những ngọn thác hùng vỹ và đẹp nhất ở Tây Nguyên đã được Bộ văn Hoá thông tin cấp bằng công nhận là di tích lịch sử-văn hoá. Theo tiếng Ê Đê, Đ'ray Sáp có nghĩa là Thác Khói, có lẽ là do dòng nước cuồn cuộn thả mình từ trên đỉnh cao 20m đổ xuống ào ào, thổi bụi nước tung bay là là như làn khói quanh năm suốt tháng, nên thác mới có tên gọi như vậy…

Từ cổng đi vào, thả bộ tà tà theo con đường lát đá ong gập ghềnh, xuyên qua khu rừng nguyên sinh rậm rì với những dây leo, gốc cây cổ thụ to hai ba người ôm không xuể, lâu lâu lại thấy xuất hiện một cây gỗ quý lâu năm…chưa đến 10 phút bạn đã nghe tiếng thác nước đổ ầm ào, thêm 5 phút đi bộ nữa thì lên được tới đỉnh thác, nhìn xuống duới, xuyên qua những tán lá rừng rậm rạp, thấy lãng đãng "khói toả mây bay" đẹp tựa chốn thiên thai…Vào chơi Đ'ray Sáp lúc đầu ngày, với một chút may mắn, bạn sẽ còn thấy được cả cầu vồng bảy sắc bắc ngang qua làn nước mỏng trắng, thì cảnh còn đẹp huyền ảo hơn…

Ở đây vào mùa này, có những cơn mưa rừng chợt đến rồi lại chợt đi, để lại những tia nắng xuyên qua lớp cây, lá rừng rậm rạp càng làm cho dòng nước Đ'ray Sáp thêm kỳ ảo, lung linh…lại thêm cái không khí mát lạnh, khiến cho những kẻ thích lãng du cứ cho rằng đây là nơi lý tưởng nhất để tìm sự thanh thản cho tâm hồn, tìm chỗ xa lánh những tháng ngày mệt nhọc ồn ào khói bụi ở nơi phố thị…
Mà thật vậy, không khí ở đây thật quá trong lành và dễ chịu, ngoài tiếng thác đổ, tiếng lá rừng rì rào êm ả trong gió, tiếng chim kêu ríu rít, thì tuyệt nhiên không khí và cảnh vật ở đây thật tĩnh lặng và vắng vẻ, còn đợm nét hoang dã, nguyên sơ, rất thích hợp cho những ai muốn tìm những khoảng không gian để cho tâm hồn mặc sức mà phiêu lãng : khi trời quang mây tạnh, có thể nằm dài trên những phiến đá bên dòng thác, thưởng thức sự yên ả của núi rừng, nhìn kẽ lá ngắm mây trôi…viết nhạc, đặt thơ, hay để mặc cho tâm hồn gặm nhấm những nỗi niềm nào đấy…Rồi nghe rừng thầm thì kể câu chuyện truyền thuyết về một tình yêu bất tử, về một Đ'ray Sáp sương khói và gửi một chút tâm tư đến mối tình vĩnh tuyệt đã hoá thân vào dòng thác…

Đ'ray Sáp thật sự là một điểm đến đầy lãng mạn thơ mộng cho những cặp tình nhân và các nhóm bạn đến đây nghỉ ngơi, cắm trại…Nhưng dù gì đi nữa thì khi vào chơi thác mùa này, bạn nhớ đem theo áo mưa, dù....nếu không muốn bị ướt bởi những cơn mưa rừng bất chợt; nên mặc trang phục gọn gàng, đi dày mềm, đế có độ bám tốt nếu bạn muốn băng qua những tảng đá trơn truợt khá nguy hiểm; và điều quan trọng hơn hết là nhớ phải mang theo đầy đủ thức ăn đồ uống nếu bạn có ý định ở lại lâu trong này…


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-18, 2:17 PM | Message # 6
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Thác Trinh Nữ

Thác Trinh Nữ nằm cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 25 km về phía Tây Nam. Thác Trinh Nữ là một trong những địa điểm thu hút khách thập phương đến đây du ngoạn, ngắm cảnh nhiều nhất.

Trước khi hòa vào dòng Sêrêpôk cuồn cuộn chảy, nhánh sông Krông Nô còn phải vượt qua những dãy đá lởm chởm, xếp chồng lên nhau muôn hình, muôn vẻ. Thế nhưng, lực cản cuối cùng đó đã tạo nên một thắng cảnh thiên nhiên hấp dẫn và có một cái tên vô cùng thơ mộng - thác Trinh Nữ.

Tương truyền, sở dĩ ngọn thác có cái tên đầy quyến rũ này là do bắt đầu từ một câu chuyện khá buồn:

Một cô gái đang tuổi xuân thì, do trắc trở chuyện tình duyên đã tìm đến ngọn thác và quyết định gửi thân vào dòng nước bạc trắng xóa để quên đi nổi đau khổ. Và như để tỏ lòng trắc ẩn, cảm thương cô gái xấu số kia, cái tên Trinh Nữ đã được người đời đặt cho ngọn thác.”.

Theo những con đường uốn lượn, bậc cấp bằng đá, du khách có thể đi dọc theo dòng chảy của thác để ngắm cảnh nước non đang hòa quyện vào nhau. Khi đôi chân đã mỏi, hay muốn vui chơi ca hát, du khách có thể nghỉ ngơi, quây quần thoải mái dưới những chiếc chòi mái lá xinh xắn trong một khung cảnh chỉ có riêng mình với thiên nhiên. Những căn hộ nho nhỏ mang dáng dấp ngôi nhà của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên dựng bên cạnh thác sẽ giúp du khách thỏa mãn ý tưởng đầy thi vị đó.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-18, 2:22 PM | Message # 7
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Thác Gia Long

Thác Gia Long là thác thượng nguồn nằm trong hệ thống ba thác: Gia Long - Dray Nur - Dray Sap của sông Sêrêpôk, tỉnh Đăk Nông. Đêm ở thác Gia Long, du khách sẽ nghe thấy tiếng chim gọi bạn da diết, tiếng hoẵng rừng hú lên trong đêm.

Xưa kia vua Gia Long lên xứ này đã tìm đến thác để tham quan, nghỉ ngơi. Ông đã cho xẻ núi, phá rừng làm một con đường rất đẹp dẫn vào thác, ông còn có ý định bắc một cây cầu treo qua thác, nhưng không hiểu vì sao mà cây cầu mới xây hai hố đành bỏ dở, chứng tích vẫn còn đến ngày hôm nay.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-18, 2:24 PM | Message # 8
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Hồ Tây

Hồ Tây tọa lạc ngay trung tâm của huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông. Hồ Tây rộng lớn như chiếc gương soi khổng lồ cho trung tâm thị trấn huyện. Hồ Tây có nét đẹp kiều diễm của những thiếu nữ xinh đẹp đang bước vào tuổi xuân thì, không kiêu sa nhưng đằm thắm, mặn mà, Nếu đặt chân đến đây lần đầu tiên, chắc hẳn bạn sẽ ngạc nhiên khi tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp mà thiên nhiên đã ban tặng cho Đăk Nông nói chung và huyện Đăk Mil nói riêng.

Hồ Tây có hiện tích rộng khoảng 40 hecta, đây là lòng hồ chứa nước lớn để cung cấp cho việc tưới tiêu của huyện Đăk Mil và cũng là nơi nhận chứa dung lượng nước từ các dốc cao đổ xuống với khối lượng lớn khi mùa mưa về. Hồ Tây mang trong mình sự êm đềm và lãng mạn, mặt nước bằng phẳng, trong xanh in bóng bầu trời cao rộng phía trên, chỉ đôi khi có những làn gió mạnh vô tình lướt qua mới làm cho mặt nước lăn tăn gơn sóng, trông rất đẹp và hiền hòa.

Xung quanh hồ Tây là những vườn cây xanh tươi tỏa bóng do người dân sống ven khu vực trông và chăm sóc. Dạo quanh hồ Tây để ngắm cảnh đẹp, bạn sẽ được hòa mình giữa thiên nhiên bao la và hít hở không khí trong lành, dễ chịu.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-18, 2:26 PM | Message # 9
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Ngục Đăk Mil

Nằm dọc theo quốc lộ 14, cách trung tâm thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông khoảng 60 km, ngục Đăk Mil nằm trong địa phận huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông là di tích lịch sử oai hùng còn mang đậm dấu ấn của thời gian.

Năm 1941, đứng trước làn sóng đấu tranh mạnh mẽ của quân và dân ta, người Pháp cho xây dựng ngục Đăk Mil để làm nơi giam cầm, đầy ải những chiến sĩ cách mạng. Ngục gần như nằm tách biệt với thế giới bên ngoài, chỉ có ai day sàn gỗ làm nơi trú ngụ cho tù nhân, xung quanh được bao bọc bởi hàng rào gỗ và dây kẽm gai kiên cố. Trong điều kiện sinh hoạt hết sức khắc nghiệt, hàng ngày lại phải đối mặt với xiềng xích, gông cùm, chế độ lao dịch nặng nề... nhưng các chiến sĩ cách mạng vẫn kiên định lý tưởng đấu tranh.

Ngục Đăk Mil đã từng lưu dấu chân những chiến sĩ cách mạng ưu tú như: Nguyễn Chí Thanh, Trần Hữu Dực, Nguyễn Tạo, Lê Nam Thắng... sau này làm nên lịch sử bằng những chiến công vang dội khắp Tây Nguyên.

Dấu tích của ngục Đăk Mil xưa nay chỉ còn lại cái nền, và tỉnh đang tôn tạo phục hồi lại như thuở ban đầu để ghi nhớ cho các thế hệ sau. Mời du khách hãy một lần đến ngục Đăk Mil để cảm nhận khí thế đấu tranh hào hùng, bất khuất của thế hệ cha anh ngày trước.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-18, 2:29 PM | Message # 10
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Làng văn hóa đồng bào dân tộc Mnông

Từ thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông dọc theo quốc lộ 14 hướng đi thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk khoảng 28 km, rẽ trái khoảng 12 km bạn sẽ đến làng văn hóa đồng bào dân tộc Mnông, một trong những làng còn lưu giữ nhiều nét văn hóa độc đáo, đặc biệt là các tác phẩm sử thi, trường ca...

Làng văn hóa đồng bào Mnông có khoảng 1.500 hộ dân, trong đó bon Bu Prâng là bon tiêu biểu còn lưu giữ được hơn 200 pho sử thi Mnông - Ot Nrong có tính hệ thống cao và có giá trị nhân văn lớn (bộ sử thi phổ hệ). Đặc biệt, trong bon Bu Prâng có gia đình nghệ nhân Điểu Kâu đã nghiên cứu, sưu tầm, biên dịch và lưu giữ hàng trăm bộ sử thi Ot Nrong của vùng này. Cách thể hiện các bài Ot Nrong là hát, hát trong lúc lên rẫy, hát bên bếp lửa hồng, trong các ngày lễ hội mọi người cùng quây quần bên ché rượu cần cùng với tiếng chiêng rộn rã... Có thể nói rằng, thông qua ngôn ngữ truyền miệng, hát Ot Nrong thể hiện sự đoàn kết trong gia đình và xã hội, gắn liền truyền thống giáo dục từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đồng thời nó còn là món ăn tinh thần không thể thiếu được của đồng bào Mnông sau những ngày lao động vất vả...

Đến thăm bon Bu Prâng, du khách không thể không ghé thăm khu nhà mồ của đồng bào Mnông. Đây là một trong những nét kiến trúc truyền thống, văn hoá tín ngưỡng của đồng bào trong quá trình hình thành và phát triển. Nhà mồ là nơi hội tụ của nhiều nền văn hóa thể hiện qua các mô típ, dáng dấp riêng của từng dân tộc. Kiến trúc nhà mồ mang tính đặc trưng ở nghệ thuật trang trí, hình tượng, văn hoa chạm trổ khá công phu trên chất liệu gỗ, đến kiến trúc nhà mang hình khối có trang trí các búp sen bằng chất liệu kết dính theo văn hóa Tây Nguyên. Ngoài ra, các lễ hội trong buôn thường được tổ chức vào tháng 3 hàng năm với các hoạt động: lễ mừng được mùa, lễ cúng sức khoẻ cho người, lễ cúng sức khoẻ cho voi, lễ hội ăn trâu, lễ cơm mới...


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-18, 2:34 PM | Message # 11
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Khu di tích lịch sử anh hùng Ntrang Lơng

Khu di tích lịch sử anh hùng dân tộc Mnông Ntrang Lơng nằm trên địa bàn huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông vừa được bộ văn hóa - thể thao và du lịch công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Hiện nay, tỉnh Đắk Nông đang xây dựng dự án phục dựng di tích này gồm các hạng mục như: nhà bảo tàng trưng bày những hiện vật, hình ảnh của nghĩa quân và cuộc kháng chiến; di tích đồn Bu Mêra, bia “tưởng niệm” Henry Maitre do thực dân Pháp xây dựng năm 1935 tại ngã ba biên giới: Nam Kỳ, Cao Miên và cao nguyên Trung phần; làng Bu Nơr - quê hương của nghĩa quân, cũng là nơi Henry Maitre bị nghĩa quân tiêu diệt vào năm 1914.

Đối với hạng mục làng Bu Nơr sẽ được phục dựng theo nguyên mẫu làng cổ Mnông và có tính sáng tạo như là một bảo tàng sống. Cụ thể, sẽ xây dựng khoảng từ 20 ngôi nhà đến 30 ngôi nhà truyền thống của đồng bào Mnông, bằng các vật liệu là gỗ, tre nứa, tranh... Các ngôi nhà sẽ được bố trí, sắp xếp nơi ngủ, bếp ăn kèm theo các vật dụng sinh hoạt hằng ngày, công cụ lao động; đồng thời phục dựng, giới thiệu một số nghề truyền thống như: đan gùi, dệt thổ cẩm, làm rượu cần... Dự kiến kinh phí bước đầu để phục dựng khu di tích này khoảng 30 tỷ đồng.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
Diễn Đàn 3V » DIỄN ĐÀN 3V » TÀI LIỆU THUYẾT MINH 63 TỈNH THÀNH » DAKNONG (anh em daklak)
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:

Bình Chọn
Rate my site
Total of answers: 22
Tin Nhắn
200
Site friends
  • Create a free website