Friday, 2024-05-17, 5:08 PM
Welcome Guest

3V CLUB

[ New messages · Members · Forum rules · Search · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Diễn Đàn 3V » DIỄN ĐÀN 3V » TÀI LIỆU THUYẾT MINH 63 TỈNH THÀNH » DAKLAK (quê tui)
DAKLAK
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-18, 10:48 AM | Message # 1
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Đăk Lăk
Nguồn: Wikipedia

Mã bưu chính: 55
Mã điện thoại: 0500
ISO 3166-2: VN-33
Biển số xe: 47

Dân tộc: Việt, Ê-đê, M'Nông, Nùng, Tày, Thái, Dao, v.v.

Đăk Lăk , Darlac hay Đắc Lắc (theo tiếng Ê Đê: Đăk = nước; Lăk = hồ) là một tỉnh nằm ở trung tâm Tây Nguyên, phía bắc giáp Gia Lai, phía nam giáp Lâm Đồng, phía tây nam giáp Đăk Nông, phía đông giáp Phú Yên và Khánh Hoà, phía tây giáp Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài 193 km. Tỉnh lỵ của Đăk Lăk là thành phố Buôn Ma Thuột, cách Hà Nội 1.410 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 320 km.

Địa hình, thổ nhưỡng

Đăk Lăk có diện tích tự nhiên 13.085 km², chiếm 3.9 % diện tích tự nhiên cả nước Việt Nam.
Tổng diện tích: 1.308.500 ha
Đất ở: 12.200 ha
Đất nông nghiệp: 422.700 ha
Đất lâm nghiệp: 984.100 ha
Đất chuyên dùng: 47.400 ha
Đất chưa sử dụng: ? ha

Phần lớn địa bàn Đăk Lăk thuộc sườn phía tây nam dãy Trường Sơn nên địa hình núi cao chiếm 35% diện tích tự nhiên, tập trung ở phía Nam và đông nam tỉnh với độ cao trung bình 1000-1200 m, trong đó có đỉnh Chu Yang Sin 2442 m, Chu H’Mu 2051 m, Chư Dê 1793 m, Chư Yang Pel 1600 m.

Địa hình cao nguyên bằng phẳng nằm ở giữa tỉnh, chiếm 53% diện tích tự nhiên với độ cao trung bình 450 m. Phần diện tích tự nhiên còn lại là vùng thấp, bao gồm những bình nguyên ở phía bắc tỉnh và ở phía nam thành phố Buôn Ma Thuột. Đáng chú ý là diện tích đất đỏ BaZan rất lớn chiếm khoảng 1/3 diện tích tự nhiên thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp dài ngày như Cà phê, Cao su, Điều, Hồ tiêu và cây ăn quả.

Các đơn vị hành chính

Hiện Đăk Lăk có 14 đơn vị hành chính, gồm 1 thành phố và 13 huyện (với 212 xã, phường và thị trấn):
Thành phố Buôn Ma Thuột
Huyện Krông Buk (có từ năm 1976, trước kia là quận Buôn Hồ)
Huyện Krông Pak (có từ năm 1976, trước kia là quận Phước An)
Huyện Lắk (có từ năm 1976, trước kia là quận Lạc Thiện)
Huyện Ea Súp (thành lập ngày 30 tháng 8 năm 1977, tách từ huyện Krông Buk)
Huyện M'Drăk (thành lập ngày 30 tháng 8 năm 1977, tách từ huyện Krông Pak)
Huyện Krông Ana (thành lập ngày 19 tháng 9 năm 1981, tách từ huyện Krông Pak và thị xã Buôn Ma Thuột)
Huyện Krông Bông (thành lập ngày 19 tháng 9 năm 1981, tách từ huyện Krông Pak)
Huyện Ea H'leo (thành lập ngày 3 tháng 4 năm 1980, tách từ huyện Krông Buk)
Huyện Cư M'gar (thành lập ngày 23 tháng 1 năm 1984, tách từ huyện Ea Súp)
Huyện Krông Năng
Huyện Buôn Đôn (thành lập ngày 7 tháng 10 năm 1995, tách từ huyện Ea Súp)
Huyện Ea Kar (thành lập ngày 13 tháng 9 năm 1986, tách từ huyện Krông Pak và huyện M'Drăk)
Huyện Cư Kuin (thành lập ngày 27 tháng 08 năm 2007, tách từ huyện Krông Ana)

Dân cư
Tổng dân số cuối năm 2004 ước có 1.687.700 người, trong đó:
nam: 864.100 người, nữ: 823.600 người
Đăk Lăk có 44 dân tộc, trong đó người Ê Đê và người M'Nông là những dân tộc bản địa chính.
Dân số Đăk Lăk qua các thời kỳ:
Năm 1979: 523.700 người (khi đó diện tích tỉnh là 19.208 km²)
Năm 1981 (số liệu tính đến ngày 1 tháng 10): 498.000 người (diện tích 19.800 km²)
Năm 1990: 973.851 người (diện tích 19.800 km²)
Năm 1997: 1.301.600 người (diện tích 19.800 km²)
Năm 1999: 1.776.000 người (diện tích 19.534 km²)
Năm 2004
(số liệu của Bộ Nội vụ, tính đến ngày 18 tháng 8): 1.666.854 người (diện tích 13.062 km²), (số liệu của Tổng cục Thống kê): 1.687.700 người (diện tích 13.085 km²)

Thiên nhiên

Là một trong những tỉnh có tiềm năng lớn về rừng với gần 1 triệu ha đất Lâm nghiệp,trong đó trên 600.000 ha có rừng, độ che phủ của rừng ở đây là 50%. Ở đây có vườn quốc gia Yok Đôn rộng trên 115.500 ha, là khu vườn quốc gia lớn nhất Việt Nam.

Ngoài ra, Đăk Lăk còn có 4 khu Bảo tồn thiên nhiên, Rừng Đặc dụng: Vườn quốc gia Chư Yang Sinhuyện Krông Bông, Rừng đặc dụng Nam Kar huyện Lak và Rừng lịch sử văn hóa môi trường Hồ Lắk huyện Lắk, Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô huyện EaKar mỗi khu có diện tích từ 20 đến 60 nghìn ha. Đăk Lăk không chỉ có núi non trùng điệp với những thảm rừng đa sinh thái với hơn 3 nghìn loài cây, 93 loài thú, 197 loài chim, mà còn là cao nguyên đất đỏ phù hợp với việc phát triển cây công nghiệp dài ngày.

Sông, hồ
Ở Đăk Lăk có mạng lưới sông suối rất dầy với một số sông chính như sông Krông H’Năng, sông Ea H'leo, sông Đồng Nai, sông SeRePốk; nhưng lớn nhất là dòng sông Serepôk dài 322 km bắt nguồn từ hai nhánh nhỏ là sông Krông Ana và sông Krông Nô. Dòng sông Serepôk có nhiều thác ghềnh hùng vĩ và hoang sơ là những điểm du lịch hấp dẫn như thác Trinh Nữ, Thác Đray Sáp, thác Đray Nu, thác Gia Long, thác Bảy Nhánh...

Ở Đăk Lăk có một số hồ lớn tự nhiên như Buôn Triết, Nam Kar, hồ Lăk; một số hồ lớn nhân tạo như EaKao, Ea suop thượng, Ea Suop hạ ... Tuy là một tỉnh Cao nguyên nhưng ở đây có đến trên 47.000 ha mặt nước, một tiềm năng không nhỏ về phát triển chăn nuôi Thủy sản.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-18, 10:49 AM | Message # 2
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Lịch sửTỉnh Đăk Lăk (còn ghi theo tiếng Pháp là Darlac) được thành lập theo nghị định ngày 22 tháng 11 năm 1904 của Toàn quyền Đông Dương và tách khỏi Lào, đặt dưới quyền cai trị của Khâm sứ Trung Kỳ. Trước đó, vào cuối thế kỷ 19, Darlac thuộc địa phận đại lý hành chính Kontum và bị thực dân Pháp nhập vào Lào.

Đến ngày 9 tháng 2 năm 1913 thì tỉnh này trở thành một đại lý hành chính trực thuộc tỉnh Kon Tum được thành lập cùng ngày. Mãi đến ngày 2 tháng 7 năm 1923 tỉnh Đăk Lăk mới được thành lập lại. Lúc mới thành lập, Đăk Lăk chưa chia huyện, tổng mà chỉ có đơn vị làng (còn gọi là buôn): người Ê Đê có 151 làng, người Bih có 24 làng, người Gia Rai có 11 làng, người Krung có 28 làng, người M'dhur có 120 làng, người M'Nông có 117 làng, người Xiêm có 1 làng. Năm 1931, trong cuộc cải cách hành chính toàn Đông Dương, tỉnh Đăk Lăk được chia làm 5 quận: Ban Mê Thuột, Buôn Hồ, Đăk Song, Lăk và M'Đrăk, dưới có 440 làng.

Ngày 15 tháng 4 năm 1950 Bảo Đại ban hành Dụ số 6 đặt Cao nguyên Trung phần, trong đó có Đăk Lăk, làm Hoàng triều Cương thổ, có quy chế cai trị riêng.
Nghị định số 356-BNV/HC/NĐ của Chính quyền Việt Nam Cộng hòa ngày 2 tháng 7 năm 1958 ấn định tỉnh Đăk Lăk có 5 quận, 21 tổng và 77 xã:
Quận Ban Mê Thuột có 4 tổng: Ea Tam (10 xã), Cư Keh (4 xã), Cư Ewi (6 xã), Đrai Sap (5 xã).
Quận Lạc Thiện (đổi tên từ quận Lăk) có 7 tổng: Đak Lieng (3 xã), Yang Lak (3 xã), Krong Ana (4 xã), Krong Bong (4 xã), Đak Phoi (2 xã), Đak Rohhyo (2 xã), Nam Ka (2 xã).
Quận M'Đrak có 4 tổng: Krong Jing (2 xã), Krong Hing (3 xã), Ea Bar (3 xã), Krong Pa (4 xã).
Quận Đak Song có 2 tổng: Đak Mil (2 xã), Đak Thoc (3 xã).
Quận Buôn Hồ có 4 tổng: Cư Đlieya (4 xã), Cư Kuk (3 xã), Cư Kti (5 xã), Cư Đrê (4 xã).

Tên gọi tỉnh Đăk Lăk cũng được ghi là Darlac.

Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã tách gần như toàn bộ quận Đak Song của tỉnh Đăk Lăk lập ra tỉnh Quảng Đức vào ngày 23 tháng 1 năm 1959. Như vậy tỉnh Đăk Lăk còn lại 4 quận. Sau đó quận M'Đrak lại bị xé lẻ, một phần nhập vào tỉnh Khánh Hòa. Ngày 20 tháng 12 năm 1963, lập thêm một quận mới tên là Phước An, quận lỵ đặt tại Phước Trạch, đến ngày 1 tháng 9 năm 1965 chuyển về Thuận Hiếu. Sau này lại bỏ cấp tổng, nên chỉ còn cấp quận (4 quận) và xã.

Tỉnh Đăk Lăk của nước Việt Nam thống nhất từ năm 1976 hình thành từ hai tỉnh Darlac và Quảng Đức, có diện tích lớn nhất Việt Nam (19.800 km²), gồm thị xã Buôn Ma Thuột và 5 huyện: Krông Buk, Krông Pach (tức Krông Pak), Đăk Mil, Đăk Nông và Lăk. Số huyện tăng dần cho đến 18 huyện. Từ 1 tháng 1 năm 2004, Đăk Lăk lại được chia thành hai tỉnh: Đăk Lăk và Đăk Nông, nên số huyện giảm xuống còn 13. Đăk Lăk là một trong số các địa danh gây nhiều tranh cãi nhất về cách viết, tùy theo góc độ nhìn nhận của nhà ngôn ngữ học, dân tộc học hay xã hội học.

Sau đây là một số biến thể của tên tỉnh: Đắc Lắc (hay dùng nhất), Đắk Lắk, Đắk Lắc, Đắc Lắk, Dăklăk, Dak Lak.

Văn hóa

Môi trường này đã tạo nên trường ca Đam San, Xinh Nhã dài hàng nghìn câu truyền miệng từ bao đời nay, làm ra con chữ riêng cho người Ê Đê, người M'Nông; làm nên đàn đá, đàn t'rưng, đàn klôngpút độc đáo và làm nên biệt tài săn bắt, thuần dưỡng voi rừng của người Buôn Đôn đứng đầu Đông Nam Á. Vua voi Khun Yu Nốp(Y Thu Knul, trong 110 năm của đời mình đã săn bắt và thuần dưỡng được hơn 170 con voi rừng, trong đó có 2 con Bạch Tượng, một được tặng vua Xiêm và một tặng vua Bảo Đại. Đắk Lắk là một trong những cái nôi nuôi dưỡng Văn hóa Cồng chiêng, vừa được Unesco công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể của Nhân loại.

Đáng chú ý khi đến thăm Đắk Lắk là các bến nước của các buôn làng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, một nét văn hoá rất đặc trưng của vùng đất này và ấn tượng với du khách bằng những sản phẩm gia dụng như bàn, ghế và cả thuyền độc mộc đẻo từ những cây rừng lớn nguyên vẹn... Có Lễ hội đua Voi, Lễ hội Cồng chiêng và Lễ hội Cà phê đã được nhà nước công nhận và tổ chức đều đặn hàng năm như một giá trị truyền thống.
Thủ phủ Cà Phê

Tuy cây Cà Phê không phải là cây nguyên sản, có xuất xứ ở Đắk lắk nhưng do đã được du nhập vào trồng tại đây từ rất sớm và mảnh đất này đặc biệt phù hợp với việc canh tác Cà Phê; Cà Phê Buôn Ma Thuột và Đắk Lắk luôn được đánh giá là có chất lượng cao, có hương vị đặc trưng; do đó thương hiệu Cà Phê Buôn Ma Thuột đã được thế giới biết đến từ lâu; địa danh Buôn Ma Thuột cũng được nhiều người mặc nhiên công nhận như một thủ phủ Cà Phê của thế giới. Ở đây, cây Cà Phê chiếm giữ một vị trí độc tôn, không loại cây trồng nào sánh được. Cây Cà Phê đã góp phần đưa Buôn Ma Thuột từ vị trí một thị xã tỉnh lẻ Cao nguyên trở thành một thành phố sầm uất. Ở Đắk Lắk, một số vấn đề liên quan đến Cà phê đã trở bản sắc văn hóa, như việc Mời đi uống Cà phê chẳng hạn đã và đang là một nét văn hoá rất đặc trưng, thú vị của vùng đất này, dù đây chỉ là một trào lưu mới xuất hiện.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-18, 10:50 AM | Message # 3
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Di tích

Đình Lạc Giao, Chùa Sắc tứ Khải Đoan, Nhà đày Buôn Ma Thuột, Khu Biệt điện Bảo Đại - Nhà Công sứ số 4 Nguyễn Du hiện tại là Bảo tàng các dân tộc Việt Nam tại Đắk Lắk, Toà Giám mục tại Đắk Lắk, Hang đá Đắk Tur - Krông bông,Tháp chàm Yang Prong - Easóup ...

Thắng cảnh

Hồ Lắk - Lắk; thác Krông Kmar - Krông Bông; thác Đray Sáp, thác Đray Nu, thác Gia Long - Krông Ana; thác Thủy Tiên-Krông Năng...

Đắk Lắk là một trong những tỉnh giàu tiềm năng về Du lịch. Ở đây có rất nhiều Di tích, Thắng cảnh, địa điểm du lịch đáng chú ý, Tại Buôn Ma Thuột và các hướng đi như sau:

Các điểm du lịch tại Thành phố Buôn Ma Thuột:

Ngay tại thành phố Buôn Ma Thuột có thể đến các điểm tham quan cách trung tâm bán kính không quá 2km là: Đình Lạc giao, Chùa Sắc tứ Khải Đoan, Nhà đày Buôn Ma Thuột, Bảo tàng các dân tộc Việt Nam tại Đắk Lắk, làng văn hoá buôn AKô Đhông, cây Kơ Nia cổ thụ trong khuôn viên nhà văn hóa trung tâm ngay ngã 6 Ban mê... Thưởng thức hương vị cà phê Ban Mê tại các quán có phong cách Tây nguyên như Cà phê Pơ lang, Cà phê Thung lũng hồng, Cà phê Chuông đá, Quán Văn ... cũng là một cái thú không thể bỏ qua khi đến với Buôn Ma Thuột.

Các điểm du lịch tại cụm huyện Buôn Đôn - Ea Súop: Đi theo hướng tỉnh lộ 1 đi Esúp sẽ gặp các điểm tham quan đáng chú ý như: các bến nước tại buôn Niêng, buôn Kó đung, Vườn cảnh Trohbư; Cụm du lịch Bản Đôn (thác Bảy nhánh, Vườn quốc gia Yok Đôn, Khu du lịch Cầu treo, hồ Đức Minh, nhà sàn cổ, mộ vua voi) và Tháp chàm Yang Prong - Easóup...

Các điểm du lịch tại huyện Lắk - Krông Bông: Đi theo hướng quốc lộ 27 đi Đà Lạt sẽ gặp các điểm tham quan đáng chú ý như: Hồ Lắk, Thác Krông Kmar - Krông Bông, Hang đá Đắk Tour...

Các điểm du lịch tại huyện Krông Ana: Đi theo hướng quốc lộ 14 đi thành phố Hồ Chí MInh sẽ gặp các điểm tham quan đáng chú ý như: Cụm thác Trinh Nữ- thác Đray Sáp - Thác Gia Long...

Giao thông

Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) có các chuyến bay thẳng từ Thành phố Hồ Chí Minh tới sân bay Buôn Ma Thuột và từ Hà Nội bay thẳng tới Buôn Ma Thuột. Mạng lưới đường bộ rất phát triển nối Buôn Ma Thuột với Nha Trang ở phía đông (156km), Pleiku ở phía bắc (195km), Kontum (224km)nối với Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh (350km) hay Đà Lạt ở phía nam (193km) vì Đăk Lăk được coi như trung tâm của Tây Nguyên. Đăk Lăk có 14 tỉnh lộ với tổng chiều dài 460 km, gần 70 % trong số đó đến cuối tháng 2 năm 2006 đã được rải nhựa.

Kinh tế

Phát triển kinh tế chủ đạo của Đăk Lăk dựa vào sản xuất và xuất khẩu nông sản, lâm sản (chiếm khoảng 60% GDP). Bên cạnh đó tỉnh có tiềm năng về du lịch sinh thái. Đăk Lăk là tỉnh có diện tích trồng cà phê lớn nhất Việt Nam với trên 160.000 ha. Sản lượng hàng năm trên dưới 300.000 tấn cà phê nhân, chiếm khoảng 1/3 tổng sản lượng của cả nước.

Ngoài ra, tỉnh cũng là nơi trồng bông (bông vải), cây (Cacao), cây (Cao su), cây (Điều) lớn của Việt Nam. Đắk Lắk cũng là nơi phát triển các loại cây ăn trái khác, đặc biệt như cây Bơ, Sầu Riêng, Mẵng Cầu,...


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-18, 10:52 AM | Message # 4
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
BẢO TÀNG ĐĂK LĂK

Bảo tàng dân tộc Đắk Lắk tọa lạc ngay trung tâm Buôn Ma Thuột, trong khuôn viên thoáng rộng 7 ha, với quần thể cây rừng nguyên sinh cổ thụ. Nhà trưng bày của bảo tàng được xây dựng từ năm 1940 theo kiến trúc nhà dài của người Ê Đê kết hợp phong cách hiện đại của Pháp. Nơi đây từng là nhà ở của công sứ Pháp, sau là nơi ở và làm việc của vua bảo Ðại (hay còn gọi là Biệt điện Bảo Đại).

Với không gian rộng lớn và rất nhiều cây cổ thụ nên Bảo tàng Đắk Lắk đã được chọn làm nơi tổ chức Festival cồng chiêng Tây Nguyên. Bảo tàng dân tộc Đắk Lắk hiện lưu giữ trên 30.000 đơn vị hiện vật lịch sử, văn hoá các dân tộc bao gồm các bộ sưu tập về trống đồng, văn hoá cồng chiêng, văn hoá nhà dài, khảo cổ học tiền sử…

Tại lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Bảo tàng Đắk Lắk (9/1977-9/2007), bà Lương Thanh Sơn - Giám đốc Bảo tàng cho biết, thời gian tới Bảo tàng sẽ xây dựng hồ sơ các di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh trình Bộ Văn hoá-Thể thao-Du lịch xét công nhận di tích cấp quốc gia. Đồng thời sẽ xây dựng, trùng tu Di tích lịch sử CADA (nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa giành chính quyền đầu tiên ở Đắk Lắk), Biệt điện Bảo Đại (số 4 Nguyễn Du), phòng trưng bày hiện vật lịch sử tại Đình Lạc Giao (Đình làng người Việt đầu tiên ở Buôn Ma Thuột).


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-18, 10:53 AM | Message # 5
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Chùa Khải Đoan

Chùa Khải Đoan (Khải Đoan tự) nằm ở phường Thống Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk. Tên chùa Khải Đoan được ghép bởi hai từ đầu của vua Khải Định và vợ ông là Đoan Huy hoàng thái hậu.

Chùa Khải Đoan bắt đầu xây dựng từ năm 1951 với hai phần hậu tổ và nhà giảng, còn chính điện thì đến năm 1953 mới khởi công. Người có công lớn trong việc xây chùa này là Đoan Huy hoàng thái hậu (vợ vua Khải Định) và chính bà đã đặt tên cho chùa này là “Khải Đoan Tự”.

Chùa được xây dựng bởi những bàn tay khéo léo của những người thợ cố đô Huế nên có kiến trúc nhà rường Huế xen lẫn với kiến trúc địa phương. Cổng chính theo hướng Tây Nam nhìn ra đường Quang Trung, hướng về thung lũng “Suối Đốc Học”. Trước và sau cổng đều ghi “Khải Đoan Tự”.

Chánh điện là công trình chính của chùa với mặt bằng 320 m2 được chia làm hai phần. Nửa phần trước mang dáng dấp nhà dài Tây Nguyên nhưng cấu trúc cột kèo theo kiểu nhà rường Huế.

Nửa sau được xây theo lối hiện đại. Đáng chú ý nhất trong chánh điện là tượng Phật Thích Ca ở giữa và chiếc chuông đồng đặt ở gian bên phải. Tượng Phật Thích Ca bằng đồng cao 1,1 mét, đài sen bằng gỗ cao 0,35 mét được trang trí công phu, chiếc chuông đồng cao 1,15 mét, chu vi đáy 2,7 mét, nặng 380 kg được đúc tháng 1 năm 1954 (tức tháng chạp năm Quí Tị).

Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, chùa Khải Đoan là nơi có phong trào Phật giáo yêu nước đấu tranh đòi hòa bình thống nhất tổ quốc. Chùa còn là nơi đùm bọc, che chở cho nhiều quần chúng cách mạng hoạt động, chùa khải đoan chính là nơi nổ ra các cuộc đấu tranh chính trị góp phần quan trọng vào phong trào cách mạng của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.

Tháng 9 năm 1959 gần 7.000 Phật tử đã tổ chức một cuộc biểu tình tại chùa Khải Đoan đòi Ngô Đình Diệm phải thi hành hiệp định Genève. Tháng 7 năm 1963, đại đức Thích Quảng Hương (chánh đại diện Phật giáo Đăk Lăk kiêm trụ trì chùa Khải Đoan) phát nguyện tự thiêu đúng vào lúc phái đoàn quốc tế đến thị sát tình hình, làm cho cuộc đấu tranh của Phật giáo Đăk Lăk bùng lên quyết liệt.

Sáng ngày 30 tháng 1 năm 1968 (tức mùng 1 tết Mậu Thân) gần 7.000 quần chúng thị xã Buôn Ma Thuột tập trung tại chùa Khải Đoan nghe tuyên truyền về chính sách mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, sau đó tuần hành trên đường phố. Cùng với biệt điện Bảo Đại, đình Lạc Giao, nhà đày Buôn Ma Thuột, chùa Khải Đoan là một điểm tham quan du lịch hấp dẫn đồng thời cũng là di tích lịch sử văn hóa của tỉnh Đăk Lăk và của thành phố Buôn Ma Thuột.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-18, 10:54 AM | Message # 6
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Đình Lạc Giao

Đình làng của người Việt (Kinh) tự bao đời là nơi thờ thần Thành Hoàng (còn gọi là Thành Hoàng). Thần Thành Hoàng mang dấu ấn quá trình lịch sử, văn hóa của cư dân mỗi khi đến một vùng đất mới lập nghiệp. Theo bước chân của những thương nhân từ vùng Trung châu lên cao nguyên để trao đổi hàng hoá, làm công nhân đồn điền, làm đường, làm công chức...

Những người Việt đã đến Buôn Ma Thuột rất sớm và ngôi đình đầu tiên ra đời vào năm 1928, mang tên Lạc Giao, mang theo tục thờ cúng ông bà tổ tiên, thờ người lập làng, lập ấp, những người có công với quê hương đất nước đã hy sinh trên vùng đất mới.

Năm 1932, vua Bảo Đại đã ban sắc tứ phong cho Đào Duy Từ là Thần Hoàng của Đình Lạc Giao. Việc sắc phong Thần Hoàng cho đình làng Lạc Giao để khẳng định vùng đất thuộc về “Hoàng triều cương thổ”, một khẳng định vô cùng quan trọng trong lúc đang có sự tranh giành ảnh hưởng của triều đình Huế và nước Pháp. Nhân vật được sắc phong Thần Hoàng là một danh nhân văn hóa, một tài năng lớn trong nhiều lĩnh vực: chính trị, quân sự, văn hóa, kinh tế... đặc biệt ông là người có công mở mang đất nước, xây dựng nên nhiều vùng đất mới.

Đào Duy Từ quê ở làng Hoa Trai, huyện Ngọc Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Thuở nhỏ thông minh, nổi tiếng thần đồng. Ông tìm vào phương Nam và đã có sự cống hiến to lớn trên đất Bình Định. Ông thông thạo nhiều lĩnh vực: chính trị, quân sự, kinh tế... được truy tặng “Hiệp Niên Đồng Đức Công Thần Đặc Tiến Kim Tứ Vinh Lộc Đại Phu”. Ong luôn được coi là người “hữu khai tất tiên” (người đầu tiên có công mở nước), xứng đáng được người đời tôn vinh.

Đình Lạc Giao hôm nay đã có nhà thờ tự, nhà tổ kiến trúc kiểu chữ môn như nhiều ngôi đình khác ở miền Trung. Ngoài việc thờ Thần Hoàng Đào Duy Từ, đình còn thờ người có công lập làng, dựng đình trong những năm đầu mở đất và thờ những người có công với đất nước, những chiến sĩ cách mạng đã hi sinh trong công cuộc giành và giữ nền độc lập cho đất nước ở vùng giáp biên này. Hàng năm dân làng Lạc Giao tế lễ vào các dịp Xuân Thu nhị kì và tổ chức giỗ cho trên 100 chiến sĩ Nam tiến và đồng bào tử nạn ở Buôn Ma Thuột khi thực dân Pháp quay lại chiếm Đăk Lăk lần thứ hai, ngày 1 tháng 12 năm 1945 (tức ngày 27 tháng 10 năm Ất Dậu) và thắp hương tưởng nhớ các liệt sĩ đã bỏ mình tại nhà lao Buôn Ma Thuột.

Hơn 70 năm đã trôi qua, đình Lạc Giao có mặt song hành cùng với người Việt ở cao nguyên Đăk Lăk, cùng gìn giữ truyền thống văn hóa, truyền thống lịch sử của dân tộc, cùng chứng kiến những sự kiện có ý nghĩa của lịch sử đất nước mùa xuân năm 1975 - Kế tục lớp người đi trước, những thế hệ tiếp nối đã xây dựng và phát triển làng Lạc Giao xưa thành thanh phố Buôn Ma Thuột hôm nay.

Đình Lạc Giao - đình làng người Việt ở thành phố Buôn Ma Thuột với ý nghĩa là lời nguyền giao ước, giao kết, an cư lập nghiệp giữa đồng bào Kinh và đồng bào Thượng trong công cuộc xây dựng vùng đất mới. Ý nghĩa tốt đẹp này không chỉ bảo lưu được giá trị văn hóa truyền thống của người Việt, mà còn có ý nghĩa cộng đồng, gắn kết những dân tộc đang sinh sống ở đây trong quá trình mở mang và xây dựng đất nước.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-18, 10:56 AM | Message # 7
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Biệt điện Bảo Đại

Biệt điện Bảo Đại tại Đăk Lăk là một di tích lịch sử nằm tại số 4, đường Nguyễn Du (ngay góc phố Nguyễn Du - Lê Duẩn), thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk. Đây là một khu nhà có kiến trúc và phong cảnh thiên nhiên đẹp mang dáng dấp của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ.

Ngôi nhà trước đây vốn là một nhà sàn là nơi ở của Sabatier - công sứ của chính phủ Pháp tại Tây Nguyên. Sau đó khu nhà được xây dựng lại cho vua Bảo Đại ở, nên bây giờ còn có tên gọi là biệtđđiện Bảo Đại.

Nhà ở của công sứ Pháp này được xây dựng lại vào năm 1940, với khuôn viên cơ bản như hiện nay. Khuôn viên di tích rộng gần 7 hecta, có nhiều cây cổ thụ hơn 100 tuổi. Tòa nhà được xây dựng lại như hiện tại với kiến trúc rất đẹp mang đậm dấu ấn phong cách nhà dài truyền thống của người dân tộc Ê Đê bản địa, mái ngói, sàn gỗ. Xung quanh có cả một rừng cây cổ thụ bao bọc, rất đa dạng về chủng loại; đáng chú ý nhất là có 2 cây long não trồng đối xứng ở 2 bên đường vào có dáng rất đẹp và hiếm thấy, đây có thể là một trong những cây long não to nhất ở Việt Nam. Từ cổng vào là 2 cây long não ở hai phía bên trong cổng, mỗi cây có chu vi gốc khoảng 8 mét, tán xòe lá rộng tạo nên khung cảnh trang nghiêm.

Lịch sử của cây cổ thụ cũng chính là lịch sử vùng đất Buôn Ma Thuột này, dấu ấn lịch sử vẫn còn hằn trên thân cây cổ thụ, nhưng cây vẫn mạnh mẽ, đứng vững cùng thành phố cho đến ngày nay.

Ngày 15 tháng 4 năm 1950, Bảo Đại ban hành dụ số 6 đặt cao nguyên trung phần, trong đó có Đăk Lăk, làm hoàng triều Cương thổ, có qui chế cai trị riêng. Khi đó ngôi nhà của công sứ Pháp được giao lại cho chính phủ quốc gia Việt Nam và ngôi nhà đã trở thành nơi ở cho vị vua cuối cùng này. Sau khi chính phủ của cựu hoàng Bảo Đại sụp đổ toà nhà được sử dụng làm nhà nghỉ cho các tướng tá chính quyền Việt Nam cộng hòa mỗi khi công cán tại Đăk Lăk.

Sau năm 1975, toa nhà được dùng làm nhà khách tỉnh Đăk Lăk trong một thời gian dài, đến năm 1999 ngôi nhà được bộ văn hóa - thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Sau đó, tạm thời chuyển thành khu bảo tàng các dân tộc Việt Nam tại Đăk Lăk.

Ở đây trưng bày rất nhiều hiện vật có giá trị về văn hóa của hơn 44 dân tộc anh em đang quần cư sinh sống tại Đăk Lăk, trong đó không gian văn hóa cồng chiêng và các vấn đề liên quan đến bản sắc văn hóa dân tộc tại chỗ được thể hiện rõ nét.

Tháng 11 năm 2007, để phát huy và tôn vinh văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, một loại hình văn hóa độc đáo của Việt Nam đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới, tỉnh Đăk Lăk đã tổ chức festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên và biệt điện Bảo Đại lần thứ hai vinh dự được chọn làm địa điểm tổ chức chính thức cho lễ hội này.

Đến Đăk Lăk, du khách nào cũng muốn một lần được đến biệt điện để nhìn rõ một quá trình lịch sử lâu dài và oai hùng của người Buôn Ma Thuột, được chiêm ngưỡng cây long não cổ thụ từ năm 1904 như được trò chuyện với nhân chứng lịch sử cuối cùng này.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-18, 11:16 AM | Message # 8
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Làng cà phê ở Buôn Ma Thuột

Sau hơn nửa năm đi vào họat động, làng cà phê Trung Nguyên đang dần trở thành một điểm du lịch thú vị của Buôn Ma Thuột.

Du khách đến làng cà phê Trung Nguyên sẽ được thưởng thức cà phê tại ba căn nhà cổ từ 180 — 200 tuổi, được mua từ Hội An và dựng lại. Làng còn có một nhà rông rất đẹp, những ngôi nhà mang hình lá cà phê và một khu núi đá nhân tạo.

Bên trong nhà rông có triển lãm các hiện vật và tài liệu liên quan đến cà phê, như: người uống cà phê đầu tiên, phin, ly uống cà phê… Bên trong khu núi đá nhân tạo có quầy bar để thực khách thưởng thức nhiều loại thức uống khác. Khu nhà hình lá cà phê là nơi bán các mặt hàng lưu niệm và cà phê.

Khu nhà rông — nơi triễn lãm những hiện vật liên quan đến lịch sử cà phê

Làng cà phê Trung Nguyên mở cửa thường xuyên và có hướng dẫn viên giới thiệu miễn phí, khách tham quan chỉ phải trả chi phí uống nước, cà phê… Đến đây và thưởng cà phê chồn nổi tiếng ngon, trong không gian cổ của một ngôi nhà cổ đẹp là một điều vô cùng thú vị với các khách du lịch.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-18, 11:20 AM | Message # 9
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Nhà đày Buôn Ma Thuột

Buôn Ma Thuột xưa được coi là vùng rừng thiêng nước độc, nơi mà những người không phải dân địa phương này đều ngại đặt chân đến. Cũng tại mảnh đất hoang sơ này, với những toan tính về quyền lực, vào năm 1900, người Pháp đã xây dựng lên một nhà lao dùng để giam tù chính trị tại đây.

Với những ưu điểm về việc giam giữ tù tại đây vì là vùng đất hoang vu, khí hậu độc địa, ít người lui tới,sự khác biệt về ngôn ngữ văn hóa với người dân tộc Ê Đê tại đây, người Pháp quyết định mở rộng nhà lao này.

Năm 1930, nhà lao này được mở rộng và xây dựng kiên cố thành nhà đày Buôn Ma Thuột. Người ta không gọi là nhà tù Buôn Ma Thuột, vì tù nhân đều là các chiến sĩ cách mạng không thể thi hành án, nên vì thế mà cái tên nhà đày mới xuất hiện.Nhà đày được xây dựng trên một mô đất rộng khoảng 2 hecta, trong đó bao gồm 6 lao, mỗi lao chứa khoảng 100 tù nhân. Ở giữa là một sân rộng khoảng 1 hecta. Ngoài ra, còn có các công trình phụ khác như nhà bếp, nhà ăn, nhà làm việc...

Nơi đây thực dân Pháp đã tù đày hàng ngàn chiến sĩ cách mạng và tù nhân thường phạm từ năm 1930 đến năm 1945. Nhà đày Buôn Ma Thuột có vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc vận động cách mạng tháng tám ở Đăk Lăk, những chiến sĩ cộng sản ở nhà đày đã trở thành những người gieo hạt mầm cách mạng vào mảnh đất cao nguyên đất đỏ này.Nơi đây còn ghi lại những dấu tích của các chiến sĩ cộng sản vĩ đại của cả dân tộc đã từng có thời gian bị giam giữ và nhà đày đã là trường học và trường rèn luyện cho những người con của tổ quốc như: Hồ Tùng Mậu, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Chí Thanh, Tố Hữu, Hồng Chương, Nguyễn Duy Trinh...

Năm tháng đã qua đi, nhưng những dấu ấn ấy như còn in rõ vào tâm trí của mỗi người. Khi đặt chân đến đây, những dấu tích còn lại của chứng tích tội ác, nhìn lại những chiếc cùm các bạn cũng sẽ thấy đau lòng, bồi hồi xúc động và càng khâm phục những chiến sĩ cộng sản kiên cường không sợ hi sinh, quyết tâm chiến đấu và đã chiến thắng kẻ thù góp phần giải phóng dân tộc thoát khỏi đêm mờ nô lệ.Với tất cả những dấu ấn lịch sử của dân tộc và cả những người đã từng có mặt tại nhà đày này. Năm 1980, nhà đày Buôn Ma Thuột đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử.

Hiện nay, nhà đày bị xuống cấp nặng nề, song tỉnh Đăk Lăk đã và đang từng bước đầu tư kinh phí để trùng tu lại, đưa di tích trở thành một địa chỉ giáo dục cho thế hệ trẻ hãy sống xứng đáng với quá khứ hào hùng của cha anh để lại trên vùng đất Buôn Ma Thuột cháy bỏng này.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-18, 11:31 AM | Message # 10
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Du Lịch Buôn Đôn

Cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 50 km về phía Tây-Bắc có một địa danh khá nổi tiếng của Việt Nam : Buôn Đôn là cách gọi của người Êđê và Mnông, còn người Lào thì gọi là Bản Đôn (sắc dân chiếm đa số ở đây khi còn sơ khai) có nghĩa là "Làng Đảo" nghĩa là một ngôi làng được xây dựng trên một ốc đảo của sông Sêrepôk. Đây từng là một trong những điểm giao thương quan trọng của 3 nước Đông Dương.

Buôn Đôn thuộc xã Krông Ana, huyện Buôn Đôn (Đăk Lăk), trước đây đã từng là thủ phủ của tỉnh Đắk Lắk, sau này để tiện cho việc phát triển kinh tế xã hội và chiếm giữ một vị trí an ninh quốc phòng chiến lược, người Pháp đã cho dời cơ quan hành chính về Buôn Ma Thuột.

Các đặc trưng tiêu biểu của Buôn Đôn:

Sông Serepok

Serepôk (hay Srêpôk), tên gọi trong tiếng Campuchia là Tongle Xrepok, là dòng sông lớn nhất trong hệ thống sông ngòi ở Đắk Lắk dài 406 km . Đây là một chi lưu quan trọng của sông Mê kông. Đoạn chảy trên địa phận Đăk Lăk còn được gọi là sông Đăk Krông.

Cuối thế kỷ 19, khi đường bộ còn chưa phát triển, sông Serepôk là một trong những đường giao thương quan trọng trong vùng. Người Lào và Cao Miên thường đi thuyền ngược dòng sông để đến buôn bán, trao đổi hàng hóa với vùng cao nguyên Đắk Lắk của Việt Nam. Bản Đôn ngay từ ngày ấy đã trở thành một thương cảng sầm uất; nơi đây lúc ấy có thể ví như Hội An của Đà Nẵng hay Phố Hiến - Hưng Yên.

Cầu treo

Cầu treo buôn Đôn là một cây cầu treo thô sơ bằng vật liệu tre nứa để phục vụ nhu cầu du lịch và cũng là tên một địa danh du lịch nổi tiếng của Bản Đôn.

Đây là một cây cầu du lịch được làm bằng vật liệu tre, nứa, song, mây có gia cố thêm cáp sắt. Cầu được bắc trên một cây gừa cổ thụ khổng lồ hàng trăm năm tuổi, mọc ven bờ sông Serepôk đoạn chảy qua Bản Đôn và trùm qua một đảo nhỏ giữa dòng Serepôk. Tán cây bao trùm một diện tích tới trên một ha đất với nhiều gốc do các đoạn rễ phụ tạo thành nên trông rất lạ mắt. Cây cầu dài chừng 1 km, với nhiều phân đoạn gắn kết hài hòa với một hệ thống sàn nghỉ, nhà hàng gia công bằng gỗ cũng hoàn toàn nằn trên cây. Khi đến đây, khách tham quan có thể đi trên cầu để hưởng cái cảm giác lắc lư theo nhịp chân hoặc nghỉ trên các sàn gỗ lơ lửng trên cây giữa dòng sông.

Nhà sàn cổ

Nhà sàn này được làm theo kiến trúc nhà sàn của dân tộc Lào, là nhà của Khun Yu Nốb. là nhà của một thợ săn voi nổi tiếng ở bản Đôn và được mệnh danh là vua voi. Nhà đã có đến trên 115 năm tuổi; được làm hoàn toàn bằng các lọai gỗ tốt của rừng già Buôn Đôn như Hương, Căm Xe, Cà Chít...

Trong nhà hiện trưng bày nhiều kỉ vật về cuộc đời và dụng cụ săn bắt voi của vua Voi Bản Đôn và những người kế tục

Trong lịch sử Buôn Đôn có những con voi vô cùng quý hiếm. Đó là 3 con Bạch Tượng, một cống nạp cho vua Thái Lan (cuối thế kỷ XVIII), một dành tặng vua Bảo Đại và một được Ngô Đình Diệm, Tổng thống chế độ Việt Nam Cộng Hoà thu nhận.

Lên Buôn Đôn thì nên ăn cơm lam với gà nướng Bản Đôn, uống rượu A Ma Công.

Rượu A Ma Công

Được ngâm từ thang thuốc gồm độc nhất lá và thân, rễ cây Trơng, một loài cây mọc trong rừng già Buôn Đôn. Do nó có một công dụng rất hiệu qủa cho qúy ông và được báo chí nhắc đến rất nhiều nên được nhiều người biết đến tìm mua như một đặc sản, một món quà quý mang đậm chất Bản Đôn.

Rượu lấy theo tên A Ma Công là một huyền thoại sống của vùng Bản Đôn, đến năm 2007 ông khoảng 90 tuổi vẫn đang còn khỏe mạnh. Ông là cháu 3 đời của vua voi Khun Yu Nốb, bản thân ông cũng là một Gru kỳ cựu, trong đời đã săn được trên 100 con voi.

Người Bản Đôn nói rằng với bài thuốc của mình năm 75 tuổi A Ma Công vẫn rất cường tráng còn lấy thêm người vợ thứ tư và đã sinh thêm được một người con trai.

Gà nướng Bản Đôn

Gà nướng Bản Đôn là một món đặc sản không thể không thưởng thức khi các bạn đến với Bản Đôn. Là loại “gà đồng bào” nuôi thả trong vườn được nướng tay và không ướp bất cứ một gia vị gì, khi ăn chấm với muối sả và ớt cùng với cơm Lam.
Thơm nhất là con, ngon nhất là cơm

Nhiều người cho rằng, đến ĐăkLăk mà chưa đến Buôn Đôn thì coi như chưa lên ĐăkLăk; như vậy có thể nói Buôn Đôn có một vị trí rất quan trọng trong các danh lam, thắng cảnh của vùng Tây Nguyên trù phú này.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-18, 11:33 AM | Message # 11
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Hội đua voi

Hội đua voi thường được tổ chức vào tháng 3 hàng năm ở huyện Buôn Đôn. Bãi đua thường là khu vực tương đối bằng phẳng, rộng để voi dàn hàng đua và dài khoảng 1000m. Voi từ các buôn xa, gần đều về đây tụ hội. Trước ngày đua voi các lán trại mọc lên san sát cho các nài voi đến sớm để chuẩn bị. Thắng lợi của voi còn là niềm vinh dự, tự hào của mỗi nài voi. Nó thể thiện công lao và tài thuần dưỡng của các nài.

Trước khi vào cuộc, các chú voi tham gia được bố trí xếp hàng ngay ngắn. Mỗi voi đều mang trên mình các lá cờ nhiều màu sắc và cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc. Trên mình voi còn có hai mảnh vải thổ cẩm đặc trưng của dân tộc Tây Nguyên, cưỡi trên voi thường là hai người, trong đó có một người là nài voi, người còn lại là thanh niên khoẻ mạnh vạm vỡ.

Sau khi hồi tù rít lên, lần lượt từng hàng voi đến trước ban giám khảo quỳ phục và cúi chào khán giả rồi trở về vị trí xuất phát để chờ lệnh. Một hồi tù và nữa lại vang lên, voi đồng loạt phóng nhanh về phía trước, tiếng reo hò cổ vũ của khán giả, tiếng trống chiêng và tiếng bước chân voi khuấy động cả khu rừng. Voi nào cũng cố gắng chạy thật nhanh để về đích sớm nhất.

Với số lượng voi tham gia đua có khi lên đến vài chục con nên voi phải thi đấu qua nhiều vòng để chọn ra một chú voi chạy nhanh nhất. Và voi chiến thắng cũng được trao “vòng nguyệt quế” tết từ hoa lá trong rừng, phần thưởng cho tất cả các voi dự thi là những khúc mía hay nải chuối mà nài voi và cả khán giả cũng đã chuẩn bị sẵn, còn phần thưởng của ban tổ chức cho nài voi là các ché rượu cần ngon nhất. Giữa nắng gió của trời Tây Nguyên vào tháng 3, không gì sôi động và hào hứng bằng việc tận mắt chứng kiến và thoả thích reo hò cổ vũ cho voi chạy đua. Nghỉ giải lao trong chốc lát, voi lại vào thi ném xa, kéo co, đá bóng. Màn thi nào voi cũng cố gắng thể hiện sự nhanh nhẹn, khéo léo của mình, mặc dù thân hình không nhỏ nhắn chút nào. Ngoạn mục nhất có lẽ là màn thi vượt sông Sêrêpôk.

Khúc sông mà đàn voi bơi qua là đoạn cuối của Sêrêpôk trên đất Việt. Sau hiệu lệnh cả đàn voi chạy lao xuống nước, nước bắn tung toé một góc sông. Cảnh tượng này nhìn từ trên cao rất đẹp và hùng vĩ. Ra đến giữa sông, du khách và khán giả chỉ còn thấy nhấp nhô dáng nài voi đang ngồi chồm hổm trên lưng voi. Lúc đó ta mới cảm nhận hết được tài thuần dưỡng voi cũng như mối quan hệ mật thiết giữa voi và người dân Dak Lak.

Thời gian gần đây, được sự đầu tư của Tỉnh, hội đua voi được tổ chức qui mô hơn, đều đặn, vừa nhằm mục đích tôn vinh tinh thần thượng võ của các dân tộc Tây Nguyên, bảo tồn văn hoá bản địa và thu hút khách du lịch. Số lượng khách trong nước đến với hội voi đang tăng đáng kể, nhờ các phương tiện thông tin đại chúng quảng bá về hội voi nhiều hơn trong thời gian gần đây.

Hội voi và liên hoan cồng chiêng là những cuộc trình diễn, giới thiệu văn hóa truyền thống ấn tượng nhất của cư dân Tây Nguyên, là sinh hoạt lễ hội không thể thiếu hàng năm. Những chú voi hiền lành, ngoan ngoãn, luôn gắn bó với con người, buôn làng, sẽ đưa ta về với quá khứ để cảm nhận đâu đây tiếng chiêng vang, tiếng voi gầm, tiếng thét oai hùng của các chàng trai dũng sĩ trong sử thi Đam San, Xing Nhã; cho ta được trở về cội nguồn văn hóa hoang sơ, hồn nhiên, đầy ắp tính nhân văn của con người và mảnh đất nơi đây.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-18, 11:39 AM | Message # 12
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Lễ đâm trâu

Lễ đâm trâu là một lễ hội lớn của người dâm bản địa sinh sống tại Đắk Lắk nói chung và Buôn Ma Thuột nói riêng. Lễ hội đâm trâu có từ rất lâu ở các tỉnh Tây Nguyên, mang đậm dấu ấn văn hoá và phong tục của đồng bào các dân tộc trên cao nguyên này.

Lễ hội đâm trâu với biểu tượng “cây nêu thần” có ý tưởng mong muốn cuộc sống ấm no, hạnh phúc, trở thành một nghi lễ độc đáo trong các ngày hội của buôn làng như lễ hội mừng lúa mới, mừng nhà rông, mừng được mùa. Đó là những ngày hội thực sự mang những nét văn hoá truyền thống, thể hiện rõ yếu tố cộng đồng, tình yêu thiên nhiên, thần linh được gắn với nhau chặt chẽ, là sự kế tục truyền thống văn hoá xa xưa của người Tây Nguyên.

Lễ đâm trâu thường được tổ chức vào dịp mừng năm mới, mừng thu hoạch lúa hay mừng nhà rông và thu hút đông đảo bà con trong buôn tham gia. Vì lễ do một hoặc vài gia đình cùng đứng ra tổ chức nên đâm trâu là hoạt động quen thuộc đối với đồng bào và nó được gìn giữ đến tận ngày nay.

Gia chủ chuẩn bị rượu, gạo nếp, lá chia thức ăn, các loại rau quả từ trước rồi báo cho họ hàng, buôn làng biết về ngày giờ đâm trâu. Những người đến dự cũng mang rượu, gạo, rau quả đến góp với gia đình làm lễ.

Ngày đầu tiên của lễ hội đâm trâu là ngày hội dựng cột nêu, cột trâu là cọc hiến tế. Những người có uy tín trong làng được giao trách nhiệm mời bà con đến dự hội, già làng làm lễ cúng cột trâu, tiếng kèn Rơ–lét vang lên thánh thót hoà lẫn tiếng chiêng trầm đục. Người tế chủ đứng bên con trâu đọc lời khấn thần và khấn trâu trước lúc đâm trâu.

Ngày thứ hai lễ đâm trâu thực sự bắt đầu. Buổi sáng, chiêng cồng nổi lên rộn rã cả buôn. Người đến dự đông đủ. Trâu được buộc vào một cái trụ, thường là cây pơlang. Sau bài nhạc mở đầu lễ hội, già làng popin ra cầm một nắm gạo và nước đến gần con trâu, vãi vào mình trâu và đọc lời khấn Giàng phù hộ cho gia đình làm ăn phát đạt, mạnh khoẻ, gia đình xin tế Giàng một con trâu, mong được phù hộ cho nương rẫy được mùa.

Trong khi già làng đọc lời tế, tất cả đều im phăng phắc. Già làng tế xong, cồng chiêng lại nổi lên sôi động, một thanh niên cầm dao khua như múa chạy quanh và chém vào sau khuỷu chân trái sau của trâu, trâu lồng lên, chàng trai lại chém vào khuỷu chân phải sau của trâu, lấy lời khấn Trời phù hộ cho dân làng khoẻ mạnh, xin tế trời một con trâu, mong trời phú cho buôn làng năm sau làm ăn được mùa. Các thanh niên đầu chít khăn đỏ, tay cầm khiên, giáo nhảy múa quanh con trâu theo nhịp cồng chiêng.Tốp trai làng này nghỉ, tốp khác thay. Cứ thế cho đến gần hết đêm.

Sau khi lễ nhảy múa, những trai làng khoẻ mạnh bắt đầu đâm trâu. Ai trong số đó đâm một nhát vào tim trâu chết thì cả làng hò reo tán thưởng, chiếc chiêng mẹ úp lên mặt trâu và sau đó lấy máu trâu bôi lên cây nêu, cột đâm trâu và chiếc kèn các chàng trai đang thổi. Mọi người hò reo ầm ĩ, lao ra lôi trâu đi mổ. Một người cầm bát đồng ra hứng máu trâu, hoà cùng với rượu. Trâu mổ xong, thịt được bày trên lá, chuẩn bị hành lễ.

Nếu đó là lễ mừng vụ lúa hoặc nhà mới thì phần lễ sẽ dành cho chủ nhà. Còn nếu đó là lễ mừng năm mới thì mọi người cùng uống rượu hoà máu trâu, ăn thịt và ca hát.

Đã trọn mùa rét
Đã hết mùa thu
Theo tục lệ xưa
Ăn mừng năm mới
Uống tháng, ăn năm
Đâm trâu mổ lợn
Bà con buôn, họ
Ai nấy đều lo
Mừng gùi sắp sẵn
Anh em chim Tơ – Lang
Thần linh buôn rẫy
Nội ngoại gái trai
Dân làng trong ngoài

Rủ nhau kéo tới.
Ai có cháu con
Dạy dỗ cho tròn
Giữ gìn tục lệ
Kẻ nào chân đi không nhanh
Gót bén chẳng nhậy
Chạy lễ trễ tràng
Buôn plây bắt vạ

Lễ cúng tiếp theo được tổ chức bên kho lúa, với ý niệm làm như vậy lúa sẽ mát mẻ, mọi điều xấu sẽ qua đi và gia đình sẽ no đủ cả năm.

Có thể nói: tục đâm trâu trong ngày lễ hội quy tụ nhiều yếu tố đặc sắc của văn hoá Tây Nguyên. Mọi người đến dự lễ dâm trâu với mong muốn giải toả tâm linh, cầu Giàng (Trời) giúp đỡ, để được thưởng thức những nghi lễ hấp dẫn, được hát múa, đánh chiêng, uống rượu cần, cùng say sưa trong hơi ấm cộng đồng.

Hiện nay, do nhiều nguyên nhân, lễ hội của nhiều vùng các dân tộc Tây Nguyên đang bị mất dần, không ít buôn làng lâu nay không còn tổ chức lễ hội đâm trâu nữa. Một số nơi khác ở Tây Nguyên, lễ hội bị “biến tướng” đi nhiều, các trai làng múa khiên, đâm trâu với những nghi lễ khác xưa, tiếng chiêng không còn giữ được âm vang như trước. Một trong những nguyên nhân dẫn đến lễ hội đâm trâu bị mai một vì không ít người quan niệm rằng, lễ đâm trâu man rợ và ảnh hưởng đến sản xuất, cần huỷ bỏ…

Lễ đâm trâu thường được dân tộc Ê Đê và Giarai tiến hành, nhưng ngày nay, do chung sống với nhiều dân tộc khác nên trong lễ đâm trâu, có thể có nhiều dân tộc tham dự. Đây là dịp để mọi người cùng sinh hoạt, nhảy múa, thắt chặt thêm tình đoàn kết và khuyến khích bà con làm ăn chăm chỉ, hẹn mùa sau lại làm lễ đâm trâu. Nét sinh hoạt đặc sắc này thu hút nhiều du khách là người Kinh tham dự. Các nhà nghiên cứu về dân tộc học, văn hoá cũng tìm đến lễ đâm trâu để hiểu thêm về văn hoá của người Thượng trên cao nguyên đất đỏ này.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Thursday, 2010-11-18, 11:44 AM | Message # 13
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Lịch sử của cây cà phê

Câu chuyện về cà phê thì rất nhiều, thực hay hư cũng ít ai kiểm chứng. Hoặc giả nhiều khi người ta phóng đại những chuyện nhỏ thành chuyện lớn cho "mùi" cà phê thêm đậm đà, chẳng hạn như "cà phê dãi chồn" mà dân ghiền người Việt thường kể cho nhau nghe. Câu chuyện lãng mạn hơn cả có lẽ là truyện một anh chàng chăn dê tên là Kaldi, người xứ Abyssinia.

Một hôm anh ta ngồi trên một tảng đá cạnh một sườn núi bỗng nhận ra đàn dê vốn dĩ ngoan ngoãn hiền lành của mình đột nhiên có vẻ sinh động lạ thường. Sau khi đến gần quan sát kỹ hơn, Kaldi thấy những con dê đã đớp những trái màu đo đỏ ở một cái cây gần đó. Anh ta cũng liều lĩnh bứt một vài trái ăn thử và cũng thấy mình hăng hái hẳn lên, tưởng như tràn đầy sinh lực.

Người chăn dê nghĩ rằng mình đã gặp một phép lạ, vội vàng chạy về một tu viện gần đó báo cho vị quản nhiệm. Nhà tu kia sợ rằng đây chính là một thứ trái cấm của quỉ dữ, lập tức vứt những trái cây chín đỏ kia vào lò lửa. Thế nhưng khi những hạt kia bị đốt cháy tỏa ra một mùi thơm lừng, người tu sĩ mới tin rằng đây chính là một món quà của Thượng Ðế nên vội vàng khều ra và gọi những tăng lữ khác đến tiếp tay. Những hạt rang kia được pha trong nước để mọi người cùng được hưởng thiên ân.

Trước thế kỷ thứ 10th, thổ dân thường hái ăn, dùng như một loại thuốc kích thích. Trái cà phê chín được giã ra trộn với mỡ súc vật nặn thành từng cục tròn để dùng làm thực phẩm khi đi đường xa. Về sau cà phê được dùng làm thức uống nhưng cũng khác phương cách ngày nay. Thời đó người ta chỉ ngâm nước những trái cà phê rồi uống, mãi tới thời trung cổ người Ả Rập mới biết tán ra bỏ vào nước sôi.

Thức uống đó chẳng mấy chốc trở nên nổi tiếng và người Ả Rập rất tự hào về phát minh này và giữ bí mật để bảo tồn độc quyền một loại sản phẩm. Những khách hành hương được thưởng thức nước cà phê đã lén lút đem hạt giống về trồng nên chẳng bao lâu khắp khu vực Trung Ðông đều có trồng, và truyền đi mỗi lúc một xa hơn nữa.

Vào thế kỷ thứ 13, cà phê đã thành một thức uống truyền thống của người Ả Rập. Những quán cà phê với tên là "qahveh khaneh" hiện diện khắp nơi, từ thôn quê tới thành thị. Những quán đó trở thành những nơi sinh hoạt, với đủ loại giải trí từ âm nhạc đến cờ bạc và các triết gia, chính trị gia, thương gia thường lui tới để tụ tập bàn thảo sinh hoạt xã hội và công việc làm ăn.

Thế nhưng khung cảnh nhộn nhịp của các "hộp đêm" cũng làm cho giới cầm quyền e ngại. Sợ rằng những tay đối lập có thể tụ họp bàn chuyện chống đối nên nhiều lần triều đình đã ra lệnh cấm và đóng cửa các coffee houses này nhưng không thành công. Không những thế, việc cấm đoán lại còn khiến cho việc uống cà phê trở thành thói quen của thường dân vì từ nay một số đông sợ rắc rối nên uống ở nhà, kiểu cách uống cũng được nghi thức hóa.

Những thương gia đi tới những quốc gia Ả Rập và Thổ Nhĩ Kỳ nay đem cái thói phong lưu này về bản xứ. Âu châu nay cũng uống cà phê. Kiện hàng mang cà phê được ghi nhận lần đầu tại Venice vào năm 1615 do Thổ Nhĩ Kỳ gửi đến. Khi cà phê lan tới Rome, một lần nữa các nhà tu lại kết án đây là một thức uống của ma quỉ (the drink of the devil), và việc tranh chấp gay go đến nỗi Giáo Hoàng Clement VIII phải yêu cầu đem đến một gói cà phê mẫu để chính ông dùng thử. Vị chủ chiên kia chỉ mới uống một lần đã „chịu“ ngay và thấy rằng thật ngu xuẩn xiết bao nếu cấm giáo đồ Thiên Chúa không cho họ uống cà phê.

Ðược Giáo Hoàng chấp thuận, số người uống cà phê lập tức gia tăng và chẳng bao lâu quán cà phê đầu tiên ở Âu Châu được khai trương tại Anh Quốc năm 1637 do một doanh gia tên là Jacob (người Do Thái, gốc Thổ Nhĩ Kỳ) mở tại Oxford. Kế đó là một quán cà phê khác ở London và rồi nhiều thành phố khác. Người ta bảo rằng những quán đó rất dễ nhận vì dù còn ở xa xa đã ngửi thấy mùi cà phê thơm nức, tới gần hơn thì bao giờ cũng có một bảng hiệu với một ly cà phê nghi ngút hay hình đầu một vị tiểu vương xứ Trung Ðông.

Những quán mở gần trường đại học bao giờ cũng đông nghẹt giáo sư và sinh viên nên được gọi bằng cái mỹ danh "đại học một xu" (penny universities) vì giá của một ly cà phê thuở đó chỉ có một penny và người ta chỉ tốn bấy nhiêu cũng thu thập được rất nhiều kiến thức qua những buổi "thuốc lá dư, cà phê hậu", có khi còn nhiều hơn là miệt mài đọc sách. Chẳng biết những lời tuyên bố đó có đúng hay không nhưng truyền thống đó không phải chỉ nước Anh mà lan qua nhiều quốc gia khác, cho chí Việt Nam, quán cà phê vẫn là nơi mà giới sinh viên hay đến để suy tư qua khói thuốc nhiều hơn cả.

Ðến cuối thế kỷ 17, hầu hết cà phê trên thế giới đều nhập cảng từ các nước Ả Rập. Cũng như ngày nay người ta kiểm soát dầu hỏa, vào thuở đó các nước Trung Ðông rất chặt chẽ trong việc sản xuất và xuất cảng cà phê, và chỉ được mang hạt ra khỏi xứ sau khi đã rang chín ngõ hầu không ai có thể gây giống để đem trồng nơi xứ khác. Người ngoại quốc cũng bị cấm không cho bén mảng đến những đồn điền cà phê. Thế nhưng dù có nghiêm nhặt đến đâu thì cũng có người vượt qua được.

Sau nhiều lần thất bại, người Hòa Lan là dân tộc đầu tiên lấy giống được loại cây này đem về trồng thử trên đảo Java (khi đó là thuộc địa của họ). Thế là giống cây quí đã truyền sang Âu Châu mặc dù vẫn chỉ có thể trồng trong nhà kiếng.

Năm 1723, một sĩ quan hải quân Pháp trẻ tuổi tên là de Clieu, khi về nghỉ phép tại Paris, đã quyết định đem cây giống này về xứ Martinique là nơi anh ta đang trú đóng. Cây giống được mang về theo chiếc tàu xuôi nam để quay về nhiệm sở. Chuyến đi đó nhiều gian nan, từ việc một gián điệp Hòa Lan toan đổ một loại thuốc độc vào cây non, cho đến việc hải tặc chặn cướp con tàu rồi khi tới gần điểm đến, chiếc thuyền lại gặp bão suýt bị chìm.

Bĩ cực thái lai, sau cùng de Clieu cũng thành công trong việc mang được cây cà phê trồng một nơi kín đáo, cắt ba thủy thủ canh gác ngày đêm. Cho hay trời cũng chiều người nên chẳng bao lâu cây đơm bông kết trái và chỉ hơn 50 năm sau tính ra đã có đến 18 triệu cây cà phê trồng trên hòn đảo này. Ngành buôn cà phê nay trở thành một cạnh tranh gay gắt giữa Hòa Lan và Pháp và chính việc tranh chấp giữa hai nước đã đưa đến một biến cố „ngư ông đắc lợi“. Trong khi hai nước có những bất đồng không thể giải quyết, họ đã nhờ chính quyền Brazil đứng ra dàn xếp.

Trong hội nghị để phân biện giữa hai bên, Brazil đã gửi một sĩ quan trẻ tuổi tên là Palheta đến làm đặc sứ. Palheta không những điển trai lại còn lanh lợi, khéo nịnh đầm đúng như truyền thống của một nhà quí tộc, chỉ trong ít ngày đã „tán“ dính ngay bà vợ của viên Thống sứ (Governor) đảo Guiana thuộc Pháp và bí mật yêu cầu người tình lấy cho mình ít hạt giống "làm kỷ niệm“. Trong buổi dạ tiệc tiễn đưa vị sứ thần, bà vợ viên Thống sứ đã tặng cho Palheta một bó hoa theo đúng phép lịch sự của Pháp, kèm theo một ám hiệu kín đáo. Nằm giữa bó hoa là những hạt cà phê tươi mà người Brazil đang thèm thuồng. Và đây là khởi đầu cho giống cà phê trồng tại Brazil, biến các quốc gia Trung, Nam Mỹ thành những đế quốc cà phê lớn vào bậc nhất thế giới.

Cà phê do người Hòa Lan truyền đến Bắc Mỹ vào năm 1660 ở vùng New Amsterdam. Bốn năm sau, người Anh chiếm vùng này và đặt tên là New York. Vào lúc đó, cà phê đã thành một thức uống quen thuộc thay bia vào bữa ăn sáng. Quán cà phê đầu tiên cũng theo dạng thức của Luân Ðôn, tương tự như một quán trọ, có phòng cho thuê, cung cấp bữa ăn, có bán rượu, chocolate và cả cà phê. Quán nào cũng có một phòng ăn chung nơi đó nhiều hoạt động công cộng được thực hiện, dần dần trở thành nơi tụ tập bàn chuyện làm ăn.

Thoạt tiên, cà phê chỉ dành cho giới thượng lưu trong khi trà phổ thông hơn, gần như khắp mọi tầng lớp. Thế nhưng đến năm 1773, khi Anh hoàng George đánh thuế trà và người dân Mỹ nổi lên chống lại thì tình hình thay đổi. Người Mỹ giả dạng làm dân da đỏ tấn công những tàu chở trà đem hàng hóa đổ xuống biển. Biến cố lịch sử dưới tên Boston Tea Party đã làm cho người Mỹ nghiêng qua uống cà phê và chẳng bao lâu thức uống này biến thành một loại quốc ẩm.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
Diễn Đàn 3V » DIỄN ĐÀN 3V » TÀI LIỆU THUYẾT MINH 63 TỈNH THÀNH » DAKLAK (quê tui)
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:

Bình Chọn
Rate my site
Total of answers: 22
Tin Nhắn
200
Site friends
  • Create a free website