Friday, 2024-05-17, 5:08 PM
Welcome Guest

3V CLUB

[ New messages · Members · Forum rules · Search · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Diễn Đàn 3V » DIỄN ĐÀN 3V » TÀI LIỆU THUYẾT MINH 63 TỈNH THÀNH » HÀ TÂY CŨ
HÀ TÂY CŨ
phuocdeptraiDate: Tuesday, 2010-11-23, 4:06 PM | Message # 1
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Thuyết minh tỉnh Hà Tây

TỈNH HÀ TÂY

ĐÔI NÉT VỀ HÀ TÂY
Tỉnh Hà Tây thuộc vùng châu thổ sông Hồng. Phía bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía tây giáp tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, phía đông giáp Hà Nội, Hưng Yên, phía nam giáp Hà Nam. Địa hình của tỉnh tương đối đa dạng gồm đồi núi và đồng bằng. Do ảnh hưởng của địa hình, khí hậu Hà Tây có nhiều vùng tiểu khí hậu nóng ẩm nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,8°C. vùng gò đồi có nhiệt độ trung bình 23,5°C, khí hậu lục địa ảnh hưởng của gió lào. Vùng Ba Vì có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình 18°C. Hà Tây có nhiều hồ lớn và đẹp. Giao thông đường bộ, đường thủy, đường sông đều thuận lợi. Với diện tích 2.193 km²dân số 2.386.770 người (1999). Hà Tây là một trong những tỉnh có 2 thị xã: Hà Đông, Sơn Tây và 12 huyện, thủ phủ là thị xã Hà Đông.

Nằmở giữa cửa ngõ thủ đô Hà Nội, Hà Tây là tỉnh có nhiều di tích và danh thắng, là một vùng đất giàu tiềm năng du lịch. Về di tích lịch sử, tỉnh Hà Tây đứng sau Hà Nội và Tp.HCM. nhiều lễ hội nổi tiếng ở Hà Tây đã là điểm dừng chân và làm say lòng bao du khách.

Là một tỉnh có các dân tộc ít người cư trú. Hà Tây là tỉnh có một kho tàng văn học dân gian phong phú: ca dao, dân ca, tục ngữ, truyện thơ, truyện cổ tích, truyện cười, có giá trị văn học. Hà Tây là vùng đất sản sinh ra nhiều danh nhân dân tộc tiêu biểu như: Phùng Hưng, Ngô Quyền, Nguễyn Trãi, Phan Huy Chú. Đồng thời là mảnh đất bảo tồn nhiều di sản văn háo dân tộc tiêu biểu là hàng trăm đình chùa, miếu mạo có giá trị về kiến trúc, nghệ thuật tôn giáo.

Nghệ thuật gian dân của tỉnh cũng khá phong phú. Người Kinh có hát chèo, hát trống quân, hát cò lả, hát cửa đình, múa rối nước. Người Mường có hát xéc bùa, hát đồng dao. Nhạc cụ có trống kèn, cồng chiêng là một loại hình âm nhạc độc đáo của dân tộc mường, người Dao có múa rùa, múa chung, múa chim.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Tuesday, 2010-11-23, 4:07 PM | Message # 2
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
CHÙA TRĂM GIAN

Chùa Trăm Gian còn có tên là chùa Tiên Lữ, tọa lạc ở thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây. Chùa được xây dựng từ thời Lý và đã trùng tu nhiều lần. Chùa có đủ Trăm Gian, tam quan có tám mái đứng sừng sững trên cao hàng trăm bậc gạch. Ngôi chùa hiện nay vẫn còn giữ được nhiều di vật quý. Ở thượng điện có một bệ hình khối chữ nhật bằng đất nung. Ở sân chùa có gác chuông hai tầng, tám mái dựng năm 1693, trên đó có khách đồng đúc năm 1749, có chiều ngang 1,42m. Trong chùa có pho tượng Tuyết Sơn bằng gỗ mít đen. Xung quanh chùa có nhiều cây c thụ tùng, bách, có các bảo tháp xây kiên cố. Chùa Trăm Gian là một trong những di tích đẹp của tỉnh Hà Tây.

KHU DU LỊCH BA VÌ

Từ Hà Nội đi khoảng 50km đến thị xã Sơn Tây, đi tiếp 16km đến suối Hai. Nơi đây có nhà nghỉ tham quan. Thuyền du lịch sẽ đưa du khách dạo quanh hồ, ghé lên các đảo trồng cây dược liệu, đảo chim, đảo cò… để Tận hưởng cảnh sắc thiên nhiên. Xe ô tô chạy tiếp 15 phút đưa du khách đến sườn phía bắc của núi Ba Vì, thăm thác ao Vua. Một dòng thác xuất hiện từ trên cao tạo thành ba tầng thác. Tầng thác cuối cùng đổ ào ạt xuống hồ nhỏ, nước xanh như ngọc thạch, đó là Ao Vua. Du khách có thể leo lên cả ba tầng thác nhờ có những hoa phong lan. Du khách có sức khỏe tốt hãy tiếp tục leo đến độ cao 400m để tìm dấu vết còn lại của khu nghỉ mát có từ năm 1940 do người Pháp xây dựng. Đã có đường cho xe ôtô chạy vòng quanh núi đưa du khách lên độ cao 1.200m để hưởng cái thú nghỉ tại một đêm ở nhà khách đầy trời sao.

Ngày hôm sau xuống núi, du khách hãy thám hiểm rừng nguyên sinh Ba Vì có diện tích 76.000ha phân bố rải rác ở độ cao từ 200m đến 1.300m so với mặt nước biển. Khí hậu ôn hòa, thảm thực vật phong phú có tới 1.700 loài thực vật. Động vật có những loài quý hiếm như công, hươu sao, thú Man malia, chm Aves, bò sát…

HỒ QUAN SƠN

Từ Hà Nội theo quốc lộ 6 qua thị xã Hà Đông đi tiếp theo quốc lộ 22 đến Tế Tiêu ( Mỹ Đức- Hà Tây), rẽ theo đường 76 khoảng 5km, rẽ phải là tới hồ Quan Sơn. Du khách không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh đẹp trời mây, sông nước, núi non trùng điệp nơi đây. Qua cầu Đông, điểm đầu tiên du khách đặt chân là bến đò Giang Nội. Giang Nội là một trong ba hồ lớn của Quan Sơn, rng chừng 800ha. Đứng trên bờ, du khách đã nhìn thấy những dãy núi đá trùng điệp của thiên nhiên soi mình dưới làn nước xanh mát của hồ. Núi ở đây có tới 20 ngọn lớn nhỏ kéo dài ôm ấp các hồ nước ở Quan Sơn. Lại có nhiều vách núi đá dựng đứng nằm giữa lòng hồ trông xa như những bán đảo nhỏ. Thuyền sẽ lần lượt đưa du khách tham quan hồ Quan Sơn và ghé thăm các ngọn núi với nhiều tên gọi khác nhau: núi Trâu Trắng, núi Sư Tử, núi Quai Chèo…..

Quan Sơn còn có nhiều chùa, chùa Linh Sơn nằm ngay chân núi Linh Sơn, soi bóng xuống hồ Giang Nội. Chùa được xây theo kiến trúc chùa cổ thế kỷ 17. Tương truyền chùa có từ nhà Mạc. Cạnh chùa là động Linh Sơn, động không lớn nhưng có nhiều rũ xuống lung linh huyền ảo. Ngaòi ra còn có chùa Cao. Chùa Hàm Yên.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Tuesday, 2010-11-23, 4:09 PM | Message # 3
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
CHÙA TÂY PHƯƠNG

Chuà xây trên núi Câu Lâu, cao độ 50m, hình núi cong như lưỡi câu, sườn đất đỏ, tre trúc mọc um tùm. Từ chân núi bước lên chùa qua nhiều bậc đá ong. Chùa Tây Phương còn có tên “ Sùng Phúc Tự”, chưa rõ được xây dựng từ đời nào. Chỉ biết rằng năm 1554, Mạc Phúc Nguyên xây dựng lại chùa theo hình dáng như ngày nay. Tiếp đó năm 1660, Trịnh Tạc cho sửa lại và xây Tam Quan. Cuối đời Tây Sơn (1802) chùa lại được sữa chữa thêm một lần nữa, được đúc chuông và đổi tên là “ Tây Phương cổ tự”.

Các tượng phật trong chùa Tây Phương là niềm tự hào của môn nghệ thuật tạo hình truyền thống của dân tộc ta. 72 pho tượng phật tạc bằng gỗ mít sơn son thiếp vàng, pho nào cũng đặc sắc, biểu hiện một cách sinh động sắc thái, tình cảm của con người trong mọi tình huống vui, buồn, tức giận. Đặc biệt là 18 pho tượng la hán ở chùa Tây Phương và 8 tượng Kim Cương, một tượng ông Thiện, một tượng ông Ác đã đạt tới trình độ mẫu mực trong nghệ thuật điêu khắc truyền thống của nước ta, mỗi pho một vẻ, vui buồn, suy nghĩ, giận dữ sinh động.

Nổi bật nhất là tượng la hầu và tượng Tuyết Sơn, tượng La hầu là tay cầm gậy, tay để trên đầu gối. Tượng Tuyết Sơn, má hóp, mắt sâu, da bọc xương ngực bày 12 đôi xương sườn, đang trầm tư. Nhìn những công trình nghệ thuật điêu khắc độc đáo này, nhà thơ Huy Cận đã cảm hứng viết nên những lời thơ mang nặng suy tư:

Cha ông năm tháng đè lưng nặng
Những hạn đương thời của Nguyễn Du
Nung nấu tâm can vò vỗ trán
Đau đời có cứu được đời đâu!


TRẨY HỘI CHÙA HƯƠNG

Hàng năm vào tiết xuân sang, bắt đầu từ tháng giêng đến tháng ba, bà con miền bắc rủ nhau đi trẩy hội chùa Hương rất đông. Hai tiếng “ trẩy hội” cũng phản ánh khá rõ màu sắc nặng nề tín ngưỡng. Trước đây người ta tin rằng đến chùa Hương uống nước suối Giải Oan sẽ tẩy sạch tội trần, những người hiếm con lại ngồi vuốt ve núi Cậu để xin con, khấn vái “ núi vàng”, “núi bạc” để cầu rửa. Bây giờ ít ai nói đi “ trẩy hội chùa Hương”. Người ta rủ nhau đi viếng cảnh chùa Hương. và hiện nay, khi mùa xuân đến, bà con lũ lượt đến chùa Hương với nội dung tham quan, giải trí là chủ yếu. Đây là mộttrong lễ hội kéo dài nhất nước ta từ rằm tháng Giêng đến rằm tháng ba thu hút hàng vạn người hành hương tu khắp nước. Cảnh đẹp chùa Hương được ban tặng danh hiệu “ nam thiên đệ nht động”, tức “ động đẹp nhất của trời Nam”. Trừ bao năm qua, cảnh đẹp của chùa Hương đã từng là đề tài ca ngợi cho nhiều bài thi, vịnh. Chùa Hương ở cách Hà Nội khoảng 60km. Từ Hà Nội nếu không có phượng tiện, có thể đi xe buýt vào thị xã Hà Đông, lên thị trấn Vân Đình, qua 10km nừa tới Bến Đục. Tại bến đò có nhiều bà con mang những bó gậy trúc chào mời. Bạn nên trang trị cho mình một chiếc gậy hành hương.

Tu Bến Đục, khách đi bộ đến bến Yên Vĩ là bắt đầu bước vào cảnh chùa Hương. trước mắt bạn trải ra một vùng “non nước hữu tình”. Tại bến Yên Vĩ -còn gọi là bến đò suối, vì dòng nước này hình thành do con suối từ động Hương Sơn chảy ra. Đò đưa ta đến bến đền Trình. Gọi là đền Trình, vì theo tục lệ từ xưa, ao vào chùa Hương cũng phải ghé thuyền vào đây làm thủ tục đăng ký trình diện với sơn thần tại chỗ. Đền trình trước đây khá lớn gần 10 gian, có hai con voi vào đốt phá hai lần. Vào năm 1947, 1948 và bị thả bom một lần vào năm 1950.

Vì cái đẹp của chùa Hương rất biến ảo. Biến ảo theo góc độ ta đứng nìn, biến ảo theo thời tiết, biến ảo theo tuần trăng khuyết, trăng tròn. Do đó mà những du khách say mê cảnh chùa Hương mới cất công đi viếng nhiềulần. Và mỗi lần họ đều thấy thêm vẻ đẹp mới. Đến Hương Sơn, chúng ta không chỉ thăm một vùng mênh mông rừng núi, sườn đồi, với nhiều hang động, những ngôi chùa cổ kính nghi ngút khói hương và sương mù. Đến Hương Sơn, ta còn có dịp làm quen với cây mơ và rau sắng. Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái, trái mơ ở Hương Sơn có nhiều loại: mơ đào, mơ chấm son, mơ bò hống, mơ song thọ. Loại nào cũng quý, cũng ngon, đáng mua về làm quà.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Tuesday, 2010-11-23, 4:11 PM | Message # 4
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
LÀNG LỤA VẠN PHÚC

Nằm bên bờ sông Nhuê, thuộc thị xã Hà Đông. Làng có nghề dệt lụa tơ tằm từ xa xưa. Hiện trong làng có đền thờ bà tổ dạy nghề dệt cho dân làng và dân các nơi tụ về đây xin học nghề, làm thuê cho các khung dệt. Lụa tơ tằm vạn Phúc nổi tiếng mịt mặt mát tay là mặt hàng quý được nhiều người ưa dùng, với tên quên thuộc: lụa Hà Đông.

Ngày nay, dân làng vẫn tiếp tục làm nghề cổ truyền với quy mô lớn. Lụa tơ tầm Vạn Phúc không chỉ dùng trong nước mà còn xuất sang nhiều nước khắp châu lục.

KHOANG XANH- SUỐI TIÊN

Là điểm du lịch có môi trường sinh thái còn tương đối nguyên vẹn, nơi có nhiều người Mường sinh sống. Từ xa chúng ta đã nghe thác nước ào ào, cùng với cảnh núi rừng hùng vĩ xung quanh khiến phong cảnh nơi đây càng thêm ngoạn mục. Đi khoảng 500m ta sẽ được đắm mình trong một thung lũng thơ mộng bên núi Tản Viên, có dòng suối Tiên vắt mình từ trên cao, len lỏi qua các sườn đá chảy xuống trong như một dãy lụa bạc khổng lồ. Thác nước từ trên cao đổ xuống tung bọt trắng xóa. Sau khi tham quan thác, lội suối thỏa thuê, ta có thể leo lên đỉnh núi Vua, nơi có rừng nguyên sinh với hệ động vật phong phú và các loại cây cổ thụ quý hiếm. Khu du lịch Khoang Xanh- Suối Tiên rất thích hợp cho các loại hình du lịch cuối tuần, leo núi, tắm suối, thăm bản dân tộc Mường. Khu du lịch này hiện đang thu hút rất nhiều khách du lịch, để lại cho du khách những ấn tượng khó phai.

ĐƯỜNG SẮT THỐNG NHẤT

Ngày 31/2/1976 tổng cục đường sắt và bộ giao thông vận tải Hà Nội và Tp.HCm dài 1.730km. công nhân, bộ đội và các tầng lớp nhân dân đã làm tới 626km đường, trong đó có 475 cầu, 520 cống và 150 nhà ga, đồng thời khôi phục các đạon cũ Huế- Đà Nẵng 130km và Phù Mỹ- Sài Gòn 630km. thực ra ngày 4/12/1976 vào lúc 10h55 đã có một đoàn tàu xuất phát từ ga Hà Nội chạy vào Tp.HCM để kiểm tra chất lượng con đường. Thời điểm đó, một đoàn tàu rời Tp.HCM ra Hà Nội cũng với nhiệm vụ trên.

Tính từ khởi công các đoạn đường phải làm mới cho đến ngày 4/12/1976 nối xong đoạn ray cuối cùng giữa Chu Lễ (Hà Tĩnh) và Minh Cầm (Quảng Bình) là 14 tháng. Ngành đường sắt đóng vai trò quan trọng trong xã hội –kinh tế của nước Việt Nam. Sau hơn 20 năm phát triển ngành đường sắt không ngừng phát huy vai trò thúc đẩy kinh tế của mình, luôn không ngừng nổ lực đi lên. Đường sắt của chúng ta nếu so trên thế giới, các nước láng giềng là kém phát triển. Chúng ta chỉ có một đường ray duy nhất, các tàu phải chờ ở ga để tránh nhau, tốc độ di chuyển bị thấp. Không những thế đường ray của chúng ta hiện nay so với thế giới là quá nhỏ, độ rộng chỉ khoảng 1m so với Trung Quốc là 1,43m, Thái Lan 1,4m, Nhật Bản là 1,5m. Tốc độ trung bình hiện nay của tàu lửa nước ta khoảng 58,5km/h, Trung Quốc khoảng 100km/h, Nhật Bản khoảng 180km/h. Trong tương lai khi đường xe lửa thành hiện thực thì ngành đường sắt Việt Nam sẽ phát triển, hòa cùng xu thế chung của toàn khu vực. Tháng 9/2000 vừa qua chúng ta đã đưa vào hoạt động hệ thống xe lửa thế hệ thứ hai vào hoạt động với trang thiết bị khá hiện đại: máy lạnh toàn bộ, máy nấu nước nóng, hệ thống cung cấp điện, toa ăn dịch vụ trên tàu. Và không bao lâu nữa chính phủ Việt Nam sẽ xây dựng thêm một đường ray xe lửa mới chạy song song với đường xe lửa hiện nay, nhằm tăng chất lượng và tốc độ của xe lửa Việt Nam. Hiện nay trên thế giới người ta đã áp dụng rất nhiều phát minh khoa học kỹ thuật mới vào đường sắt, đệm từ trường, lực hút nam châm… các tàu xe lửa nổi tiếng trên thế giới như: TGV của Pháp khai thác từ năm 1985 tốc độ đạt 300km/h của Nhật khai thác vào năm 1992 đạt tốc độ 400km/h. Vừa qua nhân kỷ niệm 51 năm quốc khánh Trung Quốc (1/10/1949 –1/10/2000) thành phố Thượng Hải đã dưa vào sử dụng xe lửa cao tốc đạt 320km/h.

Tuyến đường sắt xuyên Việt

Trên tuyến đường sắt Bắc – Nam có 1.420 cây cầu lớn thuộc nhiều chủng loại, phần lớn xây dựng từ đầu thế kỷ, trong đó 20% các cây cầu phải hạn chế tốc độ, 27 hầm lớn nhỏ xuống cấp nặng nên đường nhiều đọan có địa chất xấu, thủy văn biến động, lũ lụt gây hư hỏng, còn nhiều bộ ghi và trên 400 km đường ray nhỏ tu đầu thế kỷ XX đến năm 1993 chưa được thay thế, tà vẹt bị khuyết tật mục nát nhiều, thiếu đá, thiếu phụ tùng đầu máy, toa xe….

Kỷ niệm lần thứ 103 ngày sinh Bác Hồ, lúc 6h40 phút 19/5/1993, ga Sài Gòn làm lễ khánh thành đoàn tàu khách Hà Nội –Tp.HCM chạy 38 giờ. Để có thể đưa tàu đi vào hoạt động, ngành đường sắt Việt Nam đã chỉnh tu xong 678km đường, 54 cây cầu xuống cấp, 120 bộ ghi.. đã đưa vào công trình gần 50.000m³ đá, 26.000 tà vẹt các loại, 67.000 bộ phụ kiện, 110.000 đinh đệm các loại, sửa chữa hàon chỉnh 3 đầu máy xe lửa Tiệp Khắc, sửa chữa kết hợp hoán cải 10 toa xe Ấn Độ thành 10 toa gối mềm có giá hành lý kiểu máy bay, mỗi toa lắp đặt 2 ti vi 21 inch, 1 đầu máy video, hệ thống trang âm nghe âm nhạc, phát thanh, mỗi ghế ngồi, nằm đều có chiết áp điều chỉnh âm lượng và ống nghe. Các tiện nghi vệ sinh, điện nước… được tăng cường. Một xe giường nằm, một toa hàng ăn thiết kế nội thất đẹp, chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của khách.

Với hành trình Bắc- Nam 38 giờ, đoàn tàu cần phải chạy với tốc độ hành quân 52 - 55km/h, ở nhiều nơi phải chạy với tốc độ 70-75km/h. Trong khi đó, tốc độ cho phép của đầu máy Tiệp Khắc sử dụng là 80km/h, ở nhiều đoạn lên dốc và phải chạy với tốc độ 70 - 75km/h, đầu máy bị gầm quá mức cho phép không bảo đảm sử dụng lâu dài được.

Thực hiện quyết định của liên hiệp đường sắt Việt Nam về việc rút ngắn thời gian chạy tàu Bắc – Nam từ 38 giờ xuống còn 34 giờ, xí nghiệp quản lý đường sắt Sài Gòn đã chỉnh tu đoạn đường sắt từ Tp.HCM đến Mường Mán (Bình Thuận dài 180km, trong đó có 1.759m cầu các loại và 3.600 m cống). Việc chỉnh tu này cho phép nâng tốc độ chạy tàu ở một số cung đường lên 80km/h và toàn tuyến sẽ rút ngắn được 23,5phút. Ngày 19/5/1997, tàu Bắc - Nam hành trình 34 giờ chính thức đi vào hoạt động. Năm 1998, ngành đường sắt Việt Nam đầu tư khoảng 103 tỷ đồng để sửa chữa, nâng cấp 526km đường, gần 3km cầu và một số mạng thông tin- tín hiệu… nhằm tiếp tục rút ngắn hành trình chạy tàu Bắc – Nam tu 34 giờ xuống còn 32 giờ vào đầu tháng 5/1999. Ngành đường sắt đang bị cạnh tranh quyết liệt bởi các ngành giao thông vận tải khác. Khách trong nước phải cân nhắc chọn lựa giữa gái vé xe lửa, giá vé máy bay và giá vé các chuyến xe khách Bắc – Nam. Hành khách du lịch ngoại quốc tùy theo mùa, nghỉ hè hay tết lễ, chiếm 3-5% lượng hành khách của ngành đường sắt. Trong khi tàu hỏa cố gắng tăng tốc độ thì loại du khách này lại cần tàu đi chậm để ngắm cảnh, vì vậy họ chỉ mua vé tàu tuyến đường ngắn từ Tp.HCM đi Nha Trang, Vinh hay Huế, không đi suốt tuyến đường Bắc- Nam.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Tuesday, 2010-11-23, 4:12 PM | Message # 5
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Chùa Thầy - Hà Tây

Chùa Thầy còn được gọi là chùa Cả, tọa lạc ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây, cách Hà Nội 30 km về phía Tây Nam

Chùa được xây dựng từ đời vua Lý Nhân Tông (1072-1128). Lúc đầu chùa chỉ là một thảo am nhỏ của thiền sư Từ Ðạo Hạnh. Chùa xây theo hình chữ "Tam" có ba lớp: Chùa Hạ, chùa Giữa, chùa Thượng. Lớp ngoài cùng là nơi tế lễ, lớp giữa thờ phật, lớp trong cùng thờ pháp sư Từ Ðạo Hạnh. Pho tượng Từ Ðạo Hạnh được tạc bằng gỗ bạch đàn lắp máy tự động có thể đứng lên ngồi xuống, được đặt trong khám sơn son thiếp vàng lộng lẫy, có rèm che huyền bí.

Trước chùa có hồ Long Trì, giữa hồ có nhà Thuỷ đình làm nơi diễn rối nước. Hai bên chùa có cầu Nhật Tiên và Nguyệt Tiên do Hoàng Giáp Phùng Khắc Khoan xây năm 1602.

Chùa Cả làm theo kiểu ba cấp, mái cong lợp mũi hài, các mảng chạm trổ cầu kỳ, tinh vi, sống động.

Sau chùa có động Phật Tích, có hang Cắc Cớ. Trong hang có vòm núi, có khoảng trống nhìn lên thấy trời xanh, nắng rọi lung linh, mờ ảo. Ði tiếp, rẽ xuống hang Bò. Cách hang Bò một đoạn không xa là đến hang Gió.

Khách đến thăm chùa Thầy vừa được vãn cảnh chùa vừa tìm được thú vui leo núi, thăm động.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
Diễn Đàn 3V » DIỄN ĐÀN 3V » TÀI LIỆU THUYẾT MINH 63 TỈNH THÀNH » HÀ TÂY CŨ
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:

Bình Chọn
Rate my site
Total of answers: 22
Tin Nhắn
200
Site friends
  • Create a free website