Friday, 2024-05-17, 5:09 PM
Welcome Guest

3V CLUB

[ New messages · Members · Forum rules · Search · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Diễn Đàn 3V » DIỄN ĐÀN 3V » TÀI LIỆU THUYẾT MINH 63 TỈNH THÀNH » KON TUM (thuyết minh về kontum !)
KON TUM
phuocdeptraiDate: Tuesday, 2010-11-23, 9:16 AM | Message # 1
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
THUYẾT MINH VỀ TỈNH KON TUM

Mã điện thoại: 60
Mã bưu chính: 58
Biển số xe: 82

Kon Tum là một tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên của Việt Nam.

Tên gọi

Theo ngôn ngữ Ba Na thì Kon là làng, Tum là hồ và Kon Tum có nghĩa là Làng Hồ, bởi xưa kia khu vực này đã từng có một hồ lớn.

Địa lý

Kon Tum nằm ở phía bắc vùng Tây Nguyên, có tọa độ trong giới hạn 13°55’-15°27’ vĩ độ bắc và 107°20’ -108°32’ kinh độ đông, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía nam giáp tỉnh Gia Lai, phía đông giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía tây có biên giới dài 150 km giáp Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và 127 km với Vương quốc Campuchia.

Kon Tum có diện tích tự nhiên 9.614,5 km² (tức 961.450 ha), trong đó:
Đất ở: 3.332 ha
Đất nông nghiệp: 92.352 ha
Đất lâm nghiệp: 606.669 ha
Đất chuyên dùng: 12.253 ha
Đất chưa sử dụng: 246.844 ha.

Do phần lớn diện tích tự nhiên nằm ở phía đông dãy Trường Sơn nên địa hình Kon Tum nghiêng dần từ đông sang tây và thấp dần từ bắc xuống nam.

Phía bắc tỉnh là khối núi Ngọc Linh có độ cao trong khoảng 800-1.200 m, trong đó có đỉnh Ngọc Linh 2.596 m, Ngọc Phan 2.251 m, Ngọc Krinh 2.066 m, Ngọc Bôn Sơn 1.939 m, Kon Bo Ria 1.500 m, Kon Krông 1.330 m.

Vùng này là nơi bắt nguồn của nhiều con sông lớn như sông Cái chảy sang Quảng Nam, sông Sê San chảy sang Cămpuchia và sông Ba chảy sang Phú Yên.

Phía nam tỉnh có độ cao trên dưới 500m với độ dốc 2-5%. Từ phía tây Ngọc Linh có một dải thung lũng hẹp chạy đến giữa tỉnh thì mở rộng ra tạo nên cánh đồng bằng phẳng trải dài 50 km tới tận thị xã Kon Tum. Đây là khu vực đồng bằng nằm ở độ cao 252m so với mặt biển và được phù sa hai nhánh sông Se San là sông Đắk Pôkô và Đắk Bla bồi đắp.

Cực nam tỉnh có thác Yaly cao 60m đổ sang địa phận Gia Lai. Từ nguồn nước của thác này đã xây dựng trên đất Gia Lai nhà máy thuỷ điện Yaly công suất 720 MW.

Hành chính

Tỉnh có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, với 96 xã, phường và thị trấn, bao gồm:

Thị xã Kon Tum

Kon Tum là một thị xã của Việt Nam và là tỉnh lỵ của tỉnh Kon Tum. Thị xã Kom Tum là đơn vị hành chính cấp huyện có dân số đông nhất tỉnh Kon Tum. Thị xã có 20 phường, xã, nằm ven sông Đắk Bla. Sông Đắk Bla là một nhánh của sông PôCô chảy theo hướng từ Đông sang Tây và đổ vào hồ Yaly. Đây là trung tâm hành chính cũ của Pháp ở Tây Nguyên, theo tiếng người bản địa Bahnar ở đây, Kon Tum có nghĩa là "làng ở gần hồ nước". Các cố đạo Pháp đã đến đây từ năm 1851.Ở trên cao nhìn xuống, thị xã Kon Tum có hình lòng chảo. Di tích lịch sử Ngục Kon Tum. Danh lam thắng cảnh Nhà Thờ Gỗ. Thị xã Kon Tum cách Buôn Ma Thuột 246 km, cách Qui Nhơn 215 km và cách Pleiku 49 km.

Thị xã Kon Tum có 43.298,15 ha diện tích tự nhiên và dân số 137.662 người người. Ngày 10 tháng 12 năm 2008, Hội đồng nhân dân dân tỉnh này đã thông qua đề án thành lập thành phố Kon Tum trên cơ sở diện tích và dân số hiện tại của thị xã này.[1] Có 20 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các phường: Duy Tân, Quang Trung, Ngô Mây, Trường Chinh, Thắng Lợi, Thống Nhất, Quyết Thắng, Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi và các xã: Đắk Cấm, Đắk Blà, Chư Hreng, Đắk Rơ Wa, Hoà Bình, Đoàn Kết, Ia Chim, Vinh Quang, Kroong và Ngọk Bay.

Thị xã có sân bay Kon Tum (do quân đội quản lí, đã không thể hoạt động). Quốc lộ 14 đi Quảng Nam và Pleiku, Quốc lộ 24 đi Quảng Ngãi và đường 675 đi Sa Thầy.

Tỉnh lỵ của Kon Tum hiện nay là thị xã Kon Tum cách Quy Nhơn 215 km về phía tây, cách thành phố Hồ Chí Minh 600 km về phía bắc.

Huyện Đắk Glei

Đắk Glei, còn viết là Đăk Glei, Đak Glei, là một huyện của Việt Nam, nằm trong tỉnh Kon Tum. Huyện lỵ là thị trấn Đắk Glei.

Đắk Glei nằm ở phía Bắc tỉnh Kon Tum. Phía Tây giáp với Lào, phía Bắc và phía Đông giáp tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp các huyện Đắk Tô và Ngọc Hồi. Quốc lộ 14 chạy theo hướng Bắc-Nam đi qua chính giữa huyện. Có núi Ngọc Linh, ngọn núi cao nhất Tây Nguyên cùng với cây thuốc quý là Sâm Ngọc Linh.

Trong huyện có 12 đơn vị hành chính cấp xã, gồm thị trấn Đăk Glei và các xã Ngọc Linh, Mường Hoong, Đăk Choong, Xốp, Đăk Blô, Đăk Man, Đăk Pét, Đăk Kroong, Đăk Môn, Đăk Long, Đăk Nhoong.

Huyện Đắk Hà

Huyện Đắk Hà phía Nam giáp thị xã Kon Tum, phía Đông giáp huyện Kon Plông, phía Bắc giáp huyện Tu Mơ Rông, phia Tây giáp huyện Đắk Tô, phía Tây Nam giáp huyện Sa Thầy với ranh giới là thượng nguồn của con sông Krong Pơ Kô.

Huyện Đắk Hà được thành lập theo Nghị định số 26-CP của Chính phủ ngày 24 tháng 3 năm 1994 trên cơ sở 2 xã Đăk Pxi và Đăk Hring tách ra từ huyện Đắk Tô và 4 xã Đăk La, Hà Mòn, Ngọc Réo, Đăk Uy tách ra từ thị xã Kon Tum. Thị trấn huyện lị Đắk Hà được thành lập trên cơ sở tách từ xã Hà Mòn. Xã Ngọc Wang được thành lập theo Nghị định số 73-CP ngày 22 tháng 11 năm 1996 trên cơ sở tách ra từ 2 xã Ngọc Réo, Đăk Uy. Xã Đăk Mar được thành lập theo Nghị định số 69/1998/NĐ-CP ngày 3 tháng 9 năm 1998 trên cơ sở tách ra từ 2 xã Đăk Hring, Hà Mòn.

Như vậy huyện Đăk Hà gồm thị trấn Đắk Hà và 8 xã: Đăk La, Hà Mòn, Ngọc Wang, Ngọc Réo, Đăk Uy, Đăk Mar, Đăk Hring, Đăk Pxi

Đường bộ có Quốc lộ 14 chạy qua địa bàn, từ huyện Đắk Tô đến thị xã Kon Tum. Thị trấn Đắk Hà nằm trên tuyến đường này.

Huyện Đắk Tô

Đắk Tô' hay Đắc Tô của tỉnh Kon Tum, phía Tây giáp huyện Ngọc Hồi, phía Nam giáp huyện Sa Thầy, phía Đông giáp huyện Đắk Hà, phía Bắc giáp huyện Tu Mơ Rông.

Huyện Đắk Tô hiện có 1 thị trấn: thị trấn Đắk Tô, và 8 xã: Ngọk Tụ, Đắk Rơ Nga, Đắk Trăm, Pô Kô, Kon Đào, Văn Lem, Diên Bình và Tân Cảnh. Diện tích tự nhiên của Đắk Tô hiện nay là 51.570 ha. Dân số tính tới năm 2004 là 29.015 người. Thị trấn Đắk Tô, là huyện lỵ của huyện Đắk Tô, được tách ra từ xã Tân Cảnh theo quyết định ngày 30 tháng 5 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng (tức là chính phủ lúc đó).

Huyện Đắk Tô trước năm 1978, là một huyện lớn về diện tích của tỉnh Kon Tum, nó bao gồm phần đất của 3 huyện: huyện Đắk Tô hiện nay, huyện Tu Mơ Rông và huyện Sa Thầy. Ngày 10 tháng 10 năm 1978 huyện tách thành hai huyện Đắk Tô và Sa Thầy, đều thuộc tỉnh Gia Lai - Kon Tum.

Theo Quyết định 96-HĐBT của Hội đồng Bộ Trưởng ngày 30 tháng 5 năm 1988, tách các thôn 2, 3 và 4 của xã Tân Cảnh để thành lập thị trấn huyện lỵ Đắk Tô.

Ngày 20 tháng 7 năm 1991 chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định tách hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum, thì Đắk Tô thuộc tỉnh Kon Tum. Lúc này Đắk Tô có 16 xã (Ngọk Tụ, Văn Lem, Đắk Tờ Kan, Đắk Hà, Đắk Na, Đắk Sao, Ngọk Lây, Ngọk Yêu, Văn Xuôi, Tê Xăng, Măng Ri, Tu Mơ Rông, Pô Cô, Kon Đào, Diên Bình và Tân Cảnh) và 1 thị trấn Đắk Tô. Ngày 9 tháng 6 năm 2005, chính phủ quyết định tách lần lượt từ mỗi xã trong ba xã Ngọk Tụ, Văn Lem, Đắk Tờ Kan, thêm ba xã mới: Đắk Rơ Nga, Đắk Trăm và Đắk Rơ Ông, nhưng đồng thời lại tách huyện thành hai: huyện Đắk Tô ngày nay và huyện Tu Mơ Rông (huyện này gồm 11 xã còn lại trong tổng số 19 xã mới).

Trận Đắk Tô năm 1967, trận đánh nổi tiếng trong Chiến tranh Việt Nam diễn ra tại một cứ điểm thuộc xã Tân Cảnh cũ, nay nằm trên địa bàn thị trấn Đắk Tô, gần quốc lộ 14.

Đường bộ có Quốc lộ 14, chạy xuyên qua huyện theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, từ huyện Ngọc Hồi tới huyện Đắk Hà. Thị trấn Đắk Tô nằm trên con đường này.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Tuesday, 2010-11-23, 9:16 AM | Message # 2
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Huyện Kon Plông

Kon Plông là huyện thuộc tỉnh Kon Tum. Huyện có diện tích 2.248,2 km2,dân số 31.700 (1999). Huyện Kon Plông được hình thành trên cơ sở chia tách huyện Kon Plông cũ (nay là huyện Kon Rẫy). Huyện Kon Plông mới được chia tách năm 2004 nên chưa có thị trấn. Đơn vị hành chính của huyện gồm 9 xã: Đăk Long, Măng Bút,Măng Cành,Ngọc Tem, Đăk Rinh, Đăk Nên, Đăk Tăng, Xã Hiếu, Pờ Ê

Dân số 31.700 (1999), các dân tộc bản địa Mơnâm, Xêđăng, Kadong, H’rê chiếm hơn 97% dân số. Địa hình chủ yếu là đồi núi. Có cao nguyên Kon Plông trải dài khắp huyện.Rừng chiếm 73,3% diện tích nên kinh tế chủ yếu là khai thác lâm sản. Có Tỉnh lộ 5, Quốc lộ 24 đi từ Thị xã Kon Tum đến tỉnh Quảng Ngãi.

Huyện Kon Rẫy

Kon Rẫy là một huyện thuộc tỉnh Kon Tum. Huyện lỵ là thị trấn Đăk Rve. Kon Rẫy nằm ở phía Nam của Kon Tum. Phía Đông Nam, giáp thị xã Kon Tum, phía Tây giáp huyện Đăk Hà, phía Đông Bắc giáp huyện Kon Plông, phía Nam giáp các huyện K'Bang, Đăk Đoa, Chư Păh của tỉnh Gia Lai.
Toàn huyện rộng 886,6 km².

Kon Rẫy có khoảng 21.000 nhân khẩu (2004) gồm nhiều dân tộc. Trong Kon Rẫy có 7 đơn vị hành chính cấp xã gồm thị trấn Đăk Rve và các xã Tân Lập, Đăk Ruồng, Đăk Kôi, Đăk Pne, Đăk Tờ Re, Đăk Tơ Lùng.

Kon Rẫy được thành lập vào năm 2002 trên cơ sở tách 6 xã và thị trấn với 20,9 nghìn nhân khẩu của Kon Plông cũ ra. Thị trấn Kon Plông, huyện lỵ của Kon Plông cũ được đổi tên thành thị trấn Đăk Rve và trở thành huyện lỵ của Kon Rẫy.

Huyện Ngọc Hồi

Huyện Ngọc Hồi là huyện ngã ba biên giới, nằm ở phía Tây tỉnh Kon Tum, bên sườn phía đông dải Trường Sơn, giáp với huyện Đắk Glei ở phía Bắc, huyện Tu Mơ Rông ở phía Đông Bắc, huyện Đắc Tô ở hướng Đông Nam, huyện Sa Thầy ở hướng Nam, Lào và Campuchia ở hướng Tây.

Huyện lỵ là thị trấn Plei Kần. Quốc lộ 40 theo hướng đông tây nối cửa khẩu quốc tế Bờ Y với Plei Kần và với thị xã Kon Tum. Quốc lộ 14 theo hướng bắc nam. Huyện Ngọc Hồi rộng 824 km², gồm 6 xã và 1 thị trấn.

Huyện Ngọc Hồi được thành lập trên cơ sở chia tách 3 huyện: Đăk Glei, Sa Thầy, Đăk Tô theo Quyết định số 316-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 15 tháng 10 năm 1991, gồm 3 xã Đăk Xú, Pờ Y (Bờ Y), Sa Lon của huyện Sa Thầy, xã Đăk Ang của huyện Đăk Tô và xã Dục Nông của huyện Đăk Glei. Thị trấn huyện lỵ Plei Kần được thành lập trên cơ sở tách từ xã Đăk Xú theo Quyết định số 514-TCCP ngày 17 tháng 10 năm 1991.

Năm 1996, chia xã Dục Nông thành 2 xã Đăk Dục và Đăk Nông. Phía tây vượt qua dãy Trường Sơn là đường biên giới chung với Lào dài 34 km và đường biên giới chung với Campuchia dài 13 km.

Trung tâm thị trấn Plây Kần là điểm giao nhau của trục tuyến thông thương Bắc-Nam và Đông-Tây bao gồm đường xuyên Việt mang tên Hồ Chí Minh (quốc lộ 14); quốc lộ 14C và đường xuyên Đông Dương (quốc lộ 40), thông qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y qua Lào, Campuchia, Thái Lan cho đến tận Mianma.

Kinh tế của huyện chủ yếu là trồng cây lương thực, trồng rừng phòng hộ, trồng cây công nghiệp như: caosu, càphê, lúa nước, phát triển chăn nuôi gia súc như bò, heo, dê...

Huyện Sa Thầy

Sa Thầy là một huyện thuộc tỉnh Kon Tum. Đây là huyện miền núi, cực Nam tỉnh, có nhiều dự án thuỷ điện lớn nằm ven con sông Sê San như thuỷ điện Sê San III, thuỷ điện Ya Ly...Đây là huyện có mật độ dân số thấp nhất Việt Nam.

Huyện Sa Thầy phía Bắc giáp huyện Ngọc Hồi, phía Đông Bắc giáp huyện Đắk Tô, phía Đông (từ Bắc xuống Nam) lần lượt giáp các huyện thị: huyện Đắk Hà và thị xã Kon Tum. Phía Nam huyện giáp với tỉnh Gia Lai, ranh giới là thượng nguồn sông Sê San. Phía Tây của huyện Sa Thầy là biên giới Việt Nam - Campuchia.

Các đỉnh núi nổi bậc:
Chư Mom Rai (1.512 m)
Cư Tin (1.327 m)
Chư Mơ Nu (1.069 m)
Chư Kotah

Huyện Sa Thầy gồm 5 xã được thành lập theo Quyết định số 254-CP của Hội đồng Chính phủ ngày 10 tháng 10 năm 1978 trên cơ sở tách ra từ huyện Đắk Tô và thuộc tỉnh Gia Lai - Kon Tum.

Theo Quyết định số 543-TCCP ngày 6 tháng 12 năm 1990, thành lập thị trấn huyện lỵ Sa Thầy trên cơ sở tách ra từ xã Sa Sơn. Tháng 8 năm 1991, khi tỉnh Gia Lai - Kon Tum tách ra thành hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum thì huyện Sa Thầy thuộc tỉnh Kon Tum.

Huyện Tu Mơ Rông

Huyện Tu Mơ Rông phía Đông giáp huyện Kon Plông, phía Tây giáp huyện Ngọc Hồi, phía Nam giáp các huyện Đắk Tô và Đắk Hà, phía Bắc giáp huyện Đắk Glei và tỉnh Quảng Nam.

Địa danh Tu Mơ Rông (Tu Mrong) với tọa độ 107°58' kinh đông, 14°52' vĩ bắc có dữ liệu địa lý được ghi trên nhiều website.

Huyện Tu Mơ Rông được thành lập theo Nghị định số 76/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 9 tháng 6 năm 2005 trên cơ sở tách ra từ huyện Đắk Tô.

Huyện có diện tích 861,7 km², 21.486 nhân khẩu.
Có 11 xã: Đắk Hà, Tu Mơ Rông, Măng Ri, Ngọk Lây, Tê Xăng, Văn Xuôi, Ngọk Yêu, Đắk Tờ Kan, Đắk Rơ Ông, Đắk Na, Đắk Sao

Trước đây dưới thời Việt Nam Cộng hòa, đã từng có quận Tu Mrong (còn viết là Tou Mrong hay Tou Morong). Quận này được thành lập theo Nghị định số 367-BNV/HC/NĐ ngày 8 tháng 7 năm 1958 trên cơ sở tách ra từ quận Đắk Tô (khi đó thường viết là Đak Tô hay Dak To) và bao gồm 4 tổng, 13 xã.

Dân cư

Dân số: 375.000 người, trong đó số nam: 157.863 người; số nữ: 156.353 người.

Kon Tum là tỉnh có mật độ dân số thấp nhất trong 64 tỉnh, thành phố. Trên địa bàn Kon Tum có 35 dân tộc, trong đó người Kinh chiếm 46,4% dân số toàn tỉnh, tiếp đến là người Xơ Đăng chiếm 25,1% ; người Ba Na 12,0% ; người Giẻ Triêng 8,1% ; người Gia Rai 5,1%...

Người Ba Na là một trong những dân tộc bản địa của Kon Tum. Họ không những giỏi săn bắn mà còn là dân tộc đầu tiên của Tây Nguyên biết dùng trâu, bò cày kéo và chữ viết. Người Ba Na can đảm và trọng nghĩa tình, thể hiện trong tập tục cà răng, căng tai làm đẹp của trai gái và những vết sẹo trên ngực đàn ông do tự lấy than lửa hoặc dao rạch ngực mình để tỏ lòng thương tiếc người quá cố.

Đến nay những tập tục này đã và đang bị loại bỏ vì không còn thích hợp với một xã hội văn minh, nhưng ý nghĩa của nó thì còn mãi trong dân gian. Đến với buôn làng người Ba Na cũng như buôn làng của các dân tộc ít người khác ở Kon Tum người ta còn được chứng kiến nét sinh hoạt văn hoá cộng đồng độc đáo tiến hành trong nhà rông có mái nhọn cao vút.

Diện tích và dân số qua các thời kỳ

1971: 10.181 km², 117.046 người
1975: 10.839 km², 117.000 người
1991: 10.519 km², 258.138 người
1996: 9.934 km², 265.300 người
1998 9.934 km², 280.200 người
1999 (Tổng điều tra dân số 1-4): 9.615 km², 314.042 người
2004: 9.614,5 km², 366.100 người.

Lịch sử

Tuy vùng đất cao nguyên này được coi là thuộc lãnh thổ Đại Việt từ năm 1470, khi vua Lê Thánh Tông đánh chiếm Trà Bàn, lập phủ Quy Nhơn, nhưng trải qua các triều đại, ở đây chưa hề có hệ thống hành chính, mà chế độ "già làng" vẫn tiếp tục tồn tại.

Năm 1893, sau khi thôn tính Đông Dương, người Pháp đã cho lập một tòa Đại lý hành chính tại Kon Tum, ban đầu trực thuộc Tòa Công sứ Attôpư (Attopeu) ở Lào, đến năm 1905 mới trực thuộc Tòa Công sứ Quy Nhơn. Viên Đại lý là một linh mục người Pháp, tên là P. Vialleton, vốn là cha xứ ở đây từ trước.

Năm 1904, tỉnh tự trị Plâycu Đe (Pleikou Derr) được thành lập, tách từ tỉnh Bình Định. Năm 1907, tỉnh Plâycu Đe bị bãi bỏ, và Đại lý hành chính Kon Tum tách ra từ tỉnh này, được đặt dưới sự cai trị của Công sứ Bình Định.

Ngày 9 tháng 2 năm 1913, tỉnh Kon Tum được thành lập, gồm toàm bộ tỉnh Plâycu Đe trước kia. Tỉnh Kon Tum lúc bấy giờ bao gồm Đại lý Kon Tum tách ra từ tỉnh Bình Định, Đại lý Cheo Reo tách ra từ tỉnh Phú Yên và Đại lý Đắc Lắc do tỉnh Đắc Lắc được chuyển thành.

Năm 1917, tổng Tân Phong và tổng An Khê thuộc tỉnh Bình Định được nhập vào tỉnh Kon Tum rồi Đại lý An Khê được thành lập, dưới quyền Công sứ Kon Tum.

Đến năm 1923, tỉnh Đắc Lắc mới được tái lập, tách ra khỏi tỉnh Kon Tum.

Năm 1925, thành lập Đại lý Plâycu dưới quyền Công sứ Kon Tum và đến năm 1932 Đại lý này mới tách ra để trở thành tỉnh Plâycu. Đến năm 1943 thì Đại lý An Khê tách tỉnh Kon Tum để nhập vào tỉnh Plâycu.

Dưới thời Việt Nam Cộng hòa, tỉnh Kon Tum được chia thành 4 quận theo Nghị định số 348-BNV/HC/NĐ ngày 27 tháng 6 năm 1958: quận Kon Plong gồm 3 tổng 11 xã, quận Đak Tô gồm 9 tổng 29 xã, quận Đak Sut gồm 6 tổng 23 xã, quận Kon Tum gồm 10 tổng 57 xã, trong đó có 10 xã người Kinh. Chưa đầy một tháng sau, quận Đak Tô lại bị chia thành 2 quận Đak Tô và Tou Mrong.

Quận Chương Nghĩa thuộc tỉnh Quảng Ngãi được thành lập theo Sắc lệnh số 234-NV ngày 9 tháng 9 năm 1959 trên cơ sở tách ra một phần đất của quận Kon Plong, rồi đến ngày 19 tháng 12 năm 1964 được sáp nhập vào tỉnh Kon Tum.

Quận Kon Plong bị bãi bỏ năm 1960.

Từ năm 1976 đến năm 1991, tỉnh Kon Tum sáp nhập với Gia Lai thành tỉnh Gia Lai - Kon Tum.

Nghị quyết kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa 8 ngày 12 tháng 8 năm 1991 đã chia lại tỉnh Gia Lai - Kon Tum thành hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Tuesday, 2010-11-23, 9:18 AM | Message # 3
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Nhà hàng tại Kon Tum

Nhà hàng 42.
Địa chỉ: khối 3, thị trấn Đăk Tô, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum.
Điện thoại: (+060) 831345.

Nhà hàng Hải Vi.
Địa chỉ: khối 5, thị trấn Đăk Tô, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum.
Điện thoại: (+060) 831406.

Nhà hàng Hiệp Thành.
Địa chỉ: số 80, đường Đào Duy Từ, thị xã Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
Điện thoại: (+060) 865845.

Nhà hàng Phương Nhung.
Địa chỉ: huyện Ngọc Hồi
Điện thoại: (+060) 832381.

Nhà hàng Romantic.
Địa chỉ: số 30, đường Bạch Đằng, thị xã Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
Điện thoại: (+060) 863335.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Tuesday, 2010-11-23, 9:21 AM | Message # 4
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Khách sạn tại Kon Tum

Khách sạn Bi Bi.
Địa chỉ: số 274, đường Trần Hưng Đạo, thị xã Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
Điện thoại: (+060) 862777.

Khách sạn Dakbla 1.
Địa chỉ: số 2, đường Phan Đình Phùng, thị xã Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
Điện thoại: (+060) 863333 - (+060) 863334.
Fax: (+060) 863336.

Khách sạn Dakbla 2.
Địa chỉ: số 163, đường Nguyễn Huệ, thị xã Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
Điện thoại: (+060) 863335.
Fax: (+060) 863336.

Khách sạn du lịch Kon Tum.

Địa chỉ: số 168, đường Bà Triệu, thị xã Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
Điện thoại: (+060) 862122 - (+060) 862075 - (+060) 861626.
Fax: (+060) 862122.

Khách sạn Đức Bình.
Địa chỉ: số 122A, đường Phan Đình Phùng, thị xã Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
Điện thoại: (+060) 862666.

Khách sạn Family.
Địa chỉ: số 55, đường Trần Hưng Đạo, thị xã Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
Điện thoại: (+060) 865748.

Khách sạn Ngọc Linh.
Địa chỉ: số 12A, đường Phan Đình Phùng, thị xã Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
Điện thoại: (+060) 864560.
Fax: (+060) 864388.

Khách sạn Quang Trung.
Địa chỉ: số 168, đường Bà Triệu, thị xã Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
Điện thoại: (+060) 862249.
Fax: (+060) 862763.

Khách sạn Tây Nguyên.
Địa chỉ: số 53, đường Trần Hưng Đạo, thị xã Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
Điện thoại: (+060) 869484.

Nhà khách Ngân Hàng.
Địa chỉ: số 90, đường Trần Phú, thị xã Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
Điện thoại: (+060) 862853.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Tuesday, 2010-11-23, 9:33 AM | Message # 5
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Nhà thờ Gỗ Kon Tum – báu vật giữa núi rừng Tây Nguyên

Nằm bên dòng Đắk Blah trong xanh, thơ mộng, thấp thoáng dưới chân dãy núi Ngọc Lĩnh hùng vĩ, thị xã Kon Tum nho nhỏ hiện lên hồn nhiên và mạnh mẽ như chính cái chất vốn có của con người Tây Nguyên. Thị xã Kon Tum đã cuốn hút mọi người ngay từ cái nhìn từ xa, nơi đó du khách có thể thấy tháp chuông nhà thờ Chánh tòa Kon Tum với màu nâu ấm áp cao sừng sững vươn lên nền trời xanh.

Được xem là di tích cổ và đẹp nhất, Nhà thờ Chánh tòa Kon Tum với tên gọi gần gũi là Nhà thờ Gỗ luôn là niềm tự hào của người dân Tây Nguyên.

Nhà thờ nhìn từ phía chính diện

Nhà thờ gỗ Kon Tum do một linh mục người Pháp khởi công xây dựng năm 1913, tọa lạc trên một diện tích rộng giữa trung tâm thị xã, có kiến trúc kết hợp giữa phong cách Roman với kiểu nhà sàn của người Ba Na. Công trình này hoàn toàn bằng gỗ, được những bàn tay tài hoa của nghệ nhân Bình Định, Quảng Nam xây dựng.

Cung thánh được trang trí theo hoa văn của các dân tộc ở Tây Nguyên, gần gũi với đời sống hàng ngày mà vẫn gợi cảm giác thiêng liêng, trang trọng. Khu hoa viên của nhà thờ có nhà rông mái thật cao, các bức tượng tạc từ rễ cây làm không gian mang đậm màu sắc đại ngàn. Ngoài thánh đường chính, nhiều công trình khác cũng được xây dựng rất tinh tế và mỹ thuật như nhà thờ, nhà tiếp khách, nhà trưng bày các sản phẩm dân tộc và tôn giáo.

Trong khuôn viên nhà thờ còn có cô nhi viện, cơ sở may, dệt thổ cẩm, cơ sở mộc để giáo dục, đào tạo và tạo việc làm cho nhiều mảnh đời không may. Khuôn viên nhà thờ luôn mở rộng cửa cho khách tham quan. Vào uống rượu trái cây do các nữ tu chưng cất và nhìn ngắm những em gái người dân tộc ngồi dệt thổ cẩm cũng là kỷ niệm khó quên về thị xã êm đềm này.

Không xa nhà thờ Chánh Tòa là chủng viện Kon Tum do vị giám mục đầu tiên của giáo phận Kon Tum xây dựng từ năm 1935 đến năm 1938, cũng có kiến trúc tương tự như nhà thờ nhưng quy mô lớn hơn. Bước qua cổng, du khách cảm thấy thư thái với hai hàng cây sứ lâu năm tỏa bóng mát, thoảng hương thơm dìu dịu trên đường vào trong chủng viện. Trên tầng hai của chủng viện có một phòng truyền thống trưng bày chi tiết về lịch sử truyền giáo tại Kon Tum từ giữa thế kỷ XIX, gồm nhiều hiện vật, các bút tích... của những vị linh mục trên đường truyền đạo, các hình ảnh, tài liệu liên quan đến lịch sử hình thành và phát triển của giáo phận Kon Tum. Cũng có thể coi đây là một bảo tàng nhỏ về vật dụng sinh hoạt, nông cụ, vật thể văn hóa các dân tộc thiểu số đang sinh sống trên địa bàn tỉnh này.

Ngôi nhà thờ gỗ Kon Tum chinh phục lòng bao người không chỉ vì bố cục của nó được sắp xếp hài hòa, kiến trúc của nó lộng lẫy. Cái Đẹp nơi đây được tôn thêm nhiều bởi nhà thờ luôn biết nâng niu, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Đến với nhà thờ, du khách được chiêm ngưỡng bề dày của nền văn hóa Tây Nguyên được tái hiện, từ khu hoa viên với nhà rông cao vút, hay các bức tượng làm bằng rễ cây, từ các hoa văn nghệ thuật độc đáo vừa trang nghiêm, huyền bí vừa hết sức gần gũi pha lẫn đường nét phóng khoáng trên cung thánh nhà thờ, trên hệ thống gỗ và rui mè...Tất cả đều mang đậm bản sắc văn hóa Tây Nguyên.

Và điều kỳ diệu hơn là nhà thờ này được dựng lên hoàn toàn bằng phương pháp thủ công, bàn tay tài hoa của các nghệ nhân từ Bình Định, Quảng Nam và cả từ miền Bắc vào đã làm nên điều diệu kỳ đó.


Nhà thờ nhìn nghiêng

Không bê tông cốt thép, không một chút vôi vữa, chất liệu để xây cất nhà thờ hoàn toàn bằng gỗ tốt nhất thời bấy giờ, trong đó gỗ cà chít chiếm số lượng nhiều nhất. Ngoài ra, các bức tường của nhà thờ đều được xây bằng đất trộn rơm, một kiểu làm nhà truyền thống của người miền Trung. Thế nhưng, dù hơn một thế kỷ trôi qua ngôi thánh đường vẫn vững vàng, bền đẹp với thời gian.

Du khách có thể đến thăm nhà thờ gỗ Kon Tum vào bất cứ thời điểm nào nơi miền đất cao nguyên có độ cao so với mặt nước biển gần 600 mét này. Nếu vào mùa hoa đậu nở, trên đường tới nhà thờ bạn sẽ gặp sắc hồng, sắc trắng của những con đường hoa làm lộng lẫy thêm nhan sắc Kon Tum. Nếu bạn đến vào dịp lễ Giáng Sinh, bạn sẽ gặp tại đây cả nghìn giáo dân đủ tộc người tìm đến nhà thờ, họ ở lại ngay bãi đất trống bên phải có khi cả tuần để tham dự lễ. Đó là những ngày nhà thờ náo nhiệt, đầy sức sống với cảnh mua bán tấp nập. Tất nhiên, trong phiên chợ này có rất nhiều sản phẩm thủ công từ các buôn làng đem theo bày bán. Còn nếu đến nhà thờ vào một ngày bình thường nào đó, sẽ gặp sự thầm lặng của một giáo đường. Hàng ghế hai bên hông nhà thờ vào lúc làm lễ là chỗ để giáo dân cầu nguyện, lúc này thành chỗ cho các em học sinh dùng để ôn bài học tập. Và bạn cũng có thể ra dãy nhà phía sau nhà thờ, đó là dãy nhà mới xây dựng sau năm 1975 nhưng vẫn không phá vỡ kiến trúc tổng thể. Tại đây có một nơi sản xuất đồ thủ công mĩ nghệ đậm chất dân tộc Bana, và tại đây có một cô nhi viện nuôi dưỡng trẻ mồ côi.

Giữa miền Tây Nguyên nắng gió, giữa tiếng vang vọng của núi rừng, bỗng đâu đó vang lên tiếng chuông nhà thờ, tiếng chuông gợi trong lòng khách lãng du bao nỗi nhớ, nỗi nhớ về mảnh đất Kon Tum, về một thế giới trầm lắng, thánh thiện của ngôi Nhà thờ Gỗ yên bình.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Tuesday, 2010-11-23, 9:47 AM | Message # 6
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Khám phá làng cổ K’Tu


Cách trung tâm thành phố Kon Tum chừng 8 km, làng du lịch sinh thái (DLST) Kon K’Tu thuộc xã Đắk Rơ Wa - thành phố Kon Tum (Kon Tum) hiện đang thực sự cuốn hút du khách thập phương.

Nhà rông ở Kon K'tu

Đây là ngôi làng cổ còn giữ được những nét nguyên sơ nhất của văn hóa dân tộc Banar. Kon K’Tu có 92 hộ với 530 nhân khẩu đồng bào dân tộc Banar sinh sống. Theo tiếng Banar thì Kon K’Tu là làng nguyên gốc, nguyên sơ. Được hình thành rất sớm, đến nay Kon K’Tu vẫn giữ nguyên được những nét cổ kính, hùng vĩ và hoang sơ mà thiên nhiên ban tặng.

Đứng ở Kon K’Tu phóng tầm mắt về hướng đông, đỉnh Kong Muk sừng sững in bóng xuống dòng Krông BLả hiền hòa. Dọc theo bờ sông Đắk Bla chừng 5km là bãi cát phẳng lỳ ôm lấy Kon K’Tu.

Tìm về nét văn hóa truyền thống và những lễ hội của người Banar ở Kon K’Tu, già A Xép cho biết: “Hiện tại, dân làng vẫn duy trì được đội cồng chiêng với 18 người, đội múa xoang với 30 người. Đặc biệt là vẫn giữ được lễ hội bắt giọt nước (K’lang T’nglang)”.

Lễ hội này được tổ chức vào đầu tháng Giêng hằng năm. Dân làng tổ chức lễ hội để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt; cầu cho bà con trong làng khỏe mạnh; dân làng đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau, không được ăn trộm ăn cắp của nhau. Thời gian lễ hội kéo dài 2 ngày 2 đêm.

Ngày đầu tiên chuẩn bị cây nêu, ngày hôm sau cúng tế giàng (tế trời) và thết đãi dân làng. Làng giàu có thì cúng nhiều trâu, bò, múa xoang, cồng chiêng... Đến Kon K’Tu, ngoài việc được chiêm ngưỡng vẻ hoang sơ của làng cổ, du khách còn được chiêm ngưỡng nét uyển chuyển trong điệu múa xoang của những chàng trai cô gái Banar với trang phục thổ cẩm chính tay họ dệt nên, được tận hưởng men say ngây ngất của rượu cần.

Làng cổ Kon K'Tu - mang một bản sắc văn hóa độc đáo ở Kon tum

Lần theo con đường vào khu rừng sinh thái (khoảng 2.000 mét), du khách sẽ có dịp thả hồn bên dòng thác H’Lay, Thác Mập. Hay ngẫu hứng hơn, có thể mang thuyền cao su, thuyền độc mộc lên phía thượng nguồn (thôn Kon PNang, xã Hà Tây - Chư Păh - Gia Lai) để lững lờ trôi trên dòng Krông Blả, nhào lộn ngoạn mục cùng những dòng thác để về xuôi ngắm non nước, trời mây, vãn cảnh bãi tắm Kon K’Tu... Khi màn đêm buông xuống, tại Nhà Rông văn hóa Kon K’Tu, du khách sẽ được tận hưởng những âm sắc cồng chiêng say đắm lòng người trong men say của rượu cần người Banar bản địa.

Thôn trưởng A Khẻo (người 35 năm làm thôn trưởng) cho biết: “Mỗi ngày Kon K’Tu đón từ 40 -50 khách du lịch nước ngoài đến tự do. Đặc biệt kể từ ngày cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác phi vật thể của nhân loại thì lượng khách đến thăm làng ngày một đông hơn”.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Tuesday, 2010-11-23, 9:49 AM | Message # 7
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Cầu treo Konklor

Cầu treo Konklor thuộc địa phận làng Konklor, thị xã Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Cầu nối liền hai bờ của dòng sông Đăk Bla huyền thoại. Đến đây, du khách có thể ghé thăm làng dân tộc Ba Na Konklor ở hữu ngạn dòng sông, uống với họ can rượu cần rồi lên đường vượt dòng sông qua cầu treo để đến một vùng đất phù sa trù phú. Đó là những vườn chuối, vườn cà phê và các loại cây ăn quả. Vượt con đường quanh co khoảng 6 km, du khách đến làng Konkơtu, một làng dân tộc Ba Na còn giữ nguyên được những nét sinh hoạt và cảnh vật thiên nhiên hoang sơ. Làng du lịch văn hóa Konkơtu có nhà rông cao, đẹp. Du khách sẽ được thỏa mãn nhu cầu ngủ lại qua đêm, tham gia các sinh hoạt giao lưu văn hóa, uống rượu cần, nghe kể Khan bên bếp lửa bập bùng cùng người dân bản địa. Khi từ biệt làng trở về, chắc chắn du khách sẽ thấy hài lòng và những món quà lưu niệm do bàn tay khéo léo của người dân ờ đây làm bằng vật liệu từ núi rừng.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Tuesday, 2010-11-23, 9:52 AM | Message # 8
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Chủng viện thừa sai

Chủng viện thừa sai Kon Tum nằm tại số 56, đường Trần Hưng Đạo, thị xã Kon Tum, tỉnh Kon Tum, cách chợ Kon Tum khoảng 15 phút đi bộ. Chủng viện thừa sai là nơi dành riêng cho những ai muốn trở thành linh mục. Thời gian tu ở đây là 6 năm tiểu học, 4 năm trung học, 4 năm học thần học rồi thì mới trở thành linh mục.

Toa chủng viện do đức cha Marital Junrin Phước - người sáng lập hội Thừa Sai Kon Tum được cho xây dựng từ năm 1935 đến năm 1938 thì hoàn thành. Cha là người Pháp theo dòng thừa sai (sai thì đi đâu đó) lập ra để dạy bảo tín đồ khi sai đi đâu thì đi đó và phục vụ. Toa chủng viện mang phong cách kiến trúc Pháp và kiểu dáng nhà rong của dân tộc Tây Nguyên, nhân công là những người Việt sống tại Kon Tum.

Trước năm 1975, phía trước chủng viện là nghĩa trang. Người xây dựng có ý muốn nhắc nhở các tu sĩ rằng trước mặt họ là cõi chết để họ dốc lòng vào việc tu hành và làm nhiều đieu tốt cho mọi người. Các cha xứ giảng đạo cũng là những người dân tộc và được đào tạo trong dòng thừa sai. Cha xứ giảng dạy bằng tiếng Ba Na để người đồng bào có thể nghe và hiểu cũng như thực hiện những quy định của đạo giáo đưa ra. Vào thờ đó có 200 chủng sinh tu tại đây nhưng sau năm 1975 chủng viện ngưng hoạt động .Hiện nay, nơi đây chỉ dành cho các cha ở. Vào những ngày lễ lớn, các cha sẽ đến làng cử hành Thánh lễ và lo tổ chức lễ mừng phục sinh và giáng sinh.

Tại sao ở Kon Tum lại có dòng thừa sai? Tại sao ở Kon Tum lại có nhà thờ của người Ba Na? Rất dễ hiểu vì khi người Pháp đến Việt Nam thì người dan đồng bằng đã có tôn giáo riêng của mình và hầu như tất cả đều theo Phật giáo. Họ không thể nào lôi kéo người dân theo đạo của mình được nên lên những vùng cao xa xôi và hẻo lánh, nơi mà người dân không theo một đạo nào chính thống mà chỉ thờ cúng đa thần, để việc truyền đạo dễ hơn. Hơn thế nữa, vùng đất Tây Nguyên lại được người Pháp coi như “nóc nhà của Đông Dương” và đặt nền thống trị. Do đó các cha truyền đạo đã đi đến nơi đây để có thể truyền đạo một cách dễ dàng hơn.

Qua cổng bảo vệ, bước vào bên trong chủng viện hai bên là những hàng bông sứ rất đep. Tòa chủng viện dài 100 mét, cao 3 tầng. Tầng trên để thờ, tầng giữa để nghỉ ngơi, tầng trệt để xe. Gian giưa của chủng viện có phòng trưng bày về lịch sử truyền giáo tại Kon Tum từ năm 1848. Nơi đây có tất cả hiện vật đồ cổ, những tượng gỗ dựng cảnh sinh hoạt của đồng bào dân tộc Tây Nguyên, những công cụ của người xưa, những tấm ảnh chụp từ những năm 1912 - 1913 trắng đen về cảnh Tây Nguyên xưa. Có thể nói phòng trưng bày truyền thống này có thể ví như một bảo tàng thu nhỏ về đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số chính đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Kon Tum như: dân tộc Ba Na, dân tộc Xơ Đăng... Sau khi liên hệ tại văn phòng giám mục, mặc dù đi một đoàn hay chỉ đi một mình thì cũng sẽ có người thuyết minh. Chủng viện thừa sai là một nơi đáng để du khách tham quan khi bạn đến thị xã Kon Tum.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Tuesday, 2010-11-23, 10:04 AM | Message # 9
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Di tích chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh

Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, Đăk Tô - Tân Cảnh là căn cứ quân sự mạnh nhất của Ngụy quyền Sài Gòn ở Bắc Tây Nguyên. Đầu năm 1972, ở đây có 28 tiểu đoàn bộ binh, 6 tiểu doàn pháo binh và 4 tiểu đoàn thiết giáp. Phần lớn lực lượng được bố trí ở dãy cao điểm phía Tây sông Pôcô, hình thành tuyến phòng ngự lâm thời từ xa.

Về lực lượng quân đội ta, gồm các trung đoàn chủ lực của Tây Nguyên: trung đoàn 28, trung đoàn 66, trung đoàn 95, trung đoàn 24B (sư đoàn 10 - Đoàn Đăk Tô ngày nay) phối hợp với bộ đội địa phương tỉnh Kon Tum.

Đúng 15 giờ ngày 23 tháng 4 năm 1972, pháo binh ta nã đạn dồn dập vào căn cứ Tân Cảnh, cứ điểm mạnh nhất của địch. Vào lúc 1 giờ sáng ngày 24 tháng 4 năm 1972, xe tăng T54 xông thẳng qua thị trấn Tân Cảnh, lao lên mở cửa phía Đông căn cứ Tân Cảnh. Chớp thời cơ địch còn hoảng sợ khi thấy xe tăng ta, tiểu đoàn 9 cùng đội công tác tỉnh Kon Tum kêu gọi nhân dân nổi dậy.

Vào lúc 5 giờ 55 phút ngày 24 tháng 4 năm 1972, thị trấn Tân Cảnh được giải phóng. Lúc này cuộc chiến đấu ở căn cứ E42 Tân Cảnh diễn ra dữ dội. Xe tăng T54 - 377 của ta đã tiêu diệt 7 xe tăng địch. Quân ta dần dần làm chủ tình hình. Vào lúc 11 giờ trưa ngày 24 tháng 4 năm 1972, trung đoàn 66 của ta hoàn toàn làm chủ căn cứ Tân Cảnh. Quân ta bắn rơi 8 máy bay, thu 9 xe tăng, 20 pháo 105 li, gần 100 xe quân sự, hàng vạn quả pháo và toàn bộ phương tiện chiến tranh của địch, bắt 429 tù binh Ngụy.

Ngay khi Tân Cảnh sắp bị tiêu diệt, bộ tư lệnh quân giải phóng mặt trận cánh Đông đã cho pháo binh bắn phá căn cứ Đăk Tô 2 (sân bay Phượng Hoàng). Vào lúc 8 giờ sáng ngày 24 tháng 4 năm 1972, E1 (F2) đánh thẳng vào sở chỉ huy E47 ngay ở sân bay Phượng Hoàng, 4 xe tăng T54 và một pháo tự hành cấp tốc rời căn cứ Tân Cảnh chi viện cho mũi tấn công tại căn cứ Đăk Tô 2. Sức kháng cự của E47 ngụy nhanh chóng bị đè bẹp, quân ta làm chủ căn cứ Đăk Tô 2.

Cụm phòng ngự mạnh của địch ở căn cứ Tân Cảnh - Đăk Tô 2 bị tiêu diệt. Quân địch đóng ở các căn cứ Ngok Blêng, Ngok Rinh Rua, Tri Lễ, quận Đăk Tô, rút chạy toán loạn. Một vùng đất từ Diên Bình, qua Tân Cảnh đến Đăk Tô, về Đăk Mot và hàng chục ngàn đồng bào các dân tộc Kon Tum được giải phóng.

Ngày nay, đi qua căn cứ E42 Đăk Tô - Tân Cảnh ngày xưa, du khách thấy sừng sững một bia tưởng niệm về chiến tích anh hùng của quân dân ta thời chống giặc cứu nước. Gần đây, tỉnh đã đầu tư xây dựng cụm tượng đài chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh rất hùng tráng. Bên cạnh tượng đài là hai chiếc xe tăng cách mạng đã từng tham gia trận đánh năm 1972. Khu di tích đã được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia (1993).


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Tuesday, 2010-11-23, 10:06 AM | Message # 10
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Nhà mồ - Đặc sắc của văn hóa cổ truyền Tây Nguyên

Nhà Mồ, và Tượng Mồ, là mảng đặc sắc của văn hóa cổ truyền Tây Nguyên (Nam Trung bộ, Việt Nam). Trong thời gian gần đây, truyền thống dựng nhà mồ-tượng mồ chỉ còn thấy tập trung ở các dân tộc Ba na, Ê đê, Gia rai, Mnông, Xơ Đăng.
Nhà mồ được xây trùm trên nấm mộ và là trung tâm của lễ bỏ mả. Nhà mồ có nhiều loại khác nhau. Trang trí nhà mồ thường sử dụng 3 màu: đen, đỏ và trắng.
Tượng mồ là loại tác phẩm điêu khắc độc đáo bậc nhất của vùng đất này, trong đó tượng mồ Gia rai, Ba na phong phú và đặc sắc hơn cả.

Kỹ thuật đẽo tượng nhà mồ

Theo chu trình dựng nhà mồ, để tiến hành nghi lễ bỏ mả, việc đầu tiên của người chủ hộ là đẽo tượng mồ. Ví dụ một ngôi nhà mồ dự định bỏ vào tháng 3 trong năm, thì từ tháng 1 năm đó người chủ hộ đã bắt đầu kiếm gỗ đẽo tượng. Ở những ngôi nhà mồ to đẹp, bề thế trước đây, cột tượng thường được làm bằng loại gỗ tốt như gỗ cây hương, cây cà- chít. Trên đường điền dã tại xã Biển Hồ, thị xã Plâycu những cột tượng bỏ từ năm 1967, cho đến nay, tuy nhà mồ không còn nữa, nhưng những cột tượng vẫn tồn tại. Do yêu cầu, ngôi nhà mồ của người Gia-rai Aráp khi dựng tại khu trưng bày ngoài trời phải bảo đảm tính bền vững, vì vậy cột tượng được đẽo bằng gỗ tốt là gỗ cà- chít, tuy nhiên gỗ đẽo tượng này không được khai thác trong tự nhiên mà mua tại lâm truờng. Vì hiện nay rừng thưa dần do nhiều nguyên nhân: chiến tranh, khai thác không hợp lý, do tập quán đốt rừng canh tác rẫy, những loại gỗ tốt theo đó mà cạn kiệt, người dân không thể kiếm được gỗ tốt. Trên thực tế trong những năm gần đây hầu hết những ngôi nhà mồ khi tiến hành bỏ mả, người Gia-rai sử dụng các loại gỗ tạp, để đẽo tượng, phổ biến là gỗ cây gạo (pơ-lang), vì loại gỗ này mọc nhiều ở vùng người Gia-rai sinh sống, dễ tìm ở xung quanh làng. Theo kinh nghiệm địa phương những cây hương, cây cà-chít có độ tuổi trên 10 năm mới đủ tiêu chuẩn để đẽo tượng vì hai loại cây này phân cành sớm, độ dài của cây nếu chưa đủ tuổi trưởng thành thì không đáp ứng được những yêu cầu của việc đẽo tượng. Những cây gỗ được chọn có độ dài hơn 2 sải tay (1 sải = 160 cm), đường kính lõi khoảng 30 cm. Người Gia-rai dùng rìu, đốn cây, khi đốn xong người ta vận chuyển bằng cách dùng trâu kéo cây từ trong rừng về buôn làng. Việc khai thác gỗ để đẽo tượng có kiêng kỵ, nếu đêm ngủ họ mơ thấy nhà cháy, bến nước cạn kiệt thì sáng hôm sau sẽ hoãn lại việc lấy gỗ, trong khi đi vào rừng lấy gỗ nếu gặp rắn bò ngang qua đường thì họ quay về ngay, người ta cho đó là điềm không lành, dễ có chuyện xấu xảy ra.
Gỗ đẽo tượng được kéo về dựng tại nghĩa địa của làng, bên cạnh ngôi nhà mồ sắp bỏ mả, trước khi đẽo tượng mồ, người Gia-rai có cúng thần nhà rông (yang rôông), thần bến nước (yang ia), xin phép đẽo tượng mồ cho người chết ở trong làng, lễ cúng thường được mổ lợn làm vật hiến sinh. Dụng cụ đẽo tượng hữu hiệu và thông dụng nhất là chiếc rìu (jong), dụng cụ có một đầu lưỡi sắc, một đầu lưỡi tù, cán được tra bằng một thanh gỗ dài. Một loại dụng cụ nữa là cây chà-gạc (loại dao đa năng thông dụng của người Gia-rai) dùng để sửa lại các chi tiết trên mặt tượng. Trong thời gian gần đây phong cách tượng nhà mồ thay đổi, kéo theo những biến đổi về kỹ thuật đẽo tượng. Từ chỗ truyền thống không quan tâm đến thể hiện chi tiết tỷ mỉ, chỉ sử dụng mảng khối trên một thân gỗ cố định, người đẽo chuyển sang xu thế hiện đại thiên về tả thực, gọt đẽo các chi tiết (mắt, mũi, miệng, chân, tay), loại tượng cũng đa dạng hơn trước, mất đi tính mộc mạc nguyên sơ của kiểu tượng truyền thống. Trong một làng của người Gia-rai chỉ có một vài người già biết đẽo tượng đẹp (theo quan niệm của người Gia-rai) và biết làm cho tượng phong phú về mặt loại hình. Theo phong tục của người Gia-rai, thì những người đàn ông chủ hộ thường đẽo tượng cho người chết thuộc gia đình mình, nhưng nhiều trường hợp vì không tin vào khả năng đẽo tượng của bản thân nên họ thường nhờ những người già trong làng có kinh nghiệm và kỹ thuật đẽo giúp.
Người Gia–rai không có số đo chuẩn cho mỗi bức tượng định đẽo, người ta lấy đơn vị đo là sải (tơ-pa) để làm ước lượng. Một bức tượng thường được tính bằng 1 sải rưỡi, 1/2 sải được chôn ở dưới đất là cột chính (byuh) của hàng rào, 1 sải còn lại vừa là phần cột chính nhô lên khỏi mặt đất, phần trên cùng là thân tượng (phun) như thoát ra khỏi cột gỗ đó. Địa điểm đẽo tượng được tiến hành tại khu nghĩa địa, kề ngay sát ngôi nhà mồ chuẩn bị dựng làm lễ bỏ mả. Trong khi đẽo tượng người có kinh nghiệm hơn truyền đạt kỹ thuật, kỹ năng và cách thức đẽo tượng cho người ít kinh nghiệm. Họ không hề giữ bí quyết nào trong cách truyền nghề tạc tượng, những bức tượng trở thành đẹp lại phụ thuộc chính vào "hoa tay" và óc thẩm mỹ của người học nghề và người tiếp thu kinh nghiệm. Việc đẽo tượng cũng có nguyên tắc nhất định, một bức tượng khi hình thành, ngoài việc phản ánh nghệ thuật điêu khắc dân gian, truyền tải những thông tin mang tính chất xã hội của cộng đồng người Gia-rai, về kết cấu lại phải đảm bảo tính vững chắc của hàng rào nhà mồ. Vì bản thân mỗi cột tượng lại đóng vai trò là những cột chính trong hàng rào, để giữ hàng rào chắc chắn bao quanh nhà mồ. Do vậy khi đẽo tượng bao giờ người Gia-rai cũng chủ động tạo ra một khe hở rộng giữa hai chân của bức tượng hình người, khe hở giữa chân và đuôi tượng chim, khe hở giữa hai chân trước và hai chân sau của tượng thú bốn chân. Khe hở đó là nơi xuyên một thanh gỗ dài chạy qua, giống như hệ thống mộng giằng để giữ tất các cột tượng với nhau, và giữ các cột phụ chôn sát cột chính liên kết tạo thành hàng rào.

Quá trình người Gia-rai đẽo tượng, đặc biệt là bức tượng người ôm mặt (kra-kôm), loại tượng được coi là lớp tượng cổ nhất, có thể mô tả như sau: đầu tiên, người thợ dùng rìu, đẽo lấy phần ngực của bức tượng, phần bị đẽo lõm vào của khúc gỗ chính là ngực của bức tượng, sau đó người thợ dùng rìu tạc lấy hai tay của bức tượng người ôm mặt, bằng những nhát bổ trên thân gỗ, hai mảng nổi tiếp giáp nhau là chỗ khuỷu tay và đầu gối sẽ tạo thành một hình thể của người ôm mặt. Khuôn mặt tượng được phạt phẳng, chỗ trán tượng được nhô hơn so với mặt tượng, hai tai được đẽo bằng đường bổ lượn vòng của rìu, phần mắt được khoét bằng với vài nhát đơn giản, sống mũi của tượng nhô lên khi phạt bằng bề mặt tượng. Trước khi hoàn tất công việc, người đẽo dựng đứng bức tượng lên quan sát xem các chi tiết nào trên tượng cần phải sửa chữa. Theo xu thế hiện đại, người ta tu chỉnh mắt, mũi, miệng, tai tượng, với cây chà gạc nhỏ bé. Với các bức tượng có hình dáng khác như: tượng người đánh trống, tượng nam nữ ái ân, tượng chim, thú... cũng được thực hiện theo nguyên tắc trên. Những bức tượng mồ Gia-rai Aráp được đẽo dựng tại hàng rào ngôi nhà mồ của Bảo tàng về kỹ thuật đẽo vẫn giữ nguyên các yêú tố truyền thống như kỹ thuật mà họ vẫn thực hiện tại Tây Nguyên.

( continute..)


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Tuesday, 2010-11-23, 10:07 AM | Message # 11
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Tính nghệ thuật thể hiện trong tượng mồ
Khi quan sát những bức tượng mồ, người xem có thể nhận ra hình thể của từng bức tượng, qua bàn tay của người nghệ nhân, đều xuất phát từ thân gỗ tròn, vốn là hình dạng ban đầu của mỗi thân tượng. Bằng thủ pháp dùng mảng khối, người Gia-rai chỉ phác hoạ một vài chi tiết trên cơ thể mà làm cho bức tượng bỗng trở nên sống động như có hồn. Khác với tượng của dân tộc Việt, Khmer qua bàn tay của người nghệ nhân tạo thành những bức tượng linh thiêng, đặc biệt khi đặt ở vị trí trang trọng là nơi thờ cúng. Tượng mồ Gia –rai có khác biệt, tượng ra đời từ thiên nhiên, được người Gia-rai đặt trong khung cảnh thiên nhiên, rồi hoà vào thiên nhiên, mặc cho các yếu tố của thời tiết như mưa, nắng, sương gió làm hư hỏng. Khi quan sát tượng mồ với muôn hình, muôn dạng bao quanh lấy ngôi nhà mồ tại khu nghĩa địa, người xem không có cảm giác sợ hãi, cách biệt với thế giới tượng mồ, mà còn cảm nhận được những sinh hoạt quen thuộc vẫn tồn tại và diễn ra hàng ngày trong môi trường sống của người Gia-rai, từ người đi lấy nước, người khóc, người chia cơm lam, người đánh trống… nghệ nhân đem lại cảm giác gần gũi giữa người sống và người chết thông qua thế giới tượng mồ, đồng thời làm tan biến sự sợ hãi của người sống đối với một thế giới khác biệt.
Ở ngôi nhà mồ này, một điểm quan trọng trong nghệ thuật tượng mồ mà người Gia-rai sử dụng là thủ pháp tạo hình, bằng cách dùng các mảng khối hình học và các đường vạch chéo, vạch thẳng để tạo nên hình nét cho bức tượng. Tuân theo những nguyên tắc nghệ thuật như vậy, trong truyền thống người Gia-rai không dừng lại ở việc đẽo gọt các chi tiết tỷ mỉ nhằm lột tả thật chính xác tính chân thực của một khuôn mẫu đã định dạng trong thực tế, mà bằng chính mảng khối, người Gia-rai chỉ gợi lên cho người xem những suy nghĩ tiếp theo. Từ một thân gỗ tròn, không lắp ghép, không thêm thắt bất cứ một phần gỗ nào, người Gia-rai đã tạo ra được bức tượng: bằng vài nhát rìu phạt mạnh trên thân gỗ tạo ra một mặt phẳng hình bầu dục đó là khuôn mặt tượng, hai hình cong nổi lên bên hai đầu là tai, phần dưới mặt tượng được vuốt cho nhỏ hơn đó là cổ. Cả khối phẳng bên dưới là thân tượng, các chi tiết như mắt, miệng, mũi, tai chỉ là những mảnh khoét chìm vào thân tượng. Hầu hết các chi tiết nổi của con người như bụng, má, cằm, ngực, vai... không được đẽo nổi trội lên, mà các phần đó được làm dẹt đi. Làm dẹt đi chứ không làm cho biến đi, mất đi, chỉ gợi lên chứ không đi vào tả thực chi tiết, vậy mà những bức tượng mồ mà người nghệ sỹ Gia-rai thể hiện vẫn làm cho người xem có nhiều suy tưởng. Có thể nói những bức tượng mồ Gia-rai, về mặt nghệ thuật gần với mỹ thuật nguyên thuỷ, có rất nhiều điểm giống với các đặc trưng nghệ thuật từ thời cổ đại của các thị tộc, bộ lạc trên hầu khắp thế giới.

Để làm cho bức tượng mồ trở nên ấn tượng, người Gia-rai còn sử dụng đến màu sắc để trang điểm. Màu sắc là một yếu tố cơ bản tham gia vào nghệ thuật điêu khắc làm nổi rõ hơn khuynh hướng đa dạng trong tạo hình tượng mồ. Trong bảng màu tự nhiên của người Gia-rai có đầy đủ các sắc màu: vàng, đen, trắng, đỏ, xanh... các sắc màu này được lấy ngay từ thiên nhiên trong môi tường sống của họ. Quan sát cách tạo hoa văn trên y phục sẽ thấy người Gia-rai sử dụng màu sắc một cánh hết sức linh hoạt. Từ màu sắc y phục đến màu sắc trên các công trình mang tính chất tôn giáo, người Gia-rai thiên về dùng màu đỏ, màu đỏ vẫn là màu chính, màu chủ đạo, màu đỏ được sử dụng vẽ hoa văn trên mái nhà mồ, tô điểm cho các hoa văn được đục thủng trên nóc mái... Màu đỏ lại một lần nữa được dùng tô điểm cho tượng nhà mồ. Màu đỏ được người Gia-rai tạo ra bằng cách lấy chất bột của một loại đá non (khor) rồi hoà với nhựa của cây po-pẹ để tạo thành thể keo có màu đỏ nhạt, rồi dùng thanh tre đập dập làm bút vẽ cho tượng. Tại một số ngôi nhà mồ ở làng Kép xã Iamnông huyện Chư Pảh tỉnh Gia-lai, người Gia rai trong khi trang trí cho các cột tượng còn lấy ngay máu của trâu, bò - các con vật hiến sinh trong lễ bỏ mả - để bôi lên cột tượng. Ngoài màu đỏ, màu đen cũng được sử dụng để trang trí, màu đen được làm ra bằng cách dùng than củi giã nhỏ, trộn với nước thành thứ nước đen, dùng bút tre vẽ lên thân tượng. Màu đỏ thường được người Gia-rai trang điểm trên các bộ phận như cùi tay, khuỷu chân, đầu gối, màu đen trang trí các bộ phận như tóc, mắt, miệng tượng.

Nghệ thuật tượng mồ còn bắt nguồn từ bản thân sự sống động của mỗi bức tượng. Loại trừ tượng ôm mặt ở tư thế tĩnh còn hầu hết các bức tượng khác đều diễn tả các trạng thái động của con người. Người Gia-rai khi tạc tượng đã làm cho cho từng bức tượng trở nên sinh động như có hồn. Người xem nếu đã một lần đến buôn làng của người Gia –rai, được dự lễ bỏ mả, khi chiêm ngưỡng tượng sẽ có cảm giác như mình đang có mặt tại chính buôn làng của họ với các hoạt động quen thuộc của con người diễn ra trong lễ hội bỏ mả. Nghệ thuật chính là đem đến sự gần gũi thân thuộc của cuộc sống đời thường vào trong tác phẩm nghệ thuật một cách tự nhiên.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
Diễn Đàn 3V » DIỄN ĐÀN 3V » TÀI LIỆU THUYẾT MINH 63 TỈNH THÀNH » KON TUM (thuyết minh về kontum !)
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:

Bình Chọn
Rate my site
Total of answers: 22
Tin Nhắn
200
Site friends
  • Create a free website