Friday, 2024-05-17, 3:38 PM
Welcome Guest

3V CLUB

[ New messages · Members · Forum rules · Search · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Diễn Đàn 3V » DIỄN ĐÀN 3V » TÀI LIỆU THUYẾT MINH 63 TỈNH THÀNH » ĐỒNG NAI
ĐỒNG NAI
thanbai3vDate: Monday, 2010-11-22, 2:09 PM | Message # 1
Thiếu Tướng
Group: Quản Lý Diễn Đàn
Messages: 254
Reputation: 5
Status: Offline
Đồng Nai là một tỉnh vùng miền Đông Nam Bộ nước Việt Nam, phía đông giáp tỉnh Bình Thuận, đông bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, tây bắc giáp tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước, nam giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh.

Đồng Nai là một tỉnh cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ - vùng kinh tế phát triển và năng động nhất cả nước . Trong đó, Đồng Nai là một trong ba góc nhọn của tam giác phát triển Tp.Hồ Chí Minh - Bình Dương - Đồng Nai. Đồng Nai có diện tích 5.903,94 km², chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và 25,5% diện tích tự nhiên vùng Đông Nam Bộ.

Lịch sử
Đồng Nai ngày nay nằm trên một địa thế chiến lược của kinh tế quốc gia. Theo dòng lịch sử, trước đây, phần đất ngày nay của Đồng Nai thuộc Vương quốc Chân Lạp, hoang sơ và chưa có ai khai phá. Chủ yếu là dân bản địa dân tộc như Mạ, Ch'ro, K'ho, Mơ nông và một ít người Khmer sinh sống. Họ lao động bằng công cụ thô sơ, kỹ thuật còn thấp kém và chưa thể hình thành một quần thể dân cư đúng nghĩa [5].

Chiến lược Nam tiến
Lịch sử của Đồng Nai gắn liền với lịch sử của vùng đất Nam Bộ. Nước Đại Việt lúc bấy giờ chỉ từ Ải Nam Quan đến ùng Bắc Đèo Ngang (Quảng Bình ngày nay). Việc mở rộng được bắt đầu khi có những giao tranh giữa Đại Việt và vương quốc Chăm Pa láng giềng lúc bấy giờ.

Để mở rộng cõi bờ về phía Nam, nước Đại Việt lúc bấy giờ d894 biết tổ chức một quân đội tốt, hùng hậu và có chiến lược nhu lẫn cương để thực hiện mưu đồ Nam tiến của mình.

Nước Việt Nam lúc bấy giờ xảy ra giao tranh giữa vua Lê - Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn, lịch sử vẫn gọi là thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh, đây là cuộc phân tranh tạo ra tình trạng cát cứ trong lịch sử Việt Nam. Cuộc sống của người dân đói khổ và lâm vào lầm than. Điều này tạo ra một làn sóng di dân ồ ạt đầu tiên từ Bắc vào Nam, trong đó có làn sóng di dân của miền Thuận Quảng vào Đồng Nai tìm đất sinh sống và tái lập nghiệp.

Người Việt di cư đến đâu thì khai khẩn và phá hoang lấy đất canh tác đến đó tạo nên vùng đất trù phú. Ruộng lúa, hoa màu xanh tốt.

Năm 1679, nhà Minh ở Trung Quốc sụp đổ, Tổng binh Trần Thượng Xuyên trấn thủ các châu Cao, Lôi, Liêm không khuất phục nhà Thanh đã đem 50 chiến thuyền, 3.000 binh lính thân tín và gia quyến đến xin thuần phục chúa Nguyễn ở Thuận Hóa. Lúc bấy giờ, đứng đầu nhà Nguyễn là Chúa Nguyễn Phúc Chu đã thu nhận họ và cho vào khai khẩn, mở mang vùng đất Đông Phố (Cù lao Phố ngày nay). Họ biến Cù Lao Phố trên sông Đồng Nai trở thành một thương cảng sầm uất và phát triển.

Năm Mậu Dần 1698, chúa Nguyễn sai Thống suất Chưởng cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược vùng đất Đồng Nai (lúc này, từ Đồng Nai hay vùng đất Đồng Nai là ám chỉ cả một vùng Nam Bộ rộng lớn của bây giờ), đặt vùng đất mới thành phủ Gia Định, chia làm 2 huyện: huyện Phước Long (Đồng Nai) dựng dinh Trấn Biên, huyện Tân Bình (Sài Gòn) dựng dinh Phiên Trấn. Ngoài ra, Nguyễn Hữu Cảnh còn cho lập bộ đinh, bộ điền, chiêu mộ những người có vật lực từ các vùng khác vào lập nghiệp và phát triển kinh tế.

Người Hoa vốn dĩ với bản chất kinh doanh thương mại giỏi đã theo Trần Thượng Xuyên đến định cư ở Bến Gỗ, nhưng sau nhận thấy Cù lao Phố có vị trí thuận lợi cho việc kinh doanh buôn bán nhờ nằm giữa ngã ba của con sông lớn nhất vùng Nam Bộ , họ đã quyết định di chuyển đến đây sinh sống. Từ đây, Cù lao Phố phát triển ngày càng phồn thịnh và nhanh chóng trở thành trung tâm thương mại và giao dịch với các quốc gia lân cận của cả vùng Gia Định (Nam bộ ngày nay). Từ 1955-1975 Sau hiệp định giơ-ne-ve đất nước bị chia cắt,Đồng Nai thuộc sự cai quản của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa


Một tay làm chẳng nên non
Ba tay chụm lại lên sòng tiến lên
 
phuocdeptraiDate: Monday, 2010-11-22, 3:00 PM | Message # 2
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
ẨM THỰC ĐỒNG NAI

Do thời tiết hai mùa mưa nắng, sản vật biển, rừng, sông nước, vườn ruộng phong phú, cách ăn uống của người Đồng Nai vừa thể hiện nét chung của văn hóa Việt Nam, vừa có sắc thái mang dấu ấn Nam Bộ

Các món ăn quen thuộc của người Biên Hòa - Đồng Nai trong thói quen ngày ăn ba bữa thông thường: cháo đậu ăn với cá lóc kho tiêu, cháo đậu nước cốt dừa, canh bầu nấu với cá trê vàng, cá lóc kho thơm, canh chua cá lóc, mắm kho ghém rau sống, mắm đồng chưng trứng, canh khổ qua dồn thịt…

Đất Đồng Nai cũng rất giàu hoa trái, gần như quanh năm đều có trái cây, trong đó bưởi là thứ trái cây nổi tiếng nhất.

Biên Hòa có bưởi Thanh Trà; Thủ Đức nem nướng, Điện Bà Tây Ninh; Bưởi Đồng Nai nhiều nhất ở làng Tân Triều (huyện Vĩnh Cửu). Bưởi Tân Triều nổi tiếng trong nước và cả một số nước trên thế giới với vị chua ngọt dễ chịu, múi nhỏ mọng nước, có tác dụng tốt cho tim mạch. Ngày nay, du khách có thể theo tour, hoặc tự đến làng Tân Triều ( tỉnh lộ 24, qua khỏi trung tâm Văn hóa Du lịch Bửu Long 10km) để được nằm nghỉ, cắm trại hay picnic ngay trong vườn bưởi, và tự tay chọn hái những quả bưởi trĩu cành, để tận hưởng vị ngọt thanh của đường hòa tan trong múi bưởi – một vị ngọt mát nhẹ nhàng giúp cho tinh thần sảng khoái..

Không thể không nhắc đến chôm chôm, sầu riêng – hai thứ đặc sản của các vườn cây Long Khánh.
Quả chôm chôm vỏ dày, thịt trắng trong, ngọt mát. Sầu riêng là loại đắt tiền nhất trong các loại hoa quả Việt nam. Tên của loại quả này gắn liền với truyền thuyết về mối tình không thành của chàng hoàng tử láng giềng và cô gái Nam Bộ Việt Nam. Sầu riêng vỏ dày, cứng, có gai nhọn lởm chởm. Khi chín, chỉ cần dùng lưỡi dao tách nhẹ vào đường rãnh vỏ là thấy ngay những múi sầu riêng vàng ngà, óng ánh như được phết bơ. Hương sầu riêng rất đậm, quyến rũ đến lạ kỳ, bay rất xa và rất lâu tan trong không khí. Sầu riêng đã được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Monday, 2010-11-22, 3:04 PM | Message # 3
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Văn miếu Trấn Biên

Văn miếu đầu tiên của đất nước ta được xây dựng năm 1070, đó là văn miếu ở Thăng Long, xây dựng đời vua Lý Thánh Tông. Văn miếu là nơi thờ phụng các bậc vĩ nhân, danh nhân tiêu biểu của đất nước và là nơi hội tụ, biểu trưng của văn hóa dân tộc.

Trải qua thời gian, những giá trị văn hóa cũng như tinh thần hiếu học của người Việt Nam chẳng những không bị mai một đi mà ngày càng phát triển và theo chân những người đi mở đất để đến với tất cả mọi người.

Năm 1698 khi Chưởng cơ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam mở đất thì vùng Đồng Nai bấy giờ đã khá trù phú với một thương cảng sầm uất ở phía nam. Nhằm từng bước nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài cho vùng đất mới, 17 năm sau, năm 1715, chúa Nguyễn Phúc Chu sai trấn thủ Nguyễn Phan Long và ký lục Phạm Khánh Đức xây dựng Văn miếu Trấn Biên, có vai trò như một trung tâm văn hóa giáo dục ở vùng đất Đồng Nai.

Sách Đại Nam nhất thống chí ghi:

“Phía nam trông ra sông Phước Giang, phía bắc dựa vào núi Long Sơn, là một nơi cảnh đẹp thanh tú, cỏ cây tươi tốt...”.

Đây là văn miếu đầu tiên được xây dựng ở phương nam. Người Đồng Nai kính trọng gọi đó là Văn Thánh miếu, nơi không chỉ thờ Khổng Tử mà còn thờ phụng các bậc vĩ nhân, danh nhân văn hóa, giáo dục của đất nước. Văn miếu Trấn Biên ở Đồng Nai là sự tiếp nối truyền thống của Văn miếu Thăng Long, là biểu trưng của tinh thần hiếu học và những giá trị văn hóa.

Năm 1861, thực dân Pháp xâm lược đã tàn phá Văn miếu Trấn Biên nhằm mục đích tiêu diệt nguyên khí quốc gia, triệt tiêu sĩ phu yêu nước, dập tắt tinh thần yêu nước của người dân vùng Đồng Nai. Trải qua biết bao biến cố, thăng trầm của lịch sử, nhất là các cuộc chiến tranh xâm lược của giặc ngoại xâm, trong tâm thức của người Đồng Nai, Văn miếu Trấn Biên luôn luôn tồn tại.

Ngày 9 tháng 12 năm 1998 văn miếu được khởi công khôi phục lại tại phường Bửu Long, TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, diện tích 2 ha. Ngày 14 tháng 2 năm 2002, văn miếu chính thức mở cửa đón khách tham quan.

Rùa đội hạc, trống hội Thăng Long... như nhắc nhở chúng ta về cội nguồn Thăng Long ngàn năm văn hiến. Bia tiến sĩ được khắc bằng đá với dòng chữ đầu tiên “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Bia văn miếu được đặt trong nhà trung tâm đã ghi lại vị trí của Văn miếu Trấn Biên trước đây, sau khi bị tàn phá không còn dấu tích gì.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Monday, 2010-11-22, 3:06 PM | Message # 4
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Mộ cổ Hang Gòn

Là một di tích văn hoá đã được xếp hạng, tiêu biểu cho nền văn hoá cổ đại xuất hiện cách đây khoảng hơn 2.500 năm. Mộ cổ Hang Gòn do ông Bouchot J. một kỹ sư cầu đường người Pháp phát hiện vào năm 1927 khi mở đường liên tỉnh số 2 nối Long Khánh và Bà Rịa.

Mộ cổ có kiến trúc gồm hai hàng trụ đá bao quanh một hầm mộ. Có 10 trụ đá cao từ 2,5-3 m. Hầm mộ có dạng hình hộp kích thước 4,2 x 2,7m và cao 1,6m. Nét đặc biệt của ngôi mộ cổ là được ghép bởi những tấm đá hoa cương nặng hàng tấn, riêng nắp mộ ước tính khoảng 10 tấn. Có nhiều phiến đá lớn bằng phẳng, xếp cân đối, tinh vi, khoa học, biểu trưng cho nền văn minh của người xưa. Ngôi mộ này là một trong những di tích tiêu biểu cho loại hình "DOLMEN" ở Ðông Nam Á và NBSP.

Từ năm 1992, mộ cổ Hàng Gòn được trùng tu và xây tường bảo vệ, lát gạch quanh hầm mộ để chống xói mòn và trồng nhiều cây xung quanh.

Ðây là ngôi mộ cổ nhất và có quy mô nhất tại Việt Nam còn được bảo tồn đến ngày nay. Mộ cổ Hàng Gòn nằm ở xã Xuân Tân, huyện Xuân Lộc, trên độ cao 250 m về phía tây tỉnh lộ 2 (Long Khánh đi Bà Rịa), cách thành phố Biên Hoà 80 km.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Monday, 2010-11-22, 3:11 PM | Message # 5
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Thác Giang Điền

Nằm trong địa phận xã Giang Điền, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, thác Giang Điền hiện nay được xem là điểm dã ngoại sinh thái cuối tuần khá mới mẻ và hấp dẫn du khách (nhất là các bạn trẻ đi picnic) từ TP.Hồ Chí Minh và các vùng lân cận tìm đến. Để đến được thác Giang Điền, có thể xuất phát từ TP.Hồ Chí Minh đến ngã ba Vũng Tàu, rẽ trái quốc lộ 51, đến ngã ba Thái Lan, rẽ trái chừng 15km là đến thác.

Hoặc từ TP.Hồ Chí Minh theo quốc lộ 1A chạy thẳng đến huyện Thống Nhất, đến chợ Trà Cổ, có ngã ba rẽ phải theo đường đất đỏ, qua cầu Giang Điền gặp ngã ba tiếp tục rẽ trái chừng 1km là đến nơi.

Không kỳ vĩ như những dòng thác ở Tây Nguyên, nhưng do địa thế ở đây rộng, thoáng, con thác trải dài có rất nhiều tảng đá trên đỉnh tạo ra nhiều dòng chảy, tung bọt trắng xóa, rất đẹp. Hai bên bờ suối có rất nhiều hoa dại và bướm, cây cối xanh rì, trông rất thơ mộng.

Có lẽ vì nằm giữa những ruộng lúa xanh ngắt nên có tên gọi là thác Giang Ðiền. Vào mùa nắng, dòng thác có màu trắng bạc, chảy yên ả hiền hòa. Nhưng vào những tháng giữa mùa mưa, dòng nước chuyển sang màu vàng đục, nươc chảy xiết, tiếng nước réo âm vang đến hàng cây số. Nước tung bọt và bốc lên thành tấm màn mờ mờ phủ trên ghềnh thác.

Trước đây, có nhiều cây cổ thụ tán tròn nghiêng bóng xuống dòng thác, chúng ta có thể nằm gối tay trên những thân cây đong đưa trên thác để nghe tiếng thác reo dưới vòm lá mát rượi. Nhưng nay trên thác chỉ còn lại vài cây nhỏ, thay vào đó là những quán lá. Ven dòng và giữa dòng thác, có những tảng đá to, chỗ câu cá lý tưởng. Mặc dù nước chảy mạnh nhưng thác vẫn có rất nhiều cá, đặc biệt là cá lớn. Mùa nắng các bạn có thể đắm mình trong dòng nước trong veo mát lạnh.

Dòng suối từ chân thác chảy ngoằn ngoèo dưới tán cây xanh tạo nên một khung cảnh khá ngoạn mục. Bên suối có nhiều nhà tranh nhỏ, tình hình an ninh ở khu vực tương đối bảo đảm. Các bạn có thể dạo chơi trên con đường dọc theo chân thác trong một đêm trăng để thưởng thức cảnh "trăng mờ bên suối".

Đến thác Giang Điền bạn tha hồ tắm, tha hồ đắm mình, vũng vẫy trong dòng nước trong vắt, mát lạnh. Có sẵn các nhà chòi dọc theo bờ suối rất mát mẻ, cho thuê với giá 50.000đ/ngày (có kèm theo 4 võng) với sức chứa 10 người. Khi đến thác, bạn nhớ mang theo đồ ăn, thức uống.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Monday, 2010-11-22, 3:16 PM | Message # 6
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Đền thờ và mộ Nguyễn Hữu Cảnh

Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh còn gọi là đình Bình Kính tọa lạc bên tả ngạn sông Đồng Nai, xưa kia thuộc ấp Bình Kính, thôn Bình Hoành, tổng Trấn Biên, nay là ấp Nhị Hòa, xã Hiệp Hòa, TP. Biên Hòa, đã được Bộ VH - TT - TT&DL xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia (Quyết định số 457-QĐ ngày 25-3-1991).

Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVIII, ban đầu ngôi đền có qui mô nhỏ, vách làm bằng ván, mái ngói âm dương, cách ngôi đền hiện tại khoảng 400m về hướng Nam. Các tư liệu cho biết: ngôi đền được xây dựng lại lần đầu tiên vào năm Tự Đức thứ tư (1851); đến năm 1923, đền được tái thiết lại ở địa điểm hiện nay.

Nguyễn Hữu Cảnh sinh vào năm 1650 tại Gia Miêu, huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hóa trong một gia đình có nhiều bậc danh tướng đương triều. Ông là người văn võ song toàn, lập được nhiều chiến công lớn và được chúa Nguyễn tin yêu, trọng vọng. Mùa Xuân năm Mậu Dần (1698), ông vâng lệnh chúa Nguyễn vào kinh lược xứ Đàng Trong khi ấy còn rất hoang vu. Đến đất Đồng Nai, ông đặt Đại bản doanh ở Cù lao Phố (nay là xã Hiệp Hòa); lấy đất Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên, lấy xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn, đất đai mở mang ngàn dặm. Ông chiêu mộ lưu dân đến lập nghiệp, tổ chức bộ máy hành chính từng bước có qui củ, khuyến khích khai hoang, thúc đẩy Cù lao Phố phát triển thành một trong những cảng thị sầm uất, năng động nhất đàng Trong suốt thế kỷ XVIII và chính thức sáp nhập vùng đất mới phương Nam vào bản đồ Đại Việt. Sau khi kinh lược phương Nam trở về, năm sau ông lại phụng mệnh chúa Nguyễn Phúc Chu thống lĩnh đại binh dẹp vua Chân Lạp giữ vững miền biên ải phương Nam. Tháng 4 năm Canh Thìn (1700), sau khi hoàn thành sứ mệnh, trên đường trở về đến Rạch Gầm (Tiền Giang) thì ông thọ bệnh qua đời nhằm ngày 16 tháng 5 âm lịch, thọ 51 tuổi. Trên đường di quan ông về quê an táng, quan tài của ông được đình lại khu đất khi xưa ông đặt Đại bản doanh ở Cù lao Phố để cho nhân dân địa phương có dịp bái biệt ông lần cuối. Nơi đình quan đã được nhân dân địa phương xây một ngôi mộ vọng để ghi nhớ sự kiện này. Khi hay tin Nguyễn Hữu Cảnh mất, Chúa Nguyễn vô cùng thương tiếc đã phong tặng ông là Thượng đẳng công thần đặc Trấn phủ Chưởng cơ với tước: Lễ Thành Hầu và đưa bài vị của ông vào thờ tại Thái miếu.

Nhằm bảo tồn di sản văn hóa dân tộc và phát huy giá trị văn hóa trong thời kỳ hội nhập, thời gian qua, ngành VHTT Đồng Nai, UBND TP. Biên Hòa, chính quyền địa phương và Ban quý tế đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh đã tiến hành trùng tu, tôn tạo di tích; mở rộng, chỉnh trang lại khuôn viên, kè đá bờ sông với số kinh phí lên đến hàng tỷ đồng. Năm 2006, Ban Quản lý di tích - danh thắng Đồng Nai đã tiến hành xử lý mối mọt, nấm mốc tại di tích. Trong kế hoạch năm 2007, Ban Quản lý di tích - danh thắng sẽ hướng dẫn, hỗ trợ về mặt chuyên môn cho UBND xã Hiệp Hòa thành lập Tổ Quản lý các di tích đã xếp hạng và kiểm kê phổ thông trên địa bàn xã để làm tốt hơn nữa công tác quản lý, bảo vệ, trùng tu tôn tạo, tổ chức lễ hội và đón khách tham quan.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Monday, 2010-11-22, 3:20 PM | Message # 7
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Địa đạo Nhơn Trạch

Vùng Phước An vốn là rừng nguyên sinh lòng chảo, một thời được mệnh danh là "Thủ đô của Long Thành kháng chiến chống Pháp". Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, rừng lòng chảo là căn cứ hoạt động của Huyện ủy Nhơn Trạch với hệ thống địa đạo, giao thông hào, ô ụ chiến đấu cùng lán trại trên mặt đất. Lực lượng đào địa đạo khoảng 20 người thay phiên nhau, đào bằng dụng cụ thô sơ như: cuốc, xẻng đã khởi công vào đúng ngày 19-5-1963 nhân kỷ niệm 73 năm ngày sinh Bác Hồ.

Đến cuối năm 1964 đã đào được 1,5km đường địa đạo khép kín, liên hoàn trong lòng đất, nối từ căn cứ Huyện ủy về các xã Phú Hội, Phước An, Huyện đội... Đường địa đạo có kết cấu hình vòm nằm sâu dưới mặt đất từ 5 đến 7m, độ cao từ 1,8m đến 2m, rộng từ 1m đến 1,2m; có nhiều lỗ thông hơi, ngách rẽ sang hai bên, hầm bí mật, giếng nước, bếp Hoàng Cầm... đường địa đạo có thể chịu đựng sức công phá của bom 250kg, chứa được từ 300 đến 500 người.

Xuất phát từ căn cứ này, Huyện ủy Nhơn Trạch đã lãnh đạo và chỉ đạo các lực lượng cách mạng trong huyện kết hợp đấu tranh vũ trang, chính trị, binh vận đánh bại chính sách ấp chiến lược, chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ và Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ - ngụy.

Sau ngày giải phóng miền Nam, hệ thống địa đạo dài 1,5km này không còn nguyên vẹn, chỉ còn giữ lại gần 200m. Mặc dù vậy, ý nghĩa lịch sử của căn cứ cách mạng này là rất lớn nên ngày 19-1-2001, Bộ VHTT đã xếp hạng địa đạo Nhơn Trạch là di tích lịch sử cấp Quốc gia (Quyết định số 04/2001/QĐ-BVHTT).

Để bảo tồn và phát huy tác dụng di tích địa đạo Nhơn Trạch, hiện nay trên khu đất rộng 2,5 hecta đối diện với đền thờ liệt sĩ tọa lạc tại ấp 5, xã Long Thọ, huyện Nhơn Trạch, đang tiến hành tu bổ, phục hồi lại đoạn địa đạo dài 200m và nơi làm việc của Huyện ủy theo hồi cố của các nhân chứng lịch sử; xây một nhà truyền thống trưng bày các tài liệu, hình ảnh, hiện vật của căn cứ Huyện ủy xưa với tổng kinh phí hơn 9 tỷ đồng để khách có điều kiện thăm lại vết tích chiến trường xưa, ôn lại trang sử hào hùng một thời oanh liệt. Cũng tại khu đất này, huyện Nhơn Trạch sẽ xây một số công trình văn hóa gắn liền với di tích, du lịch sinh thái vườn trái cây Phú Hội và khu công nghiệp của thành phố trẻ Nhơn Trạch trong tương lai.


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
phuocdeptraiDate: Monday, 2010-11-22, 3:24 PM | Message # 8
Trung Tướng
Group: Admin
Messages: 561
Reputation: 5
Status: Offline
Bò cạp vàng

Khu du lịch sinh thái Bò Cạp Vàng được thành lập tự phát vào năm 1992 do ông Nguyễn Văn Sửu, là một nhà giáo về hưu đến ấp 3 xã Phước Khánh chuyển nhượng phần đất với mục đích ban đầu là xây dựng thành một khu vườn, đào ao nuôi cá, chăn nuôi gia cầm hưởng an nhàn trong lúc tuổi già và một phần tăng thu nhập cho gia đình. Khi đã có thành quả lao động ông thường rủ bạn bè về tham quan nghì mát ở những ngày cuối tuần, với bầu không khí trong lành, gió mát, nước trong xanh, bạn bè ông đã tìm được sự thư giãn thật sự tại khu Bò Cạp Vàng sau những ngày làm việc mệt nhọc ở môi trường đô thị. Việc làm của ông đã được nhiều người biết đến và họ đã về đây chuyển nhượng đất lập vườn đào ao nuôi cá xây dựng những căn nhà lá dưới tàng cây bóng mát, từ đó dần dần thành điểm du lịch sing thái Bò Cạp Vàng ngày nay.

Đến năm 1999 ông Sửu đã hình thành điểm du lịch vườn và triển khai đi vào hoạt động, địa điểm rước khách du lịch, ban đầu cũng gặp nhiều khó khăn do tự đầu tư, vốn ít, điểm du lịch còn hạn chế về cảnh quan. Đến năm 2001 kết hợp với Saigon Tourist đưa khách du lịch dã ngoại về, tên khu du lịch Bò Cạp Vàng mới được đặt từ đây, vì tại nơi đây có cây bò cạp vào khoảng tháng 3 – 4 hàng cây trổ hoa vàng rực cả một vùng. Từ đó các tour du lịch khác cũng tìm đến khu Bò Cạp Vang như Danatour, Hoàn Vũ tour, Fidi tour, Thương Hiệu Việt, Lửa Việt ... kể cả câu lạc bộ làm quen của báo Thanh Niên.

bocap1.jpg Đến hôm nay mọi người đều công nhận Bò Cạp Vàng đã tạo được một sân chơi bổ ích cho giới trẻ vào những ngày cuối tuần. Đặc biệt là nhưng ngày lễ, tết giới trẻ kéo về đây rất đông, họ gặp gỡ nhau trong khu cảnh thơ mộng, nơi đây được thiên nhiên ban tặng sông nước hữu tình, đón được nhiều hướng gió trong lành tạo cho du khách tham quan cảm nhận được như trở về với tuổi thơ trên dòng nước trong xanh. Nơi đây du khách cũng được đi cầu trượt nước, khu vực câu cá, bơi thuyền hoặc tản bộ trong vườn cây ăn trái.

Với diện tích gần 4 ha, 200 láng trại nhà sàn, nhà chòi. Có võng nằm, ghế ngồi dọc theo 2 bên bờ sông và vườn cây ăn trái. Nếu du khách đi tham quan tập thể và có đăng ký thì nơi đây sẽ cung cấp những dụng cụ phục vụ trò chơi tập thể như kéo co, cà kheo, khăn bịt mắt, bàn chân vịt, xe ngheo, ổ vịt trứng đẻ ... Ở khu du lịch sinh thái Bò Cạp Vàng có hình thành khu sinh hoạt ngoài trời và cấm trại dã ngoại, đặc biệt có trò chơi cảm giác mạnh dành riêng cho giới trẻ nhất là sinh viên học sinh, luôn có huấn luyện viên hướng dẫn và tập luyện trước khi chơi, tạo cảm giác an toàn cho người du lịch đến với Bò Cạp Vàng. Khách du lịch tới Bò Cạp Vàng tham quan du lịch cũng được thưởng thức các món ăn miệt vườn, dân dã với giá cả rẻ, ngon lạ như bò cạp lăn bột chiên bơ, cá lóc nướng trui, thỏ nướng mọi, đặc biệt có món gà nướng thố đất hương vị rất thơm ngon đậm đà chất dân dã...

Với thương hiệu khu du lịch sinh thái Bò Cạp Vàng ngày càng được nhiều người biết đến, khách du lịch đến đây ngày càng đông, dần dần tại nơi đây phất triển thành một khu du lịch sinh thái như ngày nay và có những tên mới trong khu du lịch sinh thái Bò Cạp Vàng như : Quê Hương Mới, Sư Tử Vàng, Bằng Lăng Tím, Đảo Hoa Gió, Hương Đồng, Thanh Phú, Dòng Sông Xanh, Đảo Dừa Lửa .


Cứ chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi âm thầm lặng lẽ ... đạp xích lô .
 
thanbai3vDate: Monday, 2010-11-22, 4:55 PM | Message # 9
Thiếu Tướng
Group: Quản Lý Diễn Đàn
Messages: 254
Reputation: 5
Status: Offline
KDL Sinh Thái Vườn Xoài

KDL Sinh Thái Vườn Xoài - Một không gian xanh tuyệt vời nằm tại Ấp Tân Cang, Xã Phước Tân, TP Biên Hòa, Đồng Nai, cách TP HCM hơn 40 km về hướng Long Thành. Vườn Xoài cái tên gọi gần gũi, mộc mạc mà dân giã...Trang trại Vườn Xoài được chính thức xây dựng thành Khu Du Lịch Sinh Thái từ tháng 04/2006 Khu Du Lịch Sinh Thái Vườn Xoài ban đầu chỉ là mô hình trang trại chăn nuôi và trồng rau. Từ mô hình trang trại chăn nuôi này, kết hợp với điều kiện cảnh quan thiên nhiên có đựơc tại địa phương và ý thức giữ gìn môi trừơng thêm xanh, sạch, đẹp đã dần dần từng bứơc phát triển thành một Khu Du Lịch Sinh Thái hấp dẫn khách du lịch. Từ khi mở cửa đón khách đến nay Khu Du Lịch Sinh Thái Vườn Xoài không ngừng cải tiến, hoàn thiện các dịch vụ du lịch phù hợp với không gian xanh, mang đậm nét sinh thái và không ngừng cải tiến chất lượng để đáp ứng tốt hơn những nhu cầu của khách du lịch.

Hiện nay, khu nhà thi đấu đang được khẩn trương xây dựng và sắp sửa đi vào hoạt động, khu an dưỡng dành cho người cao tuổi dự kiến xây dựng sẽ là những bước phát triển mới, giúp Vườn Xoài thu hút đông đảo hơn nữa khách du lịch đến tham quan nghỉ dưỡng

Đến với Khu du lịch sinh thái Vườn Xoài, quý khách sẽ được tận hưởng được những cảm giác thú vị luôn thay đổi cảnh quan theo từng bước chân. Từ cảnh quan sông nước êm đềm thơ mộng và hoang dã đôi bờ ven suối, triền đồi lươÌ£n sóng, đến cảnh quan, cây xanh bóng mát , cỏ hoa đua nhau khoe sắc và khí hậu dịu mát trong lành cũng như những đôi uyên ương tìm những giây phút riêng tư duới tán cây, trên thảm cỏ mịn xanh rờn bao quanh bởi những vườn hoa va cây xanh . Nơi đây hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách một kỳ nghỉ dưỡng đầy ý nghĩa.


Một tay làm chẳng nên non
Ba tay chụm lại lên sòng tiến lên
 
thanbai3vDate: Monday, 2010-11-22, 5:01 PM | Message # 10
Thiếu Tướng
Group: Quản Lý Diễn Đàn
Messages: 254
Reputation: 5
Status: Offline
THÁC MAI

Bắt nguồn từ cao nguyên Langbian, sông La Ngà uốn lượn qua nhiều vùng đồi núi chập chùng, vượt bao ghềnh bãi, để rồi hòa vào dòng nước con sông lớn Đồng Nai. Thác Mai là một trong những thắng cảnh cuả sông La Ngà trên con đường hợp dòng gian nan ấy.Muốn đến thác Mai, từ km 112 trên quốc lộ 20, du khách hãy rẽ phải theo con đường quanh co giữa vùng rừng Tân Phú khoảng 20 cây số.

Thác Mai trải dài trên đoạn sông hơn 4 cây số, như con rồng uốn mình đùa giỡn với biển nước. Một quần thể đá được tạo dáng với bao hình thù kỳ thú nối dài, trải rộng hai bên bờ và kết nối giữa dòng nước. Hai bên bờ sông có nhiều hang động với những hòn đá chông chênh tạo cho khung cảnh thêm hoang sơ, huyền bí.Muốn chiêm ngưỡng vẻ đẹp thượng nguồn của thác, du khách có thể trèo lên đỉnh hòn Voi Phục: một hòn đá khổng lồ hình con voi đang nằm giữa sông. Từ trên lưng hòn Voi Phục phóng tầm nhìn ra bốn hướng, du khách mới chiêm ngưỡng hết vẻ đẹp hùng vĩ của dòng thác: nước réo rắt, đá liên hoàn nhấp nhô, cây cối xanh thẳm…

Vào mùa trái chín, du khách còn có thể nhấm vị của hoa quả rừng như xoài, ổi, trường,... hoặc bám vào rễ dây cây cổ thụ nào đó để đu đưa thỏa thích. Đặc biệt đúng vào độ nở hoa, hai bên sông tím màu hoa bằng lăng và màu vàng của hoa mai.Trong địa phận Lâm trường Tân Phú, trên đường vào thác Mai còn có suối Đá Bàn, nơi lưu dấu vết bàn tay người khổng lồ gắn liền với chuyện tình kể về dũng sĩ Knhút nghĩa hiệp của dân tộc Mạ . Bàu nước nóng thiên nhiên gần đó, với nhiệt độ từ 50oc đến 60oC, trữ lượng lớn, rất có lợi cho sức khỏe con người.Thác Mai là một điểm du lịch hấp dẫn về sinh thái, hài hòa giữa thiên nhiên và tâm hồn phóng khoáng của con người.


Một tay làm chẳng nên non
Ba tay chụm lại lên sòng tiến lên
 
thanbai3vDate: Monday, 2010-11-22, 5:02 PM | Message # 11
Thiếu Tướng
Group: Quản Lý Diễn Đàn
Messages: 254
Reputation: 5
Status: Offline
ĐẢO Ó

Ðảo Ó và đảo Ðồng Trường là hai hòn đảo nằm giữa lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Ðồng Nai). Ðó là một điểm du lịch sinh thái gần thành phố Hồ Chí Minh, rất hấp dẫn bởi sông nước, rừng, cây, hoa lá, đặc sản tuyệt vời. Từ thành phố HCM, theo quốc lộ 1A hướng về Ðồng Nai, đến ngã ba Trị An thì rẽ trái, đi 8km nữa đến trung tâm thị trấn Vĩnh An (huyện lỵ Vĩnh Cửu) rồi đến bến thuyền Ðồng Trường. Sau 30 phút thưởng thức thú ngồi thuyền rong chơi trên hồ Trị An, bạn sẽ đặt chân lên đảo Ó.
Nằm giữa lòng hồ, cách đất liền không xa, nhưng đảo Ó như một ốc đảo tách biệt. Trên diện tích 2,2 ha nay, Công ty du lịch Ðồng Nai đã khéo phối hợp cảnh sắc thiên nhiên mà tạo dựng một khu du lịch tuyệt đẹp.

Ðặt chân lên đảo, du khách thật bất ngờ trước khung cảnh cây lá xanh tươi, trăm hoa khoe sắc. Con đường vòng quanh đảo khi thì rợp bóng cây cao, khi thì chập chờn bướm hoa và gió lộng. Bãi cát cuối đảo sóng vẫn vỗ về cũng là nơi bạn có thể đắm mình vui đùa trong làn nước hồ trong xanh và mát mẻ. Ở đây có một máng trượt nước cao 15 mét cho những ai thích tìm cảm giác mạnh. Ngoài ra, còn có các trò vui chơi như đi ca nô, mô tô nước, phóng phi tiêu, đánh cờ...

Buổi trưa, nhà hàng đãi bạn món đặc sản: cá lăng nấu canh chua và cá lăng kho tộ. Cá lăng tươi chong mới bắt lên từ hồ Trị An, thịt thơm, ngọt và béo. Cơm trưa xong, bạn chọn một chiếc võng dưới bóng cây râm mát nằm đung đưa theo làn gió sông ngọt mùi cây cỏ, ru giấc ngủ bằng tiếng chim hót và tiếng sóng vỗ dạt dào.

Nét độc đáo của hai ốc đảo này là gần TP.HCM (khoảng 70 km), tiện cho du khách muốn đi du lịch trong hai ngày nghỉ cuối tuần (có thể sáng đi chiều về, hoặc ở qua đêm). Ðến đây bạn sẽ được đắm mình vào thiên nhiên trong lành, yên ả và của mênh mông sông nước.Nếu muốn nghỉ qua đêm, đã có những nhà nghỉ rất đẹp ẩn mình dưới rừng cây bên mé đảo hoặc trên đồi cao trông xuống toàn cảnh hồ. Còn gì bằng nếu được đón trăng lên trên đảo!


Một tay làm chẳng nên non
Ba tay chụm lại lên sòng tiến lên
 
thanbai3vDate: Monday, 2010-11-22, 5:03 PM | Message # 12
Thiếu Tướng
Group: Quản Lý Diễn Đàn
Messages: 254
Reputation: 5
Status: Offline
LÀNG BƯỞI TÂN TRIỀU

Đồng Nai là vùng đất khá màu mỡ của miền Đông Nam bộ, nếu huyện Long Khánh tự hào bởi vùng đất đỏ bazan với những đặc sản cây ăn trái nổi tiếng như: chôm chôm, bơ, sầu riêng, mít tố nữ, nhãn... thì miền quê huyện Vĩnh Cửu cũng tự hào bởi vùng đất phù sa của sông Đồng Nai với đặc sản trái cây nổi tiếng là bưởi Tân Triều.

Làng bưởi Tân Triều thuộc xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai, nằm cạnh khu du lịch Bửu Long khoảng 2km. Tân Triều là một cù lao nhỏ được nước sông Đồng Nai bao bọc, chở che . Muốn đến làng bưởi, từ Biên Hòa du khách có thể đi bằng đường sông hoặc theo lộ 24 là tới nơi, dân địa phương sẽ hướng dẫn cho bạn đi tham quan khắp làng. Bạn sẽ phải choáng ngợp với mênh mông là bưởi . Hầu như gia đình nào, vườn nào cũng đều có bưởi, bưởi ở đây quanh năm xanh tốt nó đã cùng với cư dân Tân Triều thăng trầm theo năm tháng!

Từ những năm 1970 bưởi Tân Triều đã khá nổi tiếng trong nước và trên thế giới, lúc ấy người ta quen gọi là bưởi Biên Hòa . Hàng năm vào dịp tết Nguyên đán bưởi Tân Triều lại rộ lên, xuất hiện nhiều ngoài thị trường, những người sành điệu thường chọn bưởi Tân Triều chưng trong mâm ngũ quả ngày tết.

Bưởi Tân Triều phong phú nhiều chủng loại, tất cả đều có hương vị đặc trưng riêng như: Bưởi đường núm có múi vàng tép to vị ngọt lịm, dáng đẹp, nên thường được chọn để chưng trong ba ngày tết. Bưởi đường cam, bưởi thanh quả to, bưởi ổi quả nhỏ... Ngoài ra còn hơn hai mươi loại khác nhau như bưởi xiêm, bưởi chua, bưởi bà Vân, bưởi hè, bưởi long...

Đến với làng bưởi, du khách có thể tổ chức các cuộc picnic, tham quan ngắm cảnh, chụp ảnh lưu niệm... Đặc biệt bạn cũng có thể được mời cùng với chủ nhà thưởng thức những hương vị lạ, hấp dẫn của từng giống bưởi .

Từ bưởi, người dân Tân Triều còn chế biến ra nhiều món ăn ngon như gỏi bưởi, nem bưởi, chè bưởi ... để phục vụ du khách với giá rất bình dân.

Dưới bóng râm mát rượi của vườn bưởi, bạn hãy thoải mái , thư giãn trên tấm bạt trải rộng, để tận hưởng cho hết hương vị ngọt ngào của đặc sản quê hương làng bưởi . Bạn sẽ cảm nhận được một cuộc sống trong lành, sung túc, hiền hòa của bà con làng bưởi Tân Triều hôm nay.


Một tay làm chẳng nên non
Ba tay chụm lại lên sòng tiến lên
 
thanbai3vDate: Monday, 2010-11-22, 5:04 PM | Message # 13
Thiếu Tướng
Group: Quản Lý Diễn Đàn
Messages: 254
Reputation: 5
Status: Offline
BỬU THIỀN

Có khi nào bạn đi tìm một nơi thật yên tĩnh để trải qua một ngày nghỉ cuối tuần như một ngôi chùa chẳng hạn.

Hãy thử tìm một ngày bình yên với ngôi chùa xinh đẹp và tĩnh lặng Bửu Thiền tại thị xã Long Thành, cách TP.HCM khoảng 50km (đi qua phà Cát Lái).

Phong cách kiến trúc của chùa vừa cổ kính lại vừa hiện đại khiến bạn không thể dời chân. Ngoài những tiếng niệm kinh ấm lòng người mà bạn thường nghe, trong chùa bạn còn được thả hồn thanh thản với những cảnh vật đẹp chan hòa cùng thiên nhiên, những chú tiểu hiền lành dễ thương kể cho bạn nghe những câu chuyện thú vị.

Những ly nước trà thơm hay những món chay được nấu cực khéo cũng khiến bạn nhớ mãi nơi này.


Chúng tôi đến thăm chùa với tư cách là những người bạn - chúng tôi là bạn học thời ĐH của một vị sư trẻ tại đây.

Vị sư quen biết đưa chúng tôi lên nghỉ trưa trong “Cốc” của thầy. Đây là một ngôi nhà nhỏ rất đặc biệt.

Cốc được xây riêng biệt với khu thờ chính và mang phong cách rất cổ điển và đậm chất phương Đông. Nhà gỗ này được dựng với những loại gỗ sưu tầm từ những căn nhà cũ, gạch làm hàng rào cũng được những ngôi nhà cũ vừa đập đi xây mới và mang gạch cũ tặng chùa…

Những loại gạch nghe nói có từ thời Pháp thuộc đã giúp cho khu vườn trước Cốc càng thêm phần độc đáo. Hơn thế, những tán lá cây to trong vườn rụng lá vàng xuống mặt đất tạo phong cảnh như trời vào thu.

Nơi các vị sư làm lễ là một kiến trúc phương Đông huyền bí. Kiến trúc thoáng đạt với mái rộng giúp căn nhà mát lạnh ngay cả khi bạn vào thờ cúng giữa trưa nắng chang chang.

Hiện ngôi chùa đang trong giai đoạn trùng tu cuối với khu nhà đặt tượng Phật khổng lồ. Khi leo lên tháp có thể nhìn thấy toàn bộ khu vực của ngôi chùa.

Chúng tôi dự định sẽ ghé thăm lại chùa nhân dịp trùng tu xong vào khoảng giữa trung tuần tháng 4. Còn bạn, hãy thử ghé thăm chùa một lần để cảm nhận sự thanh thản sau những ngày làm việc mệt nhọc.


Một tay làm chẳng nên non
Ba tay chụm lại lên sòng tiến lên
 
Diễn Đàn 3V » DIỄN ĐÀN 3V » TÀI LIỆU THUYẾT MINH 63 TỈNH THÀNH » ĐỒNG NAI
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:

Bình Chọn
Rate my site
Total of answers: 22
Tin Nhắn
200
Site friends
  • Create a free website