Saturday, 2024-04-20, 5:10 AM
Welcome Guest

3V CLUB

[ New messages · Members · Forum rules · Search · RSS ]
  • Page 1 of 2
  • 1
  • 2
  • »
Diễn Đàn 3V » DIỄN ĐÀN 3V » TÀI LIỆU THUYẾT MINH 63 TỈNH THÀNH » VĨNH LONG
VĨNH LONG
thanbai3vDate: Wednesday, 2010-11-17, 8:36 PM | Message # 1
Thiếu Tướng
Group: Quản Lý Diễn Đàn
Messages: 254
Reputation: 5
Status: Offline
BƯỞI NĂM ROI

Bưởi Năm Roi là một giống bưởi nổi tiếng ở Việt Nam được trồng nhiều ở một số tỉnh miền Tây Nam bộ (nhất là Vĩnh Long). Mỗi năm, giống bưởi này cho thu hoạch hai lần vào tháng Tám và tháng Chạp âm lịch.
Nguồn gốc, đặc điểm
Giống bưởi Năm Roi do ông Trần Văn Bưởi (1918 - 1990) người làng Mái Dầm nay thuộc xã Phú Hữu A, huyện Châu Thành, Hậu Giang) tìm thấy.[1] Sinh thời, ông Bưởi làm nghề buôn bán trên sông. Một tối ông ngủ lại trên ghe bầu ở Tân Châu (vùng Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang thời Pháp thuộc) thì vô tình nhặt được một trái cây trên sông. Trái cây da có màu xanh, ruột màu đỏ vàng. Xé ra nếm thử thấy vị ngon, mọng nước ông Bưởi rất thích. Ông lấy hột mang về quê Phú Hữu (chợ Mái Dầm) để trồng.
Sau khi giống bưởi này được phổ biển khắp vùng quê ông Trần Văn Bưởi, người các nơi khác cũng đến xin giống cây về trồng. Ngày nay, bưởi Năm Roi được trồng nhiều nhất là ở Phú Hữu, Châu Thành, Hậu Giang và Long Hồ, Vĩnh Long. Có thể nói ở trên thế giới chỉ có hai nơi này là trồng bưởi Năm Roi ít bị sâu bệnh, trái ngọt và to. Ở Phú Hữu người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm được một trái bưởi 3-4 kg có trái còn nặng tới 5kg, những trái lớn như vậy chỉ có vào một hai mùa đầu, người dân gọi là bưởi tơ. Vào các mùa sau thì bưởi cho trái nhiều hơn, thường xuyên hơn. Ngày nay người nông dân có thể cho trái quanh năm, tháng nào cũng có thể được thưởng thức bưởi Năm Roi chín.
Tên gọi "Năm Roi"
Tương truyền, sợ con cháu trong nhà hái trái làm mất giống cây quí nên ông Bưởi đe: "Đứa nào mà hái trái cây của ông Bưởi là ông đánh năm roi nghe chưa". Vì câu nói của ông, giống bưởi có tên gọi là "Năm Roi". Bưởi năm roi có tên gọi từ đó.

Added (2010-11-17, 8:36 PM)
---------------------------------------------
DU LỊCH VINH SANG
ĐIỂM ĐẾN CỦA NGƯỜI YÊU THIÊN NHIÊN SÔNG NƯỚC

Sông Tiền một trong hai chi lưu của sông Mêkong chảy vào Viêt Nam đến Vĩnh Long chia tách thàng ngã ba sông, nơi nổi tiếng với chiếc cầu Mỹ Thuận. Vùng đất tuyệt đẹp này gần đây được biết đến với Khu du lịch Vinh Sang. Có diện tích 2,2 ha nằm ngay đầu Cù lao An Bình, khu vực này như một khu vườn thiên nhiên rộng lớn với nhiều loại cây ăn trái và kênh rạch liên thông nhau.

Tại Vinh Sang, du khách có thể tham gia trò chơi cảm giác mạnh đó là câu cá sấu từ 05 năm tuổi trở lên, du khách tự mình nhử mồi và câu cá sấu. Loài động vật bò sát hoang dã to lớn này giúp chúng ta có thể hình dung cả một hành trình khai phá thiên nhiên của vùng đất Nam Bộ cách đây vài trăm năm còn rất hoang sơ " dưới sông sấu lội, trên bờ cọp um " .

Tại Khu du lịch Vinh Sang còn có một đàn đà điểu Châu Phi với hơn 60 con trưởng thành. Giữa thiên nhiên tươi mát của miền Tây Nam Bộ du khách thoả thích cưỡi đà điểu chạy tung tăng trên bãi cát. Đây là loài chim to lớn nhất thế giới được nuôi dưỡng và phát triển ngay giữa Đồng bằng châu thổ sông Mêkong, đây còn là một dịch vụ rất được ưa chuộng tại nơi này.

Tạm gác lại những trò chơi hấp dẫn, cảm giác mạnh đó, quý khách còn có thể tham gia chèo xuồng, giăng lưới, chài cá hoặc be mương tát cá...những con cá nước ngọt tươi rói sẽ càng hấp dẫn hơn khi du khách tự tay mình chế biến món cá nướng thưởng thức ngay tại vườn cùng với rượu nếp nguyên chất hoặc rượu Đào Tiên, hoà mình vào nếp sông dân dã của người dân miền sông nước, du khách còn được thưởng thức những làn điệu dân ca mượt mà qua loại hình Đờn ca tài tử, chắc chắn sẽ mang lại cho du khách cảm giác thoải mái giữa một không gian thật an bình.
Nếu có thêm thời gian du khách hãy nghỉ qua đêm tại Vinh Sang với các phòng nghỉ trên bè nổi trên sông. Vật liệu nhà nghỉ được làm từ gỗ dừa, phòng đầy đủ tiện nghi theo tiêu chuẩn khách sạn ngay giữa khung cảnh thiên nhiên thuần tuý.

Tại du lịch Vinh Sang, du khách còn có thể tham gia vào các hoạt động khác như: tắm sông - trượt nước, các bạn trẻ có thể đi xe đạp dạo quanh đường làng xuyên qua những vườn cây trái trên Cù lao An Bình... chắc chắn sẽ mang đến cho du khách những cảm giác thật khó quên trong những ngày nghỉ giữa miền quê sông nước Cữu Long.

Từ du lịch Vinh Sang, du khách đi bằng tàu du lịch vào sâu trong các con rạch nhỏ, tham quan những làng nghề truyền thống nổi tiếng của miệt vườn Nam Bộ nằm ven sông. Du khách được thưởng ngoạn nghề làm kẹo dừa truyền thống của người dân cù lao An Bình tại KDL Vinh Sang, thưởng thức những viên kẹo dừa thơm ngọt. Ngoài ra, du khách còn có thể tham quan lò sản xuất gốm đỏ - một làng nghề truyền thống, nổi tiếng và đặc thù chỉ có ở Vĩnh Long.


Một tay làm chẳng nên non
Ba tay chụm lại lên sòng tiến lên
 
thanbai3vDate: Thursday, 2010-11-18, 2:06 PM | Message # 2
Thiếu Tướng
Group: Quản Lý Diễn Đàn
Messages: 254
Reputation: 5
Status: Offline
VĂN THÁNH MIẾU

Nguyên vào năm Tự Đức thứ 14 (1862) ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ lần lượt lọt vào tay thực dân Pháp xâm lược. Lúc bấy giờ tỉnh Vĩnh Long cũng đã lọt vào tay quân viễn chinh Pháp nhưng theo hòa ước Nhâm Tuất (1862) thì Pháp phải trả tỉnh Vĩnh Long lại cho triều đình Huế. Do đó, sĩ phu ở các tỉnh Biên Hòa, Gia Định và Định Tường đã rầm rộ “tỵ địa” về Vĩnh Long. Quan đốc học Vĩnh Long là Nguyễn Thông đã chọn nơi rộng rãi gần tỉnh thành Vĩnh Long để tập hợp họ lại tổ chức ôn tập chờ ngày thi cử. Mặc dù đang sống trong cảnh dầu sôi lửa bỏng nhưng giới sĩ phu thời bấy giờ đã gấp rút xây dựng một Văn Thánh Miếu bên cạnh nơi họ ôn tập. Tuy danh nghĩa là đề cao Nho giáo nhưng thực chất là xây dựng một tụ điểm hoạt động văn hóa đề cao các bậc tiền hiền và giáo dục lòng yêu nước. Công trình này khởi công từ mùa đông năm Giáp Tý (1864) và hoàn thành vào mùa thu năm Bính Dần (1866) .
Sau khi hoàn thành, giới quan lại sĩ phu đã thành lập hội Văn Thánh Miếu để trông nom việc cúng tế. Hội cũng tạo được ruộng đất hương quả và xin cấp miếu phu quét dọn hàng ngày. Thế nhưng chỉ có mấy tháng sau thì quân viễn chinh Pháp lại đem chiến thuyền uy hiếp và chiếm thành Vĩnh Long lần thứ hai. Phan Thanh Giản tuẩn tiết, Nguyễn Thông “tỵ địa” ra Bình Thuận.
Sau khi chiếm Vĩnh Long, bọn thực dân Pháp lấy cớ thiếu gỗ xây dựng dinh tham biện (dinh tỉnh trưởng) định phá Văn Thánh Miếu. Lúc đó ông Bá hộ Trương Ngọc Lang ( tức Bá hộ Non - người Minh Hương) được đồng bào đề cử đứng ra tranh thủ với quân viễn chinh giữ lại công trình văn hóa này. RồI từ đó đến nay, Văn Thánh Miếu Vĩnh Long được trùng tu, tôn tạo các công trình phụ vào các năm 1872, 1903, 1914, 1933, 1963, 1994 và gần đây nhất là năm là tháng 6/ 2006.

Văn Thánh Miếu Vĩnh Long ở tại làng Long Hồ, tổng Long An, huyện Vĩnh Bình, nay thuộc phường tư thị xã Vĩnh Long. Tuy đã trãi qua các lần trùng tu và trải qua nhiều giai đoạn lịch sử nhưng vẫn giữ được nét cổ kính.

Sát đường là cổng tam quan xây theo lốI cổ lâu có ba tầng mái. Chiếc cổng này đơn giản nhưng mỹ thuật, có nét đặc biệt so với những chiếc cổng khác. Sau cổng là thần đạo đi thẳng vào điện Đại Thành. Hai bên là hai hàng sao cao vút như hai hàng lính áp hầu. Phía trước chính diện, giữa thần đạo là ba tấm bia đá. Đáng kể nhất là tấm bia do Phan Thanh Giản viết trước khi tuẩn tiết, Trương Ngọc Lang lập năm 1872. Tấm bia thứ nhì kỷ niệm ông Tống Hữu Định và giới trí thức trùng tu tái thiết ngôi miếu năm 1903. Tấm bia thứ ba ca ngợi tấm lòng hảo tâm của bà Trương Thị Loan (con gái của Trương Ngọc Lang) hiến đất làm hoa lợi hương hỏa. Hai tấm bia sau do Nguyễn Liên Phong viết vào thập niên đầu của thế kỷ này.
Trước kia, khuôn viên có hai cái ao trồng sen có tên là hồ Nhật Tinh và hồ Nguyệt Anh. Trong văn bia do Phan Thanh Giản viết có nói đến “Thơ Lầu” (lầu sách) ở bên tả Văn Thánh Miếu (từ trong nhìn ra ). Do đó,sau khi Phan Thanh Giản tuẩn tiết, các con của Phan Thanh Giản vào bưng biền kháng chiến chống giặc; những người Minh Hương, đứng đầu là bá hộ Trương Ngọc Lang đã lập sổ quyên tiền xây dựng một “Tân Đình” (1869) phía tả Văn Thánh Miếu để thờ Phan Thanh Giản. Năm 1872 công trình này hoàn thành, Trương Ngọc Lang dựng bia đặt tên là Tụy Văn Lâu (lầu nhóm họp giới văn nhân tài tử). Tụy Văn Lâu được trùng tu năm 1914 và khoảng năm 1920 – 1923 được đổi tên là Văn Xương Các ( gác Văn Xương).
Văn Xương Các làm theo kiểu trùng thềm điệp ốc. Trên gác là nơi cất sách và thờ Văn Xương Đế Quân - vị tinh quân chủ quản việc thi cử học hành. Bài vị Văn Xương Đế Quân đặt trong khám thờ, chạm trỗ sơn thếp đẹp đẽ.
Nhưng tầng dưới Văn Xương Các mới là nơi quan trọng nhất. Gian giữa là nơi văn nhân thi ngồi đàm đạo. Phía sau là khánh thờ Gia Định Sử sỉ Sùng Đức Tiên sinh Võ Trường Toản và Khâm sai Kinh lược sứ Phan Thanh Giản.
Khánh thờ này chạm trỗ tinh vi, trong đặt hai bài vị, có câu đối ca tụng hai kẻ sĩ đứng đầu đất Gia Định.
Hoàng phong “Sử sĩ” thanh cao lão.
Tự hiệu “ thư sinh” tiết liệt thần
(Vua phong “Sử sĩ” thanh cao lão
Tự hiệu “ thư sinh” tiết liệt thần)
Đến khoảng năm 1933, Phan Thanh Giản được nhà Nguyễn phong thần. Từ đó tại khám thờ này có thêm một hòm sắc và một bức chân dung Phan Thanh Giản rất sống động, do hoạ sĩ Philippe Trần vẽ. Một số nhà hảo tâm đã hiến thêm nhiều câu đối ca tụng Phan Thanh Giản. Do đó, vị trí Võ Trường Toản đã bị lu mờ.
Bên tả khánh thờ chính là khánh thờ các quan đại thần có công khởI xướng xây dựng Văn Thánh Miếu:
- Tổng đốc Vĩnh Long Trương Văn Uyển.
- Bố chánh Vĩnh Long Nguyễn Văn Nhã.
- Án sát Vĩnh Long Võ Doãn Thanh.
- Bố chánh Quảng Ngãi Nguyễn Thông (nguyên đốc học Vĩnh Long).
Gian bên hữu thờ các đại thần:
- Tuần phủ Hà Tiên Lê Quang Nguyên .
- Án sát Hà Tiên Nguyễn Toán.
- Án sát An Giang Phạm Hữu Chánh
- Tri phủ Định Viễn Lê Văn Khiêm
- Tri phủ Định Viễn Nguyễn Tống Minh
- Giáo thọ Hoằng tự Nguyễn Tu Mẫn.
- Tổng đốc Thuận Khánh Nguyễn Mục Như (Nguyễn Văn Phong)
- Bá hộ Trương Trọng Tiên (Trương Ngọc Lang)
Nguyễn Mục Như người Vĩnh Long, là cha chồng bà Trương Thị Loan. Hai ông Trương Ngọc Lang và Nguyễn Văn Phong được thờ tại Văn Thánh Miếu là do bà Trương Thị Loan gửi hậu. Riêng Trương Ngọc Lang là người có công lớn trong việc trùng tu và bảo vệ Văn Thánh Miếu.
Khu vực chính của Văn Thánh Miếu gồm Đại Thành Điện và hai ngôi miếu ở trước sân đâu mặt nhau gọi là Tả vu và Hữu vu. Khu vực này có tường hoa bao bọc, chỉ có thể ra vào bằng cửa Kim Thanh và Ngọc Chấn. Chính điện làm theo kiểu trùng thềm điệp ốc. Bên trong bài trí đơn giản, giữa khánh thờ bài vị “ Đại Thành Chí ThánhTiên sư Khổng Phu Tử” và bài vị bốn vị đứng vào hàng đệ tử của ngài gọi là “Tứ Phối”. Sau này, khi họa sĩ Philippine Trần vẽ chân dung Phan Thanh Giản có vẽ chân dung bán thân của Khổng Tử. Bức chân dung này thay thế bức tranh cũ. Cũng trong chính điện hai bên Tả ban và Hữu ban là khánh thờ “Thập nhị hiền triết”; Còn hai bên nhà Tả hữu - Hữu vu thờ “Thất thập nhị hiền”, mỗI bên ba mươi sáu vị. Đồ tự khí trong ba khu vực thờ phượng này tuy có chạm trỗ, sơn thếp nhưng mỹ thuật đơn giản. Đồ tự khí bằng gỗ, sành sứ, đồng thau.
Trong Văn Miếu có rất nhiều hoành phi, câu đối do các nhà hảo tâm ở khắp nơi hiến cúng. Trong đó có câu đối của Thượng thư Cao Xuân Dục cúng năm 1913 khi ông đến Vĩnh Long:
Xuân thu hà đẳng càn khôn, đạo tại Ngũ Kinh song nhật nguyệt.
Thù Tứ biệt thành vũ trụ, đồ qua Lục Tỉnh nhất cung tường .
Tạm dịch:
( Xuân thu trờI đất bậc nào, đạo tại năm kinh đôi nhật nguyệt.
Thù Tứ cõi bờ riêng đó, đường qua sáu tỉnh một cung tường).
MỗI năm tại Văn Thánh Miếu có các ngày lễ lớn:
Tế Khổng Tử và các vị Thánh Hiền vào ngày Xuân Đinh và Thu Đinh (ngày Đinh đầu tháng hai và ngày Đinh cuốI tháng tám).
Tại Văn Xương Các có lễ giỗ Phan Thanh Giản (mùng bốn và mùng năm tháng bảy), ngày giỗ các quan đại thần và cúng âm lịch (ngày 12 và 13 tháng mười).
Nếu so sánh lễ hội với các đình miếu khác ở Vĩnh Long thì lễ hội tại Văn Thánh Miếu thu hút khách hành hương chưa đông nhưng khách đến đây đều với tấm lòng nhiệt thành với văn hóa và yêu kính các bậc tiền nhân.
Văn Thánh Miếu Vĩnh Long được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích văn hóa cấp quốc gia vào ngày 25 tháng 3 năm 1991 (Quyết định số 0557 QĐ ngày 25/3/1991).


Một tay làm chẳng nên non
Ba tay chụm lại lên sòng tiến lên
 
thanbai3vDate: Thursday, 2010-11-18, 2:07 PM | Message # 3
Thiếu Tướng
Group: Quản Lý Diễn Đàn
Messages: 254
Reputation: 5
Status: Offline
KHU TƯỞNG NIỆM ĐỒNG CHÍ PHẠM HÙNG

Khu tưởng niệm đồng chí Phạm Hùng được khởi công xây dựng ngày 02 tháng 10 năm 2000 và khánh thành ngày 11 tháng 06 năm 2004 nhân dịp 92 nămngày sinh của Ông.Khu tưởng niệm được xây dựng tại ấp Long Thuận A – xã Long Phước - Huyện Long Hồ.

Sinh ra và lớn lên từ gia đình trung nông, có truyền thống gia giáo, thời niên thiếu của Ông gắn liền với một bối cảnh lịch sử đầy những bất công, khổ cực của nhũng người dân thuộc địa. Trải qua bậc tiểu học tại trường Internate – Primaire (Vĩnh Long) và bậc trung học tại trường Collège De My Tho (tỉnh Mỹ Tho)…và trường học cũng là nơi mở đầu cho những trang sử hoạt động cách mạng của thời thanh niên Phạm Văn Thiện: tham gia vào các tổ chức cách mạng trong những năm đầu thế kỷ XX: Nam kỳ học sinh liên hiệp hội, Thanh niên cộng sản đoàn, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1930, từng là Bí thư chi bộ trường, hoạt động qua các cấp chi ủy xã, huyện, tỉnh ở Mỹ Tho. Sau việc tham gia trong sự kiện biểu tình và xử tội tên hương quản gian ác Đặng Văn Trâu tại xã Tam Hiệp - huyện Châu Thành - tỉnh Mỹ Tho nhân dịp kỉ niệm ngày quốc tế lao động 1 tháng 5 năm 1931, Ông bị bắt và bị giải đi qua các nhà tù: từ nhà tù Mỹ Tho, xà lim án chém Sài Gòn “vụ án Đảng cộng sản Đông Dương” năm1933: với hai án tử hình, sau nhờ phong trào đấu tranh dân chủ trong nước và nhân dân các nước tiến bộ, ông được giảm xuống thành án chung thân khổ sai và đày đi Côn Đảo…Mười một năm sống tại “địa ngục trần gian” với bao câu chuyện kể về người tù nhân mang bí danh: Anh Hai Hùng …ngày 23 tháng 8 năm 1945, sau cách mạng tháng Tám thành công ông được Đảng và chính phủ ta đón về đất liền và tiếp tục cuộc đời cách mạng: tham gia trong hai cuộc kháng chiến đánh Pháp - đuổi Mỹ với những trọng trách: Bí thư Xứ ủy lâm thời Nam Bộ, Giám đốc ty Công an Nam bộ, Bí thư Trung ương Cục miền Nam, Chính ủy Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh …Ông đã góp phần to lớn vào sự thắng lợi trong công cuộc giải phóng miền Nam thống nhất tổ quốc. Bước vào đầu ngày giải phóng miền Nam, trai qua những năm tháng hàn gắn vết thương chiến tranh, cải tạo xã hội miền Nam, xây dựng miền Bắc cho đến những năm tháng khởi đầu cho sự nghiệp đổi mới đất nước … Từ Bắc đến Nam, trong nhiều lãnh vực, với những trọng trách: Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Bộ trưởng Bộ Nội Vụ, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam…đồng chí Phạm Hùng đã tận tâm tận lựcc ống hiến đến cuối cuộc đời mình dể lo cho dân, cho nuớc.

Ngày 9 tháng 3 năm 1988, đồng chí Phạm Hùng đã vĩnh biệt chúng ta trong lúc đang công tác tại thành phố Hồ Chí Minh.

Cuộc đời và tấm gương của một nhà lãnh đạo trung kiên - mẫu mực Phạm Hùng đã được đất nước, quê hương và nhân dân muôn đời tưởng nhớ như bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh tại buổi lễ truy điệu đồng chí Phạm Hùng: “Công lao của đồng chí Phạm Hùng đối với sự nghiệp nước ta rất to lớn. Cuộc đời hoạt động sôi nổi va phong phú của đồng chí là một tấm gương sáng đối với mọi người cộng sản và mọi người Việt Nam ta. Đồng chí không còn nữa, nhưng hình ảnh đồng chí sống mãi trong trái tim chúng ta…”
Để tưởng nhớ công lao của một người con ưu tú của dân tộc, của quê hương, Tỉnh ủy - Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long dã cho xây dựng khu tưởng niệm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng - một công trình của trái tim - để giáo dục truyền thống cho thế hệ hôm nay và mai sau.
Khu tưởng niệm đồng chí Phạm Hùng với tổng diện tích: 3,2 ha, gồm các hạng mục chính :
- Nhà lễ tân: diện tích 300m2, là nơi đón tiếp khách đến tham quan khu tưởng niệm.
- Nhà tưởng niệm: diện tích 1.050m2, là nơi thắp hương tưởng niệm Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng.
- Nhà trưng bày: diện tích 670m2, là nơi trưng bày hình ành – tư liệu - hiện vật chuyên đề: thân thế và sự nghiệp của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng.
Ngoài ra, còn có ba hạng mục ngoài trời được phục chế theo tỷ lệ 1/1 gổm: phòng biệt giam đồng chí Phạm Hùng tại Côn Đảo từ 1934 đến 1945, ngôi nhà làm việc của đồng chí Phạm Hùng tại căn cứ Trung ương Cục miền Nam (tỉnh Tây Ninh) từ 1967 đến 30 tháng 4 năm 1975 và căn phòng làm việc của đồng chí Phạm Hùng tại số 72 Phan Đình Phùng – Hà Nội từ năm 1958 đến năm 1967 và từ năm 1978 đến năm 1988.
Với một khuôn viên rộng, một bố cục tổng thể cân đối, hài hòa và một cấu trúc nghệ thuật đơn giản nhưng trang nghiêm, thanh thoát hài hòa với cảnh quang thiên nhiên. Khu tưởng niệm đồng chí Phạm Hùng xứng đáng với tầm cỡ một công trình lịch sử văn hóa: “Đẹp về hình thức, tốt về nội dung…” - như lời của đồng chí Trương Mỹ Hoa – Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nhân chuyến về thăm Vĩnh Long ngày 27 tháng 7 năm 2004.


Một tay làm chẳng nên non
Ba tay chụm lại lên sòng tiến lên
 
thanbai3vDate: Thursday, 2010-11-18, 2:09 PM | Message # 4
Thiếu Tướng
Group: Quản Lý Diễn Đàn
Messages: 254
Reputation: 5
Status: Offline
KHU DI TÍCH CÁCH MẠNG CÁI NGANG

Trong hai thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ Vĩnh Long trở thành chiến trường ác liệt vào bậc nhất ở ĐBSCL. Xuất phát từ vị trí xung yếu của Vĩnh Long, kẻ địch luôn dồn sức mạnh nhằm khống chế bằng được địa bàn này.Về phía ta, quân dân Vĩnh Long dưới sự lãnh đạo của Đảng kiên trì bám trụ, giành giật với địch từng tấc đất quê hương. Vì Vĩnh Long địa hình trống trãi, không rừng, không núi, sông rạch chằng chịt nên vấn đề bám trụ địa bàn hoạt động là vấn đề sinh tử đối với cách mạng tỉnh nhà.
Trong hoàn ảnh lịch sử ấy, Tỉnh ủy Vĩnh Long - cơ quan đầu não lãnh đạo toàn diện cuộc kháng chiến của toàn tỉnh vẫn tồn tạI để hoàn thành sứ mệnh lịch sử giao phó. Vượt lên bao khó khăn thử thách Tỉnh Uỷ Vĩnh Long tồn tại chỉ đạo mọi phong trào tỉnh nhà đi đến thắng lợi chính là do Tỉnh Uỷ Vĩnh Long luôn gắn bó mật thiết với nhân dân, Đảng bộ Vĩnh Long dựa hẳn vào dân, động viên sức mạnh to lớn, sức sáng tạo vô biên của nhân dân nhằm vào mục tiêu chiến thắng kẻ thù xâm lược.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, Tỉnh Uỷ Vĩnh Long di chuyển liên tục khắp địa bàn Vĩnh Long. Giai đọan từ 1954 đến 1966 Tỉnh Uỷ Vĩnh Long đã di chuyển hơn 29 điểm.

Năm 1966 Tỉnh Uỷ Vĩnh Long quyết định chọn Cái Ngang làm khu căn cứ chủ yếu. Năm 1967, Tỉnh uỷ chuyển hẳn về khu căn cứ cách mạng Cái Ngang, thuộc ấp 4 xã Mỹ Lộc - nay ấp 4, xã Phú Lộc, huyện Tam Bình.

Khu di tích cách mạng Cái Ngang là vùng đất liên hoàn nhiều xã của huyện Tam Bình; là vùng căn cứ của Tỉnh Uỷ Vĩnh Long qua nhiều thời kỳ. Đây là nơi nhân dân Vĩnh Long dưới sự lãnh đạo của Tỉnh Uỷ Vĩnh Long đoàn kết chiến đấu, một lòng chăm lo cho sự nghiệp cách mạng. Mặc dù phải đương đầu với kẻ địch đông về số lượng, trang bị hiện đại và có nhiều thủ đoạn thâm độc nhưng quân dân ta vẫn chiến đấu kiên cường và trưởng thành mạnh mẽ.
Cơ quan Tỉnh Uỷ lúc đó chỉ có một nhà làm việc và một điểm nấu ăn. Công trình được xây dựng thấp, nằm gọn dưới các tàng cây để tránh máy bay địch phát hiện. Xung quanh nơi làm việc bố trí đầy đủ các hầm trú ẩn tránh bom pháo. Hệ thống hầm bí mật được Ban căn cứ chuẩn bị chu đáo đủ sức phục vụ Ban chấp hành Tỉnh Uỷ trong các kỳ họp.
Tỉnh Uỷ Vĩnh Long lúc đó có 13 đồng chí, do đồng chí nguyễn Ký Ức làm Bí thư Tỉnh Uỷ.
Các bộ phận chuyện môn thường trực tại khu căn cứ gồm:
-Ban căn cứ.
-Đội phòng thủ.
-Văn phòng Tỉnh Uỷ.
-Điện đài cơ yếu.
-Giao liên bán khai.
Chính tại khu di tích cách mạng qua các thời kỳ kháng chiến Tỉnh Uỷ Vĩnh Long đã đề ra những chủ trương, nghị quyết mệnh lệnh toàn quân, toàn dân chiến đấu và chiến thắng. Trong các chỉ thị, nghị quyết đó nổi bật là lệnh tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Việc giữ gìn và phát huy giá trị di tích căn cứ cách mạng Cái Ngang từ lâu đã trở thành nhu cầu bức xúc của Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Long. Vì vậy khi Tỉnh ủy Vĩnh Long có chủ trương khôi phục khu di tích cách mạng Cái Ngang đã được sự đồng tình, thống nhất cao của các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân trong tỉnh.
Ngày 1 tháng 8 năm 2001, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ra Quyết định số: 2176/QĐ.UB về việc “Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình trùng tu – tôn tạo Khu di tích căn cứ cách mạng Cái Ngang tỉnh Vĩnh Long”.
Khu di tích cách mạng Cái Ngang có diện tích 5 ha, chia thành hai phần: phần ruộng lúa và phần vườn cây. Tổng thể di tích cũng gồm hai phần: phần phục dựng, tôn tạo và phần xây dựng mới.
Phần phục dựng, tôn tạo:
+ bãi lửa
+ cầu chông
+ chốt bảo vệ
+ nhà thường trực năm 1967
+ nhà thường trực 1973
+ hội trường
+ hệ thống trảng xê (hầm trú ẩn)
+ nhà thông tin
+ hệ thống công sự chiến đấu
+ nhà của đội phòng thủ
+ hệ thống hầm bí mật
+ chuổi hố bom.
Các công trình xây dựng mới:
+ bãi đỗ xe
+ nhà lễ tân
+ nhà truyền thống
+ đường dẫn vào khu di tích
+ nhà dịch vụ.
Trong tình hình đất nước đang hội nhập với thế giới trên tinh thần đa phương hóa, đa dạng hóa vấn đề khôi phục khu di tích cách mạng Cái Ngang tỉnh Vĩnh Long càng trở nên bức thiết. Khi công trình trùng tu, tôn tạo hoàn thành đưa vào phục vụ đây sẽ là nơi thu hút khách tham quan trong tỉnh, ngoài tỉnh và khách nước ngoài.
Di tích căn cứ cách mạng Cái Ngang là nơi khơi gợi nguồn sức mạnh từ lịch sử hào hùng để động viên toàn Đảng toàn quân, toàn dân Vĩnh Long anh hùng cùng cả nước vững bước trên con đường xây dựng và bảo vệ quê hương Vĩnh Long ngày một giàu đẹp, vững bền.

Ngày 9/8/2003 Khu di tích căn cứ kháng chiến Cái Ngang được Tỉnh uỷ, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long trọng thể tổ chức khánh thành, đưa vào phục vụ khách tham quan.

Hiện nay di tích đặt dướI sự điều hành hoạt động của Ban quản lý di tích, cán bộ thuyết minh luôn sẵn sàng phục vụ khách tham quan.


Một tay làm chẳng nên non
Ba tay chụm lại lên sòng tiến lên
 
thanbai3vDate: Thursday, 2010-11-18, 2:10 PM | Message # 5
Thiếu Tướng
Group: Quản Lý Diễn Đàn
Messages: 254
Reputation: 5
Status: Offline
CHÙA CỔ LONG AN

Sơ khởi là am nhỏ, ông khai hoang mở đất làm rẫy sinh sống. Đến cuối thế kỷ 19, gia tộc ông Cả Lảm là người mộ đạo, hiến 30 công đất để xây chùa và làm tự điền, hằng năm có hoa màu, lúa thóc phục vụ lễ lạc, xây dựng. Chùa được đặt tên là Long An. Năm 1931 Hòa thượng Thích Khánh Anh đang làm pháp sư tại trường Gia giáo chùa Giác Hoa (Bạc Liêu) được thỉnh về làm trụ trì để hoằng khai đạo pháp. Lúc này tăng đồ và phật tử theo học rất đông. Đến năm 1842 Hòa thượng Khánh Anh về chùa Phước Hậu, các Hòa thượng Thiện Lực, Thiện Trang, Nhựt Liên... lần lượt được trông nom ngôi Tam bảo. Chùa có kiến trúc cổ kính gồm chính điện, hậu liêu, nhà trai trên diện tích khoảng 500m2, nền được cuốn gạch đại cao 0,5m. Tiền điện hướng Đông Bắc nhìn ra QL 54. Bao quanh là khuôn viên rộng thoáng, có cổ thụ sao dầu dương, bờ tre, khóm trúc, cây trái tạo nên cảnh quan đẹp, yên tĩnh. Đến thập niên 1960 chùa do tu sĩ Hồ Văn Lục pháp danh Thích Phước Y chăm sóc. Thời gian này do hoàn cảnh chiến tranh, bom đạn, thiên nhiên tác hại, lại xa khu dân cư, chùa dần dà xuống cấp. Tu sĩ Phước Y thu hẹp chính điện, quay mặt về hướng Đông. Ông vận động phật tử xây nhà Tổ, cổng tam quan, tháp các Tổ, trồng thêm hoa kiểng. Tháng 4 năm 2000 do tuổi cao sức yếu, Ban trị sự Phật Giáo Vĩnh Long điều Đại đức Thích Tuệ Quang là môn đệ của Thượng tọa Thích Thanh Từ về quán xuyến. Chỉ trong thời gian ngắn, chùa đã xây dựng thêm nhà trai, hai thất tịnh, cải bổ lại huê viên, tạo vườn tược quanh chùa đẹp đẽ, trang nhã. Tính từ các Tổ khai sáng mà công dày đạo trọng là Hòa thượng Khánh Anh đến Đại đức Tuệ Quang, ngày nay chùa Long An trải qua bốn, năm đời trụ trì, giám quản và cũng nhiều lần hưng phế... Các di vật xưa còn lại là hai hoành phi: Long An tự, Đại hùng bửu điện, và các câu liễn đối, có câu với nội dung: Phật tức tâm, tâm tức phật tế độ hữu duyên siêu vạn kiếp. Sắc thị không, không thị sắc quang minh vô lượng chiếu thập phương. Tất cả bằng chữ Hán, móc chìm sơn son thếp vàng, tạo tác khoảng 100 năm. Ở nhà Hậu Tổ có bệ thờ có di ảnh cố Hòa thượng Khánh Anh, Thiện Hoa, Thiện Hòa, Nhựt Liên. Quanh sân chùa có tháp trì cốt Hòa thượng Thiện Lực, Thiện Trang... Có lịch sử hình thành lâu đời, chùa Long An còn là điểm dừng chân của các cao tăng nổi tiếng ở Nam bộ: Khánh Anh, Huệ Quang, Khánh Hòa, Pháp Hải... lập nên Liên đoàn Học xã hoằng dương chánh pháp, truyền bá quốc ngữ. Tiếp đến có Thượng tọa Thiện Hòa, Thiện Hoa trở về duy trì chí hướng các Tổ quy tập được tăng đồ, phật tử khá đông. Cũng tại ngôi chùa này ngày 30 tháng Giêng Tân Sửu (16/4/1961) Hòa thượng Thích Khánh Anh viên tịch khi đang đảm nhận trọng trách là Thượng Thủ kiêm Pháp chủ Giáo hội Tăng già toàn quốc. Trong các thời kỳ đấu tranh giành độc lập, khuôn viên chùa là căn cứ địa hoạt động, giao liên của lực lượng cách mạng huyện Trà Ôn. Các tu sĩ giữ chùa hoạt động hợp pháp đóng góp tiền của vật dụng, thuốc men... cho cách mạng.

Cách trung tâm thị trấn Trà Ôn trên 3km, từ Quốc lộ 54 theo đường nhỏ khoảng 500m, đến chùa cổ Long An. Chùa còn có tên Đồng Đế, tọa lạc tại ấp Mỹ Trung, xã Thiện Mỹ, huyện Trà Ôn (Vĩnh Long). Theo các cụ cao niên, cách nay gần hai thế kỷ, nơi đây đồng hoang mọc nhiều cây đế dại, dân cư thưa thớt. Thập niên 1860 có vị tu sĩ từ miền Ngũ Quảng vào chọn nơi đây làm chỗ dừng chân tu hành.


Một tay làm chẳng nên non
Ba tay chụm lại lên sòng tiến lên
 
thanbai3vDate: Thursday, 2010-11-18, 2:11 PM | Message # 6
Thiếu Tướng
Group: Quản Lý Diễn Đàn
Messages: 254
Reputation: 5
Status: Offline
CHÙA GÒ XOÀI

Chùa Gò Xoài toạ lạc tại ấp Mỹ Bình, xã Tân Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Chùa Gò Xoài được xây dựng vào năm Phật lịch 2074 (tức năm 1530) trên phần đất ông bà của bà Thạch Thị Lạc (đến năm 1909, bà Thạch Thị Thuông, cháu bà Lạc, hiến thêm 5.000 m2).
Chùa Gò Xoài là trung tâm sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng của đồng bào Khmer xã Tân Mỹ. Bên cạnh đó, trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chùa Gò Xoài còn là một cơ sở cách mạng của xã Tân Mỹ và chùa là một điển hình trong cuộc đấu tranh chống địch đóng đồn trong chùa, chống bắt lính.

Sau khi Mỹ Diệm tiến hành luật 10/59, xã Tân Mỹ trở thành một xã trắng chúng tiến hành dồn dân lập ấp chiến lược để tách dân ra khỏi các mạng.
Để xây dựng lại cơ sở, các cán bộ xã Tân Mỹ xây dựng cơ sở cách mạng trong chùa Gò Xoài. chùa Gò Xoài trở thành cơ sở đáng tin cậy của cách mạng.
Tháng 2 năm 1963, xã trưởng - cảnh sát trưởng xã Tân Mỹ là Phạm Văn Chữ, cho lính vào chùa áp chế Sư cả Thạch Chăng để chúng sử dụng chùa làm đồn bót. Nhưng sư cả Chăng nhất định không đồng ý. Vì vậy, chúng đã gây khó dễ cho nhà chùa trong các dịp lễ hội. Chúng không cho chùa tổ chức các lễ hội với lý do chùa tổ chức lễ hội để cán bộ cách mạng vào chùa. Đồng thời, chúng không cho sư cả mở lớp dạy học cho tăng chúng và phật tử, nhất là các cụ cao niên muốn vào chùa học thiền định. Thời gian này rất khó khăn cho các hoạt động của chùa, nhưng các vị sư vẫn bám trụ tại chùa và giữ không cho địch đóng quân trong khuôn viên chùa.
Sư cả còn làm công tác binh vận, vận động người trong bổn đạo bị bắt đi lính cho địch rã ngũ.
Trong năm 1963, chi bộ xã Tân Mỹ đã tổ chức hai cuộc đấu tranh trực diện với địch tại Trà Ôn. Thành phần tham gia đấu tranh là các vị sư hai chùa Gò Xoài và Gia Kiết cùng bà con Kinh - Khmer, trong đó có cả gia đình binh sĩ. Đoàn đấu tranh yêu cầu địch không được bắn pháo vào xóm làng sát hại nhân dân. Cuộc đấu tranh giành thắng lợi.
Tháng 4 năm 1967, lính quận Trà Ôn đến thông báo với sư cả: một tuần nữa quận trưởng Trà Ôn sẽ cho lính đến lấy chùa làm đồn bót. Sư cả Thạch Chăng cương quyết không cho địch đóng đồn bót trong chùa và bảo vệ cho các vị tu sĩ.
Năm 1968, chiến tranh ngày càng khốc liệt, sư cả Chăng kêu gọi các gia đình này vào chùa ẩn nấp. Sư cả tận dụng số cây lá sẵn có trong chùa để cất nhà cho phật tử ở và vận động lực lượng thanh niên cùng các vị sư đào hầm và đắp trảng xê ở nhiều nơi (trong sala và một số nơi trong vườn chùa) để nhân dân tránh bom đạn. Sư cả còn gửi thư cho quận trưởng Trà Ôn yêu cầu nhà cầm quyền không được bắn pháo vào trong chùa, vì chùa là nơi tu hành, nơi cầu nguyện đem lại hoà bình cho dân tộc.
Từ năm 1971, nhiều lần địch đem lính đến bao vây chùa bắt chư tăng và thanh niên đi lính. Đứng trước tình hình này, ông Thạch Sol cùng một số sư trong chùa là cơ sở nồng cốt cách mạng và bổn đạo đấu tranh với địch. Chùa vận động chống bắt lính đưa vào chùa tu được 45 thanh niên cả người Kinh và người Khmer, cùng với gia đình binh sĩ vận động rã ngũ 57 binh sĩ. Các sư, phật tử còn làm hàng rào bằng kẽm gai xung quanh chùa và chuẩn bị đá, gạch, cây... để chống lại khi địch đến bao vây chùa để bắt chư tăng, thanh niên đi lính
Năm 1972, để làm ám hiệu cho cán bộ cách mạng trong các dịp lễ - tết, các vị sư làm ám hiệu bằng cách treo bóng đèn điện trên cột cờ: đèn sáng thì không có lính, khi có lính thì tắt đèn.
Sư Thạch Nhứt là y tá chữa trị cho bà con xung quanh chùa. Sư rất có cảm tình với cách mạng. Ông mua thuốc tây gởi cho cách mạng.
Hưởng ứng phong trào chiếm đất giành dân, trong dịp tết Chol Chnam Thmây, ông Lê Văn Sơn, ông Hai Bè và Đại đức Thạch Chăng họp bàn và thống nhất treo cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trước cổng chùa. Sự xuất hiện của cờ Mặt trận gây xôn xao trong nhân dân. Sau đó, lính quận Trà Ôn đến chùa để tra xét tìm cở sở cách mạng. Chúng bắt em Thạch Riêng (con ông Thạch Tích - Trưởng ban quản trị) vì nghi em là giao liên của cách mạng. Do quá sợ hãi, Thạch Riêng đã khai ông Trần Văn Sinh (Ba Sinh) là một người dân ở Giồng Thanh Bạch. Chúng bắt ông Ba Sinh đem giam ở Trà Ôn. Sau đó, chứng minh được ông Ba Sinh là người vô tội nên chúng đã thả ông.
Tháng 12/1972, theo chủ trương của huyện, lực luợng du kích xã Tân Mỹ vào các chùa của xã. Do địch đóng quân dày đặc ở vùng ven, nên du kích không vào được, trong tình thế không có lương thực, cũng không thể rút đi vì địch sẽ phát hiện. Sư cả Thạch Chăng hay tin. Sư cả liền cho 03 vị sư về thăm nhà nhưng thực chất là các sư mang lương thực tiếp tế cho du kích.
Tháng 10 năm 1973, địch bắt khoảng 60 thân nhân gia đình cách mạng giam khoảng 01 tháng ở đồn Tân Mỹ. Chi bộ xã Tân Mỹ họp bàn lấy sách đối sách: mời một số gia đình binh sĩ đến căn cứ Tầm Vu (Tân Mỹ) để tuyên truyền, vận động giác ngộ cách mạng và để đổi gia đình cách mạng về. Chi bộ quyết định đưa tổ đảng về các ấp mời khoảng 100 gia đình binh sĩ, vùng Gò Xoài khoảng 40 người.
Sau đó, các gia đình binh sĩ đã giác ngộ và vận động binh sĩ gởi đạn dược cho cách mạng. Số đạn do các gia đình binh sĩ đóng góp được chuyển cho du kích xã sử dụng chiến đấu và bổ sung đạn dược cho địa phương quân Trà Ôn. Số đạn này được gởi nhiều lần, nhiều nhất là lựu đạn và đạn M79.
Năm 1974, quận trưởng và lính Trà Ôn đến bao vây chùa. Chúng lấy lý do là một số vị sư đã hết hạn hoãn quân dịch, bắt các vị sư hoàn tục đi lính. Chùa Gò Xoài bị bắt 08 vị; chùa Gia Kiết 04 vị; chùa Cao Đài 08 vị; chùa Hạnh Phúc Tăng 04 vị, giam tại ty Miên vụ (hiện nay là trụ sở Hội Chữ thập đỏ tỉnh Vĩnh Long). Các vị sư luôn đấu tranh với chúng nhất định không cởi áo cà sa để mặc áo lính. Các vị sư cả đã cùng liên kết đấu tranh nhiều lần, nhiều nơi.
Sau đó, chúng đưa các vị sư qua chùa Trúc Lâm (cạnh cầu Khưu Văn Ba - hiện nay không còn) để hoàn tục. Chúng đưa các vị sư qua trại nhập ngũ của tỉnh. Bốn vị sư có giấy hoãn dịch về kịp nên được về và 01 vị vì lý do sức khoẻ cũng được thả, còn lại 03 ông chúng đưa qua trung tâm huấn luyện ở Mỹ Tho. Các vị ra trường 01 tháng thì giải phóng.
Sau đó, chúng đưa các vị sư qua chùa Trúc Lâm (cạnh cầu Khưu Văn Ba - hiện nay không còn) để hoàn tục. Bốn vị sư có giấy hoãn dịch về kịp nên được về và một vị vì lý do sức khoẻ cũng được thả, còn lại 03 ông chúng đưa qua trung tâm huấn luyện ở Mỹ Tho. Các vị ra trường 01 tháng thì giải phóng.
Trong các năm 1972 đến 1975, địa phương quân Trà Ôn nhiều lần đóng quân xung quanh khu vực chùa làm bàn đạp tấn công Trà Ôn. Các vị sư cùng nhân dân giúp bộ đội đào công sự chiến đấu dọc theo tuyến sông Măng và xung quanh chùa để bộ đội đánh địch từ phía sông Măng tiến vào. Địch biết được nên đã bắn pháo vào khu vực chùa làm bị thương sư Thạch Sa Nang (Thạch Kul) và sư Thạch Chương, nhưng khó khăn, nguy hiểm các vị sư vẫn bám trụ chùa.
Chùa Gò Xoài được xây dựng vào giữa thế kỷ XVI. Đây là một trong những ngôi chùa cổ của người Khmer ở tỉnh Vĩnh Long. Chùa còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị lịch sử văn hoá như bia đá, lá sima, tượng Phật Thích Ca...
Bên cạnh đó, chùa Gò Xoài còn là trung tâm sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng của đồng bào Khmer xã Tân Mỹ. Ngoài các nghi lễ tôn giáo, chùa cũng là nơi tổ chức các lễ hội cộng đồng. Vì Vậy chùa Gò Xoài có vai trò đặc biệt đối với đời sống văn hoá của đồng bào Khmer ấp Gò Xoài, Mỹ Yên, Sóc Ruộng và của xã Tân Mỹ.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chùa Gò Xoài luôn gắn bó mật thiết với cách mạng, nhiều vị sư và ban quản trị là nòng cốt cách mạng và đã được Chính phủ, Mặt trận huyện Trà Ôn tặng bằng khen, giấy khen, có vị là thương binh.
Bên cạnh đó, chùa còn là nơi xây dựng tình đoàn kết giữa hai dân tộc Kinh - Khmer đấu tranh chống kẻ thù chung.
Các vị sư cùng cán bộ cách mạng đã giáo dục thanh niên Kinh - Khmer trong vùng không đi lính cho địch và động viên nhiều thanh niên tham gia cách mạng đóng góp cho công cuộc giải phóng dân tộc. Các sư sãi và ban quản trị chùa còn đấu tranh trực diện với kẻ thù chống bắt lính, vận động gia đình có con em đi lính rã ngũ và chống âm mưu của địch đóng đồn bót trong khu vực chùa. Ngoài ra, sư sãi còn vận động phật tử đóng góp tiền bạc vật chất cho cách mạng.
Chùa Gò Xoài lập được thành tích trên có sự đóng góp không nhỏ của Hoà thượng Thạch Chăng. Nhờ vào sự lãnh đạo khéo léo của mình, Hoà thượng Thạch Chăng cùng với Ban quản trị chùa đã đẩy lùi được âm mưu của địch dùng tôn giáo dân tộc để chống cách mạng.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, chùa Gò Xoài vẫn là trung tâm tín ngưỡng của bà con dân tộc Khmer xã Tân Mỹ, nơi phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Các vị sư, bà con phật tử tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, cùng nhau chăm lo sản xuất xây dựng đời sống ấm no hạnh phúc để tốt đạo đẹp đời.
Chùa Gò Xoài được UBND tỉnh ra quyết định số 1554/QĐ.UBND ngày 27/7/2006 công nhận là di tích lịch sử văn hoá.


Một tay làm chẳng nên non
Ba tay chụm lại lên sòng tiến lên
 
thanbai3vDate: Thursday, 2010-11-18, 2:22 PM | Message # 7
Thiếu Tướng
Group: Quản Lý Diễn Đàn
Messages: 254
Reputation: 5
Status: Offline
Di chỉ khảo cổ học Thành Mới

Di chỉ khảo cổ học Thành Mới trải rộng trên địa bàn ấp Ruột Ngựa, ấp Bình Phụng, xã Trung Hiệp và ấp Bình Thành, xã Trung Hiếu, huyện Vũng Liêm. Di chỉ Thành Mới đã được các nhà khảo cổ học người Pháp phát hiện từ đầu thế kỉ XX. Năm 1944 ông Louis Malleret, nhà khảo cổ người Pháp nổi tiếng, đã đến nghiên cứu Thành Mới và mang về Sài Gòn nhiều hiện vật quí trong đó có pho tượng Phật và tượng Visnu bằng đá.

Trải qua khoảng thời gian dài công tác nghiên cứu khoa học gián đọan, di chỉ Thành Mới bị đào bới, xáo trộn nghiêm trọng. Đến thập niên 90 của thế kỷ XX các nhà khoa học trong và ngoài nước dành nhiều quan tâm đến Thành Mới.

Trong hai năm 1998 – 1999 Viện Khảo cổ học Việt Nam phối hợp với Bảo Tàng Vĩnh Long tiến hành khai quật di chỉ Thành Mới. Qua hai đợt khai quật, các nhà khoa học đã lảm xuất lộ từ lòng đất hàng ngàn di vật quí bằng các chất liệu: gạch, gốm, đá, gỗ, kim loại…Qua giám định bằng phương pháp phóng xạ C14, các hiện vật Thành Mới có niên đại từ thế kỷ I đến thế kỷ thứ VI sau công nguyên. Đặc biệt, đây là lần đầu tiên nhà khảo cổ phát hiện một di chỉ còn nguyên vẹn các tầng văn hóa tại di chỉ cư trú kênh Ruột Ngựa.

Các nhà khảo cổ học nhận định rằng: từ di tích Thành Mới có thể mở ra hướng đi mới cho việc nghiên cứu văn hóa Óc Eo đồng bằng sông Cửu Long.


Một tay làm chẳng nên non
Ba tay chụm lại lên sòng tiến lên
 
thanbai3vDate: Thursday, 2010-11-18, 2:23 PM | Message # 8
Thiếu Tướng
Group: Quản Lý Diễn Đàn
Messages: 254
Reputation: 5
Status: Offline
Nghĩa Trủng miếu

Nghĩa Trủng miếu còn gọi là miếu Âm Nhơn, tọa lạc tại tổ 9, ấp Phước Hanh B, xã Phước Hậu, huyện Long Hồ. Di tích gồm có 02 phần ngôi miếu và nghĩa trang là nơi thờ tự và yên nghỉ của nghĩa sĩ vì nước quên thân.
Ngày 20 tháng 5 năm 1862 thực dân Pháp tấn công Vĩnh Long, quan quân thành Vĩnh Long chiến đấu anh dũng nhưng không ngăn được sự tấn công của quân Pháp, nên đốt các kho tàng dinh thự trong thành và rút đi, các tử sĩ được đưa về làng Phước Hanh mai táng.

Đến năm 1867, thành Vĩnh Long mất vào tay Pháp, nhiều binh lính không chịu qui hàng nên lui ra vùng ngoại thành kháng chiến. Nghĩa quân chia ra nhiều nhóm nhỏ quần nhau với giặc. Nhưng vì vũ khí thô sơ không chống lại vũ khí tối tân nên nhiều nghĩa quân anh dũng ngã xuống. Nhân dân các nơi chuyển tử sĩ về làng Phước Hanh mai táng.
Nghĩa trang mở rộng khoảng 7000 m2 . Tử sĩ mai táng ở đây lên đến 2000 ngàn người. Nhân dân dựng nên ngôi miếu thờ các vị anh hùng vì nước quên thân. Ngôi miếu ban đầu đơn sơ bằng tre lá. Năm 1945, dân làng Nguơn Hanh góp công sức dựng lại ngôi miếu có phần kiên cố hơn. Năm 1972, ông Đỗ Phước Trinh cúng số tiền đại tu ngôi miếu.
Di tích gồm hai phần: Ngôi miếu và nghĩa trang, ngôi miếu xây hình vuông mỗi cạnh 9m, nền đá xanh cao 0,85m, tường xây ô dước, nền lát gạch tàu, nóc lợp ngói âm dương.
Nghĩa trang nằm cách miếu 100m, diện tích nghĩa trang trước kia là 7000m2, nay thu hẹp còn 4000m2. Trước đây bốn góc nghĩa trang có bốn trụ gạch, cao 1,2m, rộng 0,8m; Nay chỉ còn 02 trụ. Cạnh nghĩa trang hiện còn dấu vết tấm bình phong, xây bằng gạch. Bên cạnh nghĩa trang hiện còn hai cây dương cổ thụ. Lâu nay dân quanh vùng vẫn luôn cố gắng giữ gìn khu nghĩa trang này, vì nơi đây là chỗ yên nghỉ của hơn 2000 anh hùng tử sĩ.
Với tinh thần uống nước nhớ nguồn, lâu nay người dân nơi đây truyền đời thay nhau chăm sóc nghĩa trang, hương khói ngôi miếu. Hàng năm có các lệ cúng: rằm tháng giêng, rằm tháng bảy, rằm tháng mườI. Cùng các lệ cúng: 20 - 21 tháng ba, 16 - 17 tháng tư, mùng năm tháng năm âm lịch.
Ngày 20 tháng 12 năm 2000, UBND tỉnh ra quyết định số 3439/ QĐ.UBT công nhận Nghĩa Trủng miếu là di tích Lịch sử - Văn hóa.


Một tay làm chẳng nên non
Ba tay chụm lại lên sòng tiến lên
 
thanbai3vDate: Thursday, 2010-11-18, 2:23 PM | Message # 9
Thiếu Tướng
Group: Quản Lý Diễn Đàn
Messages: 254
Reputation: 5
Status: Offline
Cây đa Cửa Hữu

Trên gò đất cao nhất thị xã, tại giao lộ 19 tháng 8 và đường Hoàng Thái Hiếu có một cây đa cao lớn, cành lá sum suê, rợp mát. Người dân Vĩnh Long lâu nay luôn giữ gìn cây đa bằng tình cảm chân trọng, thiêng liêng, vì đây chính là dấu vết duy nhất còn sót lại của Thành Vĩnh Long xưa: Cây đa Cửu Hữu.

Theo Đại Nam Nhất Thống Chí và Gia Định Thành Thông Chí vào tháng 2 năm Quí Dậu, đời Gia Long thứ 12 (1813) triều đình Huế lệnh cho quan Khâm mạng Trấn thủ Lưu Phước Tường của Vĩnh Thanh Trấn xây dựng thành. Thành xưa tọa lạc tại phường 1, thị xã Vĩnh Long ngày nay. Thành đắp bằng đất, cửa chính hướng Đông – Nam, lưng quay hướng Tây - Bắc. Chu vi thành rộng 750 trượng (một trượng bằng 3 thước) , cao 1 trượng dày 2,5 trượng. Quanh thành có hào rộng, sông sâu. Phía tả là sông Long Hồ, phía hữu là rạch Ngư Câu (rạch Cái Cá), mặt sau có sông Cổ Chiên (một nhánh lớn của Sông Tiền), mặt trước có đường Cừ Sâu (nay là rạch Cầu Lầu). Thành có 5 cửa quay về 5 hướng Đông – Tây - Bắc – Đông Nam và Tây Nam. Cửa tiền của thành ở hướng đông, cửa hậu hướng Tây, cửa tả hướng Bắc, cửa hữu hướng Tây – nam. Bên ngoài mỗI cửa thành đều có một đoạn thành công, bao vòng cửa. Bốn góc thành tạo thành hình hoa mai. Trong thành có hai con đường dọc, 3 đường ngang, 3 công thự, kho lương, nhà thừa ty, trạI lính và hành cung. Phía đông thành có quan lộ chạy dọc sông Long Hồ, phía tả là nhà Sứ Quán, phía hữu là chợ Vĩnh Thanh. Riêng góc nam của thành, chỗ tiếp giáp đường cừ và sông Long Hồ, có xưởng Thủy sư (xưởng đóng tàu chiến). Thành tuy không rộng nhưng được xây dựng kiên cố, bố phòng chặt chẽ, thuận tiện đường tiến thủ. Nói về tầm quan yếu của thành, sách Gia định Thành Thông Chí nhận định: “…Thật là yếu địa hình thắng vậy”.

Thành Vĩnh Long trong suốt quá trình tồn tại luôn là thành trì vững chắc, chi phối về quân sự - kinh tế - văn hóa cả khu vực Miền Tây Nam Bộ rộng lớn của Tổ Quốc.
Năm 1867, đánh chiếm Vĩnh Long xong, thực dân Pháp đập phá tất cả các công trình văn hóa, đồn lũy của nhà Nguyễn và san bằng thành Vĩnh Long .
Qua cơn tàn phá, rất may trước cửa hữu thành Vĩnh Long còn cây đa sống sót. Nhân dân giữ gìn, bảo vệ cây đa gọi tên cây đa Cửu Hữu để lưu dấu và hoài niệm về thành Vĩnh Long xưa.

Vào thập niên 50, cây đa mẹ - dấu vết duy nhất của thành Vĩnh Long xưa bị lụi tàn. Từ thân cây mẹ, mọc lên cây đa con vươn mình phát triển tươi tốt, tồn tại đến ngày nay.

Năm 2000 di tích Cây đa Cửa Hữu được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa.


Một tay làm chẳng nên non
Ba tay chụm lại lên sòng tiến lên
 
thanbai3vDate: Thursday, 2010-11-18, 2:25 PM | Message # 10
Thiếu Tướng
Group: Quản Lý Diễn Đàn
Messages: 254
Reputation: 5
Status: Offline
MỘ NHÀ THƠ NHIÊU TÂM

Nhà thơ Nhiêu Tâm tên thật là Đỗ Như Tâm, hiệu Như Tâm, Minh Tâm biệt hiệu là Minh Giám, vì ông có chân trong "Nhiêu học" (người được hưởng học bổng trong nhà nước phong kiến) nên người ta thường gọi ông là Nhiêu Tâm. Ông sinh năm 1840, sống ở làng Sơn Đông (nay thuộc xã Thanh Đức, huyện Long Hồ) và mất năm 1911.

Về nguyên quán của Nhà thơ Nhiêu Tâm có 2 ý kiến khác nhau. Ý kiến thứ nhất cho rằng ông là người Nam Bộ cựu, từ nơi khác lưu lạc đến Vĩnh Long. Ý kiến thứ hai ông là người miền Trung mới đến xứ nầy.

Khi đến ở làng Sơn Đông Nhà thơ Nhiêu Tâm dạy chữ nho và làm nghề bốc thuốc. Cụ ăn ở tại nhà học trò là ông Trần Văn Kỷ. Ông Kỷ mất, cụ Nhiêu Tâm sang ở nhờ nhà người học trò khác là ông Trần Minh Chuẩn ông tiếp tục dạy học, hốt thuốc cho đến khi qua đời.

Theo trí nhớ của dân làng Sơn Đông Nhà thơ Nhiêu Tâm vóc người gầy và cao, đôi mắt bị lòa nên đi lại rất khó khăn, phải chống gậy.

Cho đến cuối đời Nhà thơ Nhiêu Tâm vẫn giữ tiết tháo của một nhà nho. Một nhà thơ sống đời tao nhã, thanh bạch. Dù sống trong cảnh nước mất, làm dân nô lệ dưới chế độ cai trị hà khắc của thực dân Pháp, nhà thơ Nhiêu Tâm không hề bị cám dỗ bởi vật chất, bị lung lạc giữa chốn quan trường.

Về văn chương, Nhà thơ Nhiêu Tâm là nhà thơ trữ tình trào phúng nổi tiếng vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở Nam Bộ. Văn phong Nhà thơ Nhiêu Tâm mang bản sắc dân tộc, thời đại và góp vào thi ca châm biếm miền Nam một tiếng cười bằng ngôn ngữ giản dị và mang chút xót xa của sĩ phu bất đắc chí. Mảng thơ trào lộng của nhà thơ Nhiêu Tâm đã gây ra nhiều tranh luận và giai thoại thú vị được nhiều người truyền tụng.

Nhà thơ Nhiêu Tâm là tác giả của nhiều bài thơ, đoản văn, câu đối nổi tiếng. Như bài “Vịnh Kiều”, bài phú “Bần Phú Luận” (204 câu), “Vợ Tiển Chồng”, “Cảm Tác”, Thuyền Qua Sông”, “Vịnh Miếu Tống Quốc Công”, Khóc Bạn”, Vợ Chệt khóc Chồng Chết Đuối”, “Trẻ Cha, Già Con”,… Sau này, nhà xuất bản Tân Việt, Sài Gòn có tập hợp một số bài thơ của ông in thành tập thơ (chung với nhà thơ Học Lạc).

Di văn vật sự của cụ nhiêu tâm rất phong phú, cùng với những nhà Nho, nhà thơ ưu thời mẫn thế khác ở Nam bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX nhà thơ Nhiêu Tâm là nhà thơ tài hoa. Ngoài tài thơ, ông sống nghèo túng và thanh bạch, ông là người quý trọng tình nghĩa, yêu thương đồng bào, tấm lòng ông khảng khái thanh cao. Tấm lòng và tài năng của Nhà thơ Nhiêu Tâm góp vào lĩnh vực văn chương của Nam bộ, của cả nước những tác phẩm văn thơ mang đậm dấu ấn con người, thời đại mang nhiều biến cố của Lịch sử - Văn hóa nước nhà.

Khi Nhà thơ Nhiêu Tâm mất không thấy có vợ con, quyến thuộc đến viếng, chỉ có học trò chịu tang. Bạn bè người làng Sơn Đông đứng ra làm tang lễ và mai táng ông. Ngôi mộ của ông bằng đất nằm giữa ruộng lúa thuộc ấp Sơn Đông, xã Thanh Đức, huyện Long Hồ.

Ngày 20 tháng 12 năm 2000, UBND tỉnh Vĩnh Long ra quyết định công nhận ngôi mộ nhà thơ Nhiêu Tâm là di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh. Đến năm 2002, nhà nước đầu tư kinh phí trùng tu ngôi mộ và làm đường dẫn đến ngôi mộ để khách thập phương đến viếng thuận tiện hơn và cũng để tỏ lòng tôn kính đối với một nhà thơ: "...Là một kiện tướng trong thi giới nước nhà nói chung và là một nhà thơ trào phúng xuất sắc của thi giới miền Nam nói riêng".


Một tay làm chẳng nên non
Ba tay chụm lại lên sòng tiến lên
 
thanbai3vDate: Thursday, 2010-11-18, 2:27 PM | Message # 11
Thiếu Tướng
Group: Quản Lý Diễn Đàn
Messages: 254
Reputation: 5
Status: Offline
MIẾU QUAN TIỀN HIỀN PHAN CÔNG AN

Di tích tọa lạc tại ấp Mỹ Phú I, xã Mỹ Thạnh Trung, huyện Tam Bình. Tương truyền Quan Tiền Hiền người Quảng Đức, họ Phan húy Công An. Chánh thất họ Đặng, tự là Đạt, húy là Thông.
Thời Nguyễn Vương còn bôn tẩu, ông Phan Công An luôn kề cận. Khi Nguyễn Vương chiếm thành gia định ông được nhận bằng Khâm Sai Tiền Chi Cai Cơ nhưng sau đó ông tìm cách cáo lão từ quan, ông đệ đơn xin khai khẩn đất hoang lập ấp. Ông chiêu mộ nông dân phá rừng lập thôn xóm, ruộng đồng. Khi việc khai khẩn, mở rộng từ Ba Xuyên Giang Đạo đến Long Hồ Dinh. Khi một xứ đã thành khoảnh thì ông chọn người đủ tài trí giao cho cai quản, ông lại tiếp tục đến nơi khác để mở mang.

Việc làm của ông tạo ra nhiều của cải cho đất nước, dân cư yên ổn, sức mạnh quy tụ lại không giữ riêng cho mình.
Về sau ông lập thôn Mỹ Thạnh Trung. Ông ra sức chiêu mộ lương dân cùng nhau làm ruộng. Ban đầu, làng Mỹ Thạnh Trung thuộc đất hoang, rừng bụi, sói, hổ, rắn, rít. Ông Phan Công An cùng dân làng ra sức đốn phá cây rừng, lập thành ruộng đồng trù phú, sau đó ông giao lại cho người làng làm chủ vĩnh viễn. Người các nơi tụ về rất đông, thôn xóm trù mật.
Thượng nguyên ngày rằm tháng giêng ông mất. Tuy chưa rõ năm sinh năm mất nhưng chắc chắn không dưới thượng thọ. Sinh tiền gia nghiệp của ông đơn bạc nhưng lòng quân bình đoan chính, hết lòng vì mọi người nên dân làng xa gần đều kính mộ.
Phần bà Đặng Nghi Nhân tánh nghiêm trang, thùy mị, lòng nhân ái rộng lớn. Bà thường chăm lo cho dân làng nếp ăn, nếp ở nên dân làng hết sức trọng vọng, chính quyền đương thời cũng hết sức nể trọng. Khi trong làng có việc đều nhờ đến bà giải quyết, ai cũng tuân phục. Mùa lúa mới hàng năm dân các ấp đều dâng tặng gạo mới.
Hạ nguyên ngày rằm tháng 10 bà qua đời, niên thọ của bà tương đương với Quan Tiền Hiền.
Vì hai ông bà không con, không bà con thân thích xa gần nên dân chúng lập miếu thờ truy tôn là Tiền Hiền.
Trước kia miếu Quan Tiền Hiền Phan Công An là một công trình kiến trúc quy mô rộng lớn. Kiến trúc bao gồm võ ca, võ qui, chánh điện nền miếu cao ráo, cột căm xe, lợp ngói âm dương, bày trí mỹ thuật.
Sau năm 1945, Thanh niên Tiền phong của xã, Bộ đội địa phương, chủ lực miền thường đến miếu họp hội, đóng quân, truy điệu tử sĩ. Vì vậy, năm 1947 Pháp cho máy bay ném bom triệt hạ ngôi miếu. Dân làng tái lập ngôi miếu trên nền xưa, nhưng nhỏ bé, đơn sơ. Hiện nay, miếu là ngôi nhà nhỏ lợp tol, nền lát gạch tàu, vách tường bêtông. Bên trong có khánh thờ linh vị ông bà Tiền Hiền, hai bên thờ Tả ban Liệt vi, Hữu ban Liệt vị.
Mộ phần của ông bà Tiền Hiền nằm bên cạnh sông Bằng Tăng. Hai ngôi mộ đá lớn được dân chúng thường xuyên chăm sóc, hương khói.
Hàng năm, tại miếu có hai lễ giổ: giỗ ông vào tháng giêng, giỗ bà vào tháng 10 các thôn ấp đều có người đến tế lễ, trần thiết lễ nhạc, nhang khói bái kiến thành kính một lòng như đối với ông bà tổ tiên. Trước kia mỗi lễ cúng kéo dài ba ngày và đều cúng bằng đại lễ. Nay lễ tiết có phần giản tiện hơn nhưng lòng tôn kính của dân làng vẫn nguyên vẹn như xưa.
Di tích miếu Quan Tiền Hiền Phan Công An là nơi lưu dấu một thuở tiền nhân đổ bao mồ hôi, công sức, máu xương khai phá vùng đất mới phương Nam nói chung và vùng Vĩnh Long, Tam Bình nói riêng. Việc lập miếu thờ ông bà Phan Công An là biểu hiện đạo nghĩa “uống nước nhớ nguồn”, truyền thống tốt đẹp này đang được giữ gìn phát huy.
Ngày 20/12/2000, miếu Quan Tiền Hiền Phan Công An được công nhận là di tcíh lịch sử văn hoá cấp tỉnh (Quyết định số 3442/QĐ.UBT).


Một tay làm chẳng nên non
Ba tay chụm lại lên sòng tiến lên
 
thanbai3vDate: Thursday, 2010-11-18, 2:27 PM | Message # 12
Thiếu Tướng
Group: Quản Lý Diễn Đàn
Messages: 254
Reputation: 5
Status: Offline
[b]Đình làng Thiện Mỹ[/b]

Đình làng Thiện Mỹ nằm bên bờ sông Hậu, cách thuỷ lộ quốc gia (đường sông từ Cà Mau đi Thành Phố Hồ Chí Minh) 400 mét, cạnh quốc lộ 54, thuộc trung tâm thị trấn Trà Ôn. Ngôi đình bề thế hầu như còn nguyên vẹn, tọa lạc trên khu đất rộng, riêng biệt. Phía trước và bên hông có lộ lớn, tráng nhựa. Một công trình văn hóa vô giá mà người xưa để lại cho nhân dân Trà Ôn.
Qua nhiều lần tu sửa và xây dựng, đến năm 1935, đình mới được cất qui mô như ngày hôm nay. Nền cao 1 mét, được cẩn đá ông, rộng 17,5 mét, dài 65 mét, lát gạch tàu cở lớn. Đình gồm 3 gian võ ca, võ quy và chánh điện; cột căm xe, kèo vỏ đậu, mái lợp ngói âm dương, có ngói ống bắc cầu. Trên nóc mỗi gian có đúc hình lân giữ thành, phượng chầu mặt nguyệt, song long tranh châu - Thể hiện tấm lòng hoài vọng cố hương của người xa xứ. Từ lâu mái đình, cây dương, bến sông đã trở thành góc quê hương của bao người dân xứ Trà Ôn.

Đình làng Thiện Mỹ, một mặt khẳng định sự chinh phục thiên nhiên, lập nên làng, xóm ở cuộc đất ven sông này. Mặt khác còn biểu hiện nhiệt tình, bàn tay khéo léo, trình độ nghệ thuật, tính cách văn hóa....qua xây dựng cấu trúc bên trong của người xưa. Không tính cột xây bằng gạch ngoài hàng hiên, đình có trên 70 cây cột tròn bằng gỗ quí, bề hoành từ 1,2 – 1,4 mét. Kèo cột, đòn tay xuyên, trính... có đến hàng trăm khối gỗ. Nhiều cột có chạm mặt liễng, tứ linh rất công phu. Cùng với long trụ, những câu liễng đối bằng chữ nho, cho thấy sự lịch lãm, thâm thuý, ý vị của người xưa. Đình làng Thiện Mỹ được công nhận di tích lịch sử - văn hóa năm 2005.


Một tay làm chẳng nên non
Ba tay chụm lại lên sòng tiến lên
 
thanbai3vDate: Thursday, 2010-11-18, 2:28 PM | Message # 13
Thiếu Tướng
Group: Quản Lý Diễn Đàn
Messages: 254
Reputation: 5
Status: Offline
[b]ĐÌNH LONG HỒ[/b]

Di tích tọa lạc tại khóm 4, phường 4, thị xã Vĩnh Long
Đình thần Long Hồ được xây dựng vào khoảng nửa đầu thế kỷ XIX. Lúc đầu ngôi đình xây dựng đơn sơ cây lá. Nhân dân làng Long Hồ trùng tu ngôi đình nhiều lần. Năm 1852 đình long Hồ được vua Tự Đức sắc phong “Bổn Cảnh Thành Hoàng”.

Năm 1904, Ban Hội hương và dân làng Long Hồ tiến hành trùng kiến ngôi đình, sau thời gian dài đình bị xuống cấp. Đến năm 1972 đình lại được nhân dân đóng góp trùng tu, tôn tạo.

Ngôi đình hiện tại có qui mô rộng lớn gồm ba gian: võ ca, võ qui và chánh điện; bên hông phải có miếu Tiên Nông, miếu Thổ Thần và nhà trù. Đình cất bằng gỗ căm xe, nền lát gạch tàu, mái lợp ngói âm dương. Ngôi đình Đình thần Long Hồ có niên đại lâu đời, sau nhiều lần trùng kiến, trùng tu đình vẫn giữ được nét kiến trúc đẹp, cổ kính. Bên trong đình bày trí đẹp, trang nghiêm. Nội thất đình bày trí nhiều bao lam,hoành phi, câu đốI đẹp, chữ nghĩa thâm thuý. Đặc biệt, trong đình còn lưu giữ đạo sắc Thành Hoàng Bổn Cảnh và hai sắc phong triều đình phong tặng cho ông Ngô Đức Kế, người làng Long Hồ làm quan dưới triều Nguyễn.

Hàng năm tại đình Long Hồ có các dịp lễ hội chính:
- Lễ hạ điền: 14 - 15/4 (âl)
- Lễ thượng điền: 14 - 15/10 (âl)
Ngoài ra, theo thông lệ, ba năm đáo lễ Kỳ Yên một lần. Các ngày lễ hội đông đảo bà con xa gần, các đình xung quanh đến chiêm bái.
Đình Long Hồ được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa năm 2000.


Một tay làm chẳng nên non
Ba tay chụm lại lên sòng tiến lên
 
thanbai3vDate: Thursday, 2010-11-18, 2:30 PM | Message # 14
Thiếu Tướng
Group: Quản Lý Diễn Đàn
Messages: 254
Reputation: 5
Status: Offline
CHÙA BỒ ĐỀ

Chùa Bồ Đề tọa lạc tại ấp Mỹ Hưng, xã Mỹ Hoà, huyện Bình Minh, cách thị xã Vĩnh Long chừng 30 km về phía Tây, cách thành phố Cần Thơ 2km về phía đông nam.
Theo các bậc kỳ lão, chùa Bồ Đề xây dựng từ giữa thế kỷ XIX. Nơi đây là điểm tu hành của nhiều tín đồ sùng đạo, nhiều vị cao tăng đạo cao, đức trọng. Với thời gian tồn tại lâu dài, cùng sự tàn phá của hai cuộc chiến tranh vừa qua, chùa Bồ Đề không còn nguyên vẹn với những đường nét cổ kính xưa kia. Nhưng trong ký ức của bao người, nơi đây vẫn là điểm son tươi thấm của tình yêu quê hương đất nước, sự hài hợp tuyệt vời giữa đạo pháp và dân tộc, thể hiện xuyên suốt hai cuộc chiến tranh vệ quốc.

Ngay từ đầu thập niên 30, trong ấp Mỹ Hưng xuất hiện một người đàn ông lạ mặt phong cách lịch duyệt, nói năng mực thước, thường mặc áo dài xuyến, đầu đội khăn đóng. Ông lưu lại trong chùa Bồ Đề hốt thuốc nam trị bệnh cứu dân lành. Người thầy thuốc nhanh chóng nổi tiếng với tài trị bệnh rất giỏi lại thông thiên văn, địa lý. Mọi người bị lôi cuốn bởi tài hùng biện, kiến thức uyên bác của ông thầy thuốc.Thanh niên trai tráng thường xuyên tập hợp tại chùa để được nghe thầy Ba – Bà con thân mật gọi ông thầy thuốc nam nói chuyện. Những chuyện từ làm ăn, sinh sống, vui chơi giảI trí hàng ngày đến những chuyện xa, chuyện gần đông – tây – kim cổ. Dần dần nhiều thanh niên vốn mù chữ, thiếu thông tin đã hiểu biết ít nhiều về thế sự. Họ hiểu vì sao có kẻ giàu, người nghèo, có bất công xã hội...Tâm hồn thanh niên được người thầy khơi gợI tình yêu quê hương đất nước, gieo mầm tư tưởng tiến bộ.

Người thầy thuốc ở chùa Bồ Đề một năm. Ông ra đi một thời gian ngắn. Sau khi trở lại chùa, ông xuống tóc quy y và mang pháp danh Nhựt Quang.
Thầy Nhựt Quang giỏi giáo lý nhà phật, thông thiên, bác cổ nên bà con tín đồ xa gần hết sức trọng vọng. Nhiều người tự nguyện tìm đến xin học tập, kết thân với thầy. Trong số này có ông Bùi Văn Hoành, bà Bùi Thị Trường, bà Chiêm Thị Ngó (tức bà Phan Thị Đạm). Thầy say sưa nói về vai trò, vị trí của phụ nữ trong xã hội, phong trào đấu tranh của phụ Nữ Việt Nam và phụ nữ thế giới, quyền sống của phụ nữ,sự bất bình đẳng xã hội mà phụ nữ đang gánh chịu nặng nề... Luồng tư tưởng mới truyền sang những thanh niên đang khao khát, hoài vọng về tiền đồ quốc gia, dân tộc. Thầy Nhựt Quang phổ biến cho thanh niên các loại sách báo tiến bộ đương thời như: Phụ nữ Tân Văn, Một chữ trinh, Trai nam Việt, Gái lạc Hồng...có tác dụng lớn trong việc trang bị kiến thức cho thanh niên.
Sự thật thầy Nhựt Quang là nhà cách mạng Nguyễn Văn Nhẫn đang bí mật hoạt động, gầy dựng phong trào. Ông tìm về chùa Bồ Đề để tạo dựng cơ sở cách mạng, xây dựng tổ chức Đảng. Năm 1934 thầy Nhựt Quang vận động quần chúng xã Mỹ Hoà thành lập các hội Ái Hữu, bổ biến các tài liệu cách mạng cho thanh niên tiến bộ. Năm 1936 chi bộ đầu tiên của xã Mỹ Hoà được thành lập tại chùa Bồ Đề. Đây là kết quả qua dày công vận động, rèn luyện thử thách của nhà cách mạng tiền bốI Nguyễn Văn Nhẫn.
Sau khi chính thức thành lập chi bộ Mỹ Hoà hoạt động tại xã nhà, đồng thời một bộ phận bí mật hoạt động ở thành phố Cần Thơ . Hai bộ phận thường xuyên hỗ trợ lẫn nhau. Chi bộ Đảng vận động nhân dân tham gia các đoàn thể, hội nhóm; phát động nhân dân yêu cầu nhà cầm quyền giảm sưu, giảm thuế. Năm 1936, đồng chí Đặng Công Lý tổ chức đưa đồng chí Bảy Cùi (tức Phan Văn Bảy (1910 – 1942) – Nguyên phó Bí thư Tỉnh ủy Cần Thơ) sang Mỹ Hòa tổ chức nhiều đợt tuyên truyền cách mạng có đông đảo nhân dân tham dự. Chi bộ Đảng Mỹ Hòa thường tổ chức họp tại chùa Bồ Đề, để che mắt địch khi họp đều có bộ bài cào để giữa bàn, mỗi đảng viên bày trước mặt một ít tiền lẻ.
Năm 1939 – 1940 nhiều đảng viên chi bộ Mỹ Hòa bị lộ, bọn mật thám Pháp, tề ngụy theo dõi, bắt bớ. Các đồng chí Huỳnh Văn Chiêm, Lê Văn Vị, Từ Hiền Đại bị đày ra Côn Đảo, các đồng chí Nguyễn Văn Dân, Nguyễn Văn An,Nguyễn Văn Đông, Bùi Văn Bảy, Chiêm Thị Ngó bị giam ở Chí Hòa, Bà Rá. Sau đó, đồng chí Đông hy sinh ở Côn Đảo, đồng chí Lưu Nhân Sâm bị xử bắn ở Hóc Môn.
Cách mạng tháng tám thành công, các đồng chí bị lưu đày trở về quê nhà hoạt động, tiếp tục lui tới chùa Bồ Đề hội họp. Khi Pháp quay lại Việt Nam, ủng hộ tuần lễ đồng – vàng của Chính phủ chùa Bồ Đề hiến đại hồng chung làm vũ khí đánh giặc.
Năm 1955 – 1956 Ngô Đình Diệm lập tỉnh Tam Cần, lấy thị trấn Trà Ôn làm tỉnh lỵ, lập ra huyện Bình Minh. Lúc ấy, tỉnh ủy Tam Cần chọn Mỹ Hòa, Đông Thành (Bình Minh), Ngãi Tứ, Song Phú (Tam Bình) làm khu căn cứ . Tỉnh ủy Tam Cần thường chọn chùa Bồ Đề làm điểm hội họp. Các đồng chí Nguyễn Thành Khẩn (Mười Thơ), Lê Thới Tợi, Chín Hà nhiều lần về chùa Bồ Đề nghỉ ngơi, hoạt động. Cơ sở cách mạng nhiệt thành. Đặc biệt các ni sư giúp đỡ cách mạng tận tâm, tận lực.
Trong các năm 1957 – 1959 liên Tỉnh ủy miền Tây từ căn cứ U Minh chuyển về đóng ven hai bờ sông Hậu, xã Mỹ Hòa trở thành xã căn cứ của Liên Tỉnh uỷ. Mỹ Hòa nhiều lần đón tiếp các đồng chí Phạm Thái Bường, Sáu Dân, Sáu Đàng, Mười Thơ về hội họp, chỉ đạo phong trào. Đồng chí Nguyễn Văn Hạnh (tức Tám Lương) trưởng ban cơ yếu khu Tây Nam Bộ, kiêm nhiệm trạm đầu mối liên lạc của văn phòng Liên tỉnh ủy miền Tây hoạt động ở Mỹ Hòa trong thời gian khá dài. Trong quá trình hoạt động đồng chí liên hệ với ni cô Trần Thị Tám là trụ trì của chùa Bồ Đề. Ni cô Trần Thị Tám canh gác bảo vệ các cuộc họp chu đáo, an toàn. Cho đến khi Tỉnh ủy tam cần giải tán, nơi đây không xảy ra sự việc đáng tiếc.
Sau Mậu Thân 1968, ông Võ Thành Bảy ở Cần Thơ về chùa Bồ Đề bàn bạc với các sư sãi, tín đồ đưa ông Chín Tòng, pháp danh Thích Trí Quãng về làm trụ trì chùa. Các ông bà bác Sĩ Thuấn, Võ Văn Bảy, Hai Trăm tổ chức rước ông Nguyễn Văn Tòng từ chùa Long ThớI, kế sách, Cần Thơ về chùa Bồ Đề. Nhằm che mắt địch, tôn giáo vận Cần Thơ tổ chức lễ rước tượng phật long trọng. Từ thời điểm ấy chùa bồ đề trở thành cơ quan của tôn giáo vận Thành Phố Cần Thơ. Thầy Thích Trí Quãng xây bệ tượng bằng ximăng, bên trong để bọng, làm hầm bí mật, phòng khi cấp thiết (hầm bí mật nay vẫn còn). Thầy Thích Trí Quảng hoạt động liên tục tại chùa, đến năm 1975 mới về lại Thành Phố Cần Thơ.


Một tay làm chẳng nên non
Ba tay chụm lại lên sòng tiến lên
 
thanbai3vDate: Thursday, 2010-11-18, 2:31 PM | Message # 15
Thiếu Tướng
Group: Quản Lý Diễn Đàn
Messages: 254
Reputation: 5
Status: Offline
MINH HƯƠNG HỘI QUÁN

Lịch sử ghi lại sự kiện năm Kỷ Mùi (1679) một đoàn người gồm khoảng 3.000 dân - binh Trung Hoa đi trên 80 chiến thuyền vượt biển đến Đà Nẵng đệ đơn xin chúa Nguyễn cho phép tỵ nạn chính trị. Chúa Nguyễn chấp nhận thỉnh cầu và cử người hộ tống đoàn trực chỉ về phương Nam.
Nhóm người này thực chất là những người Trung Hoa trung thành với triều đại nhà Minh. Khi nhà Minh suy tàn bị nhà Mãn Thanh từ phía Bắc tràn xuống tiêu diệt, họ không thần phục nhà Mãn Thanh nên tìm nơi lánh nạn. Do lo ngạI thế lực nhà Thanh nên đoàn người tìm cách chạy càng xa đất nước Trung Hoa càng tốt. Họ không dám dừng lại xứ đàng ngoài của chúa Trịnh vì sợ bị “dẫn độ” về nước. Ở đàng trong, chúa Nguyễn thuận cho nhóm người chạy nạn nhập cư nhưng để đề phòng trở ngạI về ngoạI giao với nhà Thanh, đồng thời có thêm nhân lực chinh phục đồng bằng sông Cửu Long nên chúa Nguyễn đưa họ về phương Nam.

Chúa Nguyễn cắt đặt cho nhóm của Tổng binh ba châu Cao - Lôi – Liêm là Trần Thượng Xuyên (tức Trần Thắng Tài ) định cư ở Biên Hòa, nhóm của Tổng binh Long Môn Trương Ngạn Địch định cư ở Mỹ Tho. Một nhóm khác tìm nơi sinh cơ lập nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long. Chúa Nguyễn đặt tên làng của người Hoa nhập cư là “làng Minh Hương”. Làng Minh Hương lúc đó mang ý nghĩa là “hương hỏa cho triều đại nhà Minh” (đến đời Minh Mạng, Minh Hương chuyển sang ý nghĩa là “quê hương của người Minh” cho phù hợp quan hệ bang giao với nhà Thanh).
Bằng tài năng, kinh nghiệm thương mại của cộng đồng Minh Hương việc buôn bán, kinh doanh ở Nam bộ phát triển nhanh chóng. Nông Nại Đại Phố (Biên Hòa) và Mỹ Tho đại phố lần lượt ra đời. Để quản lý hoạt động thương mại của người Minh Hương chúa Nguyễn cho phép Dương Ngạn Địch được quyền thu thuế khóa. Chín trường thu thuế ra đời, đặt rải rác từ Biên Hòa xuống Vĩnh Thanh Trấn.
Năm Thái Đức thứ 6 (1784) của Triều đại Tây Sơn, cộng đồng Minh Hương ở Vĩnh Long Trấn có 53 nhân khẩu, do Trần Tấn Lộc và Trần Thành Công lãnh đạo, việc thuế khóa do Thành Gia Định trực tiếp quán xuyến.
Năm Gia Long thứ tư (1805) phân xã Minh Hương ở Vĩnh Thanh Trấn chính thức ra đời. Ông Liêu Tấn Phụng được cử làm Hương trưởng. Việc thuế khóa vẫn còn lệ thuộc Thành Gia Định.
Năm 1811, ông Liêu Tấn Ngoạn cùng ông Trần Công Thái đệ đơn xin tách phân xã Minh Hương Vĩnh Thanh ra khỏi Thành Gia Định và nhập vào Trấn Vĩnh Thanh.
Làng Minh Hương tồn tại dướI hình thức đặc biệt, tương tự như “Lãnh sự quán”, không có địa giới hành chánh riêng biệt, người Minh Hương ở xen kẽ với dân cư của làng Việt. Trong giao dịch hành chánh làng Minh Hương quan hệ trực tiếp với Trấn, Dinh, không qua Tổng, Phủ. Ngược lại, Trấn, Dinh, sau này là, tỉnh, quản lý trực tiếp làng Minh Hương. Người Minh Hương có đầy đủ quyền sản xuất, kinh doanh, tạo sắm điền sản hệt người Việt và có nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ cho Nhà nước. Đối với cộng đồng Minh Hương họ còn có nghĩa vụ đóng góp theo qui chế riêng của cộng đồng.
Khi trở thành đơn vị hành chánh trực thuộc Trấn Vĩnh Thanh ông Lâm Hạc Thanh đứng ra vận động xây dựng Minh Hương Hội Quán. Hội quán là nơi sinh hoạt cộng đồng mang đậm truyền thống của thương nhân Trung Hoa. Hội quán đồng thời là cơ sở tín ngưỡng. Như ở Gia Định có Minh Hương Gia Thạnh, Biên Hòa có miếu Quan đế, Hà Tiên có Miếu Quan Công, Định Tường có miếu Quan Đế... Lúc đầu Minh Hương Hội Quán ở Vĩnh Thanh thờ Phước Đức Chánh Thần. Năm 1834 do ảnh hưởng của tín ngưỡng Thiên Hậu Thánh Mẫu nên Hội quán Minh Hương đổi cách thờ tự. Thiên Hậu Thánh Mẫu được đưa vào thờ chính, phối tự cùng Phước Đức Chánh Thần và Chúa Sanh Nương Nương.
Năm Thiệu Trị thứ 5 (1845), xã trưởng Minh Hương Vĩnh Long, Trương Ngọc Bạch (anh ruột bá hộ Trương Ngọc Lang), xây dựng võ ca Minh Hương Hội quán.
Năm Tự Đức thứ 8 (1855), bá Hộ Trương Ngọc Lang trùng tu chính điện Minh Hương Hội Quán. Năm 1858, trong chuyến về thăm cố hương Trung Hoa, ông Trương Ngọc Lang thỉnh về ba bộ tượng, tôn trí tại Hội Quán.
Khi thực dân Pháp xâm chiếm lục tỉnh Nam Kỳ, chúng áp đặt bộ máy cai trị ngoạI bang lên xứ sở này. Xã hội Nam kỳ vì thế có nhiều biến đổi sâu sắc. Cộng đồng Minh Hương cũng không nằm ngoài vòng ảnh hưởng ấy. Trong đó, về mặt hành chánh các làng Minh Hương bị xóa sổ, cư dân ở đâu phải nhập hộ khẩu vào địa phương đó. Các Hội quán Minh Hương vì vậy chỉ còn lại chức năng tín ngưỡng thuần túy.
Trong quá trình hình thành và phát triển cộng đồng người Minh Hương ở Vĩnh Long tuy lực lượng không đông, tiềm lực kinh tế không mạnh bằng cộng đồng Minh hương cư trú ở Gia Định, Biên Hòa, Mỹ Tho nhưng họ đã từng có hoạt động kinh doanh phát đạt, những thành tựu văn hóa có ý nghĩa lịch sử.
Hiện nay di tích Minh Hương Hội Quán rộng lớn vẫn tồn tại trên nền xưa ở phường 5, thị xã Vĩnh Long. Trong di tích lưu giữ nhiều hiện vật quí. Bên cạnh những hiện vật tín ngưỡng lưu truyền nhiều đời, còn có hơn 3.000 trang tư liệu Hán – Nôm, Việt ngữ, Pháp ngữ. Khối tư liệu này đa phần là Hán – Nôm, ghi nhận mọi mặt đời sống, từ giao dịch hành chánh với trấn Vĩnh Thanh, giao dịch thương mại, mua bán đất đai, tập tục thờ cúng... đến giá cả các loại hàng hóa thông thường, họp hành, bầu bán....Do tính cẩn thận, người xưa ghi chép tỉ mỉ mọi việc, đều đặn, liên tục từ lúc hình thành cộng đồng Minh Hương cho mãi đến những năm gần đây. Vì vậy, đây là khối tài liệu có giá trị về nhiều mặt rất cần được tiếp tục giữ gìn và khai thác.
Cũng ở trong di tích, còn tìm thấy nhiều hiện vật liên quan tới các nhân vật lịch sử gốc Minh Hương. Như bảng vàng của Vua Thiệu Trị tặng cho bà Liên Thị Tánh danh hiệu “Trinh tiết khả phong”; bảng vàng “Lạc Quyên Nghĩa Môn” vua KhảI Định ban cho gia đình ông Trương Ngọc Lang do có nhiều đóng góp về văn hóa xã hội như cải táng mộ cụ Võ Trường Toản từ Gia Định về Bến Tre, góp phần xây dựng Văn Thánh Miếu, Công Thần Miếu, chùa Long Phước....


Một tay làm chẳng nên non
Ba tay chụm lại lên sòng tiến lên
 
Diễn Đàn 3V » DIỄN ĐÀN 3V » TÀI LIỆU THUYẾT MINH 63 TỈNH THÀNH » VĨNH LONG
  • Page 1 of 2
  • 1
  • 2
  • »
Search:

Bình Chọn
Rate my site
Total of answers: 22
Tin Nhắn
200
Site friends
  • Create a free website